1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp huyện đức hòa (tỉnh long an) thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

141 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 4,09 MB

Nội dung

Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông , điện nước, phục vụ phát triển công nghiệp CN nhằm tập trung huy động các nguồn vốn từ kinh tế để đầu tư cơ sở hạ t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Ngô Thị Yến Nhi

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012

Trang 2

Ngô Thị Yến Nhi

Chuyên ngành : Địa lý học (trừ địa lý tự nhiên)

Mã số : 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Phạm Xuân Hậu

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các giáo sư giảng dạy các chuyên đề, giúp cho tác giả thu hoạch được rất nhiều kiến thức cần thiết và bổ ích

Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học PGS TS Phạm Xuân Hậu đã tận tình chỉ dẫn trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn, cảm ơn Ban Giám Hiệu trường ĐHSP, Phòng Công Nghệ và sau đại học, Khoa Địa Lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn, cảm ơn chân thành đến các sở, ban, ngành:

- Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An

- Phòng Tài nguyên môi trường huyện Đức Hòa

- Cục thống kê tỉnh Long An

- Phòng thống kê huyện Đức Hòa

- Ủy ban nhân dân huyện Đức Hòa

Những cơ quan trên đã cung cấp các tư liệu quý giá cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình; cảm ơn những người thân và bạn bè đồng nghiệp

đã chia sẽ khó khăn, động viên trong quá trình hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn

Ngô Thị Yến Nhi

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 9

1.1 Một số khái niệm 9

1.1.1 Công nghiệp 9

1.1.3 Phát triển bền vững 14

1.1.4 Phát triển khu công nghiệp bền vững 16

1.1.5 Công nghiệp hóa và hiện đại hóa 19

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến KCN 23

1.2.1 Nhóm yếu tố bên trong 23

1.2.2 Nhóm yếu tố bên ngoài 26

1.3 Vai trò của KCN 27

1.4 Cơ sở thực tiễn 28

1.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia công nghiệp ở Châu Á 28

1.4.2 Sự phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam 31

1.4.3 Sự phát triển khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ 34

1.4.4 Sự phát triển khu công nghiệp ở Long An 35

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở ĐỨC HÒA (LONG AN) 37

2.1 Khái quát về huyện Đức Hòa 37

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KCN huyện Đức Hòa tỉnh Long An 38 2.2.1 Vị trí địa lý 38

2.2.2 Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 41

2.2.3 Các nhân tố kinh tế - xã hội 51

2.3 Thực trạng phát triển các KCN huyện Đức Hòa tỉnh Long An 61

2.3.1 Tổng quát về tình hình phát triển kinh tế của huyện Đức Hòa 63

2.3.2 Tình hình phát triển các KCN 66

2.3.3 Tỉ lệ lắp đầy của các khu công nghiệp huyện Đức Hòa 70

2.3.4 Thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp 72

2.3.5 Doanh thu của các KCN 85

2.3.6 Sử dụng lao động trong các khu công nghiệp 88

2.4 Đánh giá chung về hoạt động của các KCN 91

2.4.1 Những thành tựu 91

Trang 5

2.4.2 Những hạn chế 92

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHI ỆP HUYỆN ĐỨC HÒA (LONG AN) ĐẾN 2020 94

3.1 Những căn cứ để đưa ra định hướng 94

3.1.1 Kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Long An đến 2020 94

3.1.2 Nhu cầu xã hội về sản phẩm hàng hóa 97

3.1.3 Thực trạng chiến lược phát triển kinh tế huyện Đức Hòa 98

3.2 Định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp huyện Đức Hòa 99

3.2.1 Phát triển về quy mô 99

3.2.2 Cơ cấu ngành 100

3.2.3 Công nghệ và sản phẩm 101

3.2.4 Sử dụng lao động 102

3.2.5 Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước 103

3.2.6 Vấn đề bảo vệ môi trường phát triển theo hướng bền vững 104

3.2.7 Thiết lập mối liên kết khu vực, tỉnh, vùng (kỹ thuật, lao động, trao đổi sản phẩm, hàng hóa, sử dụng công trình công cộng ) 106

3.3 Các giải pháp phát triển 107

3.3.1 Thực hiện các bước chuyển dịch phù hợp với yêu cầu 107

3.3.2 Kêu gọi đầu tư, nhanh chóng lấp đầy các khu công nghiệp 110

3.3.3 Kết hợp tuyển dụng lao động chất lượng cao với tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý 111

3.3.4 Thực hiện các kết hợp chặt chẽ, thường xuyên về vốn, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, lao động với các đơn vị, vùng lân cận và tỉnh, nước ngoài…cho phát triển 112

3.3.5 Chủ động thực hiện và vận động người lao động và cộng đồng địa phương bảo vệ môi trường sản xuất, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội các khu công nghiệp và nơi cư trú 113

3.4 Một số kiến nghị - đề xuất 116

K ẾT LUẬN 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

PHỤ LỤC

Trang 6

KCN : Khu công nghiệp

GTSXCN : Giá trị sản xuât công nghiệp

KCNC : Khu công nghệ cao

K/CCN : Khu cụm công nghiệp

UBND : Ủy Ban nhân dân

TN & MT : Tài nguyên và môi trường

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1 : Tổng hợp số lượng KCN dự kiến phát triển đến năm 2015 trên phạm vi

cả nước 33

Bảng 2.1 : Diện tích, số hộ, dân số và mật độ dân số huyện Đức hòa năm 2011 40

Bảng 2.2 : Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đức Hòa năm 2011 46

Bảng 2.3 : Phân phối lượng mưa hàng năm tại huyện Đức Hòa 47

Bảng 2.4 : Phân phối lưu lượng nước trong năm 48

Bảng 2.5 : Lao động và cơ cấu lao động xã hội của huyện Đức Hòa giai đoạn 2007 -2011 52

Bảng 2.6 : Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm huyện Đức Hòa giai đoạn 2007 -2011 53

Bảng 2.7 : Lao động công nghiệp huyện Đức Hòa theo ngành công nghiệp năm 2011 54

Bảng 2.8 : Tỉ lệ lắp đầy của các KCN trên địa bàn huyện Đức Hòa 70

Bảng 2.9 : Tên một số Doanh nghiệp trong KCN Đức Hòa 3 79

Bảng 2.10 : Doanh thu của các doanh nghiệp DDI trong các KCN huyện Đức Hòa năm 2011 85

Bảng 2.11 : Doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong các KCN huyện Đức Hòa năm 2011 85

Bảng 2.12 : Cơ sở sản xuất công nghiệp ở huyện Đức Hòa ( năm 2007-2011) 86

Bảng 2.13 : Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện năm 2010 và 2011 86

Bảng 2.14 : Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến của huyện Đức Hòa năm 2010-2011 87

Bảng 2.15 : Tình hình sử dụng lao động của các KCN huyện Đức Hòa năm 2012 (tính 6 tháng đầu năm) 89

Bảng 2.16 : Số lao động qua đào tạo và chưa qua đào tạo của các KCN huyện Đức Hòa 90

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu GDP huyện Đức Hòa năm 2005 64

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu GDP huyện Đức Hòa năm 2010 64

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Đức Hòa (năm 2011) 88

Biểu đồ 2.4 Lao động công nghiệp của huyện Đức Hòa giai đoạn 2007-2011 89

B ẢN ĐỒ Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Đức Hòa 39

Hình 2: Bản đồ hiện trạng phân bố các khu công nghiệp huyện Đức Hòa 71

Hình 3: Bản đồ định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Đức Hòa đến năm 2020 93

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Long An là vùng đất anh hùng xứng đáng với danh hiệu tám chữ vàng đã được

Trung ương ban tặng “TRUNG DŨNG KIÊN CƯỜNG, TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC”

thời chống Mỹ

Đã hơn 35 năm sau ngày Đại Thắng 30 - 4 – 1975, tiếp tục dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ngày càng phát triển trong thế vững vàng tiến lên chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì ấm no

hạnh phúc của nhân dân Cùng với khí thế đó Long An cũng từng ngày đổi mới Để

tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa của tỉnh trong thời gian tới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ IX đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm

2015 là khai thác tốt tiềm năng , lợi thế của tỉnh, thu hút có hiệu quả các nguồn lực

để phát triển kinh tế nhanh, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Để đạt được mục tiêu này, hiện nay tỉnh đang khẩn trương thực hiện 4 chương trình đột phá của tỉnh đến năm 2015, trong đó 2 chương trình nhằm mục tiêu tạo đột phá

trong phát triển công nghiệp như sau:

1 Chương trình phát triển đồng bộ nguồn nhân lực- giải quyết việc làm – giảm

nghèo nhằm đẩy mạnh nghề theo nhu cầu xã hội, đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, quan tâm đầy đủ nghề cho lao động nông thôn, tạo mọi điều

kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho người lao động

2 Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông , điện nước, phục vụ phát triển công nghiệp (CN) nhằm tập trung huy động các

nguồn vốn từ kinh tế để đầu tư cơ sở hạ tầng, chú trọng các hình thức đầu tư BT, BOT, PPP; trong đó chú trọng huy động vốn từ các doanh nghiệp đang có dự án đầu

tư tại tỉnh theo hướng chia sẽ một phần chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các cơ

sở hạ tầng có lợi cho doanh nghiệp đang có dự án đầu tư tại tỉnh theo hướng chia sẽ

một phần chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các cơ sở hạ tầng có lợi cho doanh nghiệp khi hoàn thành

Trang 10

Long An là một tỉnh CN nổi bật trong vài năm gần đây Luôn đứng trong top

10 về chỉ số cạnh tranh và vốn đầu tư nước ngoài FDI CN đã tồn tại từ khá lâu được biết đến với những sản phẩm: Dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng CN chiếm khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh Tập trung chủ yếu ở: Đức Hoà, Bến Lức, Tân An, Cần Đước, Cần Giuộc Riêng 5 huyện, thành phố này đã chiếm hơn 70% sản lương CN của tỉnh

Các năm qua Long An tập trung phát triển CN chủ yếu là các huyện Đức Hoà, Bến Lức tập trung nhiều khu CN lớn bậc nhất cả nước Mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển nhanh và đồng bộ cũng là một thế mạnh của nền CN Long An Một vài khu CN lớn: Đức Hoà 1, Đức Hoà 2( Xuyên Á), Tân Đức (huyện Đức Hoà), các KCN Thuận Đạo, Vĩnh Lộc 2, Thạnh Đức, Nhựt Chánh (huyện Bến Lức), các KCN Tân Kim, Long Hậu (huyện Cần Giuộc), các KCN Cầu Tràm (huyện Cần Đước) Trong các KCN đã đi vào hoạt động và một số KCN đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của giai đoạn 2 là Đức Hoà 1, Xuyên á, Tân Đức, Thuận Đạo và Long Hậu

Đức Hòa là một trong những huyện nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm (KTTĐ) của tỉnh Long An, là mũi đột phá trong lĩnh vực công nghiệp Hiện

nay toàn huyện có 7 khu công nghiệp (KCN) và 11 cụm công nghiệp (CCN) diện tích đất CN được phê duyệt quy hoạch là 6371 ha thu hút hơn 500 nhà đầu tư thứ

cấp đăng ký vào các khu cụm công nghiệp tập trung và đã có hơn 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ đi vào hoạt động Ngoài ra còn có trên 10 dự án đầu tư sản xuất

trực tiếp với ngành nghề may mặc và giày da nằm ngoài các khu cụm công nghiệp

với vốn đầu tư chủ yếu 100% vốn nước ngoài nằm rải rác ở các xã, và có trên 15 nhà máy và cơ sở sản xuất gạch thuộc địa bàn xã Lộc Giang, An Ninh Đông đã đi vào hoạt động

Bên cạnh việc phát triển CN của huyện nhằm thúc đẩy xây dựng nền kinh tế huyện vững mạnh thì đi đôi là việc bảo vệ môi trường phải làm thế nào phát triển

CN theo hướng bền vững là một vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay

Trang 11

Làm thế nào để phát huy hết tiềm năng vốn có của huyện trong phát triển CN

mà vừa đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững là một vấn đề cấp bách hàng đầu của huyện trong giai đoạn hiện nay với tính chất cấp thiết của đề tài nên em

chọn đề tài “Định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp huyện Đức

Hòa (t ỉnh Long An) thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

- Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển CN vào việc đánh giá tiềm năng, nguồn lực phát triển CN nói chung và các KCN nói riêng trên địa bàn huyện Đức Hòa tỉnh Long An và những tác động của các KCN đến tình hình phát triển kinh tế -xã hội, môi trường của huyện

- Đưa ra định hướng và giải pháp nhằm phát triển các KCN của huyện theo hướng bền vững

2 2 Nhiệm vụ

- Khái quát cơ sở lý luận về KCN, các nhân tố ảnh hưởng, nguyên tắc phát triển, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và thực trạng phát triển KCN trên thế giới, khu vực

và ở nước ta, cơ sở lý luận về phát triển bền vững

- Phân tích nguồn lực phát triển CN của huyện đồng thời cho thấy thành tựu đạt được của các KCN và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, môi trường của địa phương

- Căn cứ vào hiện trạng phát triển các KCN từ đó định hướng và đề xuất các

giải pháp phát triển bền vững các KCN của huyện

3 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung tập trung

- Phân tích tiềm năng, nguồn lực phát triển CN của Đức Hòa

- Đánh giá thực trạng phát triển của các khu CN Đức Hòa

- Tác động tích cực và tiêu cực của các KCN đến tình hình phát triển kinh tế,

xã hội, môi trường địa phương

- Định hướng phát triển các KCN theo hướng bền vững

Trang 12

- Các giải pháp và kiến nghị phát triển KCN theo hướng bền vững

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các KCN đang hoạt động trên

địa bàn huyện Đức Hòa của tỉnh Long An Các khu công nghiệp được đề cập bao

gồm Đức Hòa 1, Đức Hòa 2 (Xuyên Á), Đức Hòa 3, Tân Đức, Tân Đô, Hải Sơn,

Đại Lộc

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển các KCN trên địa bàn

huyện Long An từ năm 2005 đến nay Vì từ sau năm 2005, một số KCN đi vào hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao có tác động mạnh mẽ đến tình hình phát triển kinh

tế-xã hội, môi trường của địa phương

4 Những công trình nghiên cứu có liên quan

Sự hình thành và phát triển các KCN đã lôi cuốn nhiều tác giả quan tâm

nghiên cứu cả về lý luận lẫn đánh giá thực tiễn từ đầu những năm 90 cho đến nay Năm 1993 Lưu Vũ Mai đã cho xuất bản quyển kinh nghiệm của thế giới và khả năng phát triển khu chế xuất ở Việt Nam chuyên đề thông tin Năm 1995, Văn Thái

thực hiện một công trình đánh giá tổng kết toàn bộ các khu chế xuất Việt Nam, bên

cạnh việc xem xét và đúc kết kinh nghiệm từ một số khu chế xuất trên thếgiới Cũng

trong năm này, Lê Văn Nin đưa ra một công trình nghiên cứu về cơ sở hình thành,

phát tri ển các KCN tập trung ở Việt Nam Năm 2002 Bộ kế hoạch và đầu tư – cơ quan đại diện phía Nam xuất bản cuốn khu chế xuất (KCX) và KCN ở các tỉnh phía Nam Tháng 3/2003 Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị tổng kết tình hình hoạt động các khu công nghiệp và vạch ra phương hướng phát triển Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Thạc sĩ Lê Thị Hường (và các tác viên) trường Đại học kinh

tế TP Hồ Chí Minh tháng 5/2004 : Các KCN – KCX Việt Nam, hiệu quả hoạt động và xu hướng phát triển Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo quốc gia “15 năm (1991-

2006) xây d ựng và phát triển các KCN,KCX ở Việt Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư tháng 7/2006

Về phía huyện Đức Hòa có bài báo cáo: “ Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN trên địa bàn huyện Đức Hòa” của anh Lê Thanh Tuấn – Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đức Hòa

Trang 13

Tuy nhiờn, cho đến nay vẫn chưa cú cụng trỡnh nào nghiờn cứu đầy đủ và chi

tiết về định hướng phỏt triển bền vững cỏc KCN trờn đia bàn huyện Đức Hũa tỉnh Long An Cỏc cụng trỡnh trờn sẽ là những tài liệu tham khảo quý giỏ để tụi nghiờn

cứu đề tài “Định hướng phỏt triển bền vững cỏc khu cụng nghiệp huyện Đức Hũa

thuộc vựng kinh tế trọng điểm phớa Nam và phỏt triển CN theo hướng bền vững đõy

là xu hướng chung của nhõn loại hiện nay

í nghĩa thực tiễn

Đề tài này gúp phần cung cấp cho cỏc nhà hoạch định chớnh sỏch, Ban quản lý KCN, những ý kiến đúng gúp cho việc hoàn thiện hệ thống phỏp lý cũng như những

giải phỏp thiết thực để thu hỳt vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài, hạn chế tối

đa những vấn đề mà hầu hết cỏc KCN nước ta hiện nay đang mắc phải đú là vấn đề mụi trường

Đồng thời, thụng qua đề tài cung cấp cho cỏc nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước cú cơ sở nhận định tỡnh hỡnh đầu tư tại địa phương từ đú cú chiến lược đầu tư

thớch hợp tăng cuờng hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi truờng đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất và gúp phần thỳc đẩy phỏt triển kinh tế của huyện,

tỉnh núi riờng và của cả nước núi chung

6 Quan điểm và phương phỏp nghiờn cứu

6.1 Quan điểm

6.1 1 Quan điểm hệ thống

Cỏc KCN huyện Đức Hũa được coi là hệ thống lónh thổ được đặt trong một

hệ thống lớn hơn, đú là hệ thống cỏc KCN của tỉnh Long An cú quan hệ với cỏc KCN của thành phố Hồ Chớ Minh, Tõy Ninh, Bỡnh Dương…và cả nước Khi đỏnh

Trang 14

gía các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển KCN Đức Hòa phải đặt trong sự ảnh hưởng chung của các điều kiện ảnh hưởng đến các trung tâm CN ở vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam và cả nước

6.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Đối tượng nghiên cứu là các KCN Chúng được phân bố trên một không gian

nhất định và có đặc trưng lãnh thổ riêng Áp dụng quan điểm tổng hợp - lãnh thổ cho phép xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động lẫn nhau, phát hiện ra quy

luật phát triển, các nhân tố trội tác động đến sự phát triển các KCN Vì vậy việc hình thành và phát triển các KCN ở Đức Hòa nếu có sự kết hợp tổng lực các yếu tố

tự nhiên, kinh tế-xã hội, đường lối chính sách phát triển của địa phương…sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển các KCN một cách nhanh chóng và hiệu quả

6.1.3 Qu an điểm lịch sử viễn cảnh

Những tác động của sự biến đổi kinh tế xã hội tới sự hình thành và phát triển

các KCN là quá trình lâu dài, vận động theo thời gian Hiện trạng phát triển các KCN và xu hướng phát triển là cơ sở đề xuất giải pháp quản lý và phát triển theo hướng bền vững các KCN trong tương lai

6.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Công nghiệp hóa là một quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế Nhưng trong quá trình phát triển các KCN sẽ xuất hiện nhiều vấn đề có ảnh hưởng đến sinh thái

và vấn đề phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau, các vấn đề thường gặp khi

phát triển ngành CN như xử lý nước thải, rác thải, khói thải…Vì vậy phải định hướng mục tiêu cơ bản là tăng cường hiệu quả của hoạt động CN và cải thiện môi trường: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực,…dựa trên quan điểm này mới có thể định hướng phát triển như thế nào nhằm phát huy sức mạnh

tổng hợp để phát triển các KCN có hiệu quả đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái

Trang 15

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin

Thông tin được thu thập từ nguồn niên giám thống kê, từ sách, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác sau đó được nghiên cứu, kiểm tra mức độ chính xác, phân tích sau đó sắp xếp và phân loại, các thông tin đã được thu thập

6.2.2 Phương pháp thống kê

Thu thập các tài liệu thống kê và khai thác thông tin một cách triệt để bởi vì đây là các tài liệu có “giá trị pháp lý” Các tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như Phòng Môi Trường và Tài Nguyên huyện Đức Hòa , Ban quản lý các khu công nghiệp Đức Hòa, UBND tỉnh Long An, UBND huyện Đức Hòa, Phòng kinh tế huyện Đức Hòa và các website có liên quan…để so sánh, tìm ra

nguyên nhân, thực trạng phát triển các KCN Đức Hòa, vấn đề bảo vệ môi trường trong các KCN như thế nào Từ đó đưa ra kết luận khả năng phát triển trong tương lai và định hướng phát triển các KCN theo hướng bền vững

6.2.3 Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ

“Mọi nghiên cứu của khoa học địa lý đều bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng bản đồ” Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ là phương pháp đặc thù của khoa học địa lý Khi tiến hành nghiên cứu các vấn đề địa lý nói chung và các vấn đề

về địa lý kinh tế xã hội nói riêng thì phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ là rất quan trọng và không thể nào thiếu được trong nghiên cứu các vấn đề địa lý

Các bản đồ, biểu đồ trong đề tài nghiên cứu cho phép việc thể hiện kết quả nghiên cứu một cách cụ thể và sinh động hơn Các bản đồ trong đề tài được thành

lập chủ yếu dựa trên cơ sở phần mềm Mapinfo

6.2.4 Phương pháp thực địa

Phương pháp thực địa là phương pháp cần thiết và không thể thiếu trong quá trình hoàn thành luận văn Trong quá trình thực hiệc đề tài tôi đã đến tham quan

thực tế các KCN của huyện, và tìm hiểu qua một số người làm việc tại các KCN các

cơ quan ban ngành và các địa điểm có liên quan đến việc thực hiện đề tài

Thực địa để xác định đối tượng và không gian nghiên cứu

Trang 16

Thực địa kiểm tra kết quả nghiên cứu và thực tế

6.2.5 Phương pháp chuyên gia, nhà quản lý

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình

của PGS.TS Phạm Xuân Hậu, của các thầy cô trong khoa Địa Lý và các ý kiến của

các chuyên gia của tỉnh, nhà quản lý và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển các KCN, đồng thời phân tích

những ảnh hưởng của nó đến những vấn đề phát triển kinh tế-xã hội Qua những ý

kiến của chuyên gia giúp tôi có những nhận định khách quan, chủ quan về sự phát

triển các KCN và những dự kiến các giải pháp khách quan, thiết thực và hiệu quả hơn về phát triển các KCN của huyện theo hướng phát triển bền vững

6.2.6 Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tích so sánh để rút ra những lợi thế và những hạn chế của sự

vật và hiện tượng (đối tượng nghiên cứu) để xác định, lựa chọn tối ưu cho quá trình nghiên cứu

Dựa trên số liệu của các KCN ta có thể nhận xét , so sánh xem KCN nào phát triển nhất và so sánh sự phát triển qua các năm thay đổi như thế nào

Trang 17

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 M ột số khái niệm

1.1.1 Công nghi ệp

- Công nghiệp (CN) là bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân Nó tạo ra

tư liệu sản xuất, tiến hành khai thác tài nguyên và chế biến chúng thành sản phẩm

phục vụ cho sản xuất và đời sống

- CN là một ngành độc lập của nền sản xuất xã hội đã xuất hiện cùng với việc nghề thủ công tách khỏi nông nghiệp, khi nghề thủ công trở thành nghề nghiệp chủ

yếu của một số người nhất định Trải qua giai đoạn hiệp tác lao động giản đơn và công trường thủ công, nghề thủ công đã biến thành nền CN đại cơ khí, tách khỏi nông nghiệp

- Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc: CN là một tập hợp các hoạt động sản

xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản

phẩm Hoạt động CN bao gồm cả 3 loại hình: CN khai thác tài nguyên, CN chế biến

và các dịch vụ sản xuất theo sau nó

- CN hiện đại là ngành sản xuất vật chất lớn nhất và chủ đạo Nó được cấu thành từ hàng trăm nghìn xí nghiệp thuộc nhiều ngành CN khác nhau Nhằm quản

lý và kế hoạch hóa sản xuất CN cần phân chia CN một cách có căn cứ khoa học Có nhiều cách phân chia dựa theo những căn cứ khác nhau

* Phân chia CN theo công d ụng kinh tế của sản phẩm là cách phân chia quan

tr ọng nhất

Việc phân chia này nói lên tác dụng của sản phẩm CN trong sản xuất và tiêu dùng, nói lên sự tương quan giữa sản xuất và tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất

mở rộng

Sản phẩm CN bao gồm các tư liệu sản xuất và các vật phẩm tiêu dùng, phù

hợp với điều đó người ta chia CN thành hai bộ phận lớn nhất: CN sản xuất các tư

liệu sản xuất (Nhóm A) hay công nghiệp nặng và CN sản xuất các vật phẩm tiêu dùng (Nhóm B) hay công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm

Trang 18

Khi xếp thành một ngành sản xuất nào đó vào nhóm A hay B, người ta xuất phát từ chỗ sản phẩm của nó được tiêu thụ chủ yếu ở đâu: trong lĩnh vực sản xuất

hay sinh hoạt

* Trên cơ sở tính đồng nhất của công dụng sản phẩm sản xuất ra hay căn cứ vào tính ch ất chung của nguyên liệu được sử dụng, hoặc dựa vào tính chất giống nhau c ủa các quá trình công nghệ Người ta chia toàn bộ ngành CN thành các nhóm

ngành chẳng hạn như CN luyện kim, CN gia công, kim loại, CN chế biến gỗ, CN

sản xuất vật liệu xây dựng, CN nhẹ và CN thực phẩm

* Căn cứ vào tính chất của sự tác động vào đối tượng lao động, người ta chia công nghi ệp nói chung thành CN khai thác và CN chế biến

Tác dụng của cách phân loại này là nhằm nghiên cứu quan hệ tỷ lệ và cân đối

giữa khai thác và chế biến

- Trong CN khai thác: Con người tác động trực tiếp lên tự nhiên và nhận được

từ lòng đất, từ rừng và từ nước nguyên liệu cho CN chế biến, vật liệu xây dựng, nhiên liệu và thủy năng Người ta xếp vào ngành CN khai thác các ngành CN khai thác mỏ, khai thác gỗ, đánh cá, các nhà máy thủy điện…

- CN chế biến: Chế biến nguyên liệu nhận được từ CN khai thác và từ CN sản

phẩm thô dùng hoặc làm vật liệu sản xuất tiếp hoặc làm ra vật phẩm tiêu dùng Ngành này bao gồm luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, dệt, CN thực phẩm và các ngành CN khác

Ngoài 3 cách phân biệt loại trên còn có các loại phân loại ngành CN khác căn

cứ vào các tiêu thức khác như: Dựa theo trình độ trang bị kỹ thuật, CN được chia

thành CN hiện đại, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp Dựa vào quan hệ sở hữu về

tư liệu sản xuất CN được phân thành CN quốc doanh, CN công tư hợp doanh, hợp

tác xã, doanh nghiệp tư nhân…Dựa theo cấp quản lý, sản xuất CN được chia thành

CN trung ương và CN địa phương

Cơ cấu công nghiệp: là tổng hợp những bộ phận hợp thành quá trình sản xuất

CN và mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận đó biểu hiện bằng tỷ trọng của từng bộ

phận so với toàn bộ sản phẩm CN tính theo giá trị tổng sản lượng

Trang 19

Cơ cấu ngành CN không phải là bất biến Nó thay đổi do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, lịch sử, tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ phát triển của sự hợp tác kinh tế và sự phân công lao động quốc tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên…

CN có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong sự nghiệp CNH của các nước đang phát triền trong đó có Việt Nam CN có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế

CN thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng CNH- HĐH, CN góp

phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức, phương pháp quản lý sản xuất

và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

CN tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển

giữa các vùng

CN có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được, đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị trường lao động

và giải quyết việc làm

CN đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế và nâng cao đời sống của nhân

1.1.2 Khu công nghi ệp (KCN)

Có nhiều quan niệm về KCN

KCN theo quan niệm của địa lý Xô Viết là một hình thức tổ chức lãnh thổ CN, nhưng chưa thật sự thống nhất về nội dung và những đặc trưng chủ yếu

* Các nhà khoa học của trường Đại học Tổng hợp Matxcova đưa ra một số quan niệm khác nhau Có thể dẫn ra một vài định nghĩa cụ thể

KCN là sự kết hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp ở gần nhau được quy tụ về một hay một vài trung tâm công nghiệp và bị chi phối bởi các nhân

tố phân bố CN đồng nhất

Một định nghĩa khác cho rằng KCN là sự tập trung theo lãnh thổ của những điểm CN, tạo thành sự thống nhất kinh tế với nền tảng là các ngành CN lớn có ý nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan.(Iu.G.Xautx kin,1981)

Trang 20

Hoặc KCN là một đối tượng sản xuất phức tạp kết hợp hàng loạt nhân tố kinh

tế, xã hội, tự nhiên có quan hệ với nhau về loại hình và mục đích (Xêmênôv,1981) Nhìn chung các quan niệm nêu trên thật không rõ ràng và cụ thể

* Quan niệm của một số nhà khoa học thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô trước đây tương đối rõ hơn:

KCN bao gồm một nhóm trung tâm CN phân bố gần nhau và kết hợp với nhau bằng việc cùng chung chuyên môn hóa, mạng lưới vận tải thống nhất và

những mối liên hệ sản xuất chặt chẽ (1981)

Về đại thể có 3 tiêu chuẩn xác định một KCN

Thứ nhất: KCN phải gồm một số trung tâm CN Từ đây có thể nhận thấy rằng, quy mô lãnh thổ của nó rất lớn mà ít nhất có hai trung tâm CN trở lên Mỗi trung tâm lại gồm một số cụm công nghiệp gắn với một thành phố

Thứ hai: Các trung tâm CN phải phân bố gần nhau và gắn bó với nhau trên cơ

sở cùng hướng chuyên môn hóa Tất nhiên trong tiêu chuẩn này cũng còn nhiều điểm không rõ ràng

Thứ ba: Có mạng lưới vận tải thống nhất và các mối liên hệ sản xuất chặt chẽ Các mối liên hệ kinh tế - sản xuất giữa các trung tâm tạo thành một KCN bao gồm:

- Liên hệ trực tiếp về mặt phối hợp sản xuất, cùng tham gia vào quá trình tạo

ra một loại sản phẩm, hoặc về mặt chế biến phế liệu của nhau, hay điều phối nhân

lực cho nhau

- Liên hệ gián tiếp về mặt sử dụng chung một nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, động lực, mạng lưới vận tải…

Quan ni ệm về KCN ở Việt Nam

So với khái niệm của khoa học địa lý Xô Viết, KCN ở Việt Nam là một hình

thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp hoàn toàn khác Trong nghị định 192/CP ngày 25-12-1994 của chính phủ đã nêu: KCN được quy định trong quy chế này là KCN (hay KCN tập trung) do chính phủ thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên

sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất CN không có dân cư sinh sống

Trang 21

Như vậy, có thể xác định KCN là một khu vực có ranh giới rõ rệt và những thế

mạnh về tự nhiên, kinh tế, xã hội kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư, hoạt động với cơ

cấu hợp lý, giữa các doanh nghiệp CN và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành

phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao của từng doanh nghiệp nói riêng và tổng thể các doanh nghiệp nói chung

KCN có một số đặc điểm chính sau đây:

- Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp CN trên một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội

- Các xí nghiệp nằm trong KCN được hưởng quy chế ưu đãi riêng, khác với các xí nghiệp phân bố ngoài KCN

- Có ban quản lý thống nhất để thực hiện quy chế quản lý

- Có sự phân cấp về quản lý và tổ chức sản xuất Về phía các xí nghiệp, khả năng hợp tác sản xuất phụ thuộc vào việc tự liên kết với nhau của tùng doanh nghiệp.Việc quản lý nhà nước được thể hiện ở chỗ Nhà nước chỉ quy định những ngành (hay loại xí nghiệp) được khuyến khích phát triển và những ngành (hay loại

xí nghiệp) không được đặt trong KCN vì lý do môi trường sinh thái hoặc an ninh

quốc phòng

- Các KCN rất khác nhau về tính chất và về loại hình Thí dụ, có KCN chỉ

xoay quanh một loại nguyên liệu nhất định với chuyên môn hóa thống nhất, trong khi đó lại có KCN tổng hợp với nhiều loại hình xí nghiệp; hay có KCN lớn, trung bình, nhỏ, hoặc có KCN đã hình thành hay đang trong quá trình hình thành…

- Để thuận lợi cho việc phân loại các KCN có thể đưa ra một số tiêu chí cụ thể như: vị trí địa lý, tính chất chuyên môn hóa, cơ cấu và đặc điểm sản xuất, quy mô,

sự độc lập hay phụ thuộc trình độ công nghệ

- Về vị trí địa lý: các KCN được hình thành ở những địa bàn khác nhau.Vì thế

có thể phân ra KCN nằm ở trung du hay vùng núi, KCN ven biển, KCN dọc theo

quốc lộ, KCN nằm trong các thành phố lớn…

- Về tính chất chuyên môn hóa, cơ cấu và đặc điểm sản xuất, có thể chia ra:

KCN chuyên môn hóa (trên cơ sở xí nghiệp chuyên môn hóa sử dụng một loại

Trang 22

nguyên liệu cơ bản như than, điện, luyện kim, hóa chất), KCN tổng hợp (cơ cấu đa

dạng với nhiều ngành sản xuất) hoặc KCN sản xuất chủ yếu để xuất khẩu (khu chế

xuất)

- Về quy mô tùy thuộc vào điều kiện đất đai, vị trí thuận lợi và sự hấp dẫn đối

với các nhà đầu tư (trong và ngoài nước), có thể chia thành: KCN có quy mô lớn, KCN có quy mô vừa KCN có quy mô nhỏ

Ở nước ta, quy mô của KCN có thể quy ước như sau:

+ Quy mô lớn: trên 300 ha

+ Quy mô vừa:từ 150 ha đến 300 ha

+ Quy mô nhỏ: dưới 150 ha

- Về tính chất độc lập hay phụ thuộc (tương đối), có KCN nằm ngoài các hình

thức tổ chức lãnh thổ CN cao hơn nó và có KCN là một bộ phận của trung tâm hay

dải CN (như khu Đông Anh và các khu mới như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn…) hoặc

nằm trên các địa bàn trọng điểm (KCN thuộc Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,

Quảng Ninh…)

- Về trình độ công nghệ, có thể chia ra một số loại KCN, tùy thuộc vào trình

độ khoa học và công nghệ của các xí nghiệp phân bố trong KCN Có KCN tập trung

các xí nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến và được goi là KCN kỹ thuật cao Ngược lại có KCN chỉ có các xí nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ trung bình, thậm chí có cả các xí nghiệp thủ công

1.1.3 Phát tri ển bền vững

- Theo Đại tự điển Tiếng Việt: “phát triển” được hiểu là quá trình vận động,

ti ến triển theo hướng tăng lên

- Theo T ự điển bách khoa Việt Nam: “phát triển” là phạm trù triết học chỉ ra

tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là 1 thuộc tính

phổ biến của vật chất Mọi sự vật, hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong

trạng thái bất biến mà trải qua hàng loạt các trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện

đến lúc tiêu vong Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các

m ặt đối lập

Trang 23

- Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển đưa ra định nghĩa về Phát triển

bền vững như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu

hi ện tại mà không làm tổn hại đến khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của chính thế

h ệ mai sau.”

- Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á: “Phát triển bền vững là 1 loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao

chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế

hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu

của thế hệ trong tương lai

* Nội dung phát triển bền vững

Nội dung cơ bản của phát triển bền vững có thể được đánh giá bằng những tiêu chí nhất định về kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và

chất lượng môi trường

- Bền vững về kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, cân đối tốc độ tăng trưởng kinh tế với

việc sử dụng các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch và năng lượng sạch

- Bền vững về xã hội là xây dựng một xạ hội mà trong đó nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội; giáo

dục – đào tạo, y tế, bình đẳng giới, giải quyết công ăn việc làm, khai thác tìn năng

tri thức bản địa và phúc lôi xã hội phải được chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội

- Bền vững về tài nguyên, môi trường là các dạng tài nguyên môi trường tái

tạo được sử dụng trong khả năng chịu tải của chúng nhằm khôi phục được cả về số lượng lẫn chất lượng, các dạng tài nguyên không tái tạo được phải sử dụng tiết kiệm

và hợp lý nhất Mội trường tự nhiên (không khí, đất, nước, cảnh quan thiên

nhiên,…) và môi trường xã hội (dân số, chất lượng dân số, sức khỏe, môi trường

sống, lao động và học tập của con người,…) không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt

Trang 24

được xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được đảm bảo, con người được

sống trong môi trường sạch sẽ,…Các tiêu chí nói trên là những điều kiện cần và đủ

để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, nếu thiếu một trong những điều kiện

đó thì sự phát triển đứng trước nguy cơ mất bền vững

1.1.4 Phát tri ển khu công nghiệp bền vững

* Quan điểm về phát triển bền vững các khu công nghiệp

Nội hàm của phát triển bền vững KCN không nằm ngoài ba mục tiêu của phát triển bền vững là phát triển có hiệu quả về kinh tế; phát triển hài hòa về mặt xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động; và khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường trong và ngoài KCN Về khía cạnh lý thuyết cũng như thực tiễn, có hai vấn đề cần làm rõ khi thảo luận về việc xây dựng hệ thống đánh giá phát triển bền vững KCN Việt Nam

Thứ nhất, trên góc độ quản lý nhà nước cũng như góc độ tiếp thị năng lực thu

hút đầu tư của các KCN, tác giả bài viết chia sẻ với luận điểm cho rằng phải đánh giá tính bền vững trong phát triển các KCN, đặc biệt trong điều kiện ở Việt Nam, do quá trình hình thành và phát triển các KCN chưa được lâu, mục tiêu chủ yếu tập trung vào việc thu hút vốn đầu tư, cơ chế chính sách và các định chế quản lý các KCN chưa nhất quán và thiếu đồng bộ, chưa có chuẩn qui định và chuẩn đánh giá

về KCN, việc điều hành công tác quản lý KCN còn nhiều bất cập, các điều kiện hình thành các KCN là khác nhau nên chúng cũng có những thuận lợi và khó khăn

khác nhau Do đó, cần thiết phải xây dựng hệ thống đánh giá phát triển bền vững KCN Việt Nam để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và quản lý hoạt động của các KCN

Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới việc kiểm định sự thành công của KCN lại được thực hiện chủ yếu thông qua sự đánh giá trực tiếp các doanh nghiệp hoạt động trong KCN theo các bộ tiêu chí phát triển bền vững khá chặt chẽ, và chúng tương đối tương đồng với nhau Kết quả đánh giá các doanh nghiệp trong KCN theo một

bộ tiêu chí thống nhất, theo chúng tôi, là một công cụ tham chiếu quan trọng về tính bền vững trong quá trình phát triển của KCN Việt Nam cần sớm xây dựng bộ tiêu

Trang 25

chí đánh giá doanh nghiệp trên cơ sở tham khảo các bộ tiêu chí đang được áp dụng phổ biến trên thế giới như Bộ tiêu chí Phát triển bền vững Dow Jones và Bộ tiêu chí của Tổ chức Sáng kiến toàn cầu GRI Bên cạnh việc đánh giá từng doanh nghiệp theo bộ tiêu chí thống nhất, hệ thống đánh giá phát triển bền vững KCN ở Việt Nam, hiển nhiên, cũng cần thể hiện được các yếu tố phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong KCN Quan điểm này của tác giả bài viết được thể hiện trong các tiêu chí đề xuất để đánh giá sự phát triển bền vững KCN Việt Nam

Thứ hai, sự phát triển bền vững của một KCN không chỉ phản ánh thông qua

những kết quả đạt được theo các tiêu chuẩn bền vững nội tại của KCN, mà còn phải được thể hiện ở vai trò tạo ra các tác động lan tỏa tích cực đối với các các nhóm lợi ích liên quan (các doanh nghiệp đối tác, địa phương, khu vực có KCN)

Tác động lan tỏa (spillover effect), còn được gọi là hiệu ứng lan tỏa, được các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đề cập từ cuối những năm 70 của thế kỷ 20, khi bàn về ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và của các công ty đa quốc gia tới các nước tiếp nhận đầu tư, mà thường là các nước kém phát triển hơn, nhưng có nguồn lao động rẻ và một số lợi thế về thị trường tiêu thụ Khái niệm tác động lan tỏa được sử dụng trước hết để đề cập đến những ảnh hưởng tích cực của FDI đối với nền kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư Tác động lan tỏa của các KCN được thể hiện trên ba khía cạnh khác nhau đối với doanh nghiệp trong nước,

cả trong và ngoài KCN: (1) Vai trò của FDI tại các KCN trong việc chuyển giao công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến cho các doanh nghiệp liên kết trong nước; (2) FDI thúc đẩy việc nâng cao trình độ của nguồn nhân lực trong nước để tiếp nhận và áp dụng hiệu quả các công nghệ sản xuất và kinh nghiệm quản lý; (3) Vai trò của KCN thúc đẩy mối liên kết ngược (backward linkage) giữa các doanh nghiệp FDI với các nhà cung ứng trong nước Mối liên kết này thường được thể hiện ở hai dạng: nguyên liệu đầu vào tại địa phương và nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng trong nước từ các doanh nghiệp của ngành CN phụ trợ Việc hình thành và phát triển mối liên kết ngược này phụ thuộc rất nhiều vào phạm vi và trình độ của các ngành CN trong nước Trên thực tế, tác động lan toả của KCN được thể hiện

Trang 26

trên các mặt: tạo sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế theo định hướng xuất khẩu; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực có KCN; góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường trong quá trình phát triển KCN Như vậy, từ các phân tích trên đây, phát triển bền vững KCN ở Việt nam phải được xem xét trên hai mặt: (1) Mức

độ bền vững trong hoạt động của KCN thông qua hiệu quả kinh doanh cao của các doanh nghiệp trong KCN, và (2) Tác động lan toả tích cực của KCN đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của các doanh nghiệp, ngành, địa phương, khu vực có KCN

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững khu công nghiệp

Với cách tiếp cận vấn đề phát triển bền vững KCN như trên, hệ thống đánh giá được xác định theo hai nhóm tiêu chí: Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững KCN và các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của KCN Các tiêu chí này có thể đo lường trực tiếp bằng các phương pháp định lượng hoặc đánh giá định tính theo các thang điểm đo lường thích hợp

* Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại khu công nghiệp

- Vị trí địa lý của khu công nghiệp

- Chất lượng qui hoạch khu công nghiệp

- Diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy KCN

- Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện

- Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN

- Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp của KCN

- Phạm vi, qui mô hoạt động, trình độ chuyên môn hoá và liên kết kinh tế

- Khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư

* Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của khu công nghiệp

- Tác động lan tỏa về mặt kinh tế

Trang 27

+ Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đóng góp vào ngân sách địa phương

+ Tác động nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam + Tác động thúc đẩy sự phát triển của ngành CN phụ trợ Việt Nam

- Tác động lan tỏa về mặt công nghệ

- Tác động lan tỏa về mặt xã hội

- Tác động lan tỏa về mặt bảo vệ môi trường

1.1.5 Công nghi ệp hóa và hiện đại hóa

* Quan ni ệm về công nghiệp hóa

Từ góc độ kinh tế học chính trị, khái niệm công nghiệp hóa (CNH) được phát

biểu như sau: CNH là quá trình cải biến nền kinh tế nông nghiệp dựa trên nền tảng

kỹ thuật thủ công mang tính hiện vật, tự cấp – tự túc thành nền kinh tế công nghiệp – thị trường Đây cũng là trục kinh tế của quá trình xây dựng một xã hội dựa trên

nền văn minh công nghiệp Cải biến kỹ thuật tạo dựng nền công nghiệp lớn (khía

cạnh vật chất - kỹ thuật) và phát triển kinh tế thị trường (khía cạnh cơ chế, thể chế)

là hai mặt của quá trình CNH

Theo khái niệm này, CNH được xem là quá trình có hai nội dung, hay nói đúng hơn có 2 mặt cơ bản

Thứ nhất: CNH là quá trình chuyển biến căn bản trình độ kỹ thuật của nền kinh tế, từ trình độ thủ công chuyển sang trình độ cơ khí; biến nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế CN Trình độ của nền công nghiệp không cố định theo một chuẩn mực công nghệ - kỹ nghệ “cứng” mà được nâng cao, được hiện đại hóa theo

sự tiến triển của thời đại Đây cũng là quá trình tạo lập nền tảng vật chất kỹ thuật (lực lượng sản xuất) của phương thức sản xuất mới

Thứ hai: CNH còn là quá trình cải biến thể chế và cấu trúc nền kinh tế Hình thái hiện vật của nền kinh tế được thay thế bằng hình thái xã hội hóa (hình thức giá

trị) Theo logic này, CNH cũng chính là quá trình cải biến hệ thống thể chế và cơ

Trang 28

chế kinh tế, từ nền kinh tế hiện vật - khép kín, tự túc sang nền kinh tế trao đổi lao động – xã hội hóa dựa trên sự phân công lao động xã hội phát triển mạnh mẽ

Với nội hàm như vậy: CNH chính là quá trình thay đổi phương thức phát triển

c ủa nền kinh tế

CNH có thể được hiểu như là một quá trình gia tăng tính phức hợp của nền kinh tế, trong đó có các hoạt động sản xuất ngày càng được chuyên môn hóa theo hướng tiến bộ công nghệ Các chỉ số thường được sử dụng để đo mức độ CNH cho các nước đang phát triển là các chỉ số về cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ lao động trong khu vực chế biến và chất lượng lao động, các chỉ số phản ánh cơ cấu xuất khẩu, các

chỉ số đến vai trò của FDI trong nền kinh tế Điều đáng lưu ý là mức độ CNH cần được so sánh theo mức độ thời gian và trên bình diện quốc tế Về cơ bản quan niệm

của Việt Nam không khác cách hiểu chung về CNH như đã nêu ở trên

Trong sự phân biệt chung nhất, đã từng tồn tại 2 mô hình CNH khác nhau về

chất Đó là CNH tư bản chủ nghĩa và CNH xã hội chủ nghĩa Sự khác biệt giữa 2

mô hình CNH này được quy về sự khác biệt về nền tảng sở hữu, biểu hiện ra thành

sự khác biệt của cơ chế vận hành nền kinh tế: cơ chế thị trường và cơ chế kế hoạch

hóa tập trung Đây chính là sự khác biệt phương thức phân bổ các nguồn lực để tiến hành CNH, điểm cốt lõi phân biệt 2 mô hình CNH Trong khi đó về mặt nguyên tắc,

lại không thể lấy sự khác biệt về cấu trúc ngành – sản phẩm để phân biệt CNH tư

bản chủ nghĩa (CNH trong điều kiện kinh tế thị trường) với CNH xã hội chủ nghĩa (CNH trong điều kiện kế hoạch hóa tập trung) Kinh nghiệm lịch sử cho thấy chính

sự khác biệt này là yếu tố quyết định thành công của quá trình CNH Sự sụp đỗ của các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chứng tỏ CNH trong khuôn khổ cơ chế kế

hoạch hóa tập trung thông qua cơ chế này nhìn dài hạn và bền vững không phải là phương thức hữu hiệu để giải quyết các vấn đề phát triển trong giai đoạn chuyển từ

nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế phát triển (hiện đại) do vậy, cũng không phải là phương thức thích hợp để đạt các mục tiêu xã hội chủ nghĩa

Trang 29

Mở rộng hơn nữa cách tiếp cận này có thể chỉ ra sự khác biệt giữa mô hình

CNH hướng ngoại – dựa vào xuất khẩu và mô hình CNH hướng nội – định hướng

thay thế nhập khẩu (khép kín)

Về dài hạn, hai mô hình CNH nói trên mang lại kết quả phát triển khác nhau

Cho đến nay, kinh nghiệm lịch sử thế giới xác nhận: mô hình CNH hướng ngoại –

dựa vào xuất khẩu mang lại kết quả tích cực rõ rệt và có triển vọng hơn hẳn so với

mô hình CNH hướng nội – thay thế nhập khẩu Trong trường hợp này, kết luận rút

ra rằng: kết quả của quá trình CNH tùy thuộc quyết định vào cơ chế phân bổ nguồn

lực, do áp dụng cơ chế khuyến khích cạnh tranh (nguyên tắc mở cửa – hướng ngoại)

hay do áp dụng cơ chế hạn chế cạnh tranh (chế độ bảo hộ - hướng nội)

Từ các kinh nghiệm lịch sử trên, có cơ sở thực tiễn để rút ra 2 nhận xét:

- Để CNH thành công nhất thiết phải đồng thời phát triển kinh tế thị trường và

dựa vào cơ chế thị trường để phân bổ các nguồn lực, giải quyết tốt mối quan hệ giữa

thị trường và nhà nước, nhà nước và doanh nghiệp, nội lực và ngoại lực

Nguyên nhân thất bại của CNH, ngoài việc do áp dụng mô hình CNH không

dựa vào thị trường (phủ nhận thị trường như trong trường hợp mô hình kế hoạch

hóa tập trung) còn do thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của nhà nước nhằm khắc phục

“thất bại” thị trường

Trong lịch sử, sự thất bại của công cuộc CNH ở một số nước thường bắt

nguồn từ một trong số (hay đồng thời) các nguyên nhân sau

+ Bỏ qua hay xem nhẹ một trong hai mặt nói trên của quá trình CNH: hoặc để

nhà nước can thiệp quá mức, xem nhẹ vai trò của thị trường hoặc ngược lại, để mặt

thị trường tự điều tiết kinh tế của Nhà nước

+ Thiếu một mô hình, chiến lược CNH thích hợp để kết hợp, phối hợp tối ưu

hai mặt, hai nội dung đó trong những điều kiện phát triển cụ thể của từng quốc gia

* Hi ện đại hóa

Theo cách hiểu phổ biến hiện nay hiện đại hóa (HĐH) là quá trình chuyển

biến từ tính chất truyền thống cũ sang trình độ tiền tiến hiện đại Về ý nghĩa kinh tế

HĐH được giải thích là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống sang

Trang 30

xã hội hiện đại bắt đầu từ thế kỷ XVII đến nay và vẫn còn chưa kết thúc Có người chia quá trình HĐH thành hai giai đoạn: HĐH lần thứ nhất tương ứng với thời kỳ

CNH cổ điển (theo kiểu nước Anh và Châu Âu hai thế kỷ trước) và HĐH lần thứ hai tương ứng với thời kỳ tri thức hóa (kết hợp tin học hóa, toàn cầu hóa kinh tế và

kinh tế hóa tri thức)

Nói ngắn gọn: HĐH Thay thế những máy móc cũ, lạc hậu bằng những máy

móc mới, hiện đại

CNH là một phần của quá trình HĐH Sự chuyển biến kinh tế-xã hội này đi đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện

kim quy mô lớn CNH còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên Dầu vậy, những thay đổi về mặt triết học là nguyên nhân của CNH hay ngược lại thì vẫn còn tranh cãi

Ở nước ta hiện nay thường dùng cụm từ CNH, HĐH với cách hiểu là “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn kết với nhau trong cùng một quá trình, ngay từ đầu và trong suốt trong các giai đoạn phát triển” Ở đây CNH được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế, mà còn cả về mặt xã hội văn hóa

Hiện nay ở Việt Nam nước ta CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm, có tác động

mạnh mẽ đến toàn bộ quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong giai đoạn tới Từ năm 1986 đến nay,Đảng và Nhà nước đã đề xuất và triển khai chiến lược đổi mới, dành nhiều nguồn lực để thực hiện CNH, HĐH một cách nhanh chóng, bền vững và có hiệu quả Trước sức ép của toàn cầu hóa và quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế cũng như trước những đòi hỏi của cuộc cách mạng khoa học kỹ

thuật và công nghệ đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, nhiều thách thức mới đang nảy sinh, đòi hỏi quá trình CNH phải được đẩy mạnh Liệu có thể có và nếu có thì làm thế nào để có thể thực hiện được một chiến lược CNH rút ngắn là một câu

hỏi lớn đang đặt ra với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

Trong quá trình xây dựng và phát triển CN là một nội dung then chốt Vì vậy khi nghiên cứu về CNH, HĐH, không thể không nghiên cứu sự phát triển cũng như phương hướng, giải pháp phát triển CN

Trang 31

1.2 Các y ếu tố ảnh hưởng đến KCN

1.2.1 Nhóm y ếu tố bên trong

* V ị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

Trong 10 yếu tố quyết định sự thành công của KCN, nhất là khu chế xuất (KCX) mà Hiệp hội KCX thế giới tổng kết, thì có 2 yếu tố liên quan đến vị trí địa lý (gần các tuyến giao thông, bến cảng) và tài nguyên thiên nhiên (đảm bảo đủ nguồn nước công nghiệp)

Thực tiễn chỉ ra rằng, sự thành công của KCN, KCX thường gắn liền với mức

độ thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên) Ví dụ: KCX Cao Hùng (Đài Loan), một trong các KCX đạt được những kết quả tốt nhất,

có vị trí địa lý lý tưởng, gần cả đường bộ, đường biển và đường hàng không Nó

nằm trên cầu cảng (số 33 – 38) của cảng Cao Hùng, cách sân bay quốc tế Hsiokong khoảng 20 phút đi bằng ô tô và thông ra đường cao tốc Hàng hóa ra vào KCX rất thuận lợi và nhanh chóng, vừa đỡ tốn thời gian, vừa giảm được chi phí vận tải Thuận lợi về nguồn nước cũng tương tự như vậy, nhất là đối với các ngành tiêu thụ

nhiều nước

Ở nước ta có khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng được KCN thì chỉ có thể

trên dưới 40 nơi thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư (trong và ngoài nước) do có vị trí địa lý thuận lợi và gần nguồn nước Chúng tập trung chủ yếu ở 3 nhóm khu vực sau đây:

- Các khu vực ven biển, gần cảng, có mạng lưới giao thông thuận lợi, không khó khăn lắm về nước ngọt

- Các khu vực phụ cận thành phố lớn, giao thông rất thuận lợi (đường ô tô, đường sắt, đường hàng không), đảm bảo đủ nguồn nước

- Các khu vực tuy xa thành phố lớn, nhưng giao thông thuận lợi, nguồn nước

tốt, có khả năng hình thành các đô thị mới, đồng thời sẽ là nơi đón nhận những giải

tỏa công nghiệp từ các thành phố

Ngoài hai yếu tố nói trên, tất nhiên các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước cũng là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và phá triển các

Trang 32

KCN…Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, sản phẩm làm ra đòi hỏi phải có

khả năng cạnh tranh cao, nghĩa là đảm bảo chất lượng cao, giá thành hạ Để có giá thành rẻ, nguồn nguyên liệu tại chỗ có vai trò đặc biệt quan trọng Điều này thường trông cậy vào nguồn tài nguyên trong nước, nhưng tất nhiên phải thỏa mãn được yêu cầu về “đầu vào” của sản phẩm (số lượng, chất lượng, mẫu mã nguyên liệu…)

* Các trung tâm kinh t ế và đô thị

Ở nước ta, các đô thị cũng thường là các trung tâm kinh tế với ý nghĩa khác nhau (quốc gia, vùng, địa phương) Các đô thị, nhất là các thành phố lớn, chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi cho việc ra đời phát triển các KCN, đồng thời có sức thu hút

mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư

Nhìn chung, các đô thị tập trung một số nơi thuận lợi chủ yếu sau đây:

- Có nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động có chất lượng cao (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng tiếp thu kỹ thuật mới)

- Sẵn có các cơ sở công nghiệp hỗ trợ (về phụ tùng, linh kiện hay bán thành

phẩm) phục vụ cho KCN

- Tập trung kết cấu hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện nước…) và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp

- Có các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề, ngân hàng, tài chính…

* Nhu c ầu xã hội về những sản phầm công nghiệp

Hiện nay những sản phẩm công nghiệp yêu cầu ngày càng cao hơn Sản phẩm

phải đạt chất lượng ngày càng tốt hơn và năng xuất sản phẩm phải ngày càng cao Đặc biệt để có sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ tại thị trường trong nước nói chung và ngoài nước nói riêng yêu cầu đòi hỏi sản phẩm công nghiệp phải có

chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý…Vì vậy các doanh nghiệp trong huyện phải áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, kể cả công nghệ cao

…mới đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại sản xuất ở địa phương khác hoặc hàng nhập khẩu được bán ở thị trường trong nước

Trang 33

* K ết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố hàng đầu đối với việc thu hút vốn đầu tư để hình thành KCN Thực tiễn xây dựng KCN ở nước ta cho thấy, kết cấu hạ

tầng càng tốt thì khả năng hình thành KCN càng cao Một số nơi có nhiều điều kiện

thuận lợi, thí dụ có thể hình thành cảng nước sâu (như dọc duyên hải miền Trung), nhưng các nhà đầu tư chưa mặn mà do sự hạn chế về kết cấu hạ tầng

Ngoài kết cấu hạ tầng sản xuất còn phải kể đến kết cấu hạ tầng xã hội Sự kết hợp hài hòa giữa chúng với nhau có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển các KCN

* V ốn đầu tư trong nước

Một trong những mục tiêu của việc xây dựng các KCN tập trung, đặc biệt KCX là thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong điều kiện của nước ta hiện nay, cũng

giống như hầu hết các nước đang phát triển, đã nảy sinh mâu thuẩn đáng kể: Muốn lôi kéo được vốn nước ngoài vào các KCN, trước hết phải bỏ vốn trong nước để xây

dựng kết cấu hạ tầng Nguồn vốn này bao gồm việc đầu tư kết cấu hạ tầng trong hàng rào (đường nội khu, cung cấp điện, cấp thoát nước…) và ngoài hàng rào của KCN (đường nối KCN với quốc lộ, lưới điện quốc gia, nguồn nước…) việc đầu tư này khá tốn kém mà nước ta lại vẫn còn nghèo

* Chính sách phát tri ển kinh tế của tỉnh, huyện

Chính sách công nghiệp bao gồm mọi hoạt động nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, với hai thành tố cơ bản: sự can thiệp chức năng và can thiệp có trọng điểm Sự can thiệp chức năng nhằm khắc phục những nhược điểm của cơ chế

thị trường nhưng không tạo ra những ưu thế cho chủ thể kinh tế khác Sự can thiệp

có trọng điểm được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động cụ thể nhằm khắc phục những khiếm khuyết trong phân bổ nguồn lực của nền kinh tế

Trong thực tiễn, chính sách công nghiệp sẽ tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Chính sách phát triển kinh tế của tỉnh, huyện có thể thúc đẩy hay kiềm hãm sự phát triển công nghiệp của địa phương đó

Trang 34

1.2.2 Nhóm y ếu tố bên ngoài

* V ốn đầu tư nước ngoài

Trong khi các nước đang phát triển thiếu vốn thì các công ty xuyên quốc gia

lại có nguồn vốn lớn, đang tìm môi trường đầu tư để đem lại hiệu quả kinh tế cao

Phần lớn KCN hay KCX ra đời nhờ các khoản vay ngân hàng để xây dựng kết cấu

hạ tầng

Theo dự báo các nước công nghiệp phát triển (OECD) có khả năng đầu tư vào các nước đang phát triển bình quân 0,4% GDP của họ (ở các nước Bắc Âu khoảng 1%) Tổng viện trợ ODA song phương hàng năm của các nước công nghiệp mới

(NICS) cho các nước đang phát triển trong những năm tới có thể lên tới 70- 75 triệu USD (nước ta có thể tranh thủ được khoảng 600-800 triệu USD)

Gần đây nổi lên xu hướng phát triển mạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI vào các nước đang phát triển để xây dựng các KCN Tuy nhiên điều kiện đầu tư phức tạp hơn Nếu như trước đây, các KCN chỉ cần xây dựng kết

cấu hạ tầng sản xuất (giao thông và phương tiện vận chuyển, cấp điện, nước…) là

đủ cơ sở để thu hút nguồn vốn FDI, thì ngày nay lại yêu cầu cả trình độ phát triển ở

mức độ nhất định về con người và công nghệ

Việt Nam dẫu sao vẫn là một thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư Vì thế, khả năng thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài hàng năm có thể lên tới vài tỷ USD

* Thị trường quốc tế

Thị trường thế giới là một trong những yếu tố hàng đầu tác động đến việc ra đời của các KCN, nhất là các KCX Điều đó được biểu hiện ở một vài phương diện sau đây:

- Trước hết là về thị trường tiêu thụ sản phẩm Các nhà đầu tư vào KCX với

mục tiêu cơ bản là sản xuất hàng xuất khẩu.Do đó thị trường tiêu thụ trong

chừng mực nhất định, chi phối quy mô, cường độ và hướng sản xuất của các KCX

- Sau đó là về thị trường nguyên liệu Phần nhiều KCN, đặc biệt là KCX trên

thế giới có quan hệ chủ yếu với thị trường quốc tế về mặt nguyên liệu

Trang 35

- Cuối cùng là sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế giữa các KCN, KCX Về

mặt nào đó, KCN,KCX được coi như một sản phẩm quốc tế và đang có sự

cạnh tranh gay gắt về địa điểm đầu tư Thị trường KCN, KCX được hình thành

do sự tác động qua lại của hệ thống cung- cầu Hiện nay có quá nhiều nước

mời chào đầu tư vào KCN,KCX Vì vậy sự thành công của nó trong việc thu hút các nhà đầu tư phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh trên thị trường KCN, KCX thế giới

* Quan hệ chính trị và chính sách toàn cầu

Quan hệ chính trị và chính sách toàn cầu của các nước phát triển có ảnh hưởng

mạnh mẽ đến khả năng hình thành các KCN tại các nước đang phát triển Sự tác động của yếu tố này thể hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:

- Điểu kiện ưu đãi về vốn nhất là vốn ODA và các khoản vay ngân hàng để xây

dựng kết cấu hạ tầng (sản xuất, xã hội) tại các KCN

- Điều kiện về đầu vào (nhập nguyên liệu, trang thiết bị, máy móc) và đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm)

- Khả năng chuyển giao công nghệ

1.3 Vai trò c ủa KCN

* Vai trò của KCN

Góp phần tăng trưởng kinh tế

Các KCN góp phần thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế địa phương, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển kinh tế các vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu an cư lạc nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư ở Đức Hòa Ngoài ra các KCN còn góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường, thúc đẩy năng lực, khoa học công nghệ

Góp phần phát triển ngoại thương

Hàng hoá được sản xuất tại các KCN không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà sẽ thâm nhập sang các thị trường nước ngoài như EU, Nhật Bản, Mỹ do đó các KCN sẽ góp phần phát triển mặt hàng, mở rộng thị trường, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu

Trang 36

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn

Do hầu hết các KCN đều nằm ở nông thôn nên nó không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế ở khu vực này mà còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần giải quyết

việc làm, tạo thu nhập ổn định, tăng năng suất chất lượng và hiệu quả cho lao động nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động mà còn phá vỡ tính khép kín của làng, xã, nâng cao trình độ dân trí cho người lao động địa phương và làm giảm bớt khoảng cách của sự cách biệt với các khu vực khác

Phát huy nội lực của các thành phần kinh tế

Việc hình thành các KCN đã tạo mặt bằng sản xuất, kích thích sự tham gia của các doanh nghiệp (kể cả trong nước và nước ngoài) vào hoạt động trong các KCN Bên cạnh các KCN tập trung, các KCN vừa và nhỏ đã thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần phát huy nội lực của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh

1.4 Cơ sở thực tiễn

1.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia công nghiệp ở Châu Á

Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế - kinh nghiệm Nhật Bản

Hội nhập quốc tế và chính sách phát triển: viêc gia nhập các định chế phát

triển quốc tế luôn đặt ra hai thái cực đối với nền kinh tế Nhật Bản Lo âu, trì hoãn

và tích cực để phát triển thị trường thế giới Trước các nghĩa vụ khi tham gia vào các định chế quốc tế và khả năng yếu kém cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ đầu của CNH, chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch một cách tỉ mĩ để giảm bớt thách thức, đồng thời nỗ lực nắm bắt thời cơ trong quá trình mở cửa và hội nhập Chính sách phát triển công nghiệp của Nhật Bản là tập trung phát triển các ngành CN có tiềm năng cạnh tranh tương lai trên thị trường thế giới để điều chỉnh

cơ cấu ngành CN Các ngành có lợi thế cạnh tranh tương lai là những ngành có khả năng tăng nhanh năng suất lao động qua việc dễ tiếp thu công nghệ và nhu cầu tăng khi thu nhập tăng Với cơ cấu công nghiệp mới, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ qua thuế và tín dụng cũng được soạn thảo nhằm trợ giúp phát triển và hoàn thiện cơ cấu ngành CN theo mục tiêu mong muốn Ngoài ra, sự thỏa hiệp của Chính

Trang 37

phủ và cộng đồng kinh doanh qua các hình thức thảo luận và định hướng phát triển luôn được duy trì Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa công nghiệp Nhật Bản, Chính phủ có những chính sách và biện pháp sát nhập các công ty để có qui

mô lớn hơn với khả năng cạnh tranh mạnh hơn

– Đẩy mạnh xuất khẩu của Nhật Bản thành công do hai đặc trưng Một là khả năng tổ chức và nỗ lực của các công ty, hai là chính sách hỗ trợ của Chính phủ Hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản do các công ty thương mại hàng đầu đảm nhận Các công ty thương mại kinh doanh tổng hợp, đa dạng hóa hình thức kinh doanh và

cơ cấu tổ chức hợp lý Sự đa dạng và tổng hợp của các công ty thương mại nhằm tránh rủi ro trong môi trường kinh doanh quốc tế và cơ cấu hợp lý tạo ra sự năng động trong môi trường kinh doanh toàn cầu Chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ dưới hai hình thức chủ yếu là miễn giảm thuế cho các công ty xuất khẩu và thành lập các cơ quan xúc tiến xuất khẩu nhằm cung cấp thông tin và những hướng dẫn kịp thời cho doanh nghiệp

Tuyển chọn nguồn nhân lực quản lý: Theo quan niệm Nhật Bản, quan chức

nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng đối với thành công của chiến lược phát triển quốc gia Hàng năm, Nhật Bản đều tổ chức các kỳ thi công chức hết sức nghiêm túc để lựa chọn nhà quản lý và cán bộ chuyên môn Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ dựa trên nền tảng duy nhất là năng lực chuyên môn thông qua kết quả học tập trong các trường đại học uy tín nhất đất nước Tính chất nghiêm túc của kỳ thi

và tiêu chuẩn trúng tuyển đã tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cho phép Nhật Bản có được các chính sách và thực hiện chính sách phát triển kinh tế một các hiệu quả Chương trình đào tạo công chức nhà nước của Nhật Bản cũng rất thực tế, tùy thuộc từng đối tượng, các giai đoạn đào tạo đều gắn liền với mục tiêu duy nhất - chuyên nghiệp về kỹ năng quản lý và vững vàng về lý luận kinh tế phát triển

Công nghiệp hóa và thu hút đầu tư nước ngoài - kinh nghiệm của Thái lan

– Có thể nhận thấy sự kết hợp khéo léo giữa mục tiêu CNH và thu hút đầu tư nước ngoài tại Thái Lan Chính sách thu hút FDI của Thái Lan rất năng động, liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kỳ phát triển đất nước Điểm nổi bật

Trang 38

của chính sách này là thông thoáng và bộ máy thực hiện rất có hiệu quả

– Thái Lan luôn xác định nước thu hút đầu tư trọng điểm, từ đó, xây dựng các

bộ phận chuyên trách riêng biệt cho từng nguồn xuất xứ của nhà đầu tư Chính sự chuyên môn hóa và tổ chức này đã đáp ứng nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau

Công ng hệ và chuyển giao kỹ thuật- kinh nghiệm Hàn Quốc

– Chính sách du nhập công nghệ nước ngoài có hai nội dung cơ bản, một là cố gắng đưa kỹ thuật và công nghệ vào Hàn Quốc bằng các hợp đồng nhập khẩu công nghệ, bằng sáng chế kỹ thuật, tránh đầu tư trực tiếp Hai là, hạn chế tỷ lệ góp vốn của đối tác nước ngoài dưới 49% nếu phải du nhập công nghệ trực tiếp Do vậy, Chính phủ đã ban hành qui chế giám sát cần thiết để lựa chọn công nghệ tiên tiến với giá cả của thị trường thế giới

– Để hoàn chỉnh chính sách du nhập công nghệ nước ngoài, Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để tiếp thu, học hỏi và phát triển công nghệ Ngoài ra, đầu tư của Chính phủ vào nghiên cứu và phát triển với mục tiêu là phát triển và hoàn thiện các công nghệ được du nhập từ nước ngoài và thành lập các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu để phổ biến, khai thác và hướng dẫn chuyển giao công nghệ

* Việt Nam tiến hành CNH trong khi một số nước tiên tiến lại đang trong quá trình phi nông nghiệp hóa, tức là họ đã và đang chuyển sang những ngành CN công nghệ cao, công nghệ sạch thay vì phát triển những ngành CN hao phí quá lớn về nhân lực và nguyên vật liệu, gây ô nhiễm môi trường hiện nay Dù vậy đối với một

nền kinh tế mà nông nghiệp còn chiếm ưu thế như Việt Nam thì CNH, với tư cách

là giai đoạn lịch sử quan trọng của sự phát triển lực lượng sản xuất, vẫn là quá trình

tất yếu, không thể bỏ qua Một khi đã không thể bỏ qua tiến trình CNH, thì vấn đề

con lại là phải lựa chọn mô hình CNH thế nào để tận dụng được “lợi thế của người

đi sau” , bỏ qua một số bước đi, rút ngắn thời kỳ CNH, HĐH và giảm bớt đau khổ

so với các nước đi trước Với việc rút kinh nghiệm từ những mô hình CNH của

những nước đi trước, việc xác định mô hình CNH hiện nay cần phải quán triệt các

Trang 39

quan điểm cơ bản sau:

- Mô hình CNH phải bám sát xu thế vận động của kinh tế thế giới nhằm khai thác tối đa những cơ hội do toàn cầu hóa và kinh tế tri thức tạo ra

- Mô hình CNH phải tạo điều kiện để vừa khai thác được lợi thế của mình,

vừa tận dụng được những cơ hội do thời đại tạo ra

- Mô hình CNH phải cho phép tránh được những thất bại mà các mô hình có trước đã gặp phải và chắt lọc được những gì là thành công từ các mô hình đó

- Mô hình CNH ở nước ta hiện nay phải vừa cho phép phát triển nhanh hướng

tới “dân giàu, nước mạnh” vừa đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh và an toàn cho

cuộc sống giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa

- Mô hình CNH phải hương tới sự phát triển bền vững

- Mô hình CNH phải được rút ngắn bước đi và thời gian so với các nước đi trước

1.4.2 S ự phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam

CNH là xu hướng tất yếu của các nước trong quá trình phát triển Ở nước ta,

chủ trương CNH đã được đề ra từ năm 1960 trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ ba

và liên tục được thực hiện cho đến nay

Để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, từng bước tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo quy hoạch, tránh xu hướng tự phát, “ Quy

hoạch tổng thể phát triển các KCN đến năm 2010” đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 519/TTg ngày 6/8/1996

Chúng ta biết rằng, trở thành một nước công nghiệp đòi hỏi phải có một nền công nghiệp phát triển ở trình độ cao cả về năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước và từ thực tiễn phát triển của Việt Nam cho thấy, tổ chức sản xuất công nghiệp tập trung tại các KCN đã thật sự mang lại nhiều hiệu quả to lớn không chỉ riêng cho sự phát triển của ngành công nghiệp, mà còn đổi mới cả nền kinh tế - xã hội ở một quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với sự hình thành và phát triển của các KCN

Trang 40

Năm 1991, khu chế xuất Tân Thuận được thành lập “khai sinh” ra mô hình

các KCN trong chiến lược xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Từ đó đến nay với nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến việc thành lập, hoạt động của các KCN được ban hành, điều chỉnh đã tạo ra hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển các KCN trên địa bàn cả nước Tính đến nay (năm 2010), Việt Nam đã có

250 KCN được thành lập, trong đó có 170 KCN (chiếm 68% tổng số KCN của cả nước) đã đi vào hoạt động, số còn lại đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Các KCN chủ yếu được thành lập ở ba vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; vùng kinh tế trọng điểm phía nam; vùng kinh tế trọng điểm miền trung), song cho đến nay cả nước có 57 tỉnh, thành phố có KCN được thành lập

Hiện nay, các KCN đã thu hút được 8.500 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký khoảng 70 tỉ USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài hơn 52 tỉ (chiếm 30% FDI cả nước), còn lại là vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước Nếu tính về giá trị sản xuất công nghiệp, các KCN hiện nay đã đóng góp hơn 30% giá trị công nghiệp của cả nước đã tạo việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động trực tiếp

và hàng vạn lao động gián tiếp Ngoài ra, các KCN phát triển đã kéo theo sự đầu tư

về cơ sở hạ tầng (điện, đường, nước ) Những kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của KCN góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Ðó là thúc đẩy sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu; thu hút vốn đầu tư; nộp ngân sách Nhà nước; tạo công ăn việc làm cho người lao động; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng trình độ công nghệ sản xuất; tạo sản phẩm có sức cạnh tranh, v.v Như vậy, các KCN thật sự là một động lực mạnh mẽ của sự nghiệp CNH - HĐH

Nhìn chung các KCN đã, đang và sẽ thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước,

sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo thêm

việc làm và nâng cao chất lượng lao động, mở rộng việc chuyển giao công nghệ tiên

tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt sự chênh lệch vùng

Việt Nam tuy có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: Điểm công nghiệp, Cụm công nghiệp, Khu công nghiệp tập trung (gọi tắt là Khu công nghiệp), Khu công nghệ cao, Trung tâm công nghiệp, Dải công nghiệp, Địa bàn (vùng) công

Ngày đăng: 01/01/2021, 18:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. B ộ kế hoạch và đầu tư (2006), kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia:15 năm (1991 – 2006) xây d ựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Vi ệt nam , Nxb Long An Sách, tạp chí
Tiêu đề: 15 năm (1991 – 2006) xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt nam
Tác giả: B ộ kế hoạch và đầu tư
Nhà XB: Nxb Long An
Năm: 2006
4. Hoàng Công Dũng, Công nghiệp hóa, đô thị hóa TP. Hồ Chí Minh và tác động của nó đối với kinh tế- xã hội - Hội thảo khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh (2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, đô thị hóa TP. Hồ Chí Minh và tác động của nó đối với kinh tế- xã hội
6. Lê Văn Khoa (Chủ biên), Môi trường và phát triển bền vững , Nxb giáo d ục Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và phát triển bền vững
Nhà XB: Nxb giáo dục Hà Nội
8. Thạch Hương – Lưu Quang Tuyến (chủ biên) (1989), Địa chí Long An , Nxb Long An và Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Long An
Tác giả: Thạch Hương – Lưu Quang Tuyến (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Long An và Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1989
9. Đặng Văn Phan (2010), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, Trường đại học Cửu Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập
Tác giả: Đặng Văn Phan
Năm: 2010
10. Đặng Văn Phan (2007), Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam, Bản đánh máy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam
Tác giả: Đặng Văn Phan
Năm: 2007
12. Ngô Đăng Thành (chủ biên) (2010), Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Ngô Đăng Thành (chủ biên)
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
13. Nguyễn Đức Thành (chủ biên) (2010), Lựa chọn để tăng trưởng bền vững , Nxb Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn để tăng trưởng bền vững
Tác giả: Nguyễn Đức Thành (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2010
14. Tổng cục thống kê (2006), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội , Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội
Tác giả: Tổng cục thống kê
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2006
15. Lê Thông (ch ủ biên) (2009), Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, Nxb giáo d ục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý ba vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam
Tác giả: Lê Thông (ch ủ biên)
Nhà XB: Nxb giáo dục Hà Nội
Năm: 2009
16. Tr ần Văn Thông (2003), Địa lý kinh tế Viêt Nam , Nxb th ống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế Viêt Nam
Tác giả: Tr ần Văn Thông
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 2003
17. Lê Thông, Nguy ễn Minh Tuệ (2000), T ổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam,Nxb giáo d ục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Lê Thông, Nguy ễn Minh Tuệ
Nhà XB: Nxb giáo dục Hà Nội
Năm: 2000
18. Nguy ễn Văn Thường (chủ biên) (2004), M ột số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Chính tr ị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam
Tác giả: Nguy ễn Văn Thường (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
19. Nguy ễn Minh Tuệ 1995, M ột số vấn đề về địa lý công nghiệp , Nxb giáo d ục Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về địa lý công nghiệp
Nhà XB: Nxb giáo dục Hà Nội
20. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2005), Địa lý kinh tế xã hội đại cương, Nxb đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế xã hội đại cương
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2005
21. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam , Nxb giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb giáo dục Hà Nội
Năm: 2009
24. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (2010) – Nghiên c ứu quy hoạch tổng thể phát tri ển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 25. Các Wedside Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
1. Ban qu ản lý khu kinh tế tỉnh Long An (2011) , Báo cáo v ề các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An Khác
3. Chi c ục thống kê huyện Đức Hòa (2011), Niên giám th ống kê huyện Đức Hòa Khác
5. Phạm Xuân Hậu (2010), Giáo trình giảng dạy – Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w