1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải Giáo án Ngữ văn 9 bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Giáo án điện tử Ngữ văn 9

6 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 15,04 KB

Nội dung

→ Nội dung các câu đều hướng vào chủ đề đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”.. → Trình tự sắp xếp các câu hợp lí.[r]

Trang 1

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

I Mục tiêu bài học.

1 Kiến thức:

- Nắm được khái niệm liên kết và các phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn khi viết văn

2 Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng sử dụng phương tiện liên kết câu

3 Thái độ.

- Giáo dục ý thức sử dụng các phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn văn

II Phương tiện thực hiện.

- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ

- Trò: vở bài tập, sgk, vở ghi

III Cách thức tiến hành.

- Nêu vấn đề, thảo luận

- Phân tích

IV Tiến trình bài dạy.

1 Tổ chức:

2 Kiểm tra (Kết hợp trong giờ).

3 Bài mới.

- HS đọc đoạn văn sgk/42

Đoạn văn bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có

quan hệ với chủ đề chung của văn bản?

- Cách phản ánh thực tại thông qua những suy

nghĩ, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ là

một bộ phận làm nên một tiếng nói của văn

nghệ

Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn

trên là gì?

- Câu 1: tác phẩm phản ánh thực tại

- Câu 2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ

I Khái niệm liên kết.

1 Bài tập phần I (42).

- Đoạn văn bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ Giữa chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có mối quan hệ bộ phận- toàn thể

Trang 2

muốn phản ánh một điều gì đó mới mẻ.

- Câu 3: cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và

lời nhắn gửi của người nghệ sĩ

Nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ

đề của đoạn văn?

- Hướng vào chủ đề đoạn văn

Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong

đoạn văn?

- Hợp lí:

+ Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (phản ánh

thực tại)

+ Phản ánh thực tại như thế nào? (tái hiện và

sáng tạo)

+ Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (để

nhắn gửi một điều gì đó)

Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các

câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những

biện pháp nào?

- Lặp từ vựng: tác giả-tác phẩm

- Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác

phẩm, nghệ sĩ

- Phép thế: dùng từ “anh” thay thế từ “nghệ

sĩ”

Dùng cụm từ “cái đã có rồi” thay thế cho cụm

từ “những vật liệu mượn ở thực tại”

- Phép nối: dùng quan hệ từ “nhưng”

Các câu trong một đoạn văn phải đạt yêu cầu

gì? Về nội dung? Hình thức?

- HS đọc ghi nhớ

- HS đọc đoạn văn phần luyện tập

Phân tích sự liên kết về nội dung và hình thức

giữa các câu trong đoạn văn?

Chủ đề của đoạn văn là gì?

→ Nội dung các câu đều hướng vào chủ

đề đoạn văn là “cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”

→ Trình tự sắp xếp các câu hợp lí

2 Kết luận (ghi nhớ sgk/43)

III Luyện tập.

Trang 3

Nêu nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ

chủ đề ấy như thế nào?

- Trình tự các câu sắp xếp hợp lí cụ thể

+ Câu1:khẳng định những điểm mạnh của

người Việt Nam

+ Câu2: khẳng định tính ưu việt của những

điểm mạnh trong sự phát triển chung

+ Câu 3: khẳng định điểm yếu

+ Câu 4: phân tích cụ thể những biểu hiện của

cái yếu

+ Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là

phải khắc phục những lỗ hổng

Các câu được liên kết với nhau bằng những

phép liên kết nào?

* Bài tập sgk phần luyện tập

1 Bài tập 1

- Văn bản khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam

- Nội dung các câu đều tập trung và việc phân tích những điểm mạnh cần phát huy và những lỗ hổng cần nhanh chóng khắc phục

2 Bài 2:

- Câu 2 nối với câu 1 bằng cụm từ “bản chất trời phú

- Câu 3 nối với câu 2 bằng quan hệ từ

“nhưng”

- Câu 4 nối với câu 3 bằng cụm từ “ấy là”

- Câu 5 nối với câu 4 bằng từ “lỗ hổng”

4 Củng cố.

- HS đọc ghi nhớ

- Thế nào là phép liên kết?

- Liên kết câu?

- Liên kết đoạn văn?

5 Hướng dẫn học bài.

- Đọc kĩ văn bản

- Học bài cũ

- Hoàn thiện các bài tập còn lại

- Làm bài tập trắc nghiệm

Trang 4

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

(Luyện tập)

I Mục tiêu bài dạy.

1 Kiến thức:

- Ôn tập và củng cố những kiến thức đã học về liên kết câu là liên kết đoạn văn

2 Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết khi viết văn bản

3 Thái độ.

- Giáo dục ý thức thực hành

II Phương tiện thực hiện.

- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ

- Trò: vở bài tập,sgk, vở ghi

III Cách thức tiến hành

- Nêu vấn đề, thảo luận

- Luyện tập

IV Tiến trình bài dạy.

1 Ổn định tổ chức.

2 Kiểm tra:

Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn?

3 Bài mới

Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn

văn?

- Nếu các câu không liên kết với nhau thì ta

chỉ có một chuỗi câu hỗn hợp, một tập hợp

đoạn văn hỗn hợp

Có mấy loại liên kết và các dấu hiệu để nhận

biết các loại liên kết đó?

- Có 2 loại

I Củng cố lí thuyết.

* Các câu trong đoạn văn phải liên kết với nhau thì mới có một đoạn văn hoàn chỉnh

* Các đoạn văn phải liên kết với nhau thì mới có một văn bản hoàn chỉnh

* Có 2 loại liên kết

- Liên kết nội dung:

Trang 5

Thế nào là liên kết nội dung?

Thế nào là liên kết hình thức?

- HS đọc bài tập 1

Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn

văn trong những đoạn văn đó?

- Liên kết câu

a Liên kết đoạn văn

b Liên kết câu

- Liên kết đoạn văn

c Liên kết câu

Tìm các cặp từ trái nghĩa, phân biệt đặc điểm

của thời gian vật lí với thời gian đặc điểm của

tâm lí, giúp cho hai câu ấy liên kết với nhau?

- Các cặp từ trái nghĩa

Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong

những đoạn trích sau và nêu cách sửa các lỗi

ấy?

- Lỗi a: ý của các câu

+ Các câu phải làm rõ chủ đề của cả đoạn

+ Dấu hiệu nhận biết là trình tự sắp xếp hợp lí các câu (thực ra là ý của mọi câu được trình bày một cách logic)

- Liên kết hình thức

+ Dấu hiệu nhận biết là các phương tiện ngôn ngữ (từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cùng trường liên tưởng )các phép liên kết(Phép thế, phép nối, phép lặp)

II Luyện tập:

1 Bài 1: Chỉ ra liên các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau:

a Liên kết câu: lặp từ vựng (trường học- trường học)

- Liên kết đoạn văn: thế bằng tổ hợp đại từ(như thế cho câu Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến)

b Liên kết câu: lặp từ vựng(văn nghệ-văn nghệ)

- Liên kết đoạn văn: lặp từ vựng(sự sống- sự sống, văn nghệ-văn nghệ)

c Liên kết câu: dùng từ trái nghĩa(còn gọi là phép đối): yếu đuối- mạnh, hiền lành- ác)

2 Bài 2:

* Các cặp từ trái nghĩa (còn gọi là trái nghĩa ngữ dụng-xin xem lại sách thiết

kế bài giảng văn 7):thời gian vật lí- thời gian tâm lí, vô hình-hữu hình, giá lạnh-nóng bỏng, thẳng tắp-hình tròn, đều đặn- lúc nhanh lúc chậm

3 Bài 3:

* Lỗi: a-Ý của các câu tản mạn (mỗi câu nói đến một đối tượng khác nhau)

không tập trung làm rõ chủ đề của cả

Trang 6

b Trình tự các sự việc được nêu

Chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết hình

thức trong những đoạn trích dưới đây?

- Lỗi

đoạn văn

→Sửa: Cắm đi một mình trong đêm.Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông Anh nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào trận cuối

b Trình tự các sự việc được nêu trong các câu đều không hợp lí: chồng chết sao lại còn hầu hạ chồng?

→Sửa: thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào đầu câu 2 nói rõ ý hồi tưởng để tạo ra sự liên kết với câu 1, chẳng hạn: “Suốt hai năm chồng ốm nặng, chị làm quần quật ”

4 Bài 4:

* Lỗi:

a Câu 2 và 3 nên dùng thống nhất 1 trong 2 từ: nó hoặc chúng(từ chúng là phù hợp nhất)

b Hai từ văn phòng và hội trường không thể đồng nghĩa với nhau trong trường hợp này, phải thay từ hội trường

ở câu 2 bằng từ văn phòng

4 Củng cố:

- HS nhắc lại Liên kết câu là gì? Liên kết đoạn văn ?

- Thế nào là liên kết nội ?

- Liên kết hình thức?

5 Hướng dẫn học bài.

- Ôn lại kiến thức liên kết câu?

- Hoàn thiện các bài tập còn lại

- Làm bài tập trắc nghiệm

- Viết một đoạn văn có sử dụng liên kết câu (phép nối)

Ngày đăng: 04/01/2021, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w