- Thứ nhất, luận án đã tổng hợp và xây dựng một cách hệ thống những vấn đề lý luận về nghĩa vụ tài chính và lý luận pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nƣớc. Các lý thuyết kinh tế về địa tô của K. Mark, lý thuyết về đánh thuế đất đai của Adam Smith và Henry Goerge đƣợc phân tích để luận giải cơ sở thu, cơ sở hình thành nghĩa vụ tài chính của NSDĐ đối với Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, luận án còn làm rõ đặc điểm, cơ cấu nội dung pháp luật, tiêu chí, nguồn của pháp luật và các yếu tố tác động đến việc xây dựng và thực hiện pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nƣớc. Dựa trên cơ sở lý thuyết, luận án đề xuất cơ sở xây dựng cấu trúc nội dung pháp luật về NVTC của NSDĐ, xác định nội hàm thuật ngữ “thu tài chính từ đất” trong pháp luật hiện hành, làm cơ sở xây dựng quy định các khoản thu cụ thể. - Thứ hai, luận án đã phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tài chính của NSDĐ đối với Nhà nƣớc. Dựa trên xây dựng cấu trúc nội dung pháp luật NVTC của NSDĐ, luận án đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí đất đai. Một trong những điểm mới của luận án chính là cách thức tiếp cận thực trạng pháp luật về các khoản thu từ đất mà NSDĐ phải nộp. Luận án phân tích quy định theo cơ cấu nội dung pháp luật về NVTC của NSDĐ mà luận án đã xây dựng ở phần lý luận. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) và lệ phí đất đai phải đƣợc làm rõ theo cơ cấu: thời điểm phát sinh nghĩa vụ, phạm vi nghĩa vụ (mức nộp, giá đất, cách xác định), cơ sở thu, thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ, thủ tục thực hiện, chính sách miễn giảm... Từ thực trạng thực hiện pháp luật nêu trên, luận án chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nƣớc: (i) quy định về các loại nghĩa vụ tài chính cụ thể vẫn chƣa bao quát hết các cơ sở thu, chƣa bảo đảm tính ổn định, minh bạch, công bằng và thực tiễn hành thu vẫn tồn tại nhiều gian lận, thất thoát; (ii) thất thoát tiền sử dụng đất do quy định về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất còn bất cập; (iii) thất thoát tiền thuê đất do công tác quản lý đất đai lỏng lẻo và thiếu quy định điều chỉnh; (iv) thuế thu nhập từ chuyển nhƣợng QSDĐ hiện nay có cơ sở thuế không thống nhất giữa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế thu nhập cá nhân; (v) quy định về NVTC của NSDĐ chƣa điều chỉnh kịp thời những sản phẩm BĐS mới phát sinh trên thị trƣờng hiện nay. - Thứ ba, luận án đƣa ra định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về NVTC của NSDĐ đối với Nhà nƣớc, phù hợp với mục tiêu cải cách tài chính đất đai và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay: (i) xây dựng các loại nghĩa vụ tài chính có cơ sở thu là giá trị tăng thêm từ đất bằng công cụ thuế, bổ sung thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm; (ii) bổ sung chế tài trong trƣờng hợp chậm xác định NVTC; (iii) hoàn thiện quy định về thủ tục cho thuê đất để quy định thống nhất thời điểm phát sinh nghĩa vụ nộp tiền thuê đất; (iv) hoàn thiện quy định đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm không thông qua đấu giá theo hƣớng xác định theo từng năm tài chính; (v) các giải pháp tránh thất thoát tiền thuê đất; (vi) thuế sử dụng đất cần quy định thuế suất ở mức hợp lý hơn, phù hợp với cơ sở thu; (vii) thống nhất quy định cơ sở thuế của thuế thu nhập từ chuyển nhƣợng QSDĐ của cá nhân và doanh nghiệp là nhƣ nhau theo hƣớng đánh trên thu nhập ròng để bảo đảm nhất quán với bản chất thuế này; (viii) hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính và hình thức thanh toán trong giao dịch đất đai. Những giải pháp luận án đƣa ra bao quát từ cơ sở thu đến thủ tục thực hiện, từ quy định chung đến quy định cụ thể.