Bức ảnh của Phùng được trưởng phòng khen ngợi, có mặt trong nhiều gia đình "sành nghệ thuật" nhưng chính tác giả của nó lại không bằng lòng vì đó là hình ảnh chỉ để ngắm nhìn, đ[r]
Trang 1CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Ngữ văn 12
Đề 1:
Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
DÀN Ý DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG:
a Giới thiệu chung về nhân vật:
- Hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực
- Vẫn toát lên những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
- Nhân vật quan trọng trong tác phẩm
b Phân tích nhân vật:
* Ngoại hình:
- Từ nhỏ đã có ngoại hình xấu xí, sau đó có mang với một anh con trai hàng chài, gã
chồng hiện thời lúc đó cục tính nhưng hiền lành
- Qua năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan nên nét xấu xí càng được thể hiện rõ…
* Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng :
- Vừa ở dưới thuyền lội lên, chị đã bị chồng đánh tới tấp
- Bị chồng đánh đập dã man, chị hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục
Trang 2* Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn
- Khi ở toà án, chị đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc nhiều nhận thức mới mẻ:
+ Sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế: lúc đầu “thưa gởi”, xưng “con” và chắp tay
vái lia lịa van xin; nhưng khi lấy lại sự tự tin, tâm thế đã thay đổi, chuyển cách xưng hô
+ Qua những lời giãi bày, Đẩu, Phùng và người đọc đã “vỡ ra” nhiều điều: đằng
sau vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương là một tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh; chấpnhận đau khổ vì đàn con; có cách ứng xử rất nhân bản
+ Nhận ra được lí do chị không thể bỏ chồng: cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, nuôi nấng đặng một sấp con, trong đau khổ triền miên vẫn có được
- Quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu: rất sâu sắc, nhiều chiều về con người
và cuộc sống
DÀN Ý CHI TIẾT:
1 Đặt vấn đề:
- “Chiếc thuyền ngoài xa” viết năm 1983, đây là những năm chuyển mình mạnh mẽ
của đất nước và của văn học
+ Tác phẩm lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên
chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987)
+ Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho
hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai
- Nhân vật để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất trong truyện là người đàn bà hàng chài:+ Một người phụ nữ nghèo khổ, lam lũ
+ Nhưng có đức hi sinh cao cả, bao dung, nhân hậu và rất trải đời
2 Giải quyết vấn đề :
a Giới thiệu chung về nhân vật:
- Nhân vật người đàn bà hàng chài là hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực vẫn tồn
Trang 3tại quanh cuộc sống của chúng ta.
- Dù cuộc sống riêng có phải chịu trăm nỗi cơ cực, tủi nhưng ở chị vẫn toát lên những
vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: tấm lòng nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha vàđức hi sinh
- Người đàn bà ấy không tên, tác giả chỉ gọi là "người đàn bà" một cách phiếm định
Đó là một con người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác Nhưng dõi theomạch của cốt truyện, người đọc thấy được rằng: số phận của con người ấy được tác giảtập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất
- Như thế, người đàn bà hàng chài là một nhân vật quan trọng trong tác phẩm
+ Chị có vai trò khá quan trọng trong sự phát triển cốt truyện, mạch truyện, trong mốiquan hệ với các nhân vật khác như Phùng, Đẩu, người chồng và chị em thằng bé Phác + Nếu không có hình tượng của nhân vật này, người đọc cũng không thể nhận ra quanđiểm nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu đối với con người và cuộcsống
b Phân tích nhân vật:
* Ngoại hình:
- Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả, nhà ở phố huyện sống bằng nghệ buôn bán
bả lưới, nhưng ngay từ nhỏ chị đã có một ngoại hình xấu xí “Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa”
+ Cũng vì xấu xí, trong phố không ai lấy nên chị có mang với một anh con trai hàngchài hay đến nhà chị mua bả về đan lưới
+ Lúc ấy, gã chồng hiện thời của chị tuy cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánhđập chị tàn nhẫn như bây giờ
- Những nét xấu xí, thô kệch ấy, qua bao nhiêu năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan vìcuộc sống nghèo khổ nên càng được thể hiện rõ hơn:
+ Một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi” với những “đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”, “khuôn mặt mệt mỏi”,
+ “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, tay “buông thõng xuống” ra vẻ nhẫn nhục, cam chịu.
* Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà hàng chài khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng:
- Vừa ở dưới thuyền lội lên đến bên chiếc xe rà phá mìn, chị đã bị chồng dùng chiếcthắt lưng, chẳng nói chẳng rằng quật tới tấp vào người Hắn vừa đánh vừa nguyền rủa
bằng cái giọng đau đớn rên rỉ: “Mày chết đi cho ông nhờ Chúng mày chết hết đi cho ông
Trang 4- Chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng đánh đập dã man, nghệ sĩ Phùng tưởng chị
sẽ né tránh, bỏ chạy hay kêu van nhưng anh rất ngạc nhiên khi thấy chị hoàn toàn camchịu, nhẫn nhục
* Người đàn bà ấy cũng rất tự trọng:
- Bị chồng đánh đập dã man tàn nhẫn nhưng chị chỉ cắn răng chịu đựng, không thề kêu
rên: “Không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”
+ Nhưng khi biết chuyện mình bị chồng đánh đã bị Phác và nghệ sĩ Phùng chứng kiến,
chị cảm thấy “vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”
+ Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại cho tình cảnh trớ trêu mà chịđang chịu đựng, dù cho đó là đứa con trai của chị
+ Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng chị không bận tâm, sẵn sàngnhẫn nhục chịu đựng
+ Và chị không muốn đứa con trai của mình chứng kiến cảnh cha nó đánh đập mẹ nótàn nhẫn như thế, huống hồ chi lại có sự chứng kiến của một người lạ mặt
Đó chính là lòng tự trọng, là nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ đáng thương vàđáng quý này
* Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn của người đàn bà hàng chài:
- Chánh án Đẩu đã mời chị đến để thu xếp chuyện gia đình và đề nghị chị từ bỏ lãochồng vũ phu Khi ở toà án huyện, chính người phụ nữ ấy đã đem đến cho Phùng, Đẩu vàngười đọc nhiều nhận thức thật mới mẻ
- Được mời lên toà án để giải quyết việc gia đình, lúc đầu chị lúng túng, sợ sệt, rụt rè
nên “tìm đến một góc tường để ngồi” Nhà văn đã dụng công nhấn mạnh vào sự thay đổi
ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà hàng chài.:
+ Với chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng, lúc đầu chị “thưa gởi”, xưng “con” và đã có lúc chắp tay vái lia lịa van xin: “Con lạy quý toà (…) Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
+ Nhưng khi lấy lại được sự tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà ấy đột ngột
chuyển cách xưng hô: “Chị cảm ơn các chú, lòng các chú tốt, nhưng các chú đa có phải
là người làm ăn … cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc.”
- Và qua những lời giãi bày rất chân tình, rất có sức thuyết phục của chị, Đẩu, Phùng
và người đọc đã “vỡ ra” nhiều điều mà trước đây họ chưa biết về chị.
+ Các anh đã nhận ra đằng sau cái vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương là cả một tấm
Trang 5lòng vị tha và giàu đức hi sinh của chị
Chị nói: “đám đàn bà ở thuyền chúng tôi … phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” Chị đã chấp nhận sự đau khổ để hi sinh cho cuộc sống của đàn con
Nếu những người đàn bà ở các thuyền chài khác chấp nhận người đàn ông uốngrượu, thì chị cũng chấp nhận bị đánh, có điều chị chỉ xin chồng đánh ở trên bờ để các conđừng nhìn thấy
Đó là một cách ứng xử rất nhân bản Chị không muốn gieo vào lòng các con thái độcăm thù đối với cha của chúng
+ Đẩu và Phùng cũng nhận ra được lí do chị không thể bỏ chồng
Lời giải thích của chị thật có lí, điều đó chứng tỏ chị không phải là một người nhunhược, hèn nhát mà là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải
Chị đã cho các anh biết: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa” Chị nhận thức được cuộc sống trên biển: nghề biển
không thể thiếu đàn ông, gã đàn ông ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời đi biển củachị
Hơn nữa, chị cũng cảm thông với những hành động của chồng Chị kể: “Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi” “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn…”
Rõ ràng, đó là một người đàn bà thất học nhưng rất hiểu cuộc đời: hiểu thiên chức làm
mẹ, hiểu nỗi khốn khổ và sự bế tắc của người chồng
+ Chị còn cho các anh biết thêm: Trong đau khổ triền miên, chị vẫn chắt lọc được
những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi Chị nói: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng
nó được ăn no…”, “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”
Có thể nói người đàn bà hàng chài là biểu tượng cho tình mẫu tử, biểu tượng cho khátvọng hạnh phúc gia đình
Với chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù trong gia đình
ấy còn nhiều cảnh ngang trái, khổ đau, nhưng chị vẫn nâng niu, trân trọng từng niềmhạnh phúc thật nhỏ nhoi
c Bài học từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài:
- Nếu chúng tả hiểu sự việc một cách đơn giản thì ta chỉ yêu cầu người đàn bà bỏchồng là xong Nhưng nếu ta nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì ta sẽ thấy sự nhẫn nhục,cam chịu của người đàn bà hàng chài thực chất có nguyên do chính đáng
Trang 6- Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: không thể dễ dãi, giản đơn trongviệc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống.
- Đặc biệt, người nghệ sĩ không có quyền nhìn nhận cuộc sống một cách giản đơn,phải nhìn nhận từ mọi phía để phát hiện bản chất con người
3 Kết thúc vấn đề:
- Xây dựng hình tượng người đà bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa,
một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thế sự của Nguyễn Minh Châu, ông đã khẳngđịnh những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ
Dù trong cảnh đói nghèo Lạc hậu, người phụ nữ vùng biển vẫn bộc lộ một tấm lòng
và một tính cách đầy nữ tính
- Qua hình tương nhân vật người đàn bà hàng chài này, ta cũng cảm nhận được tấmlòng nhân đạo của nhà văn Nguyễn Minh Châu:
+ Đó là cái nhìn yêu thương, thông cảm về số phận bất hạnh của con người;
+ Đó là việc phát hiện và khẳng định những phẩm chất cao đẹp của họ;
+ Đó còn là niềm khao khát có một chỗ dựa tinh thần, một cuộc sống no ấm bình yên,môt niềm hạnh phúc gia đình bình dị
- Cũng qua hình tượng nhân vật người đàn bà, ta nhận ra quan điểm sáng tác củaNguyễn Minh Châu rất sâu sắc, nhiều chiều về con người và cuộc sống Ông nhận thấycuộc sống này có cả ánh sáng và bóng tối, nước mặt và nụ cười, bề nổi và bề chìm
- Cuộc đời người đàn bà hàng chài còn nhiều ngang trái, khổ đau nhưng ta vẫ cảmnhận được cái nhìn thật nhân hậu của nhà văn đối với con người và cuộc sống
-Đề 2:
Phân tích sự biến đổi trong nhận thức của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng về người đàn bà hàng chài để làm rõ quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn
Minh Châu trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
1 Đặt vấn đề: Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trước và sau năm 1980:
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn nổi tiếng thời chống Mĩ cứu nước
+ Đề tài sáng tác chủ yếu của ông trước 1980 là đề tài về chiến tranh với nhân vật
Trang 7trung tâm là hình tượng người lính thời chống Mĩ anh dũng hay những cô thanh niênxung phong gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ trên tuyến đường TrườngSơn ác liệt.
+ Quan điểm sáng tác của ông thời kì này là ca ngợi con người Việt Nam thời chống
Mĩ cứu nước
+ Điều này đã được thể hiện qua những tác phẩm mang đậm tính sử thi và cảm hứng
lãng mạn như tiểu thuyết “Cửa sông” (1967), “Dấu chân người lính” (1970), tập truyện ngắn “Những vùng trời khác nhau” (1970).
- Từ thập niên tám mươi của thế kỉ XX cho đến lúc mất (1989):
+ Ông đã chuyển từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm hứng thế sự với những vấn
đề đạo đức và triết lí nhân sinh trong xã hội.
+ Nhân vật trung tâm của thời kì này là những con người đời thường trong hành trìnhnhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách
+ Những tác phẩm của ông thời kì này như các tập truyện ngắn “Bến quê” (1985).
“Chiếc thuyền ngoài xa” (1987), “Cỏ lau” (1989)
+ Trong số đó, đặc biệt là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện rõ quan điểm sáng tác của ông: Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời và người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn cuộc sống và con người một cách
đa dạng, nhiều chiều
2 Giải quyết vấn đề: Phân tích nhân vật để làm rõ quan điểm sáng tác trên:
a Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
* Phát hiện 1: Khung cảnh thiên nhiên vùng phá nước – một “cảnh đắt trời cho”
- Phùng – người chiến sĩ thời chống Mĩ cứu nước năm xưa- sau ngày thống nhất đấtnước, anh đã trở thành một người nghệ sĩ nhiếp ảnh
+ Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đề nghịPhùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh về đề tài này
+ Sau cả tuần “phục kích” ngoài bờ biển, anh đã chụp được một bức ảnh thật ưng ý, đẹp như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.
- Đó là cảnh một chiếc thuyền lưới vó ngoài khơi đang tiến vào bờ trong một buổisáng mù sương có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào
+ Vài bóng người lớn và trẻ em ngồi im phăng phắt như những pho tượng trên chiếcmui khum khum
+ Tất cả những hình ảnh ấy được nhìn qua những cái mắt lưới nằm giữa hai gọng vónhư một cánh dơi
Trang 8 Đó là một vẻ đẹp “trời cho”, một vẻ đẹp “thật đơn giản và toàn bích”
- Phát hiện ấy làm cho người nghệ sĩ cảm thấy thật xúc động
+ “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”
+ Anh chợt nhận ra đó là cái “khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.
+ Điều đó cho thấy: Người nghệ sĩ chân chính luôn gắn bó với cuộc đời để tìm vẻ đẹpcủa nghệ thuật và khi phát hiện được một nét đẹp về nghệ thuật, họ cảm thấy hạnh phúc
tột đỉnh và cảm nhận được “bản thân của cái đẹp chính là đạo đức”, cái đẹp chân chính
- Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy lần lượt bước ra:
+ Một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi”, với những “đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”, “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, tay “buông thõng xuống” ra vẻ nhẫn nhục, cam chịu.
+ Một người đàn ông đi sau, “lưng rộng và cong như một chiếc thuyền”, “mái tóc tổ quạ”, “chân đi chữ bát”, “hàng lông mày cháy nắng rủ xuống”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”.
+ Lão đàn ông đưa vợ lên bờ với dáng điệu “hùng hổ, mặt đỏ gay”, rồi “rút trong người ra chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa” và “chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, vừa đánh “vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két” và nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn “Mày chết đi cho ông nhờ Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.
- Trước tình cảnh ấy, nghệ sĩ Phùng có thái độ kinh ngạc đến sững sờ, “cứ há mồm ra
mà nhìn”, sau đó “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới” để cứu người đàn bà
+ Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác đã lao tới để bảo vệ mẹ nó
+ Nó giật chiếc thắt lưng từ tay người cha rồi đánh trả lại ông để bảo vệ mẹ nó
+ Người cha đã dùng hết sức lực của mình tát nó “ngã dúi xuống cát” rồi lẳng lặng trở
về thuyền
- Ba hôm sau, cảnh người đàn ông đánh vợ lại tái diễn
+ Không thể kìm nén được nữa, Phùng đã xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứthành động ác độc
Trang 9+ Người đàn ông đã đánh Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của tòa ánhuyện để điều trị.
c Tại tòa án huyện, câu chuyện của người đàn bà hàng chài đã đem đến những thay đổi trong nhận thức của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng:
- Theo quan điểm của Đẩu và Phùng, muốn giải quyết được những cảnh bạo hànhtrong gia đình của người đàn bà hàng chài chỉ có một cách tốt nhất là chị phải bỏ ngườichồng vũ phu tàn bạo ấy
- Vì vậy, họ đã mời người đàn bà lên tòa án để giải quyết
+ Nhưng chánh án Đẩu đã tỏ ra giận dữ khi nghe người đàn bà yêu cầu: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”
+ Còn nghệ sĩ Phùng, khi nghe câu nói của người đàn bà, anh cảm thấy “ngột ngạt”,
khó thở vì quá bất ngờ trước quyết định của chị
- Tuy nhiên, qua những lời giãi bày rất chân tình của người đàn bà hàng chài, Đẩu và
Phùng đã “vỡ ra” nhiều điều mà trước đây họ chưa hề biết về chị :
+ Các anh đã nhận ra đằng sau cái vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương của người đàn
bà hàng chài là cả một tấm lòng vị tha và giàu đức hi sinh của chị Chị nói: “đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”.
+ Các anh cũng nhận ra lí do chị không thể bỏ người chồng vũ phu và độc ác đó thật
có lí Điều đó chứng tỏ chị là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải: Chị đã cho các anhbiết:
“đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa”
+ Chị còn cho các anh biết thêm: trong đau khổ triền miên chị vẫn có được nhữngniềm hạnh phúc nhỏ nhoi Chị nói:
“Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”, “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”
- Sau buổi nói chuyện với người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, nhận thức của Đẩu
và Phùng có nhiều thay đổi:
+ Với Đẩu, anh đã vỡ ra nhiều nghịch lí của cuộc sống: lòng tốt là đáng quý nhưngchưa đủ, luật pháp là cần thiết nhưng phải đi vào đời sống, muốn con người thoát khỏicảnh đau khổ cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải li dị
+ Với Phùng, anh nhận ra một điều vô cùng thấm thía của một người nghệ sĩ làm nghệthuật, đó là:
Trang 10* Đừng vì nghệ thuật mà quên đi cuộc đời, bởi “nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời” Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một
con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có mộtcuộc sống xứng đáng với con người Chính vì vậy mà Phùng đã xông ra buộc người đànông chấm dứt hành động độc ác với người vợ của hắn Anh đã suy nghĩ rất nhiều về giađình người đàn bà hàng chài, đã cùng với Đẩu tìm cách giải quyết những bất công ngangtrái trong gia đình của chị
* Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống
và con người trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều thì mới phản ánh đúng về conngười và cuộc sống
3 Kết thúc vấn đề:
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là một hình ảnh ẩn dụ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc đời: nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời, phải đi sâu vào cuộc đời chứ không thểnhìn nó một cách hời hợt bên ngoài, hay nhìn nó “ngoài xa” Ở xa thì nhìn thấy nó rấtđẹp, nhưng khi đến gần, hoặc đi sâu vào bên trong mới phát hiện biết bao điều oái oăm,ngang trái
- Từ đó, tác giả muốn gởi gắm quan điểm nghệ thuật của mình: người nghệ sĩ khôngthể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đadạng, nhiều chiều
- Với ý nghĩa đó, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu có giá
trị nhân đạo sâu sắc
II Giải quyết vấn đề:
1 Giải thích khái niệm:
Trang 11- Nói đến giá trị nhân đạo là muốn nói đến:
+ Thái độ cảm thông của nhà văn đối với số phận con người, nhất là những con ngườinghèo khổ, bất hạnh
+ Đó còn là thái độ ca ngợi, khẳng định của nhà văn về những phẩm chất tốt đẹp củangười lao động;
+ Qua đó, nhà văn thể hiện những khao khát về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc chocon người
2 Những biểu hiện:
a Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” trước nhất thể
hiện ở thái độ cảm thông của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với cuộc sống của những con người nghèo khổ nơi vùng biển.
- Nhà văn xót xa trước cảnh nghèo khổ, đông con của những gia đình hàng chài:
+ “nhà nào cũng trên dưới chục đứa” phải sống chen chúc nhau trong những chiếc
+ Nếu không cảm thông và xót xa cho cuộc đời bất hạnh của chị, tác giả không chú ý
kĩ từng nét ngoại hình lam lũ đáng thương ở người đàn bà hàng chài
+ “khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc thếch và rách rưới”, “cặp mắt nhìn xuống chân”, “tay buông thõng xuống”, ra vẻ người nhẫn nhục, cam chịu.
- Hơn thế nữa, nhà văn còn muốn bênh vực cho chị, không muốn chọ bị chồng đánh đập tàn nhẫn
+ Vì vậy, trong tác phẩm, ít nhất hai lần tác giả đã để cho Phùng xông ra bênh vực cho
chị đến nỗi anh phải bị thương
+ Chúng ta có thể hiểu, nghệ sĩ Phùng cũng chính là hóa thân của nhà văn trong tácphẩm, là nhân vật mà nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm nhiều suy nghĩ và hành độngcủa mình
- Nhà văn cũng cảm thông với tình cảnh của người chồng vũ phu:
+ Cũng chính vì cuộc sống quá nghèo khổ lại phải lao động vất vả để nuôi cả một gia
đình đông con nên “anh con trai cục tính những hiền lành”, không bao giờ biết đánh vợ xưa kia, giờ đã trở thành một người chồng vũ phu thường xuyên đánh vợ tàn nhẫn “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”
Trang 12+ Có thể nói người đàn ông hàng chài thô bạo ấy là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo,
lam lũ Lão lầm lì đánh vợ như một thói quen để giải tỏa tâm lí và nỗi khổ triền miên củađời mình
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã phê phán mạnh mẽ hành động vũ phu của người chồng
+ Ông muốn giúp người đọc thấy rõ tình trạng bạo lực trong gia đình như một mảngtối còn tồn tại trong xã hội ta những năm tám mươi của thế kỉ hai mươi
+ Thông qua hình ảnh người chồng thường xuyên đánh vợ tàn nhẫn, tác giả đã báođộng với mọi người về một hiện tượng nhức nhối của xã hội
+ Đâu đó trong cuộc sống chung quanh ta vẫn còn sự lộng hành của cái xấu, cái ác
+ Gióng lên một hồi chuông báo động về cái ác, Nguyễn Minh Châu muốn đấu tranh cho cái thiện được tồn tại Đó chính là một trong những biểu hiện về giá trị nhân
đạo của tác phẩm
b Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn đứng về cái đẹp, cái thiện Đi tìm, phát hiện, ca ngợi, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người, đó là biểu hiện
sâu sắc của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Trước năm 1975, trong bối cảnh lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, Nguyễn
Minh Châu xây dựng những vẻ đẹp lí tưởng, yêu nước, anh hùng của con người ViệtNam thời chống Mĩ
+ Họ là Lãm, là Nguyệt trong tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh
Châu
+ Đó là những con người thật cao đẹp, họ biết hi sinh hạnh phúc cá nhân cho tình yêu
Tổ quốc, biết gác lại những tình cảm của cá nhân mình cho cuộc kháng chiến của toàndân tộc
- Sau năm 1975, cuộc sống hiện ra nhiều chiều, nhiều mặt đối lập, Nguyễn Minh
Châu đã đi sâu vào hiện thực để nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa dạng,nhiều chiều
+ Có như vậy, ông mới phát hiện ra được những vẻ đẹp còn khuất lấp trong cái lấm lápbụi bặm của đời thường
+ Hình ảnh người đàn bà xấu xí nhẫn nhục vẫn lóe lên vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêngliêng, một vẻ đẹp đầy nữ tính, vị tha của người phụ nữ ở một miền biển còn đói nghèo,lạc hậu
- Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện một cái nhìn rất nhân đạo về con người