So sánh tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 37)

Điều 137 Bộ luật hình sựquy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

Khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự: “Người nào công nhiêm chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử

phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,

chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từsáu tháng đến ba năm.

· Giống nhau:

- Về mặt chủ thể:

Điều do các chủ thể có đủ năng lực thực hiện, và đạt độ tuổi theo luật định.

Người từđủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. Người từđủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Về mặt chủ quan:

Hành vi của người phạm tội điều là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi của hai tội này điều được thực hiện bằng hình thức công khai, với thủ đoạn là lợi dụng

sơ hở của người quản lý tài sản. - Về mặt chủ quan:

Thực hiện do lỗi cố ý với mục đích là vụ lợi. Mục đích chiếm đoạt tài sản của

người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

· Khác nhau:

- Về mặt khách thể:

Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì khách thể của tội này không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đặc điểm này

được thể hiện trong cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không quy định về

tội xâm hại đến tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Còn đối với tội cướp giật tài sản thì người phạm tội xâm phạm cùng một lúc hai khách thể là quan hệ sở hữu và quan hệnhân thân, nhưng chủ yếu là quan hệ về tài sản.

- Về mặt khách quan:

Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội công nhiên chiếm

đoạt tài sản một cách công khai và trước hết là công nhiên chiếm đoạt tài sản với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản sau đó mới công nhiên với mọi người xung

quanh. Đối với tội này người phạm tội có những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm đoạt người phạm tội vẫn công khai trắng trợn. Còn đối với tội cướp giật tài sản người phạm tội không có ý che dấu hành vi của mình đối với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản và những người khác.

- Về hình phat:

+ Ở khung hình phạt cơ bản của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản thì có sựkhác nhau cơ bản. Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì mức phạt tù từ sáu tháng cho đến ba năm. Còn tội cướp giật tài sản thì mức phạt tù từ một năm đến năm năm.

+ Ở khung hình phạt tăng nặng:

Tuy hai tội quy định khung hình phạt về cơ bản là giống nhau, nhưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Còn tội cướp giật tài sản lại có quy định tỷ lệ thương tích, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết để định khung hình phat.

Ví dụ: Vào lúc 11 giờ ngày 8 – 4 - 2007, Mai Quang Vinh (SN 1982, quê Tiền

Giang, tạm trú P5, Q.Tân Bình) đến nhà chị Vũ Thị Bích Thuận (SN 1975, ngụ P5Q10) chơi điện tử. Đến 11 giờ 30 cùng ngày, chị Thuận nhận được điện thoại của

người thân ở nước ngoài gọi về nên mang điện thoại sang nhà kế bên cho chồng

cùng nghe. Đang đứng nói chuyện, chị Thuận thấy Vinh chạy chiếc Kawasaki Max BS: 52F7 - 5386 của mình qua mặt liền kêu: “Vinh lấy xe chị đi đâu thế?”. Vinh

không đáp lại chỉquay đầu cười rồi biến luôn. Chị Thuận ngỡ ngàng nhìn theo chiếc xe trị giá 16 triệu đang dần mất hút trong dòng người qua lại. Sau một thời gian lẩn trốn, tháng 9 - 2007 Vinh bị CAQ Tân Bình bắt xử lý.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG, CHỐNG TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN. 3.1. Tình hình tội cướp git tài sn trong phm vi cnước.

Hội nhập kinh tế Quốc tế, gia nhập WTO là bộ phận quan trọng trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, nhằm mở rộng quan hệ hợp tác, nắm bắt, tận dụng thời cơ, thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt, trong đó trọng tâm là lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế đất nước, đòi hỏi sự đổi mới thích nghi của cơ quan hữu quan và doanh nghiệp trong các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh. Gia nhập WTO, Việt Nam

đứng trước thách thức lớn là sựgia tăng của tội phạm. Trung bình mỗi năm cả nước xẩy ra trên 80.000 vụ phạm tội các loại, trong đó có khoảng 2.000 vụ xâm phạm sở

hữu mà tội cướp giật tài sản luôn chiếm một tỷ lệ khá cao. Hầu hết địa bàn xẩy ra các vụcướp giật tài sản là ở các thành phố lớn, nơi có mật độdân cư đông đúc. Nếu tính cụ thể thì trong một tuần cảnước xẩy ra hơn 40 vụcướp giật tài sản.

3.2. Tình hình tội cướp git tài sn trên mt sđịa bàn nhất định.

3.2.1. Tình hình tội cướp giật tài sản ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Hằng năm, đội nghiệp vụ thuộc phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - công an Thành phố Hồ Chí Minh đều lập nhiều chuyên án để triệt phá những

băng cướp giật sừng sỏ nhất. Qua đó cho thấy, khu vực được xem là “mãnh đất màu mỡ” của bọn cướp giật là tập trung ở các quận 5, 6, 11, Tân Phú, Bình Tân và Tân Bình. Lý do là ở những địa bàn này thường tập trung nhiều dân nhập cư (có phường số lượng dân nhập cư chiếm đến 2/3 dân số) với đủ mọi thành phần phức tạp như

nghiện ma túy, sống lang thang, gái mại dâm… Đặc biệt là hệ thống đường xá theo kiểu bàn cờ đan xen chằn chịt đã tạo điều kiện cho kẻcướp giật dễ dàng hoạt động và tẩu thoát.

Vào khoảng thời gian từ đầu năm 2008, trên địa bàn các quận 5, 6, 11, Bình Tân xuất hiện một băng cướp giật hoạt động khá táo bạo, đã gây ra nhiều vụ cướp giật tài sản của người đi đường. Hàng ngày, bọn chúng hẹn gặp nhau tại các điểm dịch vụ Internet vừa chơi game vừa bàn kế hoạch gây án. Xong xuôi, bọn chúng gắn biển số giả vào xe gắn máy rồi chia nhau thành từng nhóm nhỏ để rảo quanh các

con đường tìm cơ hội mà ra tay cướp giật tài sản của người đi đường.

Theo số liệu thống kê của công an Thành phố Hồ Chí Minh, tám tháng đầu

năm 2008 có trên 4.600 vụ phạm pháp hình sự, tức mổi ngày xẩy ra trên 19 vụ. Đó

là chưa kể những vụ cướp giật, trộm cắp tài sản mà các nạn nhân không trình báo công an. Cũng theo thống kê của công an Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tính riêng tháng 7 có 171 vụcướp giật, tính trung bình mổi ngày xẩy ra 5.7 vụcướp giật (tăng

17 vụ so với tháng 6). Thời điểm gây án xẩy ra nhiều nhất từ 15g – 24g hàng ngày, có trên 60% vụ cướp giật được ghi nhận xẩy ra trong thời gian này. Theo “Hiệp sĩ” Nguyễn Minh Tiến người có hơn 200 lần bắt cướp - cho biết bọn cướp giật bây giờ không có địa bàn nhất địmh, không có sự phân chia lãnh địa nào cả. Các đối tượng lang thang khắp nơi trong thành phố, chờ đợi ai sơ hở thì thực hiện ý đồ cướp giật, thậm chí bọn chúng còn theo chân nạn nhân đến tận cổng nhà để cướp giật.

Dù chưa có con số thống kê chính thức nhưng hầu hết các đối tượng cướp giật bị công an bắt giữđều là những con nghiện ma túy. Tính riêng số vụĐội đặc nhiệm hình sự của công an Thành phốđã bắt, thì có ít nhất trên 80% đối tượng cướp giật là con nghiện, trong đó có cả những đối tượng trốn trường cai nghiện ra. Các đối

tượng nhiễm HIV được coi là những tay cướp giật nhiều nhất, liều lĩnh nhất, táo bạo nhất, họ bất chấp nguy hiểm.

Cướp giật tài sản là loại tội phạm chiếm đa số trong các vụ án hình sự tại địa

phương, bọn chúng hoạt động khá ranh ma, tính chất chuyên nghiệp cao, có băng

nhóm, có tổ chức và có nhiều kinh nghiệm đểđối phó khi bị phát hiện, bịtruy đuổi. Phần lớn các vụcướp giật điều do các đối tượng nghiện ngập, đua đòi, thiếu tiền ăn chơi nên dẫn đến con đường phạm tội.

Ví dụ: Tuy có nhà cửa ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng do thiếu sự dạy dỗ, quan tâm của cha mẹ nên Nam, Xuân,Tuấn… thường xuyên bỏ nhà đi bụi, chuyên

cướp giật tài sản để kiếm tiền tiêu xài, Trước khi cướp, bọn chúng thường tập trung

ởnhà Xuân để bàn bạc, phân công nhiệm vụ từng tên rồi lên đường hành động. Sau khi gây ra khoảng 20 vụcướp giật, 9 tên cướp giật bị tra tay vào còng.

Thế nhưng sau đó khu vực này lại xuất hiện nhiều băng cướp mới cũng hoạt

động với thủđoạn tương tự. Trong khoảng thời gian từđầu năm 2008 đến nay đã có hàng chục băng cướp giật như vậy bị xa lưới. Trong đó nguy hiểm nhất là một băng cướp giật khoảng 10 tên nổi lên vào khoảng giữa tháng 7/2008.

3.2.2. Tình hình tội cướp giật tài sản ở Thành phố Hà Nội.

Với địa thế là thủ đô của cả nước. Hà Nội là trung tâm nơi diễn ra các hoạt

động kinh tế, văn hóa rất sôi động. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tệ nạn xã hội tập trung khá cao. Hà Nội là nơi có nhiều tội phạm về ma túy nhất cảnước. Theo thống kê của Tổng cục cảnh sát trong 6 tháng đầu năm 2008 cho thấy, trong số 5.031 vụ,

có 7.494 đối tượng ma túy bị bắt giữ trên toàn quốc thì Hà Nội bắt giữ tới 961 vụ

(so với cả nước bằng 28.14%), 1244 đối tượng (26.4%). Với số lượng đối tượng

nghiện ma túy cao như vậy, thì Hà nội cũng là nơi bọn tội phạm cướp giật tài sản hành nghề tập trung cao.

Từđầu năm 2008 đến nay, địa bàn Thành phố Hà Nội xẩy ra hơn 700 vụ phạm pháp hình sự các loại. Trong đó tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản luôn chiếm tỷ

lệ cao nhất. Tính trong tháng 4/2008, trên địa bàn Thành phố xẩy ra 40 vụcướp giật tài sản, cũng trong tháng 4/2008, lực lượng chống cướp giật tài sản, Phòng cảnh sát

điều tra tội phạm về trật tự xã hội - công an Thành phố Hà Nội phối hợp với công an các quận, huyện trên địa bàn Thành phốđã tập trung điều tra, khám phá 15 vụ, bắt 34 đối tượng phạm tội cướp giật tài sản.

Mở rộng điều tra làm rõ 38 vụ cướp giật tài sản khác. Đáng chú ý, lực lượng chống tội phạm cướp giật tài sản, phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - công an Thành phố Hà Nội đã khám phá ổnhóm chuyên cướp giật tài sản trên địa bàn quận Ba Đình, Đóng Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm,…

Chỉ tính trong vòng tháng 4 và đầu tháng 5 - 2008, ổ nhóm tội phạm này đã gây ra liên tiếp hơn 20 vụ cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố, có ngày chúng gây ra gần 10 vụ cướp giật tài sản của những cô gái đi một mình trên những tuyến phố vắng người qua lại.

Trong tháng 7 và 8, trên địa bàn thành phố xẩy ra hàng chục vụcướp giật điện thoại di động, máy ảnh, dây chuyền vàng, túi xách. Công an Hà Nội cho biết, thủ

phạm gây án chủ yếu là các thanh thiếu niên. Cá biệt trong số này còn những người còn khá trẻ như Phạm Văn An khi gây án mới 13 tuổi, để có tiền chơi game, An

cùng hai thanh niên khác quen nhau qua mạng đã gây ra nhiều vụ cướp giật điện thoại di động của các sĩ tử vừa thi xong đại học.

Các đối tượng cướp giật tài sản đang ở mức cao, với thủ đoạn gây án ngày

càng manh động, trắng trợn. Riêng tháng 7 năm 2007, trên các tuyến đường thủđô

xẩy ra 43 vụ cướp giật tài sản của người đi đường, trong đó có hai vụcướp giật tài sản liên quan đến người nước ngoài và cướp giật tiền với sốlượng lớn.

Nạn cướp giật tài sản đang hoành hành ở thủ đô, nhưng thực tế, công tác phá án trong lĩnh vực này chưa cao (chỉ khoảng 40% vụ cướp giật là tìm được thủ

phạm) còn gặp nhiều khó khăn do hành vi phạm tội xẩy ra và tẩu thoát quá nhanh, do chúng sử dụng xe “độ” phóng bạc mạng trên đường, gặp gì cướp đó chứ không có kế hoạch cụ thể nên công tác trinh sát còn gặp nhiều khó khăn, do nạn nhân bối rối, chưa kịp nhận biết đặc điểm của đối tượng.

Trong tháng 8/ 2008 trên địa bàn Hà Nội đã xẩy ra nhiều vụ cướp giật tài sản

điển hình như:

+ 25/8/2008 các lực lượng của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, công an thành phố Hà Nội, đã bắt được hai tên chuyên đi cướp giật còn rất trẻ, chúng là Lã Mạnh Tuấn (15 tuổi), Lê Ngọc Tùng (18 tuổi), đều ở quận Hai Bà

Trưng, Hà Nội. Hiện, cơ quan cônh an đã thu giữ được tang vật là một xe máy

Honda wave, 3 điện thoại di động và một máy ảnh Sony. Qua điều tra khai thác, Tuấn và Tùng khai nhận đã gây ra 7 vụ cướp giật tài sản điện thoại di động, máy

ảnh xẩy ra trên địa bàn quận Hai bà Trưng. Đối tượng mà chúng nhắm tới thường là những phụ nữ, vừa lưu thông trên đường vừa sử dụng điện thoại di động.

+ 22/8/2008 các lực lượng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm cũng đã phát hiện

hai đối tượng chuyên cướp giật tài sản là dây chuyền của người đi đường. Tội phạm

là Dương Ngọc toàn (sinh năm 1998) và Nguyễn Tuấn Nghĩa (sinh năm 19980).

Khoảng 18g ngày 19/8/2008, Nghĩa mượn xe Honda tháo biển kiểm soát đểđi cướp giật, khi chúng đã giật dây chuyền của một phụ nữ đi xe máy. Dây chuyền cướp

được chúng mang đi bán được 600.000 đồng để chia nhau tiêu xài.

+ Ngoài ra, vào khoảng 18g 30 ngày 24/8/2008, một nạn nhân là Trần Thanh Huyền (40 tuổi) cũng bị cướp giật dây chuyền vàng, khi bị cướp chị phóng xe đuổi theo và phóng xe vào bọn cướp làm chị và một tên cướp bị thương, chị phải vào viện cắp cứu do chấn thương sọ nảo và gãy xương gò má.

Qua các vụ cướp giật trên cho thấy, chị em phụ nữ, học sinh, sinh viên là những “con mồi” thường được bọn tội phạm hướng đến để thực hiện hành vi cướp giật.

3.2.3. Tình hình tội cướp giật tài sản ở Tiền Giang.

Từ đầu năm đến nay, ở các tuyến quốc lộ 50, 1A trên địa bàn huyện Châu Thành, Chợ Gạo,… của tỉnh Tiền Giang đã xẩy ra hàng chục vụ cướp giật tài sản, nạn nhân thường là phụ nữđiều khiển xe gắn máy mang đồ trang sức, tiền và tài sản

đựng trong túi xách. Nạn cướp giật đã gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự

Một phần của tài liệu tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)