1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Qui chế hoạt động của trường THCS

7 646 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 70 KB

Nội dung

PHÒNG GD-ĐT AN PHÚ TRƯỜNG THCS KHÁNH AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 36/QĐ-THCS Khánh An, ngày 10 tháng 10 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THCS Khánh An Căn cứ Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ- BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011; Căn cứ Hội nghị viên chức ngày 25 tháng 9 năm 2010 của trường THCS Khánh An, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THCS Khánh An”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THCS Khánh An” năm học 2009- 2010. Điều 2. Cán bộ, viên chức trường THCS Khánh An có trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG -Phòng GD-ĐT; -ĐU, UBND xã; -CB-GV-NV; -Lưu VT. La Văn Bé PHÒNG GD-ĐT AN PHÚ TRƯỜNG THCS KHÁNH AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY CHẾ Tổ chức và hoạt động của trường THCS Khánh An (Ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ-THCS, Ngày10 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường THCS Khánh An) Chương I Vị TRÍ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG THCS KHÁNH AN Điều 1. Vị trí chức năng 1.Trường THCS là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lí giáo dục ở địa phương. 2.Trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chức năng quản lí giáo dục ở địa phương, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo. 3.Trường THCS Khánh An có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1-Tham mưu với Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương, công tác phổ cập trên địa bàn xã. 2-Chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và Điều lệ, quy chế, quy định của ngành đối với công tác giáo dục. 3-Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thông theo qui định. 4-Quan lí cán bộ, giáo viên, nhân viên; tham gia tuyển dụng, hợp đồng làm việc, điều động, bố trí, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện chế độ, chính sách, của ngành. 5-Quản lí công tác thi cử, kinh phí tài sản thuộc ngành phân cấp. 6-Tham mưu với cấp Đảng ủy, Ủy ban nhân dân; phối hợp với đoàn thể có liên quan để nâng cao chất lượng giáo dục. 7-Thục hiện chế đô báo cáo với Ủy ban nhân dân xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo theo qui định. Chương II TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TRƯỜNG Điều 3. Cơ cấu lãnh đạo, tổ chức bộ máy nhà trường 1.Có 01 Hiệu trưởng và không quá 02 Phó Hiệu trưởng giúp việc cho Hiệu trưởng. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của nhà trường. Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. 2.Trường THCS Khánh An được thành lập 01 tổ Văn phòng và một số tổ chuyên môn, các đồng chí Tổ trưởng do Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Điều 4. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn, tổ văn phòng 1.Tổ chuyên môn a.Giúp hiệu trưởng quản lí giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; b.Xây dựng kế hoạch chung của tổ; quản lí giáo viên thực hiện theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên; c.Chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động của tổ chuyên môn; d.Tổ chức kiểm tra nội bộ trong tổ chuyên môn, nhận xét và đánh giá tổ viên theo qui định; e.Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá cán bộ công chức trong tổ theo qui định; tổ chức các phong trào thi đua trong tổ; xét thi đua trong tổ hàng tháng, cuối học kỳ và cuối năm học. Đề xuất khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên trong tổ; f-Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần 1 lần. 2.Tổ Văn phòng a.Giúp Hiệu trưởng quản lí nhân viên (kể cả giáo viên kiêm nhiệm) thực hiện các hoạt động theo kế hoạch của nhà trường; b.Xây dựng kế hoạch chung của tổ; quản lí nhân viên thực hiện theo kế hoạch hoạt động của tổ; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho từng tổ viên; tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của từng nhân viên; c.Chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động của tổ Văn phòng về công tác quản trị hành chính; d.Tổ chức kiểm tra nội bộ trong tổ chuyên môn, nhận xét và đánh giá tổ viên theo qui định; e.Tổ chức đánh giá nhân viên theo qui định về đánh giá cán bộ công chức; tổ chức các phong trào thi đua trong tổ; xét thi đua trong tổ hàng tháng, cuối học kỳ và cuối năm học. Đề xuất khen thưởng, kỉ luật đối với nhân viên trong tổ; f-Tổ Văn phòng sinh hoạt hai tuần 1 lần. Nhân viên văn phòng (trừ bảo vệ) làm việc 5 ngày/ tuần. Nếu có công việc đột xuất làm việc ngày thứ 7, chủ nhật thì được bố trí nghỉ bù theo nguyên tắc 1 ngày được nghỉ bù 1,5 ngày. Chương III QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI TRÁCH NHIỆM Điều 5. Phạm vi trách nhiệm của hiệu trưởng 1.Hiệu trưởng là người lãnh đạo, điều hành công việc chung, có phân công cho các phó hiệu trưởng và các tổ chuyên môn theo từng lĩnh vực chuyên môn phụ trách; chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của nhà trường trước Phòng GD-ĐT và UBND xã. Cụ thể: a-Có trách nhiệm đánh giá kết quả thực hiện và đề ra nhiệm vụ mới trên cơ sở phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua các cuộc họp định kì. b-Chịu trách nhiệm quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên về mặt tư tương, phẩm chất đạo đức, sử dụng, thực hiện xây dựng đội ngủ có phẩm chất, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan của ngành. c-Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành kinh phí, sử dụng bảo quản đồ dùng dạy học của nhà trường. Các vấn đề sau đây phải được thông qua lãnh đạo trường: -Dự toán ngân sách hàng năm. -Kế hoạch cấp phát kinh phí chế độ mua sắm, phục vụ dạy học. -Thu và quyết toán học phí, thu các khoản khác. -Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, xử lí nghiêm các đối tượng có hành vi tham ô, lãng phí của công. d-Phối hợp với Chi bộ Đảng, Ban chấp hành Công đoàn trường tổ chức Hội nghị cán bộ công nhân viên chức để kiểm điểm tình hình thực hiện và đề ra chương trình công tác. -Phát huy tính dân chủ trong tập thể hội đồng sư phạm. Thông qua việc đóng góp ý kiến đối với việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình công tác của cơ quan, bàn biện pháp thực hiện. -Hiệu trưởng tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của tập thể để giải đáp những thắc mắc, đề nghị của tập thể sư phạm. -Bàn biện pháp cải tiến, cải thiện đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tạo điều kiện cho thanh tra nhân dân cơ quan hoạt động. 2.Triển khai, tổ chức và thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động cơ quan. Thực hiện công sở văn minh. a-Phổ biến cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc cơ quan biết các nội dung: -Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước có liên quan đến việc giáo dục hoặc theo chỉ thị của cấp trên. -Nội qui, qui chế hoạt động của cơ quan. -Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, tháng của cơ quan. -Khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch, đề bạc cán bộ. -Các nội dung trên được phổ biến công khai. b-Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được tham gia ý kiến. -Nội qui, qui chế cơ quan. -Các giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước. -Kế hoạch công tác. -Báo cáo sơ, tổng kết hoạt động của cơ quan. -Thực hiện các chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên . -Phát biểu trực tiếp hoặc thông qua ý kiến trong các cuộc họp. Hiệu trưởng có trách nhiệm giải thích, trả lời. c-Thực hiện chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. 3.Cải tiến công tác quản lí ngành, thủ tục hành chính, nề nếp làm việc. Tổ chức công tác tiếp PHHS của từng bộ có liên quan. Triệu tập các cuộc họp theo chức năng. Điều 6. Phạm vi trách nhiệm của phó hiệu trưởng 1.Phó hiệu trưởng được hiệu trưởng phân công một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm công tác đó trước hiệu trưởng. Trên cơ sở chủ trương và kế hoạch, đồng thời trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các tổ, bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ. 2.Phó hiệu trưởng có trách nhiệm phối hợp với nhau và các tổ, bộ phận, những vấn đề liên quan đến lĩnh vực khác. Khi giải quyết phải trao đổi với hiệu trưởng. 3.Chấp hành và thực hiện tốt qui chế dân chủ cơ quan. Điều 7. Phạm vi trách nhiệm của tổ trưởng Tổ trưởng chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của tổ mình được hiệu trưởng phân công và phải chịu trách nhiệm với hiệu trưởng và pháp luật. Điều 8. Phạm vi trách nhiệm của giáo viên, nhân viên 1.Giáo viên chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp của tổ chuyên môn (kể cả Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng). Có trách nhiệm của tổ mình bằng lịch công tác tuần, tháng và chịu trách nhiệm trước nhà trường và pháp luật. 2.Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, không làm những việc bị cấm theo quy định của pháp lệnh cán bộ công chức. Có nếp sống lành mạnh, Trung trực, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. 3.Trong khi thực hiện nhiệm vụ công tác phải phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên. Giáo viên, nhân viên có quyền trình bày ý kiến, đề xuất giải quyết những vấn đề, đồng thời có quyên bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên. 4.Phát huy ưu điểm, sữa chữa những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ, góp ý để xây dựng nội bộ cơ quan trong nội bộ trong sach vững mạnh. Điều 9. Thẩm quyền ký văn bản Hiệu trưởng ký tất cả các văn bản thuộc phạm vi quyền hạn. Các phó hiệu trưởng ký các văn bản được hiệu trưởng phân công hoặc uỷ nhiệm. Chương IV QUI ĐỊNH VỀ QUAN HỆ VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC. Điều 10. Quan hệ đối với cấp trên. Hiệu trưởng có trách nhiệm, phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn và chấp hành các quy định của cơ quan cấp trên. Báo cáo tình hình công tác, đảm bảo tính trung thực, khách quan, để có chỉ đạo kịp thời. Điều 11.Quan hệ với UBND xã. Tham mưu phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở địa phương. Điều 12. Đối với cơ quan cấp dưới. 1.Hiệu trưởng có chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của cơ quan. 2.Để đảm bảo giải quyết kịp thời yêu cầu công việc bộ phận cấp dưới. Hiệu trưởng phân công, uỷ nhiệm phó hiệu trưởng, bộ phận cốt cán một số lĩnh vực công tác phù hợp và chịu trách nhiệm báo kết quả với hiệu trưởng. 3.Quan hệ với công dân, cơ quan, tổ chức khác một cách thân mật, gần gũi, hoà nhã, tiếp nhận, giải quyết những kiến nghị, phản ánh của công dân một cách kịp thời. Chương V QUY ĐỊNH MỘT SỐ CÔNG VIỆC CỤ THỂ Điều 13: Chế độ hội họp. -Họp Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, cốt cán 1 lần/tháng. -Họp Hội đồng sư phạm 1 lần/tháng. -Họp tổ chuyên môn 2 tuần 1 lần. -Họp Công đoàn, Chi đoàn 1 lần/tháng. Chế độ báo cáo tuần cho UBND xã, báo tháng Phòng GD-ĐT, UBND xã. Điều 14: Tiếp nhận, xử lý công văn đi, đến phải qua văn thư theo đúng thủ tục quy định. Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 15: Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. -Hiệu trưởng chịu rách nhiệm triển khai, thực hiện quy chế này. -Nếu có những vấn đề phát sinh mới, không phù hợp. Hiệu trưởng xem xét để điều chỉnh. HIỆU TRƯỞNG . trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước có liên quan đến việc giáo dục hoặc theo chỉ thị của cấp trên. -Nội qui, qui chế hoạt động của cơ quan. . Quyết định ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THCS Khánh An” năm học 2009- 2010. Điều 2. Cán bộ, viên chức trường THCS Khánh An có trách nhiệm

Ngày đăng: 27/10/2013, 09:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w