Những bất cập và nguyên nhân của những bất cập trong giải quyết vụ án

Một phần của tài liệu tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 44 - 53)

án cướp giật tài sản.

Trong thời gian vừa qua, tình hình tội phạm vềcướp giật tài sản ngày càng có

xu hướng gia tăng. Chẳng những tội phạm phát triển về sốlượng mà thủđoạn phạm

tội ngày càng nguy hiểm, tinh vi hơn. Số đối tượng này hầu như chưa được phát hiện và xử lý nghiêm minh. Trong quá trình giải quyết vụ án về cướp giật tài sản, nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

* Một là xuất phát từđiều kiện kinh tế - xã hội

Do nền kinh tếnước ta chậm phát triển nên gây khó khăn trong việc giải quyết việc làm, thu nhập theo mức lương của đông đảo người dân lao động không đảm bảo được nhu cầu của cuộc sống, hiện nay nước ta còn hàng triệu người chưa có

việc làm ổn định nhất là bộ phận thanh thiếu niên. Khi những người dân từ nông thôn ra thành thị không tìm được việc làm, họ lang thang khắp nơi mong tìm được việc để họ có thể trụ lại Thành phố. Do không quen với lối sống thành thị nên họ dễ

bị bọn xấu lợi dụng, dụ dỗ đi vào con đường phạm pháp, một số khác không chịu làm những công việc nặng nhọc, và họ nghĩ rằng cướp giật là công việc tuy liều lĩnh nhưng thời gian nhàn hạ được nhiều và có thể kiếm được nhiều tiền mà không cần phải lao động nặng nhọc nên họđã chọn con đường là đi cướp giật.

Trong thời kì đất nước mở cửa, nền kinh tế thị trường mang lại nhiều hứa hẹn

cho đất nước. Nhưng song song với nó là những mặt trái của xã hộI, hiện tượng xã hội có tính tiêu cực cũng xâm nhập vào và ảnh hưởng xấu đến các quan hệ xã hội,

đời sống xã hội như bị mất bình đẳng, sự phân hóa giàu, nghèo ngày càng sâu sắc,

đời sống thực dụng chạy theo giá trịđồng tiền, xem thường pháp luật. Sự xâm nhập của nền văn hóa phẩm đồi trụy làm ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư, khiến họ

chạy theo lối sống trụy lạc ăn chơi, đua đòi không chịu làm ăn lương thiện, chay

lười trong lao động nhất là bộ phận thanh thiếu niên. Mặt khác, môi trường hiện nay phát triển nóng và đa dạng, tiền đề kinh tế, vật chất cho phát triển đã ở mức độ cao

hơn trước nhiều, sự du nhập các yếu tố mới sẽ kéo theo mầm móng tội phạm có tổ

chức. Các hình thức giải trí, tâm lý ăn uống, sinh hoạt… của một số bộ phận thanh thiếu niên chuyển theo hướng tiêu cực. Tâm lí bất cần đời, muốn được làm anh chị, bắt chước phim ảnh nước ngoài… ngày một nhiều hơn. Theo thực tiễn hành nghề

của tội phạm, phần lớn các bị cáo phạm tội như giết người cướp của, trộm cắp, cướp giật… phần lớn điều là người nghiện ma túy. Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, chúng có hành vi vô cùng tàn bạo, táo tợn và mất hết lương tri, bất chấp hậu quả

xẩy ra miễn sau chiếm được tài sản mà chúng muốn có để thỏa mãn được nhu cầu của mình là được.

Vềphương diện xã hội, do chuyển sang nền kinh tế thị trường do còn mới nên

ta chưa thể lường hết những hậu quả tiêu cực mà nó mang lại, chính vì thế, ta đã chủ quan chưa chuẩn bị kịp thời và đầy đủ những chính sách cũng như những biện

pháp phòng ngừa thích hợp để ngăn chặn những tiêu cực xẩy ra. Điều này đã tạo thời cơ cho những phần tử xấu trong xã hội có cơ hội để chuộc lợi.

Vì vậy, các chủ trương, chính sách xã hội trong thời gian sắp tới mổi khi thay

đổi phải phù hợp và phải chú ý đến những mặt tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội.

* Hai là xuất phát từ sự quản lý của Nhà nước

+ Do trình độ pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác bảo vệ pháp luật chưa được trang bị ngang tầm với nhiệm vụđược giao.

Hiện tạI, các cơ quan tư pháp không những thiếu cán bộ mà trong số những

người đang đương nhiệm, rất nhiều người chưa đạt được trình độ chuyên môn. Việc

đánh giá chứng cứ, dẫn giải, áp dụng pháp luật không chính xác đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử được thể hiện thông qua các hoạt động truy tố, qua bản kết luận điều tra, luận tội, buộc tội đã thể hiện rõ sự yếu kém năng lực, thể hiện sự nắm bắt không vững kiến thức pháp luật.

+ Cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, công tác thanh tra, kiểm tra còn hờ hợt

chưa đáp ứng được yêu cầu.

Cuộc sống ngày càng phát triển, bọn tội phạm cũng theo đó mà ngày càng tinh vi, xảo nguyệt hơn. Từ đó, yêu cầu đặt ra đối với những người làm công tác bảo vệ

pháp luật là phải nhạy bén, năng động hơn. Thế nhưng, thực tế cho thấy đa số cán bộ còn bảo thủquan điểm của mình, điều tra theo cách truyền thống không phù hợp với những biến chuyển mới của tình hình tội phạm, tồn tại nhiều yếu kém, sai phạm xẩy ra còn nhiều chủ yếu là do họ quá tự tin vào kết quả làm việc của người khác

(các cơ quan chức năng cấp dưới), thiếu kiểm tra, đối chiếu.

+ Công tác phối hợp trong quá trình giải quyết vụ án giữa các cơ quan chức

năng.

Nhìn chung chúng ta cần có nhận thức rõ rằng, việc đấu tranh phòng và chống tội phạm cần phải được phân biệt ở hai cấp độđó là:

Việc Nhà nước phân công cho lực lượng nào, thì lực lượng đó có nhiệm vụ triển khai thực hiện. Đây là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm được giao phó.

Để thực hiện nhiệm vụđược giao phó đó một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất, thì phải huy động được sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp, của toàn thể nhân dân. Do bản chất xã hội của tình hình tội phạm mà việc đấu tranh phòng và chống tội phạm không thểđạt hiệu quả nếu không có sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, cũng như của các ngành, các cấp. Đây chính là phương pháp luận của việc đấu trạnh phòng và chống tội phạm, là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã

được thể hiện rõ tại Điều 4 Bộ luật hình sựnăm 1999 và nhắc lại trong Nghị quyết số 08/ NQ – TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị: “Các cơ quan Tư pháp phải

dựa vào nhân dân để hoạt động, đồng thời phải là lực lượng nòng cốt, là chổ dựa vững chắc của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp”. Ở nước ta, quyền lực Nhà nước là thống nhất. Chính vì thế cần phải có sự phân công và phối hợp. Việc giải quyết một vụ án hình sự là một quá trình thống nhất của nhiều bước và được giao cho nhiều lực

lượng và cơ quan tiến hành. Vì vậy, sự phối hợp chặc chẽ giữa các cơ quan Nhà nước là rất cần thiết. Thế nhưng, công tác phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong quá trình giải quyết vụ án còn thực hiện kém, chưa nắm bắt được thực tế vụ

án nên số vụ sai phạm, oan sai còn tồn tại nhiều. Hầu hết là do tâm lý nóng vội muốn giải quyết nhanh chống vụ án, kết thúc sớm vụ việc. Họ cho rằng, đa sốngười phạm tội đều ngoan cố không chịu khai báo, cứng đầu nên vẫn còn hiện tượng bức cung, dùng nhục hình xẩy ra trong quá trình điều tra vụ án. Ngoài ra, còn có trường hợp họ chỉ quan tâm vào việc khám phá những vụ án phức tạp mà ít quan tâm thậm chí bỏ quên những vụ án đơn giản.

+ Một số cán bộ lợi dụng chức vụ quyền lợi, làm sai lệch kết quả giải quyết vụ

án.

Nhìn một cách khách quan và toàn diện, không thể phủ nhận trình trạng một số

cán bộ đã lợi dụng chức quyền để vụ lợi, can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết vụ án. Những cán bộ này có thểở những ngành có mối liên hệ và có khảnăng tác động nhất định đối với quá trình giải quyết vụ án. Có những người bị các thế lực phạm tội điều khiển, bị đồng tiền làm mê muội. Sức mạnh của đồng tiền đã hủy hoại nhân cách, lương tâm họ. Vì đồng tiền họ có thể bóp méo làm sai lệch cả pháp luật. Cũng có người vì có quan hệ thân tình mà can thiệp làm giảm tội cho người thân của họ, hoặc ép tội cho ai đó, thậm chí có trường hợp cán bộ thực thi pháp luật lại nể, sợ cấp trên mình nên trong quá trình giải quyết vụán đã sửa bản án làm giảm tội cho con em thuộc cấp trên mình… Khi quyền lực đi cùng tội ác thì cũng có

nghĩa là cuộc chiến đấu cho công bằng, công lý phải đối đầu với những kẻ thù nguy hiểm nhất và khó chống đỡ nhất. Nó thường gây nên những vi phạm pháp luật nghiêm trọng của các chủ thể tiến hành tố tụng, làm sai lệch quá trình giải quyết vụ

án hình sự. Tất nhiên, khi các cơ quan mình phát hiện ra đồng đội, đồng nghiệp “ bán linh hồn cho quỹ dữ”, đánh mất danh dự của mình để chà đạp lên pháp luật cũng đã vô cùng đau đớn, nhưng vì nể nan, bao che đồng nghiệp nên họđã im hơi

lặng tiếng không chịu tố giác với cấp trên để mặt cho hành vi vi phạm pháp luật diễn ra ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật.

* Ba là xuất phát từ chính sách pháp luật và việc áp dụng pháp luật.

+ Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện

Khi đổi mới để phát triển Bộ luật hình sự chúng ta chỉ chú trọng sửa đổi, bổ

sung về nội dung của các quy định mà ít quan tâm đến kĩ thuật xây dựng các quy

định đặc biệt là xây dựng các cấu thành tội phạm để đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng của cấu thành tội phạm nói riêng cũng như các quy định nói chung. Chúng ta

thường quan tâm nhiều hơn đến việc bổ sung quy định mà ít quan tâm rà soát để

loại bỏ kịp thời những quy định không còn phù hợp. Khi bổ sung hay sửa đổi các

quy định chúng ta thường chỉ chú ý nhiều đến bức xúc của thực tế, đến vấn đề cụ

thể mà ít chú ý lý luận, tổng thể. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của luật hình sự. Một trong những công cụ bảo vệ pháp luật chính là pháp luật. Thế nhưng, pháp luật hiên hành lại chưa đầy đủ, chưa thật sự rỏ ràng và thiếu chặt chẽ, gây nên nhiều khó khăn cho những người làm công tác bảo vệ pháp luật. Do

đó, trong quá trình giải quyết vụ án nói chung, vụ án hình sự nói riêng, khó có thể

tránh khỏi những sai sót. Cụ thể hệ thống pháp luật còn tồn tại những bất cập sau:

Các văn bản tuy được ban hành nhiều nhưng chất lượng chưa cao, thiếu công tác kiểm tra, rà soát để thấy được những khuyết điểm của các văn bản cũ không còn phù hợp để có thể loại bỏ kịp thời.

Bộ luật hình sự 1999 tuy quy định về tội cướp giật tài sản cụ thể hơn, dể áp dụng hơn Bộ luật hình sự1985 nhưng ở khâu quy định tình tiết để áp dụng khung hình phạt còn chưa hợp lý, cụ thể là quy định về hành vi cướp giật dẫn đến chết

người. Nếu quy định hành vi này là tình tiết để định khung hình phạt thì chưa xác

thực với hành vi cũng như ý chí của người phạm tội. Cho nên, trong thời gian sắp tới khi tiến hành sửa đổi Bộ luật hình sự thì càn chú ý chỉnh đổi cho hợp lý hơn.

+ Thực trạng công tác thi hành án còn nhiều bất cập đáng quan tâm.

¨ Về công tác thi hành án phạt tù.

Trong quá trình chấp hành án, hầu hết các phạm nhân là nông dân, công nhân, viên chức, và những người phạm tội lần đầu, phạm tội ít nghiêm trọng, mức án thấp

thường thì những người này tích cực cải tạo, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy trại

giam để mong hưởng được sự khoan hồng, sớm trở về với gia đình và cộng đồng. Còn những phạm nhân phạm tội cướp, cướp giật tài sản, trộm cắp, những phạm nhân thuộc loại chủmưu, cầm đầu trong các vụ án phức tạp, thì ít chịu tiếp thu, giáo dục, cải tạo, họ thường hay vi phạm nội quy, tìm cách trốn trại hoặc phạm các tội mới khi có cơ hội mà không cần phải dự mưu, tính toán, chuẩn bị trước. Tình hình

trên đã gây ra không ít khó khăn, phức tạp cho công tác tổ chức và thi hành án phạt tù.

Công tác quản lý Nhà nước về thi hành án phạt tù còn nhiều sơ hở, thiếu sót, số đối tượng có án phạt tù nhưng vẫn còn đang ở ngoài xã hội, số thì trốn thi hành

án, trốn trại từ trước đến nay chưa được giải quyết, thanh loại, truy nã truyệt để. Chất lượng công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân tuy có tiến bộ. Song nội dung,

chương trình giáo dục, cải tạo phạm nhân còn nhiều bất cập. Công tác hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân chưa được đầu tư đúng mức, chưa đáp ứng với nhu cầu

lao động xã hội, nhiều phạm nhân ra trại vềcư trú ở thành phố, thị xã không có điều kiên sử dụng ngành nghềđã được trang bị để tựlao động, sinh sống. Cơ sở vật chất,

phương tiện phục vụ công tác thi hành án phạt tù chưa được quan tâm đầu tư đúng

mức, chưa đáp ứng được số lượng phạm nhân. Công tác tổ chức cán bộ đã được cũng cố, tăng cường nhưng so với quy định của pháp luật thì biên chế của lực lượng quản lý thi hành hình phạt tù vẫn còn thiếu, nhiều cán bộ quản chế phải phụ trách

đến hàng trăm phạm nhân, có trại giam cán bộ quản giáo phải kiêm nhiệm cả nhiệm vụ tuần tra, canh gác, dẫn giải, việc thực hiện chếđộ lao động và học tập của phạm

nhân có nơi, có lúc còn có những bất cập.

Một số thủ tục sau khi xét xửđược tiến hành quá chậm vì phải chờ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, phải chờ chuyển Bản sao bản án, Quyết định thi hành án. Công tác phối hợp phòng, chống HIV/ AIDS trong trại giam còn diễn biến phức tạp. Số phạm nhân nghiện hút, mắc các bệnh xã hội như lao, giang mai, nhiễm HIV/ AIDS vào chấp hành án trong các trại giam ngày càng nhiều nhưng pháp luật về thi hành án phạt tù chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh vấn đề này. Thậm chí ở các trại giam còn tồn tại hiện tượng một số cán bộ tổ chức đưa ma túy vào các trại giam rồi bán lại cho các phạm nhân sử dụng với giá cao nhằm trục lợi.

Một sốquy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, điều kiện thi hành án phạt tù không còn phù hợp với thực tiễn và quy định của Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003 nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời nhất là các quy

định liên quan đến quy mô và tổ chức giam giữ, quy trình chuyển giao quyết định thi hành án, thủ tục giải quyết đối với phạm nhân chết và chế độ giam giữ, cải tạo phạm nhân người nước ngoài,…

¨ Về công tác thi hành hình phạt cảnh cáo.

Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt của bộ luật hình sự. hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Mặt dù hình phạt

Một phần của tài liệu tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)