Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
27,06 KB
Nội dung
TỔNGQUANVỀBHXHVÀCÔNGTÁCTHU BHXH. I.Bản chất, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH. 1.Bản chất của BHXH. 1.1.Sự ra đời và phát triển của BHXH. Cùng với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá, sức lao động trở thành hàng hoá được mua bán trên thị trường làm phát sinh quan hệ thuê mướn lao động. Thời kỳ đầu chủ sử dụng lao động chỉ cam kết trả công cho người lao động theo thờigian họ làm việc, không trả côngthờigian người lao động nghỉ làm việc do họ bị ốm đau tai nạn… Điều đó đã gây khó khăn không ít cho người lao động đặc biệt khi thờigian lao động của họ bị kéo dài không đủ để cho họ tái sản xuất sức lao động. Trước tình trạng đó những người lao động liên kết lại với nhau đấu tranh chống lại giới chủ, đòi họ phải trả tiền lượng với một mức nhất định cho những người lao động phải nghỉ lao động vì những rủi ro trên. Mâu thuẫn này kéo dài ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội do đó nhà nước đã phải đứng ra can thiệp bằng cách bắt buộc cả người lao độngvà chủ sử dụng lao động phải trích thu nhập hàng tháng để đóng vào quỹ chung, từ đó bù đắp một phần thu nhập bị mất khi người lao động gặp phải rủi ro. Và khi thiếu sẽ được sự hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nướcvà đây được gọi là BHXH. Như vậy BHXH ra đời là sự bù đắp một phần thu nhập bị mất cho người lao động khi gặp phải rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Qua đó hình thành một quỹ tài chính tập trung có sự đóng góp của người lao động, người chủ sử dụng lao độngvà Nhà nước. Từ đó giúp người lao độngvà gia đình họ ổn định cuộc sống của chính mình. 1.2.Bản chất của BHXH. Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ởvà đi lại v.v… Để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thỏa mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trongthựctế không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao độngvà khả năng tự phục vụ bị suy giảm v.v… Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng v.v… Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội phải tìm ra vàthựctế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng; đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước v.v… Rõ ràng, những cách đó hoàn toàn thụđộngvà không chắc chắn. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau phải đã cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tai nạn, thai sản v.v… Trongthực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn đập, buộc họ một lúc phải bỏ ra nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ- thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tácđộng nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Sự đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi một quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi cả người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao độngvà gia đình họ được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo. Toàn bộ những hoạtđộng đối với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế giới quan niệm là bảohiểm xã hội đối với người lao động. Như vậy, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao độngvà gia đình họ góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Với cách hiểu như trên, bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: - BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạtđộng theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quátrạng thái kinh tế của mỗi nước. - Mối quan hệ giữa các bên trongBHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao độngvà phát sinh giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXHvà bên được BHXH. Bên tham gia BHXH chỉ là người lao động hoặc cả người lao độngvà người sử dụng lao động. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra vàbảo trợ. Bên được BHXH là người lao độngvà gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. - Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trongBHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản… Đồngthời những biến cố đó có thể diễn ra cả trongvà ngoài quá trình lao động. - Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế bằng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXHđóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ của Nhà nước. - Mục tiêu của BHXH là nhằm thảo mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao độngtrong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổchức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau: + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. + Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật. + Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Với những mục tiêu trên, BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/12/1948 rằng: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người”. Tại nước ta, BHXH là một bộ phận quantrọngtrong chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài BHXH, chính sách bảo đảm BHXH còn có cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội. Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của nhà nướcvà xã hội về các thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên của xã hội, trong những trường hợp bị bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Sự giúp đỡ này được thực hiện từ các nguồn quỹ dự phòng của Nhà nước, bằng tiền hoặc bằng hiện vật đóng góp của các tổchức xã hội và những người hảo tâm. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước, của xã hội nhằm đền đáp công lao đối với những người hay một bộ phận xã hội có nhiều cống hiến cho xã hội. Chẳng hạn những người có công với nước, liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ, thương binh, bệnh binh v.v.v…Đều là những đối tượng được hưởng sự đãi ngộ của Nhà nước, của xã hội, ưu đãi xã hội tuyệt nhiên không phải là sự bố thí, ban ơn, mà nó là một chính sách xã hội có mục tiêu chính trị – kinh tế – xã hội, góp phần củng cố thể chế chính trị của Nhà nước trước mắt và lâu dài, đảm bảo sự công bằng xã hội. Mặc dù có nhiều điểm khác nhau về đối tượng và phạm vi, song BHXH, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội là những chính sách xã hội không thể thiếu được của một quốc gia. Những chính sách này luôn bổ sung cho nhau và tất cả đều góp phần đảm bảo an toàn xã hội. 2. Đối tượng của BHXHBHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19, khi nền công nghiệp và nền kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Âu. Từ năm 1883, ởnước Phổ (CHLB Đức ngày nay) đã ban hành đạo luật bảohiểmy tế. Một số nước châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến cuối những năm 1920 mới có đạo luật về BHXH. BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi do người lao động bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động, bị mất việc làm vì các nguyên nhân rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, già yếu . Chính vì vậy, đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người tham gia BHXH. Đối tượng tham gia BHXH là người lao độngvà người sử dụng lao động. Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó. Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH đối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt nam cũng không vượt ra khỏi thựctế này, mặc dù biết rằng như vậy là không bình đẳng giữa tất cả những người lao động. Nếu xem xét trên mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài người lao động còn có người sử dụng lao độngvà cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của Nhà nước. Người sử dụng lao độngđóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảohiểm cho người lao động mà họ sử dụng. Còn cơ quanBHXH nhận sự đóng góp của người lao độngvà người sử dụng lao động, phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc vềBHXH đối với người lao động. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của BHXH một cách ổn định và bền vững. 3.Chức năng của BHXH. Chức năng là sự khái quát của các nhiệm vụ cơ bản, là dạng hoạtđộng đặc trưng và khái quát nhất của tổchức hay cá nhân gắn với chức danh nào đó trong một hệ thống tổchứchoạtđộng thuộc phạm vi nhất định trong xã hội. Cũng như các thành phần khác của nền kinh tếbảo hiểm, BHXH có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối vàchức năng giám đốc. Tuy nhiêm do tính đặc thù của mình, BHXH không những có tính kinh tế mà còn có tính xã hội rất cao. Vì vậy vềtổng quát, BHXH có những chức năng sau: 3.1.Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động được bảohiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm theo những điều kiện xác định. Nói là bảo đảm hay thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động là nói sự thay thế hoặc bù đắp đó nhất định phải xảy ra, xảy ra đúng như thế chứ không thể nào khác khi người lao động rơi vào các trường hợp nói trên và hội tụ các điều kiện quy định. Sở dĩ như vậy là giữa người lao độngvà cơ quanBHXH có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Quan hệ này phát sinh trên cơ sở lao độngvàquan hệ tài chính BHXH. Quan hệ đó diễm ra giữa 3 bên: bên tham gia bảo hiểm, bên nhận bảohiểmvà bên được bảo hiểm. Bên tham gia bảohiểm trước hết là người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng phí để bảohiểm cho người lao động mà mình sử dụng, đồngthời người lao động cũng phải có trách nhiệm đóng phí để tự bảohiểm cho mình. Sự đóng góp này là bắt buộc, đều kỳ và theo những mức quy định cho bên nhận bảo hiểm, đó là cơ quanBHXH chuyên nghiệp. Khi người lao độnh hội đủ các điều kiện cần thiết thì nhất định họ sẽ được hưởng trợ cấp với mức hưởng, thời điểm vàthời hạn hưởng phải đúng quy định, dù cho người lao động hay người sử dụng lao động có muốn hay không. 3.2.Phân phối lại thu nhập. BHXH là bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung được tồn tích dần bởi sự đóng góp những người sử dụng lao động, người lao độngvà sự hỗ trợ của Nhà nước. Như vậy người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng góp và quỹ BHXH là để bảohiểm nhưng không phải trực tiếp cho mình mà cho người lao động do người sử dụng nên không được quyền hưởng trợ cấp, nhưng lao động có đóng góp vào quỹ BHXH mới có quyền hưởng trợ cấp nhưng do còn khoẻ mạnh, có việc làm và có thu nhập bình thường nên cũng không được hưởng trợ cấp bảo hiểm. Số lượng những người không được hưởng trợ cấp như vậy thường chiếm tỷ trọng rất lớn trongtổng số người tham gia đóng góp bảo hiểm. Chỉ những người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập trong những trường hợp xác định và có đủ các điều kiện cần thiết mới được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong số những người tham gia đóng góp nêu trên. Như vậy, BHXH đã lấy số đông bù số ít vàthực hiện chức năng phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang giữa những người lao động có thu nhập thấp hơn, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc và khái quát hơn là số đông những người đóng góp vào quỹ BHXH đều kỳ với số ít những người hưởng trợ cấp theo chế độ xác định. Điều đó cũng góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội. 3.3.Góp phần kích thích, khuyến khích người lao động hăng hái lao động sản xuất. Người lao động có việc làm khi khoẻ mạnh làm việc bình thường sẽ có tiền lương, tiền công, khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động tuổi già hoặc không may bị chết đã có BHXH đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập quan trọng, do đó đời sống của bản thân và gia đình họ luôn luôn có chỗ dựa, luôn luôn được đảm bảo. Chính vì thế, họ sẽ gắn bó với công việc, với nơi làm việc và yên tâm, tích cực lao động sản xuất, góp phần tăng năng xuất lao động cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Nói cách khác, tiền lương (tiền công) vàBHXH là những động lực thúc đẩy hoạtđộng lao động của người lao động. 3.4.Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích. BHXH dựa trên cơ sở đóng góp ít nhưng đều kỳ của mọi người sử dụng lao động, người lao độngvà Nhà nước cho bên thứ ba là cơ quan BHXH, để tồn tích dần dần thành một quỹ tập trung, quỹ này lại huy động phần nhàn rỗi tương đối vào hoạtđộng sinh lời làm tăng thêm nguồn thu. Do đó, BHXH hoàn toàn có thể bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp ruỉ ro, khó khăn theo những chế độ xác định, góp phần bảo đảm ổn định và an toàn đời sống cho người lao độngvà cho gia đình họ. Trên giác độ xã hội, bằng phương thức dàn trải rủi ro thiệt hại theo cả thờigianvà không gian, BHXH đã giúp giảm thiểu thiệt hại cho số đôngtrong xã hội, đồngthời làm tăng khả năng giải quyết rủi ro, khó khăn của những người lao động tham gia bảohiểm với một tổng dự trữ ít nhất. Đối với Nhà nước chi cho BHXH đối với người lao động là một cách thức phải chi trả ít nhất nhưng vẫn giải quyết tốt các rủi ro, khó khăn về đời sống của người lao độngvà gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị xã hội ổn định và an toàn. Đối với người sử dụng lao độngvà người lao động cũng vậy. Cả hai giới này đều thấy nhờ BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. BHXH đã phát huy tiềm năng của số đôngvà ưu điểm của nhiều phương thứchoạtđộngtrong kinh tế thị trường để bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động cũng như cho xã hội. ĐồngthờiBHXH cũng tạo ra sự gắn bó chặt chẽ về lợi ích, cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của các bên tham gia BHXH, cũng như của các bên đó đối với Nhà nước. 4.Tính chất của BHXH. BHXH gắn liền với đời sống của người lao động,vì vậy nó có một số tính chất cơ bản sau: - Tính tất yếu khách quantrong đời sống xã hội . Như phần trên đã trình bày, trongquá trình lao động sản xuất người lao động có thể gặp rất nhiều biến cố, rủi ro khi đó người sử dụng lao động cũng rơi vào tình cảnh khó khăn không kém như: sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, vấn đề tuyển dụng lao động luôn phải được đặt ra để thay thế v.v… Sản xuất càng phát triển, những rủi ro đối với người lao độngvà những khó khăn đối với người sử dụng lao động càng trở nên phức tạp, dẫn đến mối quan hệ chủ – thợ càng ngày càng căng thẳng. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải đứng ra can thiệp thông qua BHXH. Và như vậy, BHXH ra đời hoàn toàn mang tính khác quantrong đời sống kinh tế xã hội mỗi nước. - BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thờigianvà không gian. Tính chất này thể hiện rất rõ ở những nội dung cơ bản của BHXH. Từ thời điểm hình thành và triển khai, đến mức đóng góp của các bên tham gia để hình thành quỹ BHXH. Từ những rủi ro pháp sinh ngẫu nhiên theo thờigianvà không gian đến mức trợ cấp BHXH theo từng chế độ cho người lao động v.v… - BHXH vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, đồngthời còn mang tính dịch vụ. Tính kinh tế thể hiện rõ nhất là ở chỗ, qũy BHXH muốn được hình thành, bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Mức đóng góp của các bên phải được tình toán rất cụ thể dựa trên xác suất phát sinh thiệt hại của tập hợp người lao [...]... tử vong v.v… III.Vai trò của côngtácthuBHXHCôngtácthuBHXH có vai trò rất quantrọngtronghoạtđộng của ngành BHXH, đây là côngtáctrọng tâm của hoạtđộngBHXH 1.Vai trò của côngtácthuBHXHtrong việc tạo lập quỹ Côngtácthu được triển khai và tiến hành tạo ra một quỹ tài chính đấy là quỹ BHXH Quỹ này tạo ra để đảm bảo khả năng tài chính chi trả BHXHCôngtácthu được tiến hành đều đặn từng... dõi kết quảđóngBHXH nói trên để ghi kết quảđóngBHXH vào sổ theo dõi của từng người, tạo thành mối quan hệ ba bên là người lao động, chủ sử dụng lao độngvà cơ quanBHXH Mối quan hệ này càng trở nên khăng khít khi côngtácthuBHXH tiến hành đều đặn và nhiệt tình Côngtácthu diễn ra tốt đã góp phần bảovệ quyền lợi cho người lao động 3 .Công tácthutrong việc đảm bảocông bằng trongBHXH Một trong... nguyên tắc của BHXH không thể không nhắc tới, đó là nguyên tắc có đóng có hưởng trongBHXH Có đóng góp phí BHXH thì mới có hưởng các chế độ BHXH Chính nhờ sự theo dõi, đôn đốc thu của côngtácthu đã làm cơ sở đảm bảocông bằng giữa cống hiến và hưởng thụvềBHXH Cũng chính nhờ sự theo dõi cẩn thận trongquá trình thu đã góp phần khắc phục các tiêu cực trong giải quyết chế độ chính sách BHXH ... kịp thời 2 .Công tácthutrong việc tạo lập mối quan hệ giữa các bên trongBHXH Sự nghiệp BHXH, bước đầu được luật pháp hoá trong chương XII Bộ luật Lao độngvà được cụ thể hoá bằng điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ Điều luật có quy định việc thực hiện các chế độ hưởng BHXH phải dựa trên cơ sở đóngvàthờigianđóngBHXH của từng người Vì vậy thuBHXH đòi hỏi... động có trách nhiệm đóngBHXHBHXH xã hội quận huyện có nhiệm vụ đôn đốc thu BHXH, đồngthời trực tiếp thanh quyết toán các chế độ cho người lao động Tên đơn vị sử dụng lao động, tổng số lao độngđóng BHXH, tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóngBHXH Danh sách, họ tên, tuổi và mức tiền lương của từng người lao độngthu c quỹ tiền lương của đơn vị làm căn cứ đóngBHXH Kết quảđóngBHXH ghi từng tháng theo... sao cho tối ưu nhất Phí BHXH xác định theo côngthức P= f1+f2+f3 Trong đó : P : Phí BHXH f1: Phí thu n tuý trợ cấp BHXH f2: Phí dự phòng f3: Phí quản lý Phí thu n trợ cấp BHXH cho cả các chế độ ngắn hạn và dài hạn Đối với các chế độ BHXH ngắn hạn việc đóngvà hưởng BHXH xảy ra trongthờigian ngắn (thường là một năm) như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ …Vì vậy, số đóng góp BHXH phải đủ cho số phát... trình đóngvà hưởng BHXH tương đối độc lập với nhau và diễn ra trong khoảng thờigian nhất định Cho nên, sự cân bằng giữa đóng góp và hưởng BHXH phải được dàn trải trong cả thời kỳ dài Vì thế, ngoài phí thu n tuý phải có phí dự phòng để đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ đủ lớn Như vậy, để xác định được mức phí phải đóngvà mức hưởng BHXH phải dựa vào nhiều yếu tốvà nhiều thông tin khác nhau về nguồn lao... đóngBHXH lại khá phức tạp vì nó liên quan đến cả người lao động, người sử dụng lao độngvà cả Nhà nước Liên quan đến khả năng cân đối thu nhập của người lao độngvà điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Tuy nhiên, khi xác định phí BHXH vẫn phải bảo đảm các nguyên tắc: cân bằng thu chi, lấy số đông bù số ít và có dự phòng Mức phí xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cầu BHXH và. .. các chế độ BHXH Do vậy côngtácthu có vai trò rất lớn đối với nền kinh tếnước Nhà, vì hàng năm khoản chi này từ ngân sách Nhà nước là rất lớn Mặt khác, thu nhanh, thu đủ đã tạo ra một khoản tiền lớn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng tới, đây cũng là một trong những nguồn tiền cho vay rất có ích đối với đất nướctrong sự phát triển Bởi nhiều công trình, hạng mục của đất nước muốn được thi công thì phải... lao động Với Nhà nướcBHXH góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách đồngthời quỹ BHXH còn là nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế quốc dân BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội, vì vậy tính xã hội của nó thể hiện rất rõ Xét về lâu dài, mọi người lao độngtrong xã hội đều có quyền tham gia BHXHVà ngược lại, BHXH phải có trách nhiệm bảohiểm cho mọi người lao độngvà gia đình họ, kể cả . TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC THU BHXH. I.Bản chất, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH. 1.Bản chất của BHXH. 1.1.Sự ra đời và phát triển của BHXH. . trò của công tác thu BHXH. Công tác thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH, đây là công tác trọng tâm của hoạt động BHXH. 1.Vai