Tình hình tội cướp giật tài sản ở Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 40 - 41)

Hằng năm, đội nghiệp vụ thuộc phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - công an Thành phố Hồ Chí Minh đều lập nhiều chuyên án để triệt phá những

băng cướp giật sừng sỏ nhất. Qua đó cho thấy, khu vực được xem là “mãnh đất màu mỡ” của bọn cướp giật là tập trung ở các quận 5, 6, 11, Tân Phú, Bình Tân và Tân Bình. Lý do là ở những địa bàn này thường tập trung nhiều dân nhập cư (có phường số lượng dân nhập cư chiếm đến 2/3 dân số) với đủ mọi thành phần phức tạp như

nghiện ma túy, sống lang thang, gái mại dâm… Đặc biệt là hệ thống đường xá theo kiểu bàn cờ đan xen chằn chịt đã tạo điều kiện cho kẻcướp giật dễ dàng hoạt động và tẩu thoát.

Vào khoảng thời gian từ đầu năm 2008, trên địa bàn các quận 5, 6, 11, Bình Tân xuất hiện một băng cướp giật hoạt động khá táo bạo, đã gây ra nhiều vụ cướp giật tài sản của người đi đường. Hàng ngày, bọn chúng hẹn gặp nhau tại các điểm dịch vụ Internet vừa chơi game vừa bàn kế hoạch gây án. Xong xuôi, bọn chúng gắn biển số giả vào xe gắn máy rồi chia nhau thành từng nhóm nhỏ để rảo quanh các

con đường tìm cơ hội mà ra tay cướp giật tài sản của người đi đường.

Theo số liệu thống kê của công an Thành phố Hồ Chí Minh, tám tháng đầu

năm 2008 có trên 4.600 vụ phạm pháp hình sự, tức mổi ngày xẩy ra trên 19 vụ. Đó

là chưa kể những vụ cướp giật, trộm cắp tài sản mà các nạn nhân không trình báo công an. Cũng theo thống kê của công an Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tính riêng tháng 7 có 171 vụcướp giật, tính trung bình mổi ngày xẩy ra 5.7 vụcướp giật (tăng

17 vụ so với tháng 6). Thời điểm gây án xẩy ra nhiều nhất từ 15g – 24g hàng ngày, có trên 60% vụ cướp giật được ghi nhận xẩy ra trong thời gian này. Theo “Hiệp sĩ” Nguyễn Minh Tiến người có hơn 200 lần bắt cướp - cho biết bọn cướp giật bây giờ không có địa bàn nhất địmh, không có sự phân chia lãnh địa nào cả. Các đối tượng lang thang khắp nơi trong thành phố, chờ đợi ai sơ hở thì thực hiện ý đồ cướp giật, thậm chí bọn chúng còn theo chân nạn nhân đến tận cổng nhà để cướp giật.

Dù chưa có con số thống kê chính thức nhưng hầu hết các đối tượng cướp giật bị công an bắt giữđều là những con nghiện ma túy. Tính riêng số vụĐội đặc nhiệm hình sự của công an Thành phốđã bắt, thì có ít nhất trên 80% đối tượng cướp giật là con nghiện, trong đó có cả những đối tượng trốn trường cai nghiện ra. Các đối

tượng nhiễm HIV được coi là những tay cướp giật nhiều nhất, liều lĩnh nhất, táo bạo nhất, họ bất chấp nguy hiểm.

Cướp giật tài sản là loại tội phạm chiếm đa số trong các vụ án hình sự tại địa

phương, bọn chúng hoạt động khá ranh ma, tính chất chuyên nghiệp cao, có băng

nhóm, có tổ chức và có nhiều kinh nghiệm đểđối phó khi bị phát hiện, bịtruy đuổi. Phần lớn các vụcướp giật điều do các đối tượng nghiện ngập, đua đòi, thiếu tiền ăn chơi nên dẫn đến con đường phạm tội.

Ví dụ: Tuy có nhà cửa ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng do thiếu sự dạy dỗ, quan tâm của cha mẹ nên Nam, Xuân,Tuấn… thường xuyên bỏ nhà đi bụi, chuyên

cướp giật tài sản để kiếm tiền tiêu xài, Trước khi cướp, bọn chúng thường tập trung

ởnhà Xuân để bàn bạc, phân công nhiệm vụ từng tên rồi lên đường hành động. Sau khi gây ra khoảng 20 vụcướp giật, 9 tên cướp giật bị tra tay vào còng.

Thế nhưng sau đó khu vực này lại xuất hiện nhiều băng cướp mới cũng hoạt

động với thủđoạn tương tự. Trong khoảng thời gian từđầu năm 2008 đến nay đã có hàng chục băng cướp giật như vậy bị xa lưới. Trong đó nguy hiểm nhất là một băng cướp giật khoảng 10 tên nổi lên vào khoảng giữa tháng 7/2008.

Một phần của tài liệu tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 40 - 41)