1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TONG HOP DE ON GIUA KI 2 MON TOAN VA TV LOP 3

61 36 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 621,5 KB

Nội dung

Trang 1

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỮA HK II – ĐỀ SỐ 1Môn: Toán – Năm học 2019 - 2020

1 (1 điểm) Khoanh vào số liền trước của số: 9999?

4 (1 điểm) Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ ba Vậy ngày 15 tháng 3 là ngày thứmấy? Em hãy khoanh vào kết quả đúng dưới đây:

A thứ hai B thứ ba C thứ tư D thứ năm.

5 (1 điểm) Hình bên có mấy góc vuông ? Hãy khoanh vào kết quả đúng dưới đây:

7 (1 điểm) Người ta uốn một đoạn dây thép vừa đủ thành một hình vuông cócạnh 5 cm Tính độ dài đoạn dây đó?

Trang 2

8 (2 điểm) Một lớp học có 25 học sinh được chia đều thành 5 tổ Hỏi 3 tổ như thếcó bao nhiêu học sinh ?

Trang 4

Câu 1: Khoanh vào chữ cái ( A; B; C; D) đặt trước câu đúng:

a) Số liền trước của 3456 là:

b) Ngày 29 tháng 4 năm là ngày thứ năm Ngày 01 tháng 5 cùng năm là ngày:

Câu 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S: Trong một hình tròn:

 O là tâm hình tròn

Câu 3: Cho dãy số: 202; 204; 206; 208; 210; 212; 214; 216; 218

Nhìn vào dãy trên viết số thích hợp vào chỗ chấm:a) Số thứ hai trong dãy số là số

b) Số thứ năm trong dãy số là số

c) Trong dãy trên, số chữ số 8 có tất cả là

d) Trong dãy trên, số chữ số 1 có tất cả là ………

Trang 5

Câu 6: Đội Một hái được 140 kg nhãn, đội Hai hái được gấp đôi đội Một Hỏi cả hai đội hái được bao nhiêu Ki – lô – gam nhãn ?

Trang 6

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

ĐỀ ÔN SỐ 3

Trang 7

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

Trang 8

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

ĐỀ SỐ 4

Trang 9

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

Trang 10

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

Trang 11

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

ĐỀ SỐ 5

Trang 12

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

Trang 14

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

Câu 3: 2 điểm Một trại gà trong 3 ngày thu được 3150 quả trứng Hỏi trong 8 ngày như thế

trại gà sẽ thu được bao nhiêu quả trứng?

Trang 16

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

KIỂM TRA GIỮAN KÌ II – ĐỀ SSO 7MÔN: TOÁN - Thời gian: 40 phútBài 1.(1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (M1) A thứ ba B thứ tư C thứ năm D thứ sáu Bài 4 Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB sau đây (điền M dưới vạch phù hợp)

Trang 17

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

A

Đồng hồ A chỉ………

………

Bài 7 Có 3 xe chở dầu, mỗi xe chở được 2790l dầu Số dầu đó chia đều cho 9 cửa hàng Hỏi mỗi cửa hàng nhận được bao nhiêu lít dầu?

Bài 8 Điền đáp án đúng vào chỗ chấm. Cứ 60 cái bánh đựng đều trong 5 hộp Cô giáo mua về cho lớp 3A 6 hộp bánh như vậy và chia đềucho học sinh, mỗi học sinh 2 cái Hỏi lớp 3Acó bao nhiêu học sinh?

Bài 9 Đúng ghi Đ, sai ghi SA Trong hình bên, MN là đường kính

B Trong hình bên, OQ là bán kính

B Trong hình bên, OP là đường kính

D Trong hình bên, Q là tâm của hình tròn

Trang 18

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

Đề thi giữa học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt

Thời gian: 60 phútA Kiểm tra Đọc

I Đọc thầm bài văn sau:

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câuhỏi dưới đây:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộcmẫu câu nào?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a 1 hình ảnh b 2 hình ảnh c 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhânhóa cây gạo bằng cách nào?

a Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo b Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

Trang 19

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

II Đọc thành tiếng (Bài đọc 1)

Ông tổ nghề thêu

Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc Vua Trung

Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

Trả lời câu hỏi: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?

Đọc thành tiếng (Bài đọc 2)

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Ngựa Con thích lắm Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…

Trả lời câu hỏi: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?B Kiểm tra Viết:

I Chính tả: (Nghe viết) 15 phút

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức

khỏe mới làm thành công Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.

Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước.

II Tập làm văn (25 phút)

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

a Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào? b Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?

c Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em d Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó?

Trang 20

Câu 6: Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào?

(Hoặc: Bao giờ, ….Lúc nào … , Tháng mấy,….)

II Đọc thành tiếng (6 điểm)

- Bài đọc: 5 điểm

- Trả lời câu hỏi: 1 điểm

Đề 1 Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào?

Đề 2 Chú sửa soạn cuộc đua không biết chán Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.

* Chấm điểm đọc (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm)

- Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu không quá 1 phút: 0,5 điểm - Giọng đọc phù hợp, biết thể hiện cảm xúc: 0,5 điểm

B Kiểm tra ViếtI Chính tả (5 điểm)

- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp: 3 điểm

- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 4 điểm - Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đều nét: 4,5 điểm - Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 5 điểm.

Trang 21

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

* Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm

II Tập làm văn (5 điểm)

- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường (khoảng 3 câu): 3 điểm

- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu (khoảng 4 câu): 4 điểm - Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ: 4,5 điểm.

- Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm * Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4 Không cho điểm lẻ.

Trang 22

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

Thời gian: 60 phút

A Kiểm tra Đọc

I Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4đ)

Cho văn bản sau:

Có những mùa đông

Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh Lúc ấy Bác còn trẻ Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống Công việc này rất mệt nhọc Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

II Đọc thầm văn bản trên và làm bài tập: (6đ)

* Đọc thầm và làm bài tập:

Câu 1: (0,5đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?

A Cào tuyết trong một trường học B Làm đầu bếp trong một quán ăn C Viết báo.

D Chạy bàn.

Câu 2: (0,5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như để làm gì?

A Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình B Để theo học đại học.

C Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc D Để rèn luyện thân thể.

Câu 3: (0,5đ) Bài văn này nhằm nói lên điều gì?

A Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp B Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.

C Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước D Bác Hồ thử sức giá rét.

Câu 4: (0,5đ) Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu?

A 5 giờ B 6 giờ C 7 giờ D 8 giờ

Trang 23

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

Câu 5: (1đ) Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào?

Câu 6: (1đ) Qua câu chuyện trên, em học được điều gì ở Bác?

Câu 7: (1đ) Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác làm nghề cào tuyết trong một

trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào? A Vì sao? B Để làm gì?

C Khi nào? D Ai làm gì?

Câu 8: (1đ) Tìm một tên khác đặt tên cho câu chuyện trên Viết tên câu chuyện vừa

tìm được.

B Kiểm tra Viết

I Viết chính tả: (Nghe – viết) (4đ) (15 phút)II Viết đoạn, bài: (6đ) (25 phút)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn 5 -7 câu kể về một người thân của em (bố, mẹ, chú, dì, )

Gợi ý:

- Người thân của em làm nghề gì?

- Hằng ngày, người thân của em làm những việc gì? - Những việc ấy có ích như thế nào?

- Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì, ) như thế nào?

Trang 24

- Đọc đúng, tốc độ đảm bảo 40 – 5- tiếng/phút, ngắt nghỉ đúng ở dấu câu: 2 điểm - Trả lời đúng, đủ ý câu hỏi: 1 điểm.

II Đọc thầm văn bản và làm bài tập: (6đ)

B Kiểm tra Viết

I Viết chính tả: (Nghe – viết) (4đ) (15 phút)

Bài viết:

Tiếng cười tuổi học trò

Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.

Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng: - Ồ! Dạo này em chóng lớn quá!

Dũng trả lời:

Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ.

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 4 điểm.

- Mắc lỗi chính tả (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.

II Tập làm văn: (6 điểm) (25 phút)

- Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu theo yêu cầu của đề bài Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ: 6đ - Tùy theo mức độ sai sót về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm như sau:

Trang 25

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

+ Nội dung: 4 điểm (Viết được đoạn văn ngắn 5 -7 câu) + Diễn đạt: 2 điểm.

Trang 26

Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng Cô gọi : – Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế ?

– Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà Đấy, bạn soi gương xem, giống như đúc phải không ? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười Tôi với bạn là một mà thôi.

Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì : – Ừ, hai chúng mình là một.

Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa.

– Cô bé ơi ! Tôi là hoa hồng đỏ đây – Bông hồng nói – Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông Màu của lá cờ phấp phới Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn… Mặt trời chẳng bao giờ mất Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt Dòng máu chẳng bao giờ ngừng… Cô bé ơi, đó là tôi đấy ! Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiêng nói ríu rít của mọi loài hoa.

(Nguyễn Phan Hách, Tâm hồn hoa) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1: Hình ảnh nào tả vẻ đáng yêu của hoa đào và cô bé ?

a Hoa đào đang nở rợp một màu hồng b Cô bé với hoa đào là một mà thôi.

c Hoa đào và đôi môi cô bé đều ấm rực và nở những nụ cười, mỗi nụ cười toả ra những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.

Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp của hoa hồng ?

a Có màu của mặt trời sau làn sương sớm chẳng bao giờ mất.

b Có màu của ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông chẳng bao giờ tắt c Ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa.

d Có màu của dòng máu chảy trong thân thể chẳng bao giờ ngừng.

Trang 27

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

Câu 3: Những câu văn nào cho thấy tình yêu của cô bé với vẻ đẹp của hoa ?

a Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào.

b Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô c Cô bé đi vào trong vườn hoa.

Câu 4: Bài văn nói lên điều gì ?

a Vẻ đẹp của các mùa trong năm b Vẻ đẹp của cô bé trong vườn hoa c Vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa.

Câu 5: Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong

thân thể bạn” Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì ?

II LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.

a) Màu của hoa đào như… b) Hoa đào nở như… c) Màu của hoa hồng như…

Câu 2: Câu “Cô bé áp bông hồng vào ngực.” thuộc kiểu câu gì ?

a Ai là gì ? b Ai làm gì ? c Ai thế nào ?

Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu “Mùa xuân, cô bé vào trong vườn.” trả lời

câu hỏi nào ?

Câu 4: Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ô trống.

Mùa thu (1) cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu : những bông cúc vàng tươi rực rỡ (2) những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng (3) những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời (4) cây cỏ (5) Mùa thu thật là đẹp !

B Kiểm tra Viết

Hãy tưởng tượng em đang ở trong khu vườn xuân với hoa đào mang màu đôi môi cô bé, ấm rực và nở những nụ cười tươi,… với hoa hồng đỏ như màu lửa trong nắng mùa đông, như màu máu chảy trong thân thế,… tất cả gợi cho em rất nhiều cảm xúc về hoa Hãy viết một đoạn văn ngắn tả vẻ đẹp của hoa đào (hoặc hoa hồng).

Trang 28

Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn” Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em rất nhiêu cảm xúc Với em, máu nuôi trái tim đập những nhịp rộn rã, máu nuôi nụ cười đỏ thắm đôi môi, máu nuôi đôi chân em biết đi thật xa, nuôi đôi mắt em biết nhìn thật rộng… ! Máu ở trong mỗi người và quý giá biết bao ! Máu của sự sống lúc nào cũng căng tràn sắc đỏ, không bao giờ nhạt phai Biện pháp so sánh đã khiến hoa hồng trở thành dòng máu ấy – thành nguồn sống của con người và mãi mãi bất diệt cùng thời gian.

(Nghiêm Thị Hằng Nga)

II LUYỆN TỪ VÀ CÂUCâu 1:

a) Màu của hoa đào như màu đôi môi của người bạn nhỏ b) Hoa đào nở như nụ cười toả những tia sáng diệu kì.

c) Màu của hoa hồng như màu của mặt trời sau làn sương sớm Câu 2: -b

Câu 3: -b

Câu 4: Điền dấu câu : (1), (2), (3), (4) : dấu phẩy ; (5) : dấu chấm B Kiểm tra Viết

Bài 1:

Mùa xuân đến, khu vườn khoác lên mình chiếc áo hoa lộng lẫy Hoa đồng tiền đan thành chuỗi đỏ phía xa, hoa cúc vàng trải thành một vạt nắng, hoa lay-ơn vươn mình thanh cao, trắng muốt,… còn hoa đào rạng rỡ khoe sắc hồng Cánh hoa đào xinh xinh, mỏng manh, thỉnh thoảng chợt rung rinh nhẹ nhàng khi được gió vuốt ve dịu dàng Những nụ hoa còn non, khum khum xếp cánh lên nhau nhìn như đang chúm chím cười Thấp thoáng những bông hoa đã nở, cánh hoa hồng tươi như vừa đón nhận nụ hôn của mặt trời rực rỡ Nhuỵ hoa là những sợi chỉ mảnh màu hồng nhạt được cánh hoa ôm ấp, chở che Những chiếc lá non tựa chiếc thuyền câu tô điểm

Trang 29

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

thêm sắc xanh trên nền hồng ấm áp Hoa đào còn là tiếng gọi vui tươi của ngày Tết, rủ muôn ngàn may mắn đến bên mỗi người !

(Nghiêm Thị Hằng Nga) Bài 2:

Hoa hồng nở quanh năm nhưng đằm thắm hơn cả là khi đất trời vào xuân Sáng tinh mơ, khi những giọt sương còn rót mật trên lá cũng là thời điểm cánh hoa hồng mềm và mượt nhất Cánh hoa không mỏng manh như cánh hoa giấy, hoa đào mà dày mịn như một lớp nhung Màu của hoa rất đỏ và tươi Dưới ánh nắng mặt trời, hoa hồng hiện lên thật nồng nàn và quyến rũ Khi hoa chưa nở, nhìn như một bàn tay bé khum khum Lúc nhựa sống căng tràn cũng là lúc hoa nở bung như nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ Hoa khoe ra nhuỵ vàng rung rinh và hương thơm ngào ngạt gọi ong bướm nơi nơi về bầu bạn hát mừng.

Trang 30

Đọc thầm bài thơ sau:

Ngày hội rừng xanh

Chim Gõ Kiến nổi mõ Gà Rừng gọi vòng quanh

Sáng rồi, đừng ngủ nữa Nào, đi hội rừng xanh! Tre, Trúc thổi nhạc sáo Khe Suối gảy nhạc đàn

Cây rủ nhau thay áo Khoác bao màu tươi non.

Công dẫn đầu đội múa Khướu lĩnh xướng dàn ca

Kì Nhông diễn ảo thuật Thay đổi hoài màu da.

Nấm mang ô đi hội Tới suối, nhìn mê say:

Ơ kìa, anh Cọn Nước Đang chơi trò đu quay!

(Vương Trọng)

Câu 1: Nối tên con vật ở cột trái với từ ngữ tả hoạt động của chúng ở cột phải cho thích hợp.

Câu 2: Nối từng ô chỉ tên sự vật ở bên trái với ô thích hợp ở bên phải để thấy các sự vật tham giangày hội rừng xanh như thế nào.

Ngày đăng: 04/01/2021, 07:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w