Tài sản tài chính: là bất kỳ tài sản nào trong danh mục sau: Tiền; Một công cụ vốn cổ phần của một tổ chức khác; Một quyền theo hợp đồng nhằm mục đích: nhận tiền hoặc tài sản tài chính
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi với sự
cố vấn của người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Việt Đây là đề tài luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Kế toán Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ
Tác giả: Hoàng Phúc Thọ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Việt, các thầy cô trong trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp trong Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Hoàng Phúc Thọ
Trang 5DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACCA (Association of Chartered Certified Accountants): hiệp hội kế toán công chứng Anh
CĐKT: cân đối kế toán
CPAA (Certified public accountant Australia): hiệp hội kế toán công chứng Úc
EU (European Union): Liên minh Châu Âu
FASB (Financial Accounting Standar Board): Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính (Mỹ) IAS (International Accounting Standars): Chuẩn mực kế toán quốc tế
IFRS (International Financial Reporting Standars): Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IASC (International Accounting Standar Committee): Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASB (International Accounting Standar Board): Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế KQHĐKD: kết quả hoạt động kinh doanh
SFAS (Statement of Financial Accounting Standards): chuẩn mực kế toán Mỹ
Trang 6BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng và biểu đồ 1: Số liệu thống kê về khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của cổ
phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM và sàn giao dịch chứng khoáng Hà Nội
từ tháng 9/2011đến tháng 10/2012……… ………Trang 40
Bảng và biểu đồ 2: Số liệu thống kê về khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của
trái phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM và sàn giao dịch chứng khoáng Hà Nội từ tháng 9/2011 đến tháng 10/2012 ……… ………Trang 41
Trang 7MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 1.1 Tổng quan về công cụ tài chính 10
1.1.1 Khái niệm công cụ tài chính 10
1.1.2 Phân loại công cụ tài chính 10
1.1.2.1 Công cụ tài chính cơ bản 10
1.1.2.2 Công cụ tài chính phái sinh 11
1.1.2.3 Công cụ tài chính đơn 15
1.1.2.4 Công cụ tài chính phức hợp 15
1.2 Kế toán về công cụ tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế 15
1.2.1 Kế toán về công cụ tài chính theo IAS 32 “Các công cụ tài chính: Trình bày” 16
1.2.1.1 Mục tiêu của chuẩn mực 16
1.1.1.1 Nội dung của chuẩn mực 16
1.1.1.1.1 Các định nghĩa trong chuẩn mực 16
1.1.1.1.2 Quy định về phân loại công cụ tài chính 17
1.1.1.1.3 Các nghiệp vụ trong tổ chức nắm giữ công cụ vốn của chính mình 19
1.1.1.1.4 Công cụ tài chính phức hợp 20
1.1.1.1.5 Quy định về bù trừ tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính 21
1.1.2 Kế toán về công cụ tài chính theo IAS 39 “Các công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường” 21
1.2.2.1.Mục tiêu của chuẩn mực 21
1.2.2.2.Nội dung của chuẩn mực 21
1.2.2.2.1.Quy định về ghi nhận tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính 21
1.2.2.2.2.Giá trị ghi nhận ban đầu của công cụ tài chính 22
Trang 81.2.2.2.3.Giá trị sau ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính 23
1.2.2.2.4.Giá trị sau ghi nhận lần đầu của nợ phải trả tài chính 25
1.2.2.2.5.Quy định về xem xét đo lường giá trị hợp lý 25
1.2.2.2.6.Kế toán phòng ngừa rủi ro 26
1.2.3 Kế toán về công cụ tài chính theo IFRS 7 “Các công cụ tài chính: Thuyết minh” 30
1.2.3.1.Mục tiêu của chuẩn mực 30
1.2.3.2 Nội dung của chuẩn mực 30
1.2.3.2.1.Thuyết minh về tầm quan trọng của công cụ tài chính 30
1.2.3.2.2.Thuyết minh về bản chất và phạm vi rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính 32 1.2.4 Kế toán công cụ tài chính theo IFRS 9 “Công cụ tài chính” 34
1.2.4.1.Quy định về giá trị ghi nhận lần đầu của tài sản tài chính 34
1.2.4.2.Quy định về giá trị sau ghi nhận lần đầu của tài sản tài chính 34
1.2.4.3.Quy định về giá trị sau ghi nhận lần đầu của nợ phải trả tài chính 35
1.2.4.4 Quy định về phân loại lại công cụ tài chính 36
1.3 Xu hướng hội nhập chuẩn mực kế toán quốc tế ở trên thế giới và kinh nghiệm ở một số nước 38
Trang 9CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM
VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
2.1 Tổng quan về công cụ tài chính ở Việt Nam 39
2.1.1 Tổng quan về thị trường vốn ở Việt Nam 39
2.1.2 Công cụ tài chính giao dịch trên thị trường vốn 39
2.1.3 Tổng quan về thị trường phái sinh ở Việt Nam 41
2.1.4 Công cụ tài chính giao dịch trên thị trường phái sinh 42
2.1.4.1 Công cụ phái sinh được sử dụng ở các ngân hàng 42
2.1.4.2 Công cụ phái sinh được sử dụng ở các doanh nghiệp 42
2.2 Các quy định hiện hành hướng dẫn kế toán doanh nghiệp về công cụ tài chính 43 2.2.1 Kế toán công cụ tài chính theo Quyết định 15/2006 – BTC – Chế độ kế toán doanh nghiệp 43
2.2.1.1 Kế toán các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác 43
2.2.1.1.1 Nguyên tắc ghi nhận 43
2.2.1.1.2 Quy định kế toán lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn 44
2.2.1.1.3 Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 46
2.2.1.2 Kế toán trái phiếu phát hành 46
2.2.1.2.1 Các trường hợp phát hành trái phiếu công ty 46
2.2.1.2.2 Các quy định về chiết khấu và phụ trội của trái phiếu 47
2.2.1.2.3 Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 48
2.2.1.2.4 Quy định ghi nhận lãi và chi phí phát hành trái phiếu 48
2.2.1.3 Kế toán phát hành trái phiếu chuyển đổi theo dự thảo hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp 48
2.2.1.3.1 Các quy định chung 48
2.2.1.3.2 Nguyên tắc kế toán phát hành trái phiếu chuyển đổi 49
Trang 102.2.1.3.3 Xác định giá trị các cấu phần của trái phiếu chuyển đổi 50
2.2.1.3.4 Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 51
2.2.2 Kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ trong các tổ chức ngân hàng 51
2.2.2.1 Kế toán nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn 51
2.2.2.2 Kế toán nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ 52
2.2.2.3 Kế toán nghiệp vụ mua quyền chọn 52
2.2.2.4 Kế toán nghiệp vụ bán quyền chọn 53
2.2.3 Kế toán công cụ tài chính phái sinh theo dự thảo hướng dẫn kế toán về công cụ tài chính phái sinh 53
2.2.4 Kế toán về công cụ tài chính theo Thông tư 210/2009/TT-BTC – Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính 54
2.2.5 Khảo sát về mức độ tuân thủ hướng dẫn kế toán về công cụ tài chính 55
2.2.6 Một số điểm hạn chế của chế độ kế toán Việt Nam về công cụ tài chính 56
Trang 11CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM
VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
3.1 Quan điểm 60
3.1.1 Áp dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính 60
3.1.2 Xây dựng lộ trình hợp lý khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính 61
3.2 Nguyên tắc 61
3.3 Giải pháp 62
3.3.1 Giải pháp chung 62
3.3.2 Giải pháp cụ thể 63
3.3.2.1 Ban hành hướng dẫn kế toán về phân loại cổ phiếu ưu đãi 63
3.3.2.2 Ban hành hướng dẫn sau ghi nhận ban đầu của công cụ tài chính 66
3.3.2.2.1 Tài sản tài chính 66
3.3.2.2.2 Nợ phải trả tài chính 67
3.3.2.2.3 Giá trị phân bổ của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính 67
3.3.2.2.4 Giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính 70
3.3.2.3 Ban hành hướng dẫn định lượng các thông tin thuyết minh về rủi ro thị trường và độ nhạy 72
3.3.2.3.1 Thuyết minh thông tin về rủi ro lãi suất 72
3.3.2.3.2 Thuyết minh thông tin về rủi ro ngoại tệ 74
3.3.2.3.3 Thuyết minh thông tin về rủi ro về giá cổ phiếu 76
3.3.2.4 Ban hành hướng dẫn kế toán trái phiếu chuyển đổi trong trường hợp chuyển đổi trước thời hạn hoặc mua lại trái phiếu chuyển đổi 77
3.3.2.5 Hướng dẫn kế toán về giao dịch hợp đồng quyền chọn cổ phiếu của tổ chức phát hành 81
3.3.2.5.1 Phát hành quyền chọn mua 82
Trang 123.3.2.5.2 Mua quyền chọn mua 84
3.3.2.5.3 Phát hành quyền chọn bán 85
3.3.2.5.4 Mua quyền chọn bán 87
LỜI KẾT LUẬN 89
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những rào cản quan trọng đối với các công ty Việt Nam khi tham gia thị trường vốn quốc tế là minh bạch thông tin tài chính để đáp ứng yêu cầu của thị trường, rào cản này xuất phát chủ yếu từ việc các hướng dẫn về kế toán Việt Nam chưa đầy đủ
và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế Ngoài ra, trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường vốn cũng như hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm tạo điều kiện cho quá trình hội nhập vào WTO Để đáp ứng nhu cầu hội nhập, trong lĩnh vực kế toán, Bộ Tài chính đang hết sức khẩn trương rà soát những điểm không phù hợp cũng như chưa đủ trong hệ thống chế độ kế toán hiện hành
để từ đó chỉnh sửa các chuẩn mực kế toán đã ban hành hoặc ban hành các chuẩn mực
để theo hướng hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc tế, phục vụ cho quá trình hội nhập của đất nước Nhìn chung, hệ thống kế toán Việt Nam có hai nội dung quan trọng chưa phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế đó là hướng dẫn kế toán về hợp nhất báo cáo tài chính và hướng dẫn kế toán về công cụ tài chính đặc biệt hướng dẫn về giá trị sau ghi nhận ban đầu của công cụ tài chính và hướng dẫn kế toán về công cụ phái sinh Tôi chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện kế toán về công cụ tài chính theo hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế” với tinh thần đề tài của tôi là một tài liệu để giúp mọi người tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính ngoài ra cũng thông qua
đề tài này tôi đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán Việt Nam về công cụ tài chính
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tôi thực hiện đề tài này với các mục đích nghiên cứu sau:
Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các công cụ tài chính hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới
Trang 14Tìm hiểu các quy định, hướng dẫn kế toán củaViệt Nam về công cụ tài chính cũng như các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính
Đề xuất cái giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện kế toán về công cụ tài chính theo hướng tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các quy định kế toán về công cụ tài chính của Việt Nam cũng như các dự thảo sắp được ban hành
IAS 32 “ Công cụ tài chính: Giới thiệu”
IAS 39 “ Công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường”,
IFRS 7 “ Công cụ tài chính: Trình bày”
IFRS 9 “ Công cụ tài chính”
Phạm vi nghiên cứu: là các quy định kế toán về công cụ tài chính tại Việt Nam và
khả năng ứng dụng các quy định này vào thực tiễn của Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp định tính Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê
để phân tích, so sánh, hệ thống và đánh giá các quy định kế toán quốc tế và Việt Nam
về công cụ tài chính cũng như các tài liệu có liên quan và qua đó đánh giá tình hình thực tế rồi đưa ra các kiến nghị đối với các chủ thể có liên quan
5 Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công cụ tài chính Nội dung chính của chương này trình bày các vấn đề tổng quan về các cụ tài chính, các IAS 32, IAS 39, IFRS7, IFRS 9
và kinh nghiệm một số nước trong quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế
Trang 15Chương 2: Thực trạng chế độ kế toán Việt Nam về công cụ tài chính Nội dung chính của chương này trình bày tổng quan về công cụ tài chính ở Việt Nam, các quy định hiện hành và dự thảo hướng dẫn kế toán về công cụ tài chính và tìm hiểu sự tuân thủ của Thông tư 210/2009/TT-BTC trong việc trình bày báo cáo tài chính trong năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam về công cụ tài chính Nội dung chính của chương này trình bày các quan điểm, nguyên tắc khi ban hành các hướng dẫn kế toán về công cụ tài chính đồng thời đưa ra các giải pháp chung
và các giải pháp cụ thể
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH 1.1 Tổng quan về công cụ tài chính
1.1.1 Khái niệm công cụ tài chính
Công cụ tài chính là hợp đồng làm tăng tài sản tài chính của đơn vị và nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác
Hợp đồng ở định nghĩa này được hiểu theo nghĩa không nhất thiết là một văn bản
mà bao gồm các thỏa thuận mà các bên không thể không thực hiện nghĩa vụ
1.1.2 Phân loại công cụ tài chính
Căn cứ vào những tính chất, đặc điểm của công cụ tài chính, công cụ tài chính có thể phân loại thành những nhóm sau:
Nhóm thứ nhất:
Các công cụ tài chính cơ bản
Các công cụ tài chính phái sinh
1.1.2.1 Công cụ tài chính cơ bản
Công cụ tài chính cơ bản: là công cụ tài chính mà giá trị của nó không phát sinh từ
công cụ tài chính khác mà được xác định trực tiếp từ thị trường
Công cụ tài chính cơ bản thường được trình bày trên báo cáo tài chính và gặp phải một vài vấn đề về kế toán Chẳng hạn các khoản phải thu thường được ghi nhận trên báo cáo tài chính theo giá trị danh nghĩa trừ đi dự phòng phải thu khó đòi Việc xác định dự phòng phải thu khó đòi liên quan đến việc sử dụng các xét đoán trong khi kế toán cho các khoản dự phòng phải thu khó đòi thì đơn giản và dễ hiểu Các khoản phải
Trang 17trả là nợ tài chính và được ghi nhận trên bảng CĐKT theo giá trị danh nghĩa phải trả cho chủ nợ Giá trị này không được chiết khấu theo thời gian nếu kỳ thanh toán nhỏ hơn một năm
Cổ phiếu được phát hành bởi một công ty thường được ghi nhận trên báo cáo tài chính theo số tiền mà cổ đông đóng góp Nó thể hiện lợi ích của cổ đông trong tài sản thuần của công ty Khi cổ phiếu được nắm giữ bởi một công ty khác, thì nó được ghi nhận là khoản đầu tư trên báo cáo tài chính
Như vậy vấn đề phát triển chuẩn mực kế toán cho công cụ tài chính là vấn đề liên quan tới công cụ tài chính phái sinh hơn là công cụ tài chính cơ bản
1.1.2.2 Công cụ tài chính phái sinh
Công cụ phái sinh: là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào công cụ tài
chính khác
Công cụ tài chính phái sinh có ba đặc điểm sau:
Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường, như: lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa hoặc giá chứng khoán;
Không phải đầu tư tại thời điểm khởi đầu hợp đồng hoặc chỉ cần đầu tư ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường; và
Được thanh toán vào một ngày trong tương lai
Giá trị của công cụ tài chính này thường dựa vào giá trị của công cụ tài chính cơ bản Nó thường bao gồm: hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi
a Hợp đồng tương lai
Là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa các bên để mua hoặc bán một
số tài sản, nghĩa vụ phải trả hoặc công cụ tài chính nhất định vào một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá niêm yết tại ngày giao dịch, được chuẩn hoá theo quy định và được giao dịch trên sàn giao dịch tập trung
Trang 18Để tham gia giao dịch các hợp đồng tương lai, người giao dịch cần một khoản tiền
ký gửi để đảm bảo các bên tuân theo những điều kiện của hợp đồng Khoản tiền này được gọi là tiền ký quỹ Mỗi sở giao dịch tương lai sẽ đưa ra những yêu cầu ký quỹ ban đầu tối thiểu để có thể giao dịch ở đó Khoản ký quỹ ban đầu là khoản tiền phải gửi vào trong tài khoản giao dịch (hay còn gọi là tài khoản ký quỹ) khi muốn mua hay bán Sau một thời gian giao dịch, nếu tiền trong tài khoản giảm tới bằng hoặc dưới mức
ký quỹ duy theo qui định (mức này tùy thuộc vào qui định của các sở giao dịch và loại hàng hóa giao dịch), thì phải chuyển thêm tiền vào tài khoản để đưa tiền trong tài khoản về mức ký quỹ ban đầu Mọi vị trí của người giao dịch tương lai đều được theo dõi và ghi nhận trên thị trường hằng ngày Nghĩa là, lãi hay lỗ sẽ được ghi nhận hằng ngày.Việc nhận biết lãi và lỗ dựa vào giá thanh toán hằng ngày vào giá tại thời điểm đóng cửa của ngày giao dịch (giá tương lai lúc đóng cửa) Nếu tiền trong tài khoản dưới mức duy trì thì bạn phải gửi tiền vào tài khoản để đưa về khoản ký quỹ ban đầu
b Hợp đồng kỳ hạn
Là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào; từ nông sản, các đồng tiền, cho tới các chứng khoán Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau, dựa theo những ước tính mang tính cá nhân Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng Khi đó, một trong hai bên mua và bán
sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình Và chỉ có hai bên tham gia vào hợp đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào
Trang 19bên kia trong việc thực hiện hợp đồng Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng
Quyền chọn gồm 2 loại: quyền chọn mua và quyền chọn bán
Tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên mua quyền chọn phải trả phí quyền chọn cho bên bán Bên mua quyền chọn có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn tại thời điểm đáo hạn hợp đồng
Bên tham gia hợp
Quyền chọn mua
Nếu giá thị trường cao hơn giá gốc hợp đồng thì sẽ thực hiện quyền chọn;
Nếu giá thị trường thấp hơn giá gốc hợp đồng thì sẽ không thực hiện quyền chọn
Có nghĩa vụ thực hiện theo quyết định của người mua
Quyền chọn bán
Nếu giá thị trường cao hơn giá gốc hợp đồng thì sẽ không thực hiện quyền chọn;
Nếu giá thị trường thấp hơn giá gốc hợp đồng thì sẽ thực hiện quyền chọn
Có nghĩa vụ thực hiện theo quyết định của người mua
d Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) Về bản chất, việc hoán đổi được dựa vào nhu cầu nhận hoặc chi trả luồng tiền
Trang 20của từng bên nhằm mục đích chủ yếu là ngăn ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh Các hợp đồng hoán đổi đều có đặc điểm chung là một bên đổi lợi ích của nó trên một thị trường tài chính này để lấy lợi ích của bên khác trên một thị trường tài chính khác Hai loại hàng hóa chính của hợp đồng hoán đổi là: hoán đổi lãi suất và hoán đổi chéo tiền tệ
Hoán đổi lãi suất
Hoán đổi lãi suất thường liên quan việc hoán đổi lãi suất thả nổi và lãi suất cố định giữa các bên tham gia Trong hợp đồng hoán đổi, các bên tham gia thỏa thuận hoán đổi
số tiền lãi phải trả dựa trên một khoản tiền vốn gốc Chẳng hạn tổ chức tín dụng cho khách hàng vay 1 triệu đô với lãi suất cố định trong 3 năm theo yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên tất cả các khoản tiền gửi của khách hàng tại tổ chức A đều theo lãi suất thả nổi Nếu lãi suất tăng, tổ chức A phải gánh chịu một khoản lỗ vì phải trả lãi cho các khoản tiền gửi với lãi suất thả nổi trong khi đó số tiền nhận về từ các khoản vay là cố định do lãi suất các khoản vay là cố định Trong khi đó tổ chức tín dụng B có khoản tiền gửi với mệnh giá 1 triệu đô của khách hàng với lãi suất cố định trong 3 năm
và tất cả các khoản cho vay của B đều theo lãi suất thả nổi Nếu lãi suất giảm, tổ chức
B sẽ phải gánh chịu một khoản lỗ do B phải trả lãi cho các khoản tiền gửi với lãi suất
cố định trong khi đó số lãi nhận về từ khoản vay là giảm do lãi suất các khoản vay là thả nổi Cả A và B sẽ cải thiện tình trạng trên nếu tham gia vào một thỏa thuận hoán đổi lãi suất A sẽ trả tiền lãi cho các khoản tiền gửi với lãi suất cố định 1 triệu đô của B
và B sẽ trả tiền lãi cho các khoản tiền gửi với lãi suất thả nổi 1 triệu đô của A
Hoán đổi tiền tệ
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để trao đổi hai loại đồng tiền khác nhau theo thời hạn thoả thuận và cuối thời hạn các bên phải trả lại cho nhau khoản tiền gốc ban đầu với tỷ giá tại thời điểm bắt đầu giao dịch Sản phẩm phái sinh này luôn có sự trao đổi tài sản cơ sở và do đó ngoài việc hoán đổi khoản tiền gốc, hai bên còn hoán đổi cả lãi suất gắn liền với khoản tiền gốc
Trang 21Việc hoán đổi tiền tệ chủ yếu để phòng ngừa rủi ro và có thể chia ra 3 loại hoán đổi tiền tệ phụ thuộc vào lãi suất đồng tiền hoán đổi, đó là:
- Hoán đổi tiền tệ lãi suất cố định lấy lãi suất cố định;
- Hoán đổi tiền tệ lãi suất cố định lấy lãi suất thả nổi;
- Hoán đổi tiền tệ lãi suất thả nổi lấy lãi suất thả nổi
1.1.2.3 Công cụ tài chính đơn
Công cụ tài chính đơn: là công cụ tài chính chỉ mang đặc điểm của nợ phải trả tài
Công cụ tài chính phức hợp: là công cụ tài chính mang cả hai đặc điểm của nợ
phải trả tài chính và công cụ vốn
Trái phiếu chuyển đổi là một ví dụ của công cụ tài chính phức hợp trong đó người cho vay được quyền lựa chọn là chấp nhận hoàn trả tiền vào thời điểm đáo hạn hoặc chuyển thành cổ phiếu của tổ chức phát hành Công cụ này được tổ chức phát hành phân loại thành hai thành phần nợ phải trả và vốn
1.2 Kế toán về công cụ tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính bao gồm: IAS 32 “Các công cụ tài chính: Trình bày”, IAS 39 “Các công cụ tài chính: Ghi nhận và Đo lường”, IFRS 7 “Các công cụ tài chính: Thuyết minh” và IFRS 9 IFRS 9 “Công cụ tài chính” (sẽ thay thế IAS 39 cho tổ chức có niên độ tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2015)
Các chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các tổ chức trong việc giới thiệu, trình bày và thuyết minh các thông tin về tất cả các loại công cụ tài chính trên báo cáo tài chính,
Trang 22ngoại trừ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, các quyền, lợi ích và nghĩa vụ của nhân viên, các thoả thuận về khoản mục tiềm tàng trong giao dịch hợp nhất kinh doanh, các hợp đồng bảo hiểm được hướng dẫn và quy định trong các chuẩn mực kế toán quốc tế cụ thể khác
1.2.1 Kế toán về công cụ tài chính theo IAS 32 “Các công cụ tài chính: Trình
bày”
1.2.1.1 Mục tiêu của chuẩn mực
Mục tiêu của IAS 32 là đưa ra các hướng dẫn về trình bày các công cụ tài chính trên báo cáo tài chính bằng cách thiết lập các nguyên tắc cho việc trình bày công cụ tài chính là nợ phải trả hay vốn và việc bù trừ giữa tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính IAS 32 đưa ra các hướng dẫn cho tổ chức phát hành phân loại một công cụ tài chính là tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính hay công cụ vốn cũng như cách phân loại tiền lãi, cổ tức, lãi và lỗ có liên quan cũng như đưa ra một số trường hợp cụ thể mà tài sản tài chính được bù trừ với nợp phải trả tài chính
1.2.1.2 Nội dung của chuẩn mực
1.2.1.2.1 Các định nghĩa trong chuẩn mực
Công cụ tài chính: là bất kỳ hợp đồng nào đó mà đem lại sự gia tăng một tài sản tài
chính của doanh nghiệp này và một khoản nợ tài chính hoặc công cụ vốn cổ phần cho một doanh nghiệp khác
Tài sản tài chính: là bất kỳ tài sản nào trong danh mục sau:
Tiền;
Một công cụ vốn cổ phần của một tổ chức khác;
Một quyền theo hợp đồng nhằm mục đích: nhận tiền hoặc tài sản tài chính khác từ tổ chức khác hoặc trao đổi các tài sản tài chính hoặc các khoản nợ tài chính với tổ chức khác dưới các điều kiện có lợi cho tổ chức; hoặc
Một hợp đồng sẽ (hoặc có thể) được thanh toán bằng các công cụ vốn cổ phần của chính tổ chức và là một công cụ phi phái sinh mà tổ chức bị bắt buộc hoặc có thể bị
Trang 23bắt buộc nhận một số lượng biến đổi về các công cụ vốn của chính mình; hoặc một công cụ phái sinh mà sẽ hoặc có thể được thanh toán, ngoại trừ việc trao đổi lấy một
số tiền cố định hoặc tài sản tài chính khác tương ứng với số lượng cố định công cụ vốn của chính tổ chức
Nợ phải trả tài chính: là bất kỳ khoản nợ nào mà là:
Một nghĩa vụ bắt buộc mang tính hợp đồng nhằm để giao tiền hoặc tài sản tài chính khác cho tổ chức khác; hoặc trao đổi các tài sản tài chính hoặc các khoản nợ tài chính với tổ chức khác dưới các điều kiện bất lợi cho tổ chức; hoặc
Một hợp đồng sẽ được hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn của chính
tổ chức
Công cụ vốn: là bất kỳ hợp đồng nào đó mà chứng minh phần lợi ích còn lại trong
các tài sản của tổ chức sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ của nó Nghĩa vụ phát hành công cụ vốn cổ phần không phải là nghĩa vụ nợ tài chính, do nghĩa vụ này dẫn đến việc làm tăng vốn cổ phần và không gây tổn thất cho doanh nghiệp
1.2.1.2.2 Quy định về phân loại công cụ tài chính
IAS 32 yêu cầu công cụ tài chính hay những thành phần cấu thành công cụ tài chính phải được phân loại thành công cụ nợ hoặc công cụ vốn bởi tổ chức phát hành phù hợp với nghĩa vụ hợp đồng tại thời điểm mà công cụ này được ghi nhận lần đầu tiên Việc phân loại này được duy trì cho đến khi công cụ tài chính được dừng ghi nhận trên báo cáo tài chính
Theo IAS 32, điểm khác biệt giữa nợ phải trả tài chính và công cụ vốn là nghĩa vụ mang tính chất hợp đồng của bên phát hành đối với công cụ tài chính là phải thanh toán cho người nắm giữ công cụ này bằng tiền hay tài sản tài chính khác hoặc trao đổi nợ phải trả tài chính hay tài sản tài chính với dưới những điều kiện không thuận lợi cho bên phát hành
Khi bản chất của công cụ tài chính bao gồm loại nghĩa vụ nợ này, nó thỏa mãn định nghĩa của nợ phải trả tài chính không liên quan đến cách thức và nghĩa vụ nợ được
Trang 24thanh toán Nếu bản chất của công cụ tài chính không bao gồm nghĩa vụ hợp đồng, công cụ này là công cụ vốn
Nhất quán với nguyên tắc “nội dung hơn hình thức” quy định trong khuôn mẫu lý thuyết của IASB, một công cụ tài chính không được phân loại là công cụ vốn đơn thuần chỉ vì nó được gọi là cổ phiếu ưu đãi mà phải dựa vào bản chất của công cụ tài chính để xác định và phân loại Một số công cụ tài chính về hình thức pháp lý là công
cụ vốn nhưng thực chất là công cụ nợ, một số công cụ tài chính có hình thức pháp lý kết hợp vừa là công cụ nợ vừa là công cụ vốn
IAS 32 cũng được ra một số hướng dẫn khi áp dụng định nghĩa nợ phải trả tài chính
để phân loại một số công cụ tài chính
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại tại một ngày cố định: là cổ phiếu thể hiện nghĩa vụ hợp đồng của tổ chức phát hành phải hoàn lại tại thời điểm đáo hạn, loại nghĩa vụ này giống với nghĩa vụ của một khoản vay và thỏa mãn điều kiện ghi nhận của nợ phải trả tài chính và phải được trình bày là nợ phải trả trên bảng CĐKT
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại theo yêu cầu của người nắm giữ: theo yêu cầu của IAS 32,
cổ phiếu này ban đầu được ghi nhận là nợ phải trả Và nó chỉ được phân loại lại khi tổ chức phát hành hoặc người nắm giữ thực hiện một nghiệp vụ làm thay đổi nội dung của công cụ
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại theo yêu cầu của người phát hành: cổ phiếu này không thỏa mãn định nghĩa nợ phải trả tài chính tại vì không có nghĩa vụ nợ hiện tại của tổ chức phát hành để hoàn lại Tổ chức phát hành kiểm soát thời điểm mà việc hoàn lại được diễn ra Tuy nhiên, khi mà tổ chức phát hành thông báo chính thức cho những người sở hữu về ý định hoàn lại, cổ phiếu này được ghi nhận là nợ và được ghi nhận trên báo cáo tài chính
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại theo yêu cầu của người phát hành nhưng nó có thể chuyển đổi thành một lượng cổ phiếu phổ thông bởi người nắm giữ theo giá trị hợp lý tại thời
Trang 25điểm chuyển đổi tương đương với giá phát hành của cổ phiếu ưu đãi Việc chuyển đổi tại một thời điểm cố định trong tương lai
Theo định nghĩa của nợ phải trả tài chính của IAS 32, IAS 39, công cụ này được phân loại là một khoản nợ phải trả tài chính
Một trái phiếu nợ mà người nắm giữ có thể chuyển đổi thành một số lượng cổ phiếu phổ thông tại một thời điểm cụ thể hay tại bất kỳ thời điểm nào từ lúc phát hành cho đến một thời điểm cụ thể Công cụ này là công cụ tài chính phức hợp vì nó bao gồm công cụ nợ và một quyền chọn để chuyển đổi thành một số lượng cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành nên nó là một công cụ vốn
Một công cụ tài chính mà mang đến cho người nắm giữ công cụ này quyền bán trở lại cho nhà phát hành để chuyển thành tiền hoặc tài sản tài chính khác hoặc một cách tự động bán trở lại cho nhà phát hành theo một sự kiện nào đó trong tương lai hoặc khi đáo hạn hoặc khi người nắm giữ công cụ tài chính này rời bỏ quyền nắm giữ nó Và công cụ này cho phép người nắm giữ quyền chia tỷ lệ cổ phần của tài sản thuần của doanh nghiệp dựa trên một sự kiện thanh toán của doanh nghiệp thì được phân loại là công cụ vốn
1.2.1.2.3 Các nghiệp vụ trong tổ chức nắm giữ công cụ vốn của chính mình
Đoạn 21 đến đoạn 24 của IAS 32 hướng dẫn kế toán nghiệp vụ liên quan đến công
cụ vốn của chính công ty Khi công ty mua lại cổ phiếu của nó, cổ phiếu này được gọi
là cổ phiếu quỹ và được trừ khỏi nguồn vốn trên bảng CĐKT Không có bất kỳ khoản lãi lỗ nào được ghi nhận trong trường hợp công ty mua lại chính cổ phiếu của chính mình Nhiều loại công cụ phái sinh dựa trên vốn của chính công ty Nguyên tắc để quyết định khi nào một công cụ phái sinh là tài sản hay nợ phải trả hay một công cụ vốn phụ thuộc vào cách mà công cụ phái sinh này được thực hiện Nếu công cụ này được thực hiện bằng cách trao đổi một số cổ phiếu của công ty đổi lại một số tiền cố định hoặc một tài sản tài chính khác thì công cụ phái sinh này được gọi là công cụ vốn
Trang 26Những thay đổi trong giá trị hợp lý của những công cụ này không được ghi nhận trên báo cáo tài chính
Tất cả những loại công cụ phái sinh khác dựa trên cổ phiếu của công ty được thực hiện dựa trên cơ sở thuần của tiền, tài sản tài chính khác hoặc bằng chính công cụ vốn của tổ chức thì được phân loại là tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính
Đoạn 25 của IAS 32 hướng dẫn cách xử lý kế toán trong trường hợp quyền và nghĩa
vụ thực hiện phụ thuộc vào sự xảy hay không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện trong tương lai, hay là kết quả của một sự kiện không chắc chắn nằm ngoài tầm kiểm soát của người phát hành cũng như người người nắm giữ
1.2.1.2.4 Công cụ tài chính phức hợp
IAS 32 yêu cầu tổ chức phát hành công cụ tài chính như trái phiếu chuyển đổi phân loại các thành phần của nó thành: nợ phải trả tài chính (nghĩa vụ hợp đồng phải thanh toán bằng tiền hoặc một tài sản tài chính khác và công cụ vốn (quyền để mua cổ phiếu của tổ chức phát hành) Khi mà các thành phần này được ghi nhận trên bảng CĐKT, thì
nó sẽ không được thay đổi bất kể khả năng chuyển đổi của quyền mua cổ phiếu Khi tổ chức phát hành phân loại các thành phần của trái phiếu chuyển đổi thành nợ và vốn, giá trị của nó không thay đổi cho đến khi nó được thanh toán bằng cách chuyển đổi hoặc thanh toán tại ngày đáo hạn
IAS 32 yêu cầu phải đo lường thành phần nợ trước, và chênh lệch giá trị hợp lý của công cụ và thành phần nợ được phân bổ cho thành phần vốn Không được ghi nhận bất
kỳ khoản lãi lỗ nào tại thời điểm phát hành
Tiền lãi, cổ tức, lãi, lỗ liên quan đến công cụ tài chính được phân loại là nợ phải trả được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ Vì vậy cổ tức phải trả cho cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả phải được ghi nhận là chi phí trong kỳ Ngược lại, các khoản phân phối cho chủ sở hữu nắm công cụ vốn phải được ghi giảm vào nguồn vốn
Trang 271.2.1.2.5 Quy định về bù trừ tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính
Một vấn đề tranh cãi quan trọng của công cụ tài chính là khi nào số tiền gộp hay số tiền thuần của tài sản hay nợ phải trả được trình bày trên báo cáo tài chính Mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin giúp cho người sử dụng thông tin ra quyết định Thông thường nợ phải trả và tài sản không được bù trừ trừ khi có một chuẩn mực nào khác cho phép Chẳng hạn một công ty có một khoản phải thu và đồng thời có một khoản phải trả cùng một công ty nhưng có thể không muốn cấn trừ công nợ này Trong thực tế, một công ty sẽ trả số tiền mình nợ và sẽ chờ nhận được lại số tiền mà mình phải thu Việc bù trừ tài sản và nợ phải trả tài chính có thể ảnh hưởng đến các chỉ số về tình hình tài chính và ảnh hưởng đến việc đánh giá công ty Vì thế đoạn 42 của IAS 32 quy định tài sản và nợ phải trả bao gồm tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính chỉ được bù trừ khi:
Việc bù trừ được cho phép theo quy định;
Công ty dự định thanh toán trên cơ sở thuần hay việc phải thu và phải trả diễn ra đồng thời
1.2.2 Kế toán về công cụ tài chính theo IAS 39 “Các công cụ tài chính: Ghi nhận
và Đo lường”
1.2.2.1 Mục tiêu của chuẩn mực
Mục tiêu của chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39 “Các công cụ tài chính: Ghi nhận
và Đo lường” là thiết lập các nguyên tắc để ghi nhận và đo lường các tài sản tài chính, các khoản nợ tài chính và một số hợp đồng để mua hoặc bán các hàng hoá phi tài chính
1.2.2.2 Nội dung của chuẩn mực
1.2.2.2.1 Quy định về ghi nhận tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính
Đoạn 14 của IAS 39 quy định rằng tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được ghi nhận ban đầu khi tổ chức trở thành một bên của những điều khoản mang tính chất hợp đồng của công cụ tài chính dẫn đến tất cả các công cụ tài chính bao gồm công cụ tài
Trang 28chính phái sinh được ghi nhận là tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính Điều này không phải luôn luôn dẫn đến việc ghi nhận một khoản mục trên bảng CĐKT vì tại thời điểm ban đầu giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có thể bằng nhau dẫn đến giá trị bù trừ của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính bằng không Đoạn 42 của IAS 32 quy định tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính sẽ được
bù trừ nếu thỏa mãn những điều kiện được quy định
Theo khuôn mẫu lý thuyết của IASB, một tài sản hoặc nợ phải trả chỉ được ghi nhận khi và chỉ khi:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai; Khoản mục đó có giá trị và giá trị đó phải được xác định được một cách đáng tin cậy
Đối với công cụ tài chính, những tiêu chuẩn này được thỏa mãn khi hợp đồng được
ký kết
Giả định rủi ro và lợi ích trình bày lãi và lỗ tiềm tàng gắn liền với tài sản tài chính và
nợ phải trả tài chính Công cụ tài chính liên quan đến một thỏa thuận mang tính chất hợp đồng sẽ giúp bên nắm vị thế thuận lợi có cơ sở để buộc bên có vị thế bất lợi thực hiện hợp đồng
1.2.2.2.2 Giá trị ghi nhận ban đầu của công cụ tài chính
Đoạn 43 của IAS 39 quy định rằng tất cả tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính phải được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý Đối với công cụ tài chính không thuộc loại được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD, giá trị hợp lý bao gồm chi phí giao dịch liên quan trực tiếp đến việc mua hay phát hành tài sản tài chính
và nợ phải trả tài chính
Giá trị hợp lý được định nghĩa ở đoạn số 9 của IAS 39 là giá trị mà một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một khoản nợ phải trả có thể được thanh toán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết, mong muốn giao dịch, trong một giao dịch trao đổi ngang giá
Trang 291.2.2.2.3 Giá trị sau ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính
IAS 39 yêu cầu hầu hết các tài sản tài chính bao gồm cả công cụ tài chính phái sinh
sẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lý sau khi ghi nhận ban đầu ngoại trừ được liệt kê ở đoạn 46 bao gồm các khoản cho vay, nợ phải thu, các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, đầu tư vào công cụ vốn mà không có giá niêm yết trên thị trường hoạt động, tài sản thuộc đối tượng phòng ngừa được đo lường theo quy định của kế toán phòng ngừa Cho mục đích đo lường IAS 39 chia tài sản tài chính thành bốn loại:
a Tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD:
Đoạn 9 của IAS 39 quy định tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính thuộc loại này phải thỏa một trong hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất: nó được phân loại là giữ để bán nghĩa là:
Nó được mua chủ yếu để thu lợi nhuận do biến động giá trong ngắn hạn;
Một phần của danh mục công cụ tài chính được quản lý chung với nhau và được sử dụng cho mục đích sinh lợi từ sự biến động giá trong ngắn hạn;
Công cụ phái sinh trừ công cụ phái sinh được phân loại và giữ như là cộng cụ phòng ngừa hiệu quả
Điều kiện thứ hai: cho phép tổ chức phân loại các tài sản tài chính khác được giữ theo giá trị hợp lý và sự thay đổi trong giá trị hợp lý được ghi nhận vào báo cáo KQHĐKD trong kỳ Tuy nhiên tổ chức chỉ được sử dụng điều kiện này ngay thời điểm ghi nhận ban đầu
b Các khoản cho vay và phải thu:
Là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và không được niêm yết trên thị trường, ngoại trừ:
Các khoản mà tổ chức có ý định bán ngay hoặc sẽ bán trong tương lai gần được phân loại là tài sản nắm giữ vì mục đích kinh doanh, và cũng như các loại mà tại
Trang 30thời điểm ghi nhận ban đầu được đơn vị xếp vào nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD;
Các khoản được tổ chức xếp vào nhóm sẵn sàng để bán tại thời điểm ghi nhận ban đầu; hoặc
Các khoản mà tổ chức nắm giữ có thể không thu hồi được phần lớn giá trị đầu tư ban đầu, không phải do suy giảm chất lượng tín dụng, và được phân loại vào nhóm sẵn sàng để bán
Giá trị sau khi ghi nhận lần đầu của các khoản cho vay và phải thu là giá trị phân bổ Giá trị phân bổ được xác định bằng giá trị ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính hoặc
nợ phải trả tài chính trừ đi các khoản hoàn trả gốc, cộng hoặc trừ các khoản phân bổ lũy kế tính theo phương pháp lãi suất thực tế của phần chênh lệch giữa giá trị ghi nhận ban đầu và giá trị đáo hạn, trừ đi các khoản giảm trừ (trực tiếp hoặc thông qua việc sử dụng một tài khoản dự phòng) do giảm giá trị hoặc do không thể thu hồi
c Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn:
Là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có kỳ đáo hạn cố định mà đơn vị có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn và không được phân loại thành: tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD, tài sản sẵn sàng để bán, các khoản cho vay và khoản phải thu Lưu ý rằng một tổ chức sẽ bị phạt nếu bán một phần đáng kể các khoản đầu
tư nắm giữ đến ngày đáo hạn trước thời điểm đáo hạn
Giá trị sau ghi nhận lần đầu của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giống với các khoản cho vay và phải thu Giá trị các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn trên bảng CĐKT bằng giá phân bổ trừ đi các khoản dự phòng do tổn thất
Trang 31Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn;
Các tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD Tất cả tài sản sẵn sàng để bán đều được ghi nhận theo giá trị hợp lý, trừ khi giá trị hợp lý không thể được đo lường một cách đáng tin cậy Không giống với tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD, sự thay đổi trong giá trị hợp lý sau ghi nhận ban đầu là một thành phần của báo cáo tổng hợp thu nhập khác và được trình bày trên nguồn vốn, ngoại trừ lãi lỗ chênh lệch tỷ giá Tuy nhiên, khi tài sản sẵn sàng để bán được bán, thì giá trị được ghi trên báo cáo tổng hợp thu nhập khác được tách ra khỏi nguồn vốn kết chuyển vào báo cáo KQHĐKD trong năm tài sản sẵn sàng để bán được bán
1.2.2.2.4 Giá trị sau ghi nhận lần đầu của nợ phải trả tài chính
Sau khi ghi nhận lần đầu, IAS 39 yêu cầu tất cả nợ phải trả tài chính đều được ghi nhận theo giá trị phân bổ bằng cách sử dụng phương pháp lãi suất thực tế ngoại trừ:
Nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD – nợ này được ghi nhận theo giá trị hợp lý giống như tài sản tài chính;
Nợ phải trả phái sinh liên quan và được thanh toán bằng công cụ vốn chưa được niêm yết mà giá trị của nó không thể được xác định một cách đáng tin cậy;
Nợ phải trả tài chính khác
1.2.2.2.5 Quy định về xem xét đo lường giá trị hợp lý
Giá trị hợp lý của công cụ tài chính có thể đo lường theo các cách sau:
Giá niêm yết trên thị trường: đây là ước tính tốt nhất về giá trị hợp lý Nó là giá niêm yết trên thị trường của công cụ tài chính trong điều kiện bình thường
Kỹ thuật định giá khi không có thị trường hoạt động: đây là phương pháp dùng kỹ thuật định giá chẳng hạn tham chiếu vào giá thị trường của một công cụ tài chính khác
mà nó gần giống với công cụ định giá, chiết khấu dòng tiền, mô hình định giá quyền chọn
Trang 32Công cụ vốn không có thị trường hoạt động: giá trị hợp lý của công cụ vốn không được mua bán trên thị trường hoạt động và công cụ phái sinh liên quan được thanh toán bằng các công cụ vốn được coi là đáng tin cậy khi và chỉ khi sự chênh lệch giữa các giá trị này là không đáng kể Nếu dãy giá trị hợp lý chênh lệch nhau là đáng kể, thì giá trị hợp lý của công cụ tài chính không được xem là hợp lý theo IAS 39 và tổ chức không được ghi nhận các công cụ này theo giá trị hợp lý
1.2.2.2.6 Kế toán phòng ngừa rủi ro
Mục đích của phòng ngừa rủi ro cho một công cụ tài chính là để bù trừ với các thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc luồng tiền của đối tượng được phòng ngừa rủi ro Rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại tệ là hai loại rủi ro thông thường mà doanh nghiệp thường muốn phòng ngừa Tại điểm khởi đầu của phòng ngừa, phải có mối quan hệ phòng ngừa, mục tiêu quản lý rủi ro, mối quan hệ giữa nghiệp vụ cụ thể và cơ sở để đo lường tính hiệu quả của phòng ngừa
Rủi ro ngoại tệ xuất hiện khi tổ chức có một cam kết thanh toán (nhận) một số lượng ngoại tệ, vì vậy có thể phát sinh khoản một khoản lỗ (lãi) nếu đồng tiền báo cáo giảm (tăng) so với ngoại tệ Để phòng ngừa những rủi ro tiền tệ này, tổ chức thường tham gia vào một hợp đồng phòng ngừa Hợp đồng này liên quan đến một hợp đồng ngoại tệ (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng phòng ngừa, hợp đồng tương lai, quyền chọn ngoại tệ) hay một nghiệp vụ ngoại tệ (đầu tư vào một tài sản ngoại tệ để phòng ngừa nợ dài hạn ngoại tệ)
Những người khởi xướng kế toán phòng ngừa tranh luận rằng giá trị hợp lý của công
cụ phòng ngừa phải được ghi nhận cùng thời kỳ với tài sản cơ sở được thực hiện Điều này dẫn đến một nguyên tắc cơ bản là sự thay đổi giá trị hợp lý của công cụ phòng ngừa được ghi nhận cùng thời kỳ với sự thay đổi giá trị hợp lý của tài sản cơ sở
Kế toán phòng ngừa được xem xét khi hai sự kiện sau đây phát sinh
Một nghiệp vụ có một công cụ phòng ngừa;
Trang 33Mối quan hệ tương quan giữa sự thay đổi trong giá trị hợp lý công cụ phòng ngừa và tài sản cơ sở
Công cụ phòng ngừa
Một công cụ tài chính liên quan đến việc phòng ngừa thường đối mặt với rủi ro về lỗ
do những biến động không thuận lợi của thị trường tài chính và ảnh hưởng của việc nắm giữ công cụ này sẽ bù trừ với khoản lỗ đó Công cụ tài chính sử dụng cho mục đích phòng ngừa thường được gọi là công cụ phái sinh
Đối tượng phòng ngừa
Đối tượng phòng ngừa có thể bao gồm:
Một tài sản và nợ phải trả đã được ghi nhận;
Một cam kết chưa được ghi nhận;
Một nghiệp vụ dự báo mà khả năng xảy ra cao;
Một khoản đầu tư thuần ở nước ngoài
IAS 39 cho phép kế toán phòng ngừa cho một nghiệp vụ dự báo trước đưa ra một phạm vi linh hoạt trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính bởi vì ban giám đốc được phép sử dụng kế toán phòng ngừa cho nghiệp vụ bất kể nó có xảy ra hay không Việc sử dụng kế toán phòng ngừa cho một nghiệp vụ dự báo cho phép những khoản lãi hoặc lỗ sẽ được hoãn lại và ghi nhận trong những kỳ tương lai
IAS 39 còn cho phép kế toán phòng ngừa cho một cam kết mà doanh nghiệp đã tham gia chẳng hạn như một hợp đồng mua dầu ở Iraq Tuy nhiên việc cho phép ban giám đốc tùy ý hoãn lại việc ghi nhận khoản lãi hoặc lỗ từ các công cụ tài chính vì nó được sử dụng để phòng ngừa cho một nghiệp vụ xảy ra trong tương lai là rất khó khăn
Điều kiện áp dụng và phân loại kế toán phòng ngừa rủi ro
a Điều kiện phòng ngừa rủi ro
Để áp dụng kế toán phòng ngừa cho một khoản phòng ngừa rủi ro thì khoản phòng ngừa đó cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Có chứng từ tại thời điểm bắt đầu của mối liên hệ phòng ngừa;
Trang 34Việc phòng ngừa được mong đợi là sẽ có hiệu quả;
Khi phòng ngừa là một nghiệp vụ dự đoán trước, thì khả năng chắc chắn xảy ra nghiệp vụ này là cao;
Tính hiệu quả của phòng ngừa được đo lường một cách đáng tin cậy;
Phòng ngừa có thể đánh giá một cách liên tục;
b Phân loại kế toán phòng ngừa rủi ro
IAS 39 đưa ra ba mối quan hệ phòng ngừa:
Phòng ngừa rủi ro khoản đầu tư thuần tại nước ngoài;
Phòng ngừa rủi ro dòng tiền thanh toán trong tương lai;
Phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý trong tương lai
Quy định kế toán phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý tương lai
Phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý tương lai là phòng ngừa rủi ro về thay đổi giá trị hợp
lý của một tài sản, nợ phải trả, hoặc một cam kết để bán hay mua một nguồn lực hay một phần của tài sản, nợ phải trả hay một cam kết Những rủi ro này ảnh hưởng đến lãi
lỗ của công ty Ví dụ, giá trị một khoản vay với lãi suất cố định sẽ tăng đối với người
đi vay nếu lãi suất giảm Một công cụ phòng ngừa rủi ro đối với rủi ro này được gọi là phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý tương lai
Quy định kế toán đối với phòng ngừa rủi ro giá trị được quy định trong đoạn 89 của IAS 39 như sau: công cụ phòng ngừa và đối tượng phòng ngừa được ghi nhận lại theo giá trị hợp lý, lãi hoặc lỗ được ghi nhận ngay vào báo cáo KQHĐKD trong kỳ Kế toán phòng ngừa cho phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý tương lai được chấm dứt khi công cụ phòng ngừa hết hạn, chấm dứt, bán hay được thực hiện, hay việc phòng ngừa không hiệu quả
Quy định kế toán phòng ngừa rủi ro dòng tiền thanh toán trong tương lai
Phòng ngừa rủi ro dòng tiền thanh toán trong tương lai là việc phòng ngừa rủi ro do biến động của dòng tiền bắt nguồn từ một rủi ro cụ thể liên quan đến một tài sản, nợ phải trả đã ghi nhận Vì vậy phòng ngừa rủi ro này nhằm mục đích bảo vệ tổ chức khỏi
Trang 35tác động bất lợi lên dòng tiền tương lai từ những thay đổi của lãi suất hay tỷ giá Ví dụ, một tổ chức có khoản vay với lãi suất thả nổi sẽ được yêu cầu trả nhiều tiền lãi hơn nếu lãi suất tăng
IAS 39 quy định phòng ngừa rủi ro dòng tiền thanh toán trong tương lai như sau: Công cụ tài chính phòng ngừa được ghi nhận lại theo giá trị hợp lý và lãi hoặc lỗ từ phần phòng ngừa hiệu quả được ghi nhận vào báo cáo tổng hợp thu nhập khác và giá trị này được kết chuyển vào báo cáo KQHĐKD cùng kỳ với dòng tiền phát sinh từ đối tượng phòng ngừa Lãi hoặc lỗ từ phần phòng ngừa không hiệu quả phải được ghi nhận ngay vào báo cáo KQHĐKD trong kỳ
Quy định kế toán phòng ngừa cho một hoạt động đầu tư ở nước ngoài
Một khoản đầu tư thuần ở nước ngoài được định nghĩa ở trong IAS 21 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái là phần vốn của doanh nghiệp báo cáo trong tổng tài sản thuần của cơ sở nước ngoài Một đơn vị báo cáo có thể phòng ngừa một sự thay đổi
tỷ giá không thuận lợi phát sinh từ khoản đầu tư thuần ở nước ngoài Công cụ phòng ngừa thường là một khoản nợ ngoại tệ dùng để bù trừ với tài sản ngoại tệ (khoản đầu tư) Khi tỷ giá thay đổi, lãi (lỗ) từ tài sản ngoại tệ sẽ được bù trừ với lỗ (lãi) từ nợ ngoại
tệ Khi chuyển đổi báo cáo tài chính của đơn vị kinh doanh ở nước ngoài về đồng tiền báo cáo, lãi lỗ chênh lệch tỷ giá được ghi nhận trên báo cáo tổng hợp thu nhập khác và được trình bày ở nguồn vốn và kết chuyển vào báo cáo KQHĐKD khi khoản đầu tư thuần này được thanh lý Để phản ánh bản chất của phòng ngừa, IAS quy định xử ký
kế toán đối với phòng ngừa giống với xử lý chênh lệch tỷ giá của khoản đầu tư thuần
Do đó chênh lệch tỷ giá phát sinh từ nợ ngoại tệ mà dự phòng cho khoản đầu tư thuần
ở nước ngoài được ghi nhận trên báo cáo thu tổng hợp thu nhập khác Khi thanh lý khoản đầu tư, giá trị lũy kế chênh lệch tỷ giá đã ghi nhận trước đó được kết chuyển vào báo cáo KQHĐKD
Trang 36Đánh giá hiệu quả của phòng ngừa rủi ro
Hiệu quả
phòng ngừa =
Sự thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của đối tượng phòng ngừa
Sự thay đổi giá trị hợp lý hoặc dòng tiền của công cụ phòng ngừa Phòng ngừa rủi ro được xem là có hiệu quả khi hiệu quả phòng ngừa rủi ro nằm trong khoản 80% đến 125%
1.2.3 Kế toán về công cụ tài chính theo IFRS 7 “Các công cụ tài chính: Thuyết
minh”
1.2.3.1 Mục tiêu của chuẩn mực
Mục tiêu của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 7 “Các công cụ tài chính: Trình bày” là đưa ra các hướng dẫn thuyết minh về công cụ tài chính để giúp cho người
sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính đánh giá sự ảnh hưởng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của tổ chức; đánh giá bản chất cũng như phạm vi của các rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính và cách thức quản trị rủi ro của tổ chức
1.2.3.2 Nội dung của chuẩn mực
1.2.3.2.1 Thuyết minh về tầm quan trọng của công cụ tài chính
Bảng cân đối kế toán
Thuyết minh tầm quan trọng của công cụ tài chính đối với tình hình tài chính và kết quả hoạt động của một tổ chức bao gồm thuyết minh các nhóm công cụ tài chính sau: Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD, tách riêng với tài sản giữ để bán được phân loại tại thời điểm ghi nhận ban đầu;
Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;
Các khoản cho vay và phải thu;
Tài sản sẵn sàng để bán;
Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD tách riêng với nợ phải trả giữ để bán và được phân loại tại thời điểm ghi nhận ban đầu;
Trang 37Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị phân bổ;
Các thuyết minh khác liên quan tới bảng cân đối kế toán bao gồm
Thuyết minh về tài sản, nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD bao gồm thuyết minh về rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường,
sự thay đổi trong giá trị hợp lý do các rủi ro này và phường pháp đo lường;
Phân loại lại công cụ tài chính từ nhóm này sang nhóm khác;
Thông tin về tài sản tài chính dùng để cầm cố và tài sản tài chính nhận cầm cố; Thông tin về công cụ phức hợp với nhiều công cụ phái sinh đính kèm;
Sự phá vỡ các điều khoản của hợp đồng vay
Báo cáo KQHĐKD và vốn chủ sở hữu
Thuyết minh thu nhập, chi phí, lãi và lỗ tách riêng với lãi và lỗ từ:
Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD, tách riêng với tài sản giữ để bán được phân loại tại thời điểm ghi nhận ban đầu;
Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn;
Các khoản cho vay và phải thu;
Tài sản sẵn sàng để bán;
Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD tách riêng với nợ phải trả giữ để bán và được phân loại tại thời điểm ghi nhận ban đầu;
Nợ phải trả tài chính ghi nhận theo giá trị phân bổ;
Các thuyết minh khác liên quan tới báo cáo KQHĐKD
Tổng chi phí tài chính và thu nhập tài chính từ tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính mà không phải thuộc loại giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD
Các khoản phí phải thu và phải trả từ các tài sản tài chính hay nợ phải trả tài chính không thuộc nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo KQHĐKD hay từ hoạt động ủy thác
Trang 38Thu nhập tài chính từ tài sản đã bị tổn thất
Giá trị lãi lỗ tổn thất từ mỗi loại tài sản tài chính
Các thuyết minh khác
Chính sách kế toán đối với công cụ tài chính;
Thông tin về kế toán phòng ngừa bao gồm:
Trình bày từng loại phòng ngừa;
Chi tiết công cụ phòng ngừa;
Tính chất của rủi ro được phòng ngừa;
Chi tiết quan trọng về phòng ngừa rủi ro dòng tiền thanh toán trong tương lai;
Sự thay đổi giá trị hợp lý của phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý tương lai cho cả công cụ phòng ngừa và đối tượng phòng ngừa cùng với phòng ngừa rủi ro dòng tiền thanh toán trong tương lai không hiệu quả và phòng ngừa cho khoản đầu tư thuần ở nước ngoài được ghi nhận trên báo cáo KQHĐKD trong kỳ
1.2.3.2.2 Thuyết minh về bản chất và phạm vi rủi ro phát sinh từ công cụ tài
chính
Thuyết minh định tính: bao gồm
Rủi ro đối với từng loại công cụ tài chính;
Mục đích, chính sách, quy trình quản lý rủi ro của ban giám đốc;
Sự thay đổi rủi ro so với kỳ trước
Thuyết minh định lượng
Thuyết minh định lượng rủi ro cung cấp thông tin về phạm vị mà tổ chức chịu rủi ro dựa trên thông tin nội bộ được cung cấp từ ban quản trị Những thuyết minh này bao gồm:
Tóm tắt số liệu mỗi loại rủi ro tại ngày báo cáo
Thuyết minh về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và cách mà rủi
ro này được kiểm soát
Trang 39Thuyết minh rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro mà một bên tham gia trong một công cụ tài chính hoặc hợp đồng khách hàng không thực hiện các nghĩa vụ của mình, dẫn đến tổn thất về tài chính Đoạn 36 của IFRS 37 yêu cầu thuyết minh các thông tin sau:
Mức độ rủi ro tín dụng tối đa tại ngày báo cáo không tính đến tài sản đảm bảo hay
hỗ trợ tín dụng;
Mô tả về tài sản đảm bảo nắm giữ làm vật thế chấp và các loại hỗ trợ tín dụng; Thông tin về chất lượng tín dụng của các tài sản tài chính chưa quá hạn hay chưa bị giảm giá; và
Thuyết minh về rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro tổ chức gặp khó khăn khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính do thiếu vốn Đối với rủi ro này, tổ chức phải thuyết minh các thông tin sau: Phân tích thời gian đáo hạn còn lại và
Mô tả phương thức quản lý rủi ro thanh khoản tiềm tàng
Thuyết minh rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của giá thị trường Giá thị trường có bốn loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro về giá hàng hóa và rủi ro
về giá khác Tổ chức phải thuyết minh và phân tích độ nhạy cảm đối với mỗi loại rủi ro thị trường tại ngày báo cáo, chỉ rõ mức độ ảnh hưởng tới lãi, lỗ và vốn chủ sở hữu của đơn vị bởi thay đổi trong các biến số rủi ro liên quan có khả năng tồn tại tại ngày báo cáo; các phương pháp và giả định được sử dụng trong phân tích độ nhạy cảm và những thay đổi về phương pháp và giả định được sử dụng so với kỳ trước, và lý do của sự thay đổi đó
Trang 401.2.4 Kế toán công cụ tài chính theo IFRS 9 “Công cụ tài chính”
IFRS 9 là bước thứ nhất trong dự án thay thế toàn bộ IFRS 9, do đó ở phần này tác giả chỉ trình bày IFRS 9 ở góc độ những điểm khác biệt nổi bật giữa IFRS 9 và IAS 39 IFRS 9 có hiệu lực từ năm tài chính bắt đầu ngày 1 tháng 1 năm 2015
1.2.4.1 Quy định về giá trị ghi nhận ban đầu của tài sản tài chính
Tất cả các tài sản tài chính đều được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý cộng hoặc trừ chi phí giao dịch trừ trường hợp tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh
1.2.4.2 Quy định về giá trị sau ghi nhận lần đầu của tài sản tài chính
Cho mục đích ghi nhận, IFRS 9 chia tài sản tài chính thành hai loại ghi nhận theo giá trị hợp lý và ghi nhận theo giá trị phân bổ, việc phân loại phải được thực hiện ngay thời điểm ghi nhận ban đầu tức là lúc tổ chức trở thành một bên của điều khoản ràng buộc của công cụ tài chính
Công cụ nợ
Một công cụ nợ được ghi nhận theo giá trị phân bổ nếu thỏa mãn hai thử nghiệm sau:
Thử nghiệm mô hình kinh doanh: mục tiêu của mô hình kinh doanh là nắm giữ công
cụ tài chính là để thu được dòng tiền theo hợp đồng hơn là bán công cụ tài chính trước thời hạn khi giá trị hợp lý thay đổi
Thử nghiệm về dòng tiền: những điều khoản ràng buộc của tài sản tài chính cho phép đơn vị có thể thu được số tiền gốc còn nợ và tiền lãi vào một thời điểm cụ thể
Tùy chọn về giá trị hợp lý
Ngay cả khi tài sản tài chính thỏa mãn hai thử nghiệm trên, IFRS 9 cho phép tổ chức ghi nhận tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả kinh doanh trong trường hợp nếu làm vậy sẽ làm giảm hoặc xóa đi sự không nhất quá về việc đo lường và ghi nhận