Lý thuyết đánh thuế tối ưu 1 Đánh thuế hàng hóa tối ưu.

Một phần của tài liệu tổng quan về thuế và các tác động của thuế (Trang 29 - 31)

5.3.2.1. Đánh thuế hàng hóa tối ưu.

a./ Sự tương đương giữa thuế tiêu dùng và thuế khoán

Hãy xét một cá nhân tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y, và một loại hàng hóa đặc biệt khác là “nghỉ ngơi”, ký hiệu là N. Giá của X là PX, của Y là PY và mức lương hiện tại (hay cũng chính là mức giá của sự nghỉ ngơi) là w. Số giờ tối đa có thể làm việc của cá nhân này – hay còn gọi là quỹ thời gian là T. Như vậy, thời gian làm việc thực sự của cá nhân đó sẽ là (T – N), và tổng thu nhập kiếm được là w (T - N). Nếu không có tiết kiệm thì toàn bộ thu nhập này sẽ được dùng để chi tiêu cho X và Y. Vì vậy, đường giới hạn ngân sách của cá nhân sẽ là:

w(T - N) = X.PX + Y.PY hay wT = X.PX + Y.PY + w.N (1)

Giả sử cả X,Y và N đều bị đánh thuế với thuế suất theo giá trị đồng loạt là t. Thuế sẽ làm giá X tăng lên đến (1+t)PX, của Y tăng lên là (1+t)PY và của N lên đến (1+t)w. Như vậy, giới hạn ngân sách sau thuế của cá nhân sẽ là:

wT = X. (1+t)PX + Y. (1+t)PY + w. (1+t)N

Hay là wT/(1+t) = X.PX + Y.PY + w.N (2)

So sánh giữa (1) và (2) có thể thấy, việc đánh thuế tất cả các hàng hóa, kể cả thời gian nghỉ ngơi, theo cùng một thuế suất cũng có tác dụng giống như khi giảm

Chương 5: Tổng quan v thuếvà tác động ca thuế 30 giá trị của quỹ thời gian từ wT xuống còn wT/ (1+t), nhưng còn giá tương đối của tất cả các hàng hóa đều không thay đổi. Vì thế, nó có tác dụng tương đương như một loại thuế khoán, và do đó không gây ra gánh nặng quá mức. Đến đây, có thể rút ra kết luận quan trọng là: “Nếu tất cả các hàng hóa, kể cả sự nghỉ ngơi đều bị đánh thuế với cùng một mức thì thuế đó sẽ tương đương với một thuế khoán và sẽ

không gây ra gánh nặng quá mức

Trên thực tế, chỉ có thể đánh thuế X hoặc Y mà không thể đánh thuế vào N được, nên gánh nặng quá mức của thuế là không tránh khỏi. Mục tiêu của chúng ta là lựa chọn các thuế suất đánh vào X và Y sao cho gánh nặng quá mức của việc đánh thuế là tối thiểu.

b./ Nguyên tắc Ramsey. Frank Ramsey là nhà kinh tế học người Anh (1927)

Để tạo nguồn thu với gánh nặng quá mức thấp nhất của thuế thì thuế suất đánh vào X và Y phải như thế nào để gánh nặng quá mức biên do mỗi đồng doanh thu thuế tăng thêm gây ra cho mỗi loại hàng hóa phải bằng nhau. Nếu không, chúng ta có thể giảm bớt gánh nặng quá mức tổng thể bằng cách tăng thêm thuế suất đánh vào loại hàng hóa đang có gánh nặng quá mức thấp hơn các hàng hóa khác và ngược lại.

Để thấy rõ hơn điều này, trước hết giả định rằng X và Y là hai hàng hóa độc lập với nhau, có nghĩa là sự thay đổi trong giá của hàng hóa nào chỉ có ảnh hưởng đến lượng cầu về bản thân hàng hóa đó mà không liên quan gì đến lượng cầu của hàng hóa kia. Hình 5.17 biểu diễn đường cầu đền bù DX của hàng hóa X. Giả định cá nhân có thể mua tại một mức giá P0 bao nhiêu hàng hóa cũng được, hay nói cách khác, đường cung X năm ngang (hay cung hoàn toàn co giãn)

Ở điểm cân bằng (không có thuế) với mức giá P0 và số lượng X0. Giả sử Chính phủ đánh thuế đơn vị tx vào hàng hóa X. Giá cả bây giờ tăng lên P0 + tx và số lượng hàng hóa X giảm xuống đến X2, doanh thu thuế thu được là diện tích tứ giác kiba, bằng tx.X2. Gánh nặng quá mức do thuế này gây ra là tam giác abc với diện tích bằng: 1/2. tx . X (chú ý: X = X0 – X2)

Chương 5: Tổng quan v thuếvà tác động ca thuế 31 Bây giờ giả sử thuế suất tăng thêm 1 đơn vị từ tx lên đến tx + 1. Do thuế cao hơn nên số lượng hang hóa X trao đổi trên thị trường giảm xuống từ X2 xuống X1. Doanh thu thuế thu được là diện tích khfe, bằng (1+tx).X1. Gánh nặng quá mức do thuế này gây ra là tam giác efc với diện tích bằng 1/2.(1+tx). X . (chú ý: X = X0

– X1). Phần doanh thu thuế mà Chính phủ không thu được là diện tích edba

Hình 5.17: Gánh nặng quá mức biên

Lưu ý nguyên tắc tối thiểu hóa gánh nặng quá mức vừa nêu trên là gánh nặng quá mức biên của đồng doanh thu thuế cuối cùng thu được trên tất cả các hàng hóa phải bằng nhau. Muốn vậy, trước hết cần xác định được gánh nặng quá mức biên. Hãy hình dung nếu thuế đơn vị đánh vào X tăng thêm 1 đồng.

Gánh nặng quá mức biên =

Gánh nặng quá mức tăng thêm =

Một phần của tài liệu tổng quan về thuế và các tác động của thuế (Trang 29 - 31)