tổng quan về thuế và các tác động của thuế

34 622 0
tổng quan về thuế và các tác động của thuế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 1 CHƯƠNG 5 TỔNG QUAN VỀ THUẾ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ 5.1. TỔNG QUAN THUẾ 5.1.1. Khái niệm thuế Thuế có lịch sử rất lâu đời. Thuế đã phát sinh, tồn tại phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại phát triển của nhà nước. Từ khi có nhà nước là phải có thuế. Tuy nhiên, môi trường tồn tại của thuế phải là nền kinh tế hàng hoá, tuỳ theo cách tiếp cận có khái niệm thuế như sau: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc của các cá nhân doanh nghiệp cho một hoạt động vì lợi ích chung nào đó. Khoản thu từ thuế sẽ được sử dụng để mua các đầu vào cần thiết nhằm sản xuất các hàng hóa dịch vụ của Chính phủ hoặc để phân phối lại sức mua giữa các cá nhân. “thuế là gì?” không đơn thuần chỉ là một cầu hỏi mang tính học thuật, nó còn mang những ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Thuế có hai đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, nó mang tính bắt buộc chứ không có tính chất tự nguyện Thứ hai, thuế là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Những đặc điểm này cho thấy, thuế thường bị coi là tạo ra gánh nặng lớn hơn so với giá cả. Vì thế, trong những trường hợp có thể được thì tài trợ cho các khoản chi tiêu bằng giá cả sẽ có lợi thế hơn là bằng thuế. Nhưng có những loại hàng hóa dịch vụ không thể tài trợ được bằng cách đặt giá như nhiều loại hàng hóa công cộng ngoại ứng, vì thế bắt buộc phải sử dụng thuế như một công cụ quan trọng để tạo dựng nguồn thu. Thuế có một số vai trò như sau: Thuế là nguồn thu chủ yếu lâu dài của ngân sách quốc gia. Thuế là một công cụ tác động vào sự phân bổ nguồn lực trong xã hội. Thuế là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội. Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 2 5.1.2. Các nguyên tắc cơ bản khi đánh thuế a./ Nguyên tắc lợi ích nguyên tắc khả năng thanh toán. Nguyên tắc lợi ích cho rằng nên đánh thuế các cá nhân tỷ lệ theo mức lợi ích mà họ nhận được từ các chương trình của Chính phủ. Theo quan điểm này, nếu như các cá nhân phải trả tiền túi cho các hàng hóa cá nhân tương ứng với lượng tiêu dùng hàng hóa đó của họ, Chính phủ cũng nên bắt họ phải trả thuế tương ứng với mức độ sử dụng các hàng hóa công cộng của họ như đường sá, công viên. Nguyên tắc khả năng thanh toán: Nguyên tắc này phát biểu rằng, thuế mà người dân phải đóng nên tùy thuộc vào khả năng chi trả, tức là phụ thuộc vào thu nhập của cải tích lũy được của họ. Cá nhân nào có khả năng đóng thuế cao hơn thì sẽ có nghĩa vụ nộp thuế nhiều hơn so với những người có khả năng chi trả thấp. Theo nguyên tắc này, việc phân chia nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân hoàn toàn không phụ thuộc vào mức lợi ích biên mà các cá nhân nhận được từ các dịch vụ của Chính phủ. b./ Nguyên tắc công bằng ngang công bằng dọc. Cho dù được tổ chức theo nguyên tắc lợi ích hay khả năng thanh toán thì các hệ thống thuế hiện đại đều cố gắng phản ánh quan niệm về công bằng. Nhắc lại rằng, bất kể một chính sách nào cũng cần được xem xét theo hai tiêu chuẩn về công bằng: Tiêu chuẩn công bằng ngang cho rằng các cá nhân có năng lực kinh tế như nhau thì phải chịu thuế như nhau. Như vậy, nếu hệ thống thuế được xây dựng trên nguyên tắc lợi ích, thì hai người hưởng thụ các dịch vụ hoàn toàn như nhau, từ đường cao tốc đến công viên, sẽ phải trả thuế như nhau. Còn nếu hệ thống thuế xây dựng theo nguyên tắc khả năng thanh toán, công bằng ngang đòi hỏi những người có thu nhập như nhau sẽ phải đóng thuế như nhau. Tiêu chuẩn gây nhiều tranh cãi hơn là công bằng dọc vì nó cho rằng những người có năng lực kinh tế khác nhau sẽ phải trả những mức thuế khác nhau. Tuy nhiên, trả thuế khác nhau như thế nào được coi là công bằng là một vấn đề rất mơ hồ. Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 3 5.1.3. Các cách phân loại thuế a./ Thuế trực thu thuế gián thu. Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào các cá nhân hoặc các doanh nghiệp. Ví dụ, về thuế trực thu là thuế thu nhập, thuế bảo hiểm xã hội, các loại thuế đánh vào lương khác, thuế thừa kế thuế quà tặng. Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được coi là thuế trực thu vì mọi người nhận thu nhập từ doanh nghiệp. Thuế gián thu là thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ, tức là chỉ đánh gián tiếp vào các cá nhân. Chẳng hạn như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế tài sản, thuế giá trị gia tăng là các loại thuế gián thu. b./ Thuế phổ cập thuế chọn lọc. Để giải thích về cách phân loại này, cần bắt đầu với khái niệm về cơ sở tính thuế. Cơ sở tính thuế là một khoản mục hay một hoạt động kinh tế mà dựa vào đó, Chính phủ đánh thuế. Cơ sở tính thuế thường được chia làm ba loại chính là thu nhập, tiêu dùng của cải. Ba loại cơ sở tính thuế này có quan hệ mật thiết với nhau. Thuế đánh vào các cơ sở này có thể là thuế phổ cập hay thuế chọn lọc. Thuế phổ cập là loại thuế đánh vào tất cả các bộ phận cấu thành của một cơ sở tính thuế, không chấp nhận một trường hợp nào được loại trừ, được miễn hoặc giảm thuế từ cơ sở tính thuế đó. Thuế chọn lọc là loại thuế chỉ đánh vào một phần của cơ sở tính thuế, hoặc nó cho phép có các trường hợp miễn giảm thuế khỏi cơ sở tính thuế chung. c./ Thuế lũy tiến, lũy thoái thuế tỷ lệ Một cách phân loại thuế cũng rất phổ biến khác là phân loại thuế theo thuế suất thành thuế lũy tiến, lũy thoái thuế tỷ lệ. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý ở đây là thuế suất dùng làm căn cứ phân loại là thuế suất trung bình (Average tax rate – ATR) là tỷ số giữa tổng số tiền thuế phải trả chia cho giá trị bằng tiền của cơ sở tính thuế. Còn thuế suất biên (Marginal tax rate – MTR) là doanh thu thuế thu được thêm trên giá trị tăng thêm của cơ sở tính thuế khi cơ sở tính thuế tăng lên. Dựa vào thuế suất trung bình, thuế được chia làm ba loại: Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 4 Thuế tỷ lệ: là loại thuếthuế suất trung bình không thay đổi theo giá trị của cơ sở tính thuế. Ví dụ, thuế 10% đánh vào mọi mức thu nhập là thuế tỷ lệ, vì thuế suất trung bình đối với người có thu nhập 100.000 đồng hay 1 triệu đồng đều bằng nhau là 10%. Thuế lũy tiến: là loại thuếthuế suất trung bình tăng lên khi giá trị cơ sở tính thuế tăng lên. Thông thường, một biểu thuế lũy tiến thường bao gồm nhiều thuế suất biên khác nhau, mỗi thuế suất được áp dụng cho các mức thu nhập nằm trong một giới hạn nhất định mà người ta gọi là khoang thuế. Khoang thuế càng cao thì thuế suất biên phải chịu thường là càng lớn. Ví dụ, một người đang quyết định làm nhiều giờ hơn, lợi ích ròng mà người đó nhận được là phần thu nhập khả dụng sau thuế của anh ta. Nếu thu nhập của anh ta phải chịu thuế suất biên là 50% thì anh ta chỉ có khả năng giữ lại cho mình một nửa thu nhập đó, sau khi đã trả thuế. Tuy nhiên, vì chi khi thu nhập vượt quá một mức giới hạn nhất định thì mới chịu 50% thuế, nên thuế suất trung bình của anh ta sẽ thấp hơn 50%. Thuế lũy thoái: là loại thuếthuế suất trung bình giảm xuống khi giá trị cơ sở tính thuế tăng lên. Một số người cho rằng, nếu thu nhập cao hơn là do con người làm việc chăm chỉ hơn thì đánh thuế thu nhập lũy thoái có thể làm tăng tính hiệu quả, vì những người làm việc có hiệu suất đã được xã hội “thưởng” bằng một thuế suất thấp hơn khi họ lao động hăng say hơn. Tuy vậy, thuế lũy thoái lại bị rất nhiều người khác coi là không tiến bộ vì nó đã vi phạm nguyên tắc khả năng thanh toán, cho rằng thu nhập cao hơn thì khả năng trả thuế của cá nhân cũng cao hơn, vì thế người có thu nhập cao cần đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Trong thuế lũy thoái, người giầu trả một tỷ lệ thuế thấp hơn trong thu nhập của mình so với người nghèo, nhưng điều đó không có nghĩa là họ trả một mức thuế tuyệt đối nhỏ hơn người nghèo. 5.1.4. Phạm vi ảnh hưởng của thuế Phạm vi ảnh hưởng của thuế là một khái niệm chung để chỉ tác động của thuế đến sự thay đổi thu nhập của các đối tượng có liên quan. Người ta thường đề Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 5 cập đến hai loại phạm vi ảnh hưởng của thuế. Phạm vi ảnh hưởng luật định của thuế là khái niệm để chỉ ai là đối tượng phải có nghĩa vụ trả thuế theo luật định. Sự thay đổi trong thu nhập thực tế của các cá nhân do thuế gây ra gọi là phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế. Như vậy, chỉ có phạm vi ảnh hưởng kinh tế, chứ không phải phạm vi ảnh hưởng luật định, mới cho chúng ta biết thực chất gánh nặng thuế đã được phân chia như thế nào giữa các cá nhân trong xã hội. Từ đây, khi nói đến phạm vi ảnh hưởng của thuế nghĩa là chúng ta ngầm định về phạm vi ảnh hưởng kinh tế. 5.1.5. Sự chuyển thuế Sự khác nhau giữa phạm vi ảnh hưởng luật định phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế được gọi là chuyển thuế. Có thể có hai dạng chuyển thuế. Chuyển thuế thuận chiều: là sự chuyển thuế từ người sản xuất, khi họ là người chịu thuế theo luật định, sang cho người tiêu dùng dưới dạng nâng cao giá hàng. Chuyển thuế nghịch chiều: là sự chuyển thuế từ người tiêu dùng, khi họ là đối tượng chịu thuế luật định, sang cho người sản xuất hay người bán hàng bằng cách làm giảm giá hàng hóa chịu thuế. 5.1.6. Thuế đơn vị thuế theo giá trị Thuế đánh vào các hàng hóa được trao đổi trên thị trường có thể thuộc về một trong hai loại: Thuế đơn vị thuế theo giá trị. Thuế đơn vị là thuế đánh vào một lượng cố định trên từng đơn vị sản phẩm được bán. Thuế theo giá trị là thuế đánh theo một tỷ lệ phần trăm nhất định của giá bán. Như khái niệm của loại thuế này cho thấy, thuế theo giá trị phụ thuộc vào giá bán. Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 6 5.2. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN PHÂN PHỐI THU NHẬP 5.2.1. Phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế bằng mô hình cân bằng cục bộ. 5.2.1.1. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. a./ Tác động của thuế đơn vị. Chúng ta bắt đầu bằng việc phân tích tác động của thuế đơn vị. Giả sử Chính phủ công bố, để hạn chế việc uống rượu, Chính phủ quyết định đánh thuế T đồng vào mỗi chai rượu được mua trên thị trường. Nhưng liệu trong thực tế, có phải bây giờ người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho mỗi chai rượu cao hơn trước đây T đồng hay không? Điều này sẽ được làm rõ qua hình 5.1. Hình 5.1: Phạm vi ảnh hưởng của thuế đơn vị đánh vào người tiêu dùng Trước khi có thuế, thị trường cân bằng tại điểm E với giá mỗi chai rượu được bán là P 0 đồng lượng rượu trao đổi là Q 0 chai. Chú ý rằng, đường cầu D của người tiêu dùng là đường thể hiện mức tối đa mà các cá nhân sẵn sàng trả cho mỗi chai rượu, không cần biết số tiền phải trả đó là cho ai, người bán hay Chính phủ. Vì thế, dù có thuế hay không thì tổng mức sẵn sàng trả của người tiêu dùng vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, nếu trước thuế, họ chỉ có nghĩa vụ trả tiền cho người bán thì đường cầu D chính là đường cầu thể hiện mức độ sẵn sàng trả của người tiêu dùng cho người bán. Nhưng khi có thuế, người P(đ) P m P 0 Q 1 P b Q 0 H G E F S D D’ T (Chai rượu) Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 7 mua biết rằng họ còn có nghĩa vụ nộp thuế T cho Chính phủ. Vì vậy, mức độ sẵn sàng trả cho người bán của họ tại mọi điểm dọc trên đường cầu ít hơn lúc trước một lượng bằng T. Kết quả, toàn bộ đường cầu D sẽ dịch chuyển song song xuống dưới đến đường cầu D’ một khoảng đúng bằng T. Cân bằng thị trường chuyển từ E xuống F, với số lượng rượu được bán trên thị trường chỉ còn Q 1. Mức giá tại F là mức mà người mua sẵn sàng trả cho người bán sau khi có thuế, được ký hiệu là P b để chỉ mức giá mà người bán thực sự nhận được sau khi có thuế, vì người mua còn phải trả thuế T cho Chính phủ nên mức giá mà người mua thực sự phải trả khi có thuế là P m . Nhưng T lại chính là khoảng cách dọc giữa D D’ nên: Nếu P b tương ứng với điểm F thì P m sẽ tương ứng với điểm H trong hình 5.1 Như vậy, thuế đã tạo ra một sự chênh lệch giữa giá người mua phải trả giá người bán được nhận. Khoảng chênh lệch đó chính là thuế Chính phủ thu (T = P m – P b ). So với trước thuế, người mua đã phải trả một mức giá cao hơn, nhưng người bán cũng chỉ nhận được một mức giá thấp hơn. Nói cách khác, tuy về danh nghĩa, người tiêu dùng trả thuế nhưng thực chất, gánh nặng thuế đã được chia sẻ giữa hai người. Tổng doanh thu thuế mà Chính phủ thu được bằng T nhân với số chai rượu bán ra (Q 1 ) hay chính là diện tích hình chữ nhật P b P m HF. Hình chữ nhật này được chia làm hai phần: Diện tích P 0 P m HG là gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải trả, còn diện tích P b P 0 GF là gánh nặng thuế mà người sản xuất phải trả. Đến đây người ta sẽ hỏi nếu người trả thuế luật định là người sản xuất thì phân tích trên có thay đổi gì không? Giả sử Chính phủ vẫn đánh thuế T trên mỗi chai rượu sản xuất ra, nhưng không thu thuế này tại khâu tiêu thụ mà ngay từ khi rượu xuất xưởng (ví dụ, đây là thuế doanh thu). Khi đó, người bán sẽ phải trả thuế theo luật, như đã phản ánh trong hình 5.2. Cân bằng thị trường trước thuế vẫn tại điểm E. Đường cung S là đường thể hiện mức tối thiếu mà người sản xuất sẵn sàng bán hàng hóa của mình cho người tiêu dùng. Sau khi có thuế, người sản xuất biết rằng họ không được giữ lại toàn bộ số tiền mà người tiêu dùng trả cho họ, mà phải trích T đồng/chai rượu để trả thuế cho Chính phủ. Vì thế tại mọi điểm dọc theo Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 8 đường cung, bây giờ người sản xuất chỉ sản sàng bán cho người tiêu dùng với mức giá cao hơn trước khi có thuế một khoản bằng T. Hình 5.2: Phạm vi ảnh hưởng của thuế đơn vị đánh vào người sản xuất Kết quả, đường cung sẽ dịch chuyển song song lên trên đúng bằng mức thuế. Cân bằng mới của thị trường diễn ra tại H, đó cũng là mức giá P m mà người mua thực sự phải trả để mua được hàng hóa. Tuy nhiên, mức giá mà người sản xuất thực sự nhận được không phải là P m mà là P m – T, hay chính là P b tương ứng với điểm F. So sánh hình 5.2 hình 5.1 có thể thấy, cho dù thuế đánh vào người sản xuất hay người tiêu dùng thì phạm vi ảnh hưởng kinh tế của thuế cũng hoàn toàn tương tự như nhau. b./ Tác động của thuế theo giá trị. Tác động của thuế theo giá trị rất giống với thuế đơn vị. Nguyên tắc cơ bản vẫn là xác định xem thuế làm đường cung cầu dịch chuyển thế nào, rồi sau đó tính toán điểm cân bằng mới của thị trường. Chỉ có điều cần nhớ rằng, vì thuế theo giá trị phụ thuộc vào giá bán, nên khi đường cầu (hoặc cung) dịch chuyển, nó không thể dịch chuyển song song như trường hợp thuế đơn vị, mà trái lại, các điểm trên đường cầu (hoặc cung) đó sẽ dịch chuyển cùng một tỷ lệ với mức giá tương ứng. Có nghĩa là, điểm nào trên đường cầu (hoặc cung) ứng với mức giá càng thấp thì mức dịch chuyển tuyệt đối của điểm đó xuống dưới (hoặc lên trên) càng ít, cho đến khi đường cầu (hoặc cung) đó cắt trục hoành thì mức giá tương ứng bằng 0, P(đ) P m P 0 Q 1 P b Q 0 H G E F S D S’ T (Chai rượu) Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 9 nên đường cầu (hoặc cung) mới phải trùng với đường cũ. Còn sự phân chia gánh nặng thuế vẫn giống như trường hợp thuế đơn vị. Hình 5.3 (a) (b) lần lượt mô tả phạm vi ảnh hưởng của thuế theo giá trị khi nó đánh vào người tiêu dùng người sản xuất. Như vậy, việc phân chia gánh nặng của thuế hoàn toàn không phụ thuộc vào thuế đó là thuế đơn vị hay thuế theo giá trị, nó được đánh vào người sản xuất hay người tiêu dùng. Nhưng nếu phạm vi ảnh hưởng của thuế không phụ thuộc vào những yếu tố trên thì yếu tố nào sẽ quyết định gánh nặng thuế phần lớn sẽ rơi vào ai? Như phần sau sẽ thấy, chỉ có độ co giãn của cung cầu mới thực sự là yếu tố quyết định. c./ Độ co giãn của cung cầu quyết định sự phân chia gánh nặng thuế. Quy luật chung: Thuế làm lượng hàng hóa được mua bán trên thị trường giảm xuống, đồng thời làm giá người mua phải trả tăng, giá người bán nhận được giảm so với trước khi có thuế. Tuy nhiên, giá người mua phải trả tăng bao nhiêu tùy thuộc vào độ co giãn của cầu. Nếu cầu co giãn nhiều thì với một mức độ tăng giá cho trước, lượng cầu sẽ giảm nhiều hơn. Nói cách khác, tương ứng với cùng một độ giảm xuống của lượng cầu thì giá mà người tiêu dùng thực sự phải trả sẽ tăng ít hơn, người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt ít hơn. Tương tự, nếu cung càng ít co D P(đ) P m P 0 Q 1 P b Q 0 H G E F S D (Chai rượu) D’ O P(đ) P m P 0 Q 1 P b Q 0 H G E F S (Chai rượu) O S’ Hình 5.3 (a): Ph ạ m vi ả nh hư ở ng c ủ a thu ế giá trị đánh vào người tiêu dùng Hình 5.3 (b): Ph ạ m vi ả nh hư ở ng c ủ a thu ế giá trị đánh vào người sản xuất Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 10 giãn thì tương ứng với cùng một mức độ giảm xuống của lượng, giá mà người sản xuất thực sự được nhận sẽ giảm nhiều hơn, người sản xuất sẽ phải chịu thiệt nhiều hơn. Vì vậy, có thể kết luận rằng cầu càng co giãn cung càng ít co giãn thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi vào người sản xuất, ngược lại, cầu càng ít co giãn cung càng co giãn thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi vào người tiêu dùng. Tính quy luật này được thể hiện trong hình 5.4 (a) (b). Cả hai trường hợp này đều lấy thuế đơn vị đánh vào người tiêu dùng làm ví dụ. Bằng trực giác cũng có thể thấy gánh nặng thuế của người tiêu dùng (P 0 P m HG) trong hình (a) nhỏ hơn, tương đối so với gánh nặng thuế của người sản xuất (P b P 0 GF), lớn hơn tương đối trong hình (b). 5.2.1.2. Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Tác động của việc đánh thuế phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu của thị trường. Trong phần trước, chúng ta đã nghiên cứu tác động của thuế trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu thị trường là độc quyền hay độc quyền nhóm thì tác động của thuế lại có nhiều điểm khác biệt. Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét hai cơ cấu thị trường này. a./ Phạm vi ảnh hưởng của thuế trong độc quyền. P(đ) P m P 0 Q 1 P b Q 0 H G E F S D (Chai rượu) D’ O P(đ) P m P 0 Q 1 P b Q 0 H G E F S (Chai rượu) O D’ Hình 5.4 (a): Ph ân chia gánh n ặ ng thu ế khi c ầ u co giãn nhiều, cung co giãn ít Hình 5.4 (b ): Ph ân chia gánh n ặ ng thu ế khi c ầ u co giãn ít, cung co dãn nhiều. D [...]... L (b) Hình 5.10: Tác động của thuế trong thị trường lao động phụ thuộc vào giao điểm của cung cầu lao động Nói chung, thuế sẽ do cả người lao động người sử dụng lao động cùng chịu Tuy nhiên, nếu DL cắt SL sau khi đường cung quay vòng như hình 5.10 (b) thì thuế có thể làm giờ công giảm mạnh hơn mức thuế (w0 – w1 > t) Khi đó, thuế sẽ do Chương 5: Tổng quan về thuếtác động của thuế 16 Lưu hành... mọi thuế suất đều phải được quy định bằng nhau Ngược lại, nó yêu cầu đánh thuế cao vào các hàng hóa có độ co giãn của cầu ít Chương 5: Tổng quan về thuếtác động của thuế 32 Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng  Nguyên tắc Corlet – Hague Corlet Hague (1953) đã chứng minh một hệ quả quan trọng của nguyên tắc Ramsey: “Khi có hai hàng hóa thì đánh thuế tối ưu phải đánh thuế vào các hàng... tiền lương tăng sẽ làm cung lao động giảm Kết quả, cung về lao động có dạng quay vòng như biểu diễn trong hình 5.9 Đến đây, tác động của thuế đến thị trường lao động sẽ phụ thuộc vào giao điểm cung cầu về lao động trước sau thuế Nếu đường cầu về lao động DL cắt đường cung SL trước khi đường cung quay vòng như hình 5.10 (a) thì thuế sẽ có tác động tương tự như trong các thị trường hàng hóa thông thường... mức biên của X Y bằng nhau, tức là 1/2.X 1/2.Y = X1 Y1 Hay X Y = X1 Hay %X = %Y Y1 Chương 5: Tổng quan về thuếtác động của thuế 31 Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Phương trình này là kết quả của nguyên tắc Ramsay Nguyên tắc Ramsey phát biểu như sau: “để tối thiểu hóa tổng gánh nặng quá mức của thuế, cần ấn định các mức thuế sao cho phần trăm lượng cầu giảm xuống do thuế phải... Khi đó, thuế đất do cả chủ đất người đi thuê cùng chịu, mức độ chịu phụ thuộc vào độ co giãn của cung cầu về đất đai 5.2.2 Phân tích phạm vi ảnh hưởng của thuế bằng mô hình cân bằng tổng thể 5.2.2.1 Phân tích mô hình cân bằng tổng thể Khởi đầu để minh họa mô hình cân bằng tổng thể của thuế, chúng ta lấy ví dụ thuế đánh vào nhà hàng được minh chứng trong hình 5.11 Giả sử đường cầu về suất ăn... đánh thuế T đồng vào nhà hàng, nó sẽ làm thay đổi cung nhà hàng gánh chịu toàn bộ gánh nặng thuế Chương 5: Tổng quan về thuếtác động của thuế 19 Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Trong thực tế, nhà hàng không thể tự một mình vận hành mà phải gắn kết với sự cung cấp lao động, vốn để hoạt động Đối với nhà hàng, vốn được xem là vốn tài chính – dùng để đầu tư xây dựng mua các dụng... bị mất đi do thuế sẽ được chuyển sang cho Chính phủ dưới dạng doanh thu thuế để Chính phủ trang trải cho các khoản chi tiêu công cộng Tuy nhiên, thường là tổng độ thỏa dụng mất đi của tất cả những người bị ảnh Chương 5: Tổng quan về thuếtác động của thuế 22 Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng hưởng bởi thuế lớn hơn phần lợi ích Chính phủ thu lại dưới dạng thu thuế Như vậy, thuế đã gây... đường bàng quan Ui xuống đường bàng quan Uii thì có loại thuế nào mang lại doanh thu thuế lớn hơn hay không? Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 24 Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng Vải (m) A Uii G Ui H Y2 E2 E1 Y1 Y3 N I F O X2 X3 X1 D Gạo (kg) Hình 5.13: Gánh nặng thuế quá mức của thuế gạo Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xác định giá trị bằng tiền tương đơng của mức thỏa... hạn ngân sách sau thuế của cá nhân sẽ là: wT = X (1+t)PX + Y (1+t)PY + w (1+t)N Hay là wT/(1+t) = X.PX + Y.PY + w.N (2) So sánh giữa (1) (2) có thể thấy, việc đánh thuế tất cả các hàng hóa, kể cả thời gian nghỉ ngơi, theo cùng một thuế suất cũng có tác dụng giống như khi giảm Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 29 Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng giá trị của quỹ thời gian... Chương 5: Tổng quan về thuế tác động của thuế 11 Lưu hành nội bộ Biên soan: Ths Nguyễn Việt Dũng với người tiêu dùng, vì ngay khi chưa có thuế, họ đã phải trả mức giá độc quyền cao hơn nhiều so với giá cạnh tranh Nếu như trong thị trường cạnh tranh, phạm vi ảnh hưởng của thuế phụ thuộc vào độ co giãn của đường cung cầu, thì trong thị trường độc quyền, nó cũng sẽ phụ thuộc vào độ dốc của đường . Chương 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 1 CHƯƠNG 5 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ 5.1. TỔNG QUAN VÊ THUẾ 5.1.1. Khái niệm thuế Thuế có lịch sử rất lâu đời. Thuế đã. 5: Tổng quan về thuế và tác động của thuế 4 Thuế tỷ lệ: là loại thuế mà thuế suất trung bình không thay đổi theo giá trị của cơ sở tính thuế. Ví dụ, thuế 10% đánh vào mọi mức thu nhập là thuế. và tác động của thuế 3 5.1.3. Các cách phân loại thuế a./ Thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào các cá nhân hoặc các doanh nghiệp. Ví dụ, về thuế trực

Ngày đăng: 08/05/2014, 11:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan