3.3.2.1. Một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập trong giải quyết
vụán cướp giật tài sản.
Muốn việc phòng, chống và làm giảm các loại tội phạm nói chung và tội phạm hình sự nói riêng trong đó có tội cướp giật tài sản một cách có hiệu quả, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Trong đó, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương phải lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và vận động các cơ quan, đoàn thể và quần chúng nhân dân tham gia tích cực phong trào quần chúng bảo vệ
an ninh Tổ quốc. Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng tăng cường mởcác đợt cao
điểm tấn công, trấn áp tội phạm cướp giật tài sản, kịp thời triệt phá các băng, ổ, nhóm, tội phạm mới hình thành, làm tốt công tác quản lý hộ nhân khẩu, quản lý tốt
các đối tượng, nhất là những thanh niên hư hỏng, đối tượng mới được tha tù giam hoặc đối tượng phạm tội từnơi khác đến, thông qua đó có biện pháp đấu tranh, giáo dục và cảm hóa đối tượng tại các khu dân cư bằng các chính sách giải quyết việc làm, hổ trợ vốn để phát triển kinh tế gia đình. Cụ thể các chính sách trên cần được triển khai như sau:
* Một là khắc phục những ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội.
Các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng là một hiện xã hội tiêu cực trong bất kì xã hội nào, nó không chỉ ảnh hưởng đến trật tự
công cộng, đến lối sống lành mạnh của quần chúng mà còn kiềm hảm sự phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, loại bỏ tội phạm này không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp có thẩm quyền, cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ mà nó còn là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Qua mổi giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội khác nhau tội cướp giật tài sản chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau và có những phương thức hoạt động khác nhau.
Do đó, phải nghiên cứu một cách thường xuyên để có các biện pháp đấu trạnh
đối với loại tội phạm này cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội.
Môi trường kinh tế, xã hội thay đổI là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành và phát triển tội cướp giật tài sản. Cho nên chúng ta cần có giải pháp tích cực để hạn chếtác động xấu của nó tới sự phát triển tội cướp giật tài sản.
+ Ở nước ta, đa số người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, không có nghề
phụ nên có thời gian rãnh rỗi nhiều. Vì vây, Đảng và nước ta cần phối hợp các ngành, các cấp tại các địa phương, nghiên cứu đào tạo, tạo việc làm cho sốlao động này trong thời gian rãnh rỗi nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, duy trì cuộc sống gia đình. Nếu không có nguồn thu đảm bảo cho họ thì họ có thể sẽ bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống và rất dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội dẫn đến phạm tội cướp giật để thỏa mãn nhu cầu của mình như hút chít, ma túy, mại dâm,…
+ Ở từng địa phương cần có cơ sở dạy nghề cho thanh thiếu niên bỏ học sớm, hoặc không có nghề nghiệp kiếm sống, vừa tạo cho họ có nghề nghiệp có thu nhập phụ giúp gia đình, vừa tránh được hiện tượng thời gian rãnh rỗi để vui chơi, liêu
lỏng tiếp xúc với bạn bè xấu dễ dính vào các tệ nạn xã hội.
+ Chính sách việc làm phải đi đôi với chính sách xã hội, đưa ra các chính sách
xã hội hợp lý như bảo hiểm, hổ trợ vốn cho người nghèo. Trong thời gian sắp tới ta phải có chính sách huy động vốn hổ trợ và tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên
thoát nghèo nhằm giảm bớt khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội và phải đảm bảo
cho chính sách này được thực hiện một cách khả thi, công bằng, đảm bảo vốn có thể đến tới tay người dân. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp giữa giới chủ và người lao động
làm thuê tránh tình trạng cúp lương, tăng giờ làm mà không trảthêm lương. Phải cải tiến tiền lương cho người lao động sao cho thỏa đáng sức lao động của công nhân nói riêng và của người lao động nói chung để họ có thể đảm bảo cuộc sống nhất là trong thời điểm vật giá leo thang như hiên nay thì điều này là rất cần thiết.
+ Gia đình là tế bào của xã hội, gia đi đình cần phải phát huy chức năng vốn có của mình phát triển mạnh mô hình kinh tế gia đình, xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp giữ các thành viên kính trên, nhường dưới, anh em hòa thuận, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn cùng nhau phát triển cuộc sống, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh không có tệ nạn xã hội. Đặc biệt, trong mỗi gia đình, các bậc cha, mẹ cần
quan tâm đến con em mình nhiều hơn, phải có biện pháp giáo dục, động viên con em mình chăm ngoan học giỏi và tiến bộ, tránh xa những thoái hư, tật xấu và các tệ
nạn khác.
* Hai là khắc phục những vấn đề thuộc về công tác quản lý của Nhà nước.
Một xã hội muốn đi vào ổn định thì vai trò quản lý của Nhà nước rất to lớn.
Nhà nước quản lý về mọi mặt kinh tế - xã hội - chính trị. Trong đó bao gồm cả quản lý tệ nạn xã hội nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng. Quản lý của nhà nước về tội cướp giật tài sản gắn liền với quản lý của nhà nước về kinh tế - xã hội. Trên thực tế, nếu buông lỏng vai trò quản lý của nhà nước trên bất kì lĩnh vực nào cũng
sẽ dẫn đến rối loại an ninh, trật tự, kiềm hảm sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vây, muốn xã hội ổn định thì phải tăng cường sự quản lý của nhà nước. Sự quản lý của
nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống tội cướp giật tài sản phải được tiến hành một
cách đồng bộ, nhất quán từ trung ương đến địa phương, đặc biệt phải chú trọng quản lý trên từng địa bàn, từng địa phương, từng khu vực. Mỗi địa phương phải đưa
ra nội quy của mình và đề ra các tiêu chuẩn xây dựng xã hội, thôn, xóm văn minh,
từng chủ trương, chính sách của địa phương phải phù hợp với sự chỉ đạo của cấp trên và phải chú trọng tới bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội cướp giật tài sản. Xây dựng lối sống lành mạnh mọi người đoàn kết , giúp đỡ nhau không phân chia bè, phái cùng nhau xây dựng lối sống không có tệ nạn ma túy, cướp giật.
Việc đấu tranh đối với tội cướp giật tài sản là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân chứ không phải của riêng các cơ quan chức năng. Vì vây, không thể giao phó toàn bộ nhiệm vụ trên cho các cơ quan chuyên môn mà phải có sự phân công phối hợp giữcác cơ quan trong bộ máy Nhà nước, tránh sự ủy lại, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau giữcác cơ quan.
+ Chính quyền địa phương là nơi trực tiếp quản lý và nắm bắt tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn mình một cách chính xác và cụ thể nhất, cần phát huy một cách tối đa lợi thế của mình để có thể làm tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội
cướp giật tài sản như: Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là ở các xã,
phường phải nắm bắt tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn mình tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của tội phạm này mà chỉđạo phòng chống và xây dựng các biện pháp nhằm ngăn chặn cho hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ởđịa
phương mình. Có chính sách giúp đỡ người lầm lỗi có cơ hội hoàng lương, hòa nhập với cộng đồng dân cư. Chính quyền cơ sở tập trung chỉ đạo công tác giáo dục
đối tượng tại xã, phường, thị trấn, xử lý hành chính kịp thời theo thẩm quyền và
đúng quy định của pháp luật, tổ chức phối hợp với các ban, ngành đoàn thể quản lý tốt các đối tượng cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng dân cư, đẩy mạnh vận
động nhân dân tích cực phòng ngừa phát hiện, tố giác và phối hợp truy bắt các loại tội phạm cướp giật tài sản, cướp tài sản,...
+ Sở văn hóa thông tin phối hợp với đài phát thanh và truyền hình, cơ quan báo chí, Công an, các đoàn thể có liên quan, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phòng chống tội cướp giật tài sản,
cướp, trộm cắp,… tuyên truyền phổ biến, cập nhật thông tin về âm mưu, phương
thức, thủ đoạn hoạt động, tính chất nguy hiểm, nguyên nhân, điều kiện hình thành, phát triển và hậu quả tác hại của loại tội phạm này để bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, sáng tạo phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, nhằm năng cao
ý thức cảnh giác trong phòng, chống tội cướp giật tài sản có hiệu quả. Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động văn hóa và các dịch vụvăn hóa trên từng
đại bàn.
+ Sởtư pháp có kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong phòng, chống tội phạm một cách sâu, rộng trong cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, học sinh ở các trường học và nhân dân, chú ý tập trung tuyên trền đến các đối tượng thuộc diện quản lý, đối tượng có biểu hiện nghi vấn phạm tội tại xã, phường, thị trấn, số đối tượng trong Trại giam, Nhà tạm giữ, Trung tâm giáo dục, dạy nghề bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp, có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹnăng tuyên truyền, giáo dục kiến thức về tội phạm hình sự
nguy hiểm cho đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ởcơ sở, góp phần làm tốt công tác phòng ngừa xã hội trên địa bàn dân cư.
+ Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo cho các trường học tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, quan hệ phối hợp với chính quyền, các ban ngành, đoàn
thể liên quan ở cơ sở và phụ huynh học sinh trong việc quản lý, giáo dục học sinh,
sinh viên trong các trường học, thường xuyên phổ biến những phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn cướp giật tài sản nhằm năng cao ý thức phòng, tránh cho học sinh, sinh viên. Hạn chếđến mức tối thểu tình trạng bỏ học.
+ Sở lao động thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ
chức hướng nghiệp hổ trợ giải quyết việc làm cho số người lao động trong độ tuổi
lao động không có việc làm, những đối tượng thuộc diện đưa vào Cơ sở giáo dục,
Trường giáo dưỡng, chấp hành án phạt tù đã mãn hạn về địa phương nhằm góp phần làm tốt công tác phòng ngừa xã hội, chủ trì hướng dẫn, hổ trợ chính quyền, các
ban ngành, đoàn thểở cơ sở tổ chức tốt việc cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng
đồng dân cư, tạo điều kiện giúp hộ tái hòa nhập với cộng đồng sau khi cai nghiện. + Bộ chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ bộđội biên phòng có kế hoạch phố hợp với các lực lượng công an tuyên truyền, phổ biến về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, nhằm năng cao ý thức phòng ngừa và vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào phát hiện, tố giác, truy bắt các loại tội phạm, phối hợp kiểm tra việc quản lý sử dụng vũ khí.
+ Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm cướp giật tài sản vai trò quản lý của các ngành, các cấp là không thể thiếu. Song, lực lượng công an vẫn là lực lượng
đóng vai trò nòng cốt và trực tiếp chỉ huy phòng, chống tội cướp giật tài sản. Bởi vậy, đòi hỏi lực lượng này phải nắm vững trình độ chuyên môn và phải có đầy đủ cơ sở pháp luật, một tổ chức chặt chẽcó trong công tác điều tra phát hiện, xử lý một cách trực tiếp đối với tội phạm. Đây là lực lượng không chỉ cần đào tạo về nghiệp vụ mà còn phải được trang bị về cơ sở vật chất đảm bảo tốt nhiệm vụ của mình
trong khi đấu tranh với tội phạm. Điều này thể hiện trong thực tiễn đấu tranh, dù bọn tội phạm cướp giật tài sản có tinh vi, xảo nguyệt đến đâu thì vẫn được điều tra phát hiện, xử lý.
Lực lượng công an các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ sau:
¨ Đẩy mạnh việc tổ chức kiểm tra nhân, hộ khẩu, quản lý trạm trú, tạm vắng, quản lý di biến động các đối tượng hình sự, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời vấn đề vi phạm liên quan an ninh trật tự, phát hiện bắt giữngay các đối tượng có lệnh truy nã,
đối tượng gây án bỏ trốn, nắm chắt và hướng dẫn nhân dân nhất là các hộđộc thân,
người già, trẻ em cảnh giác tự bảo vệ mình và hướng dẫn những gia đình lân cận quan tâm về loại tội phạm cướp giật tài sản.
¨ Tiến hành rà soát thu thập tài liệu, lập hồsơ phân loại các đối tượng có tiền án, tiền sự về các tội cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản…. tại địa phương, số đối
tượng nghiện ma túy, số đối tượng từnơi khác lại hoạt động phạm tội, sốđối tượng
đang có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, để có đối sách và biện pháp quản lý, giáo dục, giám sát, phòng ngừa tội phạm phù hợp.
Trong từng phạm vi, địa bàn được phân công phụ trách, các lực lượng Công an phải có phương án phòng, chống các tội cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản… để
giải quyết có hiệu quả khi tội phạm gây án.
¨ Phối hợp với các cơ quan, phương tiện thông tin (đài phát thanh, đài truyền hình), các thông tin đại chúng khác để thông báo rộng rãi về tình hình, phương thức, thủđọan hoạt động các bọn cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản… và những sơ hở
trong phòng ngừa tội phạm của các cá nhân và gia đình để các hộ, nhân dân phòng ngừa tốt hơn.
¨ Thực hiện tốt công tác lập hồ sơ đề nghị xét duyệt các đối tượng đủ tiêu chuẩn đưa vào diện giáo dục xã hội, phường, thị trấn, đưa đi Cơ sở giáo dục,
Trường giáo dưỡng, Cơ sở cai nghiện bắt buộc nhằm làm trong sạch hóa đại
phương, tạo khí thế cho phong trào phòng, chống tội phạm của nhân dân.
¨ Chủ động tổ chức khảo sát, kịp thời phát hiện các băng, nhóm cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, bọn tội phạm và người nghiện ma túy hoạt động theo các tuyến, địa bàn, đường dây, tụ điểm để có kế hoạch triệt phá, tập trung giải quyết triệt để các tệ nạn sử dụng trái phép chất ma túy, các loại hình cờ bạc (đánh bài,
đánh đề, đá gà…) trên các địa bàn dân cư đểngăn chặn nguồn phát sinh tội phạm.
¨ Đẩy mạnh công tác điều tra làm rõ kịp thời và khai thác mở rộng các vụ án
cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản,… tổ chức truy bắt đồng bọn gây án lẫn trốn
không để chúng tiếp tục gây án.
Trên thực tế, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần có những giải pháp kịp thời khắc phục như lực lượng công an tuy nhiều nhưng vẫn còn thiếu và nhất là chưa có lực
lượng chuyên môn được đào tạo nghiệp vụ dành riêng cho việc giải quyết về cướp