1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hoat dong ngoai gio len lop thang 10 cua lop 12

6 1,2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 102,5 KB

Nội dung

KỊCH BẢN HOẠT ĐỘNG NGỒI GIỜ LÊN LỚP THÁNG 12 LỚP 10 A1. Chủ điểm : THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC. A. MỤC ĐÍCH,U CẦU: -Tun truyền các hoạt động nhân ngày Quốc phòng tồn dân 22_12. - Cũng cố thêm các kiến thức và sự hiểu biết về an ninh quốc phòng. - Thư giãn trước khi bước vào kì thi học kì một. B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: I. Tun bố lí do: Kính thưa tất cả các bạn bảo vệ tổ quốc là một trong những nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng đối với mỗi người dân, nhất là thế hệ thanh niên như chúng ta. Có biết bao người con ưu tú của dân tộc đã chiến đấu dũng cảm, kiên trung, sẳn sàng hy sinh tính mạng và tuổi trẻ vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Hướng tới lễ kỉ niệm “Qn đội nhân dân Việt Nam, 22-12-2010” lớp 10A1 trân trọng tổ chức chương trình hoạt động ngồi giờ lên lớp tháng 12 với chủ điểm “THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC”. II. Giới thiệu:  Đến tham dự buổi HĐNGLL hơm nay tơi xin trân trọng giới thiệu Thầy Hồng Triệu Khơi GVCN Và 47 học sinh lớp 10A1  Thành phần ban giám khảo gồm:- Bạn Lê Kim Thương - Bạn Tăng Vũ Kim Ly - Bạn Nguyễn Văn Triển  Người dẫn chương trình: Bạn Nguyễn Thị Cẩm Tú  Các đội chơi:- Đội 1: Tổ 1 - Đội 2: Tổ 2 - Đội 3: Tổ 3 - Đội 4: Tổ 4 Người DCT bắt nhịp 1 bài hát Người DCT: Hơm nay chương trình gồm 3 phần:  Phần 1: Thảo luận về vấn đề an ninh quốc phòng.  Phần 2: Trả lời câu hỏi.  Phần 3: Văn nghệ. III. Nội dung chi tiết:  Phần I : Ở phần thi này người dẫn chương trình đưa ra 4 vấn đề các đội cùng thảo luận. CÂU HỎI: Câu 1: Quốc phòng toàn dân là gì? Câu 2: Hãy nêu những tên gọi của quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kì? Câu 3: Nêu các truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam. Câu 4: Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là làm gì? TRẢ LỜI: 1. Quốc phòng toàn dân: là nền Quốc phòng mang tính chất " vì dân, do dân, của dân", phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, điều hành, nhân dân làm chủ, nhằm giữ hoà bình, ổn định đất nước, sẵn sàng đánh bại âm mưu, thủ đoạn xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Các tên gọi của quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kì: • Năm 1930: trong luận cư chính trị đàu tiên của đảng chủ trương xây dựng đội “ Tự vệ công nông”, đến “Đội tự vệ đỏ”, “Du kích Ba Tơ”, “ Du kích Bắc Sơn”, “Đội cứu quốc quân”. • Ngày 22-12-1944: “Đội tuyên truyền giải phóng quân” được thành lập, đó là đội quân chủ lực đầu tiên. • Sau cách mạng tháng 8- 1945:Đội vệ quốc đoàn. • Ngày 22-5-1946: Quân đội quốc giaViệt Nam. • Sau đại hội đại biểu toàn quốccủa đảng: Quân đội nhân dân Việt Nam. 3. Các truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam: • Trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của đảng. • Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng. • Gắn bó máu thịt với nhân dân. • Nội bộ đoàn kết thống nhất, kỉ luật, tự giác, nghiêm minh. • Độc lập tự chủ, tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước. • Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, đoàn kết thuỷ chung với bạn bè quốc tế. 4. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân,an ninh nhân dân là trách nhiệm của toàn dân, trong đó học sinh-những người chủ của tương lai của đất nước có vị trí, vai trò quan trọng. Trước hết học sinh phải tích cực học tập tốt, rèn luyện tốt, có niềm tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng lãnh đạo, vững tin vào con đường xã hội chủ nghĩa mà đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Mỗi học sinh không ngừng học tập, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, góp phần cùng với toàn đảng, toàn dân phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời cần phải nâng cao nhận thức về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống yên bình của nhân dân. Để phát huy vai trò, trách nhiệm trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngày càng vững mạnh đòi hỏi học sinh phải nhận thức rõ được âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch trong âm mưu “ Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, chống phá cách mạng nước ta hiện nay; tích cực học tập nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, nắm vững kiến thức về quốc phòng, an ninh; luyện tập các kĩ năng quân sự, an ninh và chủ động tham gia các hoạt động về quốc phòng, an ninh do nhà trường, địa phương tổ chức. Trước mắt, học sinh cần tích cực học tập hiểu về những nội dung cơ bản về xây dựng nền quốc phòng, an ninh góp phần cùng toàn đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân của đất nước trong thời kì mới.  Phần II: Thể lệ: có 8 câu hỏi về nhiều chủ đề, các đội lần lượt lựa chọn, mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm. Trả lời sai đội khác có quyền trả lời và bổ sung. 1. An ninh quốc gia là gì?  Là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. 2. Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày tháng năm nào?  22-12-1944. 3. Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch điện biên phủ.  Nguyễn Văn Trỗi. 4. Tác giả của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là ai?  Phạm Tiến Duật. 5. Hãy đọc 3 câu thơ cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.  Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. 6. Tổ chức lãnh đạo cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam là tổ chức nào?  Bộ quốc phòng. 7. Liệt sĩ cách mạng nào gắn liền với hoa lê ki ma?  Võ Thị Sáu. 8. Tại sao phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh?  Xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu, hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã khẳng định : " Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, luôn luôn coi trọng Quốc phòng - An ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặc chẽ”.  PHẦN III : Phần thi văn nghệ. Mỗi đội lần lượt trình bày tiết mục văn nghệ của đội mình với nội dung về thầy cô, bạn bè, mái trường, về đoàn . Đội nào hát hay, có phụ hoạ tốt nhận được điểm tối đa là 30 điểm. IV. Tổng kết : Tổng kết số điểm của 4 đội sau các phần thi và kết quả: ◊ Giải nhất thuộc về đội: với số điểm . ◊ Giải nhì thuộc về đội: với số điểm . ◊ Giải ba thuộc về đội: với số điểm . ◊ Giải khuyếnh khích thuộc về đội: .với số điểm . V.Đánh giá, nhận xét: - Nhận xét đánh giá của thầy Hoàng Triệu Khôi về chương trình HDNGLL tháng 12. - Thu thập các ý kiến của cá thành viên qua đó rút kinh nghiệm. Đức Phổ, ngày tháng năm 2010. Chữ kí GVCN . niệm “Qn đội nhân dân Việt Nam, 22 -12- 2 010 lớp 10A1 trân trọng tổ chức chương trình hoạt động ngồi giờ lên lớp tháng 12 với chủ điểm “THANH NIÊN VỚI SỰ. KỊCH BẢN HOẠT ĐỘNG NGỒI GIỜ LÊN LỚP THÁNG 12 LỚP 10 A1. Chủ điểm : THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC. A.

Ngày đăng: 27/10/2013, 05:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w