1/2.X Doanh thu thuế tăng thêm

Một phần của tài liệu tổng quan về thuế và các tác động của thuế (Trang 31 - 34)

Doanh thu thuế tăng thêm X1

Tương tự, nếu có thuế đơn vị ty đánh vào hàng hóa Y thì gánh nặng quá mức biên do thuế này gây ra cũng bằng: (1/2.Y)/ Y1

Như vậy, điều kiện để tối thiểu hóa gánh nặng quá mức nói chung là phải để gánh nặng quá mức biên của X và Y bằng nhau, tức là

1/2.X = = 1/2.Y Hay X = Y Hay %X = %Y X1 Y1 X1 Y1 d k i h a b c e f Sx Dx X1 X0 X P0 + tx P0 P0 + (tx + 1) 0 Px Gánh nặng quá mức biên X2

Chương 5: Tổng quan v thuếvà tác động ca thuế 32 Phương trình này là kết quả của nguyên tắc Ramsay. Nguyên tắc Ramsey phát biểu như sau: “để tối thiểu hóa tổng gánh nặng quá mức của thuế, cần ấn định các mức thuế sao cho phần trăm lượng cầu giảm xuống do thuế phải như nhau đối với tất cả các hàng hóa”. Nguyên tắc này không chỉ đúng với hàng hóa độc lập mà còn đúng với những hàng hóa có mối quan hệ thay thế hoặc bổ sung cho nhau.

Từ nguyên tắc Ramsay này, nhiều nhà kinh tế đã khai thác và đưa ra các quy tắc đánh thuế tối ưu khác nữa. Sau đây, chúng ta sẽ xét các nguyên tắc có tính hệ quá của nguyên tắc Ramsey, đó là nguyên tắc co giãn nghịch đảo và nguyên tắc Corlet – Hague. Ngoài ra người ta còn mở rộng nguyên tắc Ramsey để phản ánh thêm khía cạnh công bằng của thuế.

c./ Mở rộng nguyên tắc Ramsey.

Nguyên tắc độ co giãn nghịch đảo.

Hay gọi x là độ co giãn đền bù về cầu hàng hóa X, ux là thuế suất theo giá trị đánh vào hàng hóa X. Như vậy, theo định nghĩa về thuế theo giá trị, ux chính là phần trăm tăng lên của giá (%P) do thuế gây ra. Vì vậy,

uxx = ux (%X /%P) = (%P). (%X /%P) = %X (3)

Tương tự, nếu gọi y và uy lần lượt là độ co giãn đền bù của cầu về Y và thuế theo giá trị đánh vào Y thì. uyy = %Y (4)

Như vậy, theo phương trình kết quả của nguyên tắc Ramsey thì

uxx = uyy (%X = %Y)

Hay x/y = uy / ux (5)

Đẳng thức (5) được gọi là độ co giãn nghịch đảo: “Nếu hai hàng hóa độc lập với nhau thì đánh thuế tối ưu yêu cầu thuế suất phải được quy định tỷ lệ nghịch với

độ co giãn của cầu hàng hóa đó”. Tức là, y càng cao hơn tương đối so với x thì uy càng phải thấp hơn tương đối so với ux. Tính hiệu quả không hề bắt buộc tất cả mọi thuế suất đều phải được quy định bằng nhau. Ngược lại, nó yêu cầu đánh thuế cao vào các hàng hóa có độ co giãn của cầu ít.

Chương 5: Tổng quan v thuếvà tác động ca thuế 33  Nguyên tắc Corlet – Hague

Corlet và Hague (1953) đã chứng minh một hệ quả quan trọng của nguyên tắc Ramsey: “Khi có hai hàng hóa thì đánh thuế tối ưu phải đánh thuế vào các hàng hóa bổ sung cho nghỉ ngơi với thuế suất tương đối cao”. Để thấy rõ điều này, nhớ lại trong các phần trước rằng nếu có thể đánh thuế nghỉ ngơi thì đó là “cách tốt nhất” vì tạo được nguồn thu mà không gây ra gánh nặng quá mức. Tuy cơ quan thuế không thể đánh thuế vào nghỉ ngơi, nhưng họ có thể đánh thuế vào các hàng hóa tiêu dùng kèm theo với nghỉ ngơi để qua đó gián tiếp làm giảm cầu về nghỉ ngơi. Nếu lều du lịch, thuyền buồm… bị đánh thuế cao thì mọi người sẽ tiêu dùng ít nhưng hàng hóa này hơn và do đó, dành ít thời gian hơn để nghỉ ngơi.\

Tiêu chuẩn về công bằng

Đến đây, dường như lý thuyết thuế tối ưu mới chỉ chú trọng đến khía cạnh hiệu quả của hệ thống thuế. Nhưng công bằng cũng là một tiêu chuẩn quan trọng khác của thuế. Nhìn chung, mọi người đều cho rằng hệ thống thuế phải đảm bảo sự công bằng dọc. Nguyên tắc Ramsey có thể được điều chỉnh để phản ánh của khía cạnh phân phối thu nhập của đánh thuế. Giả sử người nghèo tiêu dùng một tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập cho hàng hóa X so với người giầu, và với hàng hóa Y thì ngược lại. Ví dụ, X là bánh mì và Y là nước hoa. Hơn nữa, xã hội ưu tiên việc cải thiện lợi ích cho người nghèo hơn người giầu. Khi đó cho dù hàng hóa X có cầu ít co giãn hơn Y thì đánh thuế tối ưu có thể vẫn yêu cầu pahir đánh thuế Y cao hơn vào X, vì điều đó tuy tạo ra gánh nặng quá mức lớn hơn nhưng lại phân phối lại thu nhập có lợi cho người nghèo. Xã hội có thể sãn sàng trả giá bằng việc tạo ra một gánh nặng quá mức lớn hơn, để đổi lại có được một sự phân phối thu nhập công bằng hơn.

Chi phí biên của chi tiêu công cộng.

Quy tắc Ramsey đưa ra mức hỗn hợp tối ưu của thuế. Ẩn sau của quy tắc này là khi đánh thuế vào bất kỳ thị trường hoàng hóa nào, thì gánh nặng phụ trội của

Chương 5: Tổng quan v thuếvà tác động ca thuế 34 thuế gia tăng lớn hơn so với thuế. Với đường cầu tuyến tính, chẳng hạn, một sự gấp đôi thuế suất tạo ra gánh nặng phụ trội gia tăng gấp bốn lần, nhưng doanh thu thuế thu được ít hơn gấp đôi. Từ vấn đề này rút ra hàm ý rằng: “Chi phí của các dự án công cộng vượt quá số tiền được chi tiêu cho dự án, chi tiêu chính phủ càng lớn thì chi phí của chi tiêu chính phủ càng gia tăng”.

Trở lại hình 5.17. Giả sử dự án công cộng cần có chi phí txX2 để hoàn thành, và chính phủ phải huy động vốn bằng việc đánh thuế vào thị trường. Với thuế tx, chi phí của dự án công là txX2 cộng với gánh nặng quá mức abc. Giả sử chính phủ tăng thuế nên đến 2tx. Doanh thu thuế không tăng lên gấp đôi, nhưng bây giờ gánh nặng quá mức cộng thêm phần diện tích tứ giác efba do số lượng giảm từ X2 xuống X1. Việc đưa gánh nặng quá mức của thuế vào đánh giá dự án công với mục đích để chi phí dự án công phản ánh càng chính xác chi phí xã hội biên.

Một phần của tài liệu tổng quan về thuế và các tác động của thuế (Trang 31 - 34)