CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập Tự do Hạnh phúcMÔ TẢ SÁNG KIẾNMã số (do Thường trực Hội đồng ghi): ………………………1. Tên sáng kiến: “Biện pháp nâng cao nhằm vận dụng các ca khúc cách mạng trong dạy học Lịch sử 9 Phần lịch sử Việt Nam”2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch Sử lớp 93. Mô tả bản chất của sáng kiến:3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Đa số học sinh không yêu thích bộ môn lịch sử, chính vì thế có nhiều em có thái độ không quan tâm, không muốn học không chú ý nghe giảng, chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc học tập. Một nguyên nhân quan trọng và quyết định nhất chính là những người trực tiếp giảng dạy chưa có một phương pháp, một cách thức hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chưa lôi cuốn, thu hút các em cùng tham gia vào việc học tập bộ môn. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến Mục đích của giải pháp: + Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn hiệu quả đồng thời tạo cho học sinh hứng thú trong giờ học, giúp các em biết vận dụng các bài hát truyền thống cách mạng lồng ghép vào nội dung bài học lịch sử thêm sinh động.+ Tạo ra cho học sinh một không khí học tập sôi nổi, hứng thú. Nội dung giải pháp: Các giải pháp chính thực hiện:+ Giải pháp 1: Lựa chọn âm nhạc phù hợp và làm nổi bật nội dung bài học. + Giải pháp 2: Lập kế hoạch sử dụng âm nhạc trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 9.+ Giải pháp 3: Nguyên tắc và quá trình sử dụng âm nhạc trong các bài học Lịch sử. Cách thức thực hiện các giải pháp:+ Giải pháp 1: Lựa chọn âm nhạc phù hợp và làm nổi bật nội dung bài học. Ca khúc cách mạng hình thành và phát triển từ khi có phong trào yêu nước do Đảng lãnh đạo. Giai đoạn 1930 1946 là giai đoạn đầu tiên của dòng ca khúc cách mạng Việt Nam. Ca khúc cách mạng thời kỳ này mang dấu ấn của nền âm nhạc cổ truyền dân tộc, dòng ca khúc hướng về lịch sử.Những biến cố của lịch sử xã hội của đất nước luôn là động lực thúc đẩy các nhạc sỹ viết nên những ca khúc cách mạng như: “Cùng nhau đi hồng binh” (Đinh Nhu), “Cờ Việt Minh” (Vương Gia Khương),“Tiến quân ca” (Văn Cao), “Diệt phát xít” (Nguyễn Đình Thi)... Đây là những ca khúc không những phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ, mà qua đó hình tượng người chiến sỹ cách mạng Việt Nam còn được phản ánh một cách rõ nét nhất. Họ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh cho độc lập của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mĩ, âm nhạc đã được coi là mũi nhọn xung kích của Đảng trên mặt trận văn hóa.Hình ảnh người dân Nam Bộ một lòng theo Đảng, theo Bác đứng dậy kháng chiến được thể hiện rõ qua các ca khúc cách mạng như: “Nam Bộ kháng chiến” (Tạ Thanh Sơn), “Tiếng súng Nam Bộ” (Đỗ Nhuận), “Đoàn vệ quốc quân” (Phan Huỳnh Điểu)… Những bài hát như: “Hò kéo pháo” (Hoàng Vân), “Đâu có giặc là ta cứ đi” ( Đỗ Nhuận) hay “ Giải phóng Điện Biên” ( Đỗ Nhuận) đã thể hiện sống động không khí hào hùng trong giai đoạn quân dân ta làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”Trong kháng chiến chống Mỹ, ca khúc cách mạng lại được ngân lên với cung bậc mới. Đó là tiếng ca vui khi miền Bắc được giải phóng: “Quê tôi giải phóng” ( Văn Chung), “Ca mừng đời ta tươi đẹp” ( La Thăng), “Mẹ yêu con” ( Nguyễn Văn Tý)... Đó là tình cảm nhớ thương quê hương day dứt của người con miền Nam ra Bắc tập kết như các ca khúc: “Câu hò bên bờ Hiền Lương”( Hoàng HiệpĐằng Giao), “Tình ca” (Hoàng Hiệp), “Bài ca hy vọng” (Văn Ký)...Trong không khí sôi sục “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” những bài ca hào hùng như “Anh vẫn hành quân” (Huy Du)... đã cùng đồng bào và chiến sỹ cả nước ra trận, có mặt tận trong các chiến hào, trong các ngục tù quân xâm lược, trong các cuộc xuống đường của tuổi trẻ đô thị miền Nam, trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Không có ai có thể quên những bài ca: “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người” (Trần Kiết Tường), “Giải phóng miền Nam” (Huỳnh Minh Siêng)... thể hiện tình cảm sắc son của các nhạc sỹ, ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ. Ngày nay, ca khúc cách mạng vẫn khẳng định sức sống trường tồn trong lòng người yêu nhạc, để nhớ mãi một thời “tiếng hát át tiếng bom”. Âm nhạc cách mạng ra đời song hành cùng hai cuộc kháng chiến, phản ánh chân thực một thời kì đấu tranh bất khuất của dân tộc, lại có sức sống mãnh liệt, lan tỏa niềm vui, sự tự hào, nhắc nhở thế hệ trẻ sống có trách nhiệm để xứng đáng với tiền nhân. Chính vì vậy, khi giáo viên biết lựa chọn âm nhạc phù hợp và làm nổi bật nội dung bài học sẽ có tác dụng to lớn trong giáo dục, giúp học sinh cảm thấy hứng thú, yêu thích việc học tập môn Lịch sử.+ Giải pháp 2: Lập kế hoạch sử dụng âm nhạc trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 9.Giáo viên cần lập kế hoạch tìm hiểu các bài hát phù hợp trước khi chuẩn bị dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 1975. Khi đưa âm nhạc vào giảng dạy cần lên kế hoạch chi tiết các vấn đề như: tên bài hát sẽ sử dụng trong một bài Lịch sử cụ thể, đoạn nhạc nào trong bài hát sẽ được đưa vào bài học, ý nghĩa của việc sử dụng bài hát đó…Ngoài ra cần làm rõ các các vấn đề như: bài hát đưa vào phục vụ cho nội dung nào trong bài? thời gian để đưa âm nhạc vào tiết học là bao nhiêu?, hình thức sử dụng âm nhạc là gì? ( xem video, nghe nhạc mp3, thầy hát hay trò hát….)Một số bài hát có thể sử dụng trong những bài học cụ thể:Tên bài dạyBài hát sử dụngBài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919 1925)Dấu chân phía trước Phan Minh TuấnÁnh sáng Lê NinNguyễn Văn QuýBài 18: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.Kể chuyện người cộng sảnTrần HoànĐảng đã cho ta mùa xuân Phạm TuyênBài 19: Phong trào cách mạng Việt Nam 19301935Trên quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh Dân HuyềnBài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.Cùng nhau đi Hồng binh Đinh NhuCờ Việt Minh Đinh Gia KhươngĐoàn Giải phóng quân Phan Huỳnh ĐiểuBài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.Mười chín tháng Tám Xuân OanhLên Đàng Lưu Hữu PhướcTiến quân ca Văn CaoBài 24: Cuộc đấu tranh và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân (1945 1946).Nam Bộ kháng chiến Tạ Thanh SơnBài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 1950)Đèo Bông Lau Đỗ NhuậnBài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc ( 1953 1954)Hò kéo Pháo Hoàng VânChiến thắng Điện Biên Đỗ Nhuận.Bài 28: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam ( 1954 1965)Dáng đứng Bến Tre Nguyễn Văn TýChiến thắng Ấp Bắc Đỗ HảiBài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1973 1975)Giải phóng miền Nam Huỳnh Minh SiêngHồ Chí Minh đẹp nhất tên Người Trần Kiết Tường+ Giải pháp 3: Nguyên tắc và quá trình sử dụng âm nhạc trong các bài học Lịch sử: Các nguyên tắc:Thứ nhất: Nội dung bài hát tiền chiến, cách mạng phải liên quan với chương trình sách giáo khoa, hỗ trợ bài giảng...Thứ hai: Đảm bảo mối liên hệ lôgíc giữa các bài giảng và âm nhạc.Thứ ba: Đảm bảo tính đa dạng, toàn diện, nội dung bài hát phải phù hợp trình độ nhận thức của học sinh, bài hát phải chính xác về nội dung, mục đích của tác giả, của người sử dụng…3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Đã áp dụng có hiệu quả tại đơn vị, được nhân rộng cho các trường trong huyện.3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:Qua thời gian áp dụng ở HKII năm học 2018 2019 đã thu được hiệu quả cụ thể ở các mặt như sau: Học sinh hứng thú hơn, say mê và tích cực tìm tòi học tập bộ môn lịch sử 9+ Phần kết quả: Chất lượng bộ môn Lịch sử 9 HKII năm học 20182019Nội dung thực hiệnHKII năm 20172018( Trước khi áp dụng sáng kiến)HKII năm 20182019 ( Sau khi áp dụng sáng kiến)So sánh ( tăng , giảm)Giỏi82179= 45,8%92179= 51,4%Tăng 5,6 %Khá40179= 22,3%57179= 31,8%Tăng 9,5 %Trung bình57179= 31,9%30179= 16,8%Giảm 15,1 % Hiệu quả, lợi ích về Xã hội: Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, giảm tỷ lệ trung bình và không có yếu kém.