GIẢIPHÁPMARKETINGNHẰMGÓPPHẦNHOÀNTHIỆNVÀTHÚCĐẨYKHẢNĂNGTIÊUTHỤSẢNPHẨMỞCÔNGTYSẢNXUẤTBAOBÌVÀHÀNGXUẤTKHẨU I. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI 1. Cung sảnphẩm Trên thị trường hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp cung cấp các sảnphẩm như của Công ty. - Về bao bì: đặc biệt khó khăn cho Côngty là các sảnphẩm nhập lậu của Trung Quốc bán phá giá trên thị trường. - Về sắt thép: có thể nó những loại thép thong dụng hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp. Các sảnphẩm chủ yếu là sảnxuất trong nước. Chỉ những sảnphẩm đặc chủng trong nước không sảnxuất được mới được nhập khẩu. - Về trang thiết bị nội thất và văn phòng: nhiều loại sảnphẩmsảnxuất trong nước ngày càng được khách hàng chấp nhận, nhiều doanh nghiệp kinh doanh loại mặt hàng này nên việc nhập khẩu để bán ít hiệu quả. - Về xuấtkhẩu ván sàn: cũng đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam nước ngoài cung cấp cho khách hàng nước ngoài. - Các hàng nông lâm thuỷ hải sản: nhiều Côngty chuyên doanh cung cấp cho thị trường nước ngoài. - Hàngthủcông mỹ nghệ: nhiều xí nghiệp của nhiều địa phương làm loại mặt hàng náy và có nhiều doanh nghiệp thu mua vàxuất khẩu. 2. Cầu sảnphẩm Có thể nói cầu các sảnphẩm của Côngty có biến động lớn: - Cầu trong nước: gần như là bão hoà, chỉ có thể bán cho những khách hàng đã quen với Côngtyvà phải có giá ưu đãi. - Cầu ngoài nước: nhu cầu vẫn tăng nhưng yêu cầu về chất lượng, chủng loại, mẫu mã ngày càng cao. Hơn nữa có quá nhiều doanh nghiệp cùng làm chức năngxuấtkhẩu các mặt hàng này nên cạnh tranh rất gay gắt. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰMNÂNG CAO KHẢNĂNGTIÊUTHỤ 1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thêm thị trường tiêuthụsảnphẩm Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, nên một doanh nghiệp muốn đứng vững thì phải tìm cách đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường nhằmthu về lợi nhuận lớn nhất. Vì vậy phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm kiếm thêm thị trường, để quyết định sản lượng của từng mặt hàng, quyết định mẫu mã kiểu dáng, đưa ra những sảnphẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để có được sự nghiên cứu đầy đủ và chính xác, Côngty cần phải đào tạo và cử những chuyên gia có kinh nghiệm đi tìm hiểu thực tế, nắm bắt thông tin, xử lý dữ liệu, dự báo chính xác, ngoài ra còn có thể tìm và bắt mối với các khách hàng mới. Côngty có thể tìm kiếm thêm thị trường mới bằng cách tiếp tục mở rộng mang lưới phân phối, tiêuthụ trong nước thông qua lập chi nhánh đại lý trong cả nước và qua Phòng thương mại tìm kiếm thị trường xuấtkhẩu mới. 2. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng sảnphẩm bằng cách đầu tư công nghệ: Để đầu tư công nghệ làm sao cho vừa đảm bảo độ an toàn cho vốn đầu tư lại vừa đảm bảocông nghệ không lạc hậu. Côngty nên có sự lựa chọn các nước có trình độ công nghệ sảnxuất ưu việt đối với các sảnphẩm mà Côngty đang sản xuất. Tuy nhiên đầu tư công nghệ phải tận dụng được các cơ sở sẵn có tạo điều kiện phát huy hết tiềm lực của công nghệ mới với số vốn đầu tư ít nhất. Trong quá trình sảnxuấtCôngty nên cố gắng sử dụng nguyên vật liệu trong nước để tiết kiệm chi phí, còn nguyên vật liệu chưa đạt tiêu chuẩn thì cần nhập khẩu để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. 3.Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Ngoài việc đầu tư cho công nghệ sản xuất, Côngty cần chú trọng đến đội ngũ công nhân viên, đặc biệt là những cán bộ làm công tác xuất khẩu. Côngty nên tuyển dụng những kỹ sư, cán bộ có có trình độ chuyên môn đối với lĩnh vực sẽ bố trí để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới sảnxuấtvà kinh doanh, đồng thời cho đi đào tạo và đào tạo lại đội ngũ sẵn có của Công ty. Côngty cần liên tục và thay phiên đào tạo tay nghề cho người lao động để họ thích ứng với điều kiện làm việc với máy móc mới, hiện đại. Khuyến khích người lao động cải tiến điều kiện lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, có sáng kiến về kiểu dáng và mẫu mã của sảnphẩm hay hiểu biết về những sảnphẩm khác mà doanh nghiệp chưa có. Tổ chức các cuộc thi đua giữa tổ, nhóm, phân xưởng khác nhau một mặt vừa khuyến khích nâng cao tay nghề, một mặt giúp họ ý thức hơn trong quá trình sản xuất, tổ chức cuộc họp trong các tổ, nhóm để rút kinh nghiệm trong lao động và kinh doanh. Khuyến khích các chi nhánh, đại lý, các xí nghiệp tuyển dụng những người có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để phù hợp với yêu cầu sảnxuất kinh doanh của Công ty. 4. Xác định biện pháp quản lý và huy động vốn: Hiện nay vốn kinh doanh của Côngty còn thiếu trong khi đòi hỏi phải mở rộng sảnxuất trong những năm tới. Do đó chiến lược tạo vốn cần được chú ý hơn. Vốn hoạt động của Côngty so với nhu cầu kinh doanh còn thiếu, bên cạnh đó nguồn vốn cố định của Côngty chưa khai thác triệt để hết tiềm năng của mình. Tạo chữ tín với bạn hàng trong và ngoài nước để có các ưu đãi về thanh toán, giảm bớt vốn kinh doanh, chi phí giao thông nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vay ngân hàng, liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn đầu tư từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Mở rộng thêm mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Có những đề nghị với Nhà nước cho xin vay vốn với lãi suất ưu đãi tăng cường hợp tác quốc tế để tăng vốn ODA của Nhà nước cho doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng đồng vốn hiện có một cách có hiệu quả bằng cơ chế tín dụng với các cơ sở trực thuộc để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. 5. Quảng cáo và các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng: Quảng cáo là công cụ đắc lực giúp cho việc tiêuthụsảnphẩm của Côngty ngày càng nhiều vì quảng cáo giúp cho khách hàng biết và chú ý, từ đó dẫn tới việc mua sảnphẩm của Công ty. Vì vậy cần có kế hoạch về nội dung và hình thức quảng cáo sao cho có hiệu quả nhất. Để nó mang lại sự khác biệt giữa sảnphẩm của Côngty với sảnphẩm cùng loại trên thị trường, và giúp khách hàngphân biệt lựa chọn khi mua hàng. Do vậy đối với việc đề ra chương trình quảng cáo Côngty cần đa dạng hình thức, như không chỉ quảng cáo trên báovà ti vi mà còn quảng cáo cả trên các sảnphẩmvà phương tiện khác. Về nội dung quảng cáo cần nhấn mạnh đến chất lượng và sự tiện lợi khi sử dụng, ngoài ra nên thông báo về những phần tặng phẩmCôngty khuyến mại cho khách hàng để thể hiện mối quan tâm và tạo mối quan hệ tốt giữa Côngtyvà khách hàng. Ngoài ra côngty nên tổ chức và tham gia vào các hoạt động xúc tiến bán hàng như tham gia vào các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước: sử dụng các nhân viên bán hàng hay cán bộ đi giao hàng để quảng cáo trực tiếp. Hình thức này đem lại hiệu quả cao mà không tốn chi phí, họ không chỉ đưa tin đến cho khách hàng mà còn thu thập thông tin phản hồi một cách chính xác nhất, từ đó Côngty có thể đưa ra các biện phápkhả thi. Hàng năm Côngty nên tổ chức các hội nghị khách hàng. Đây là việc làm rất co ý nghĩa để Côngtyvà người tiêu dùng có thể hiểu lẫn nhau hơn. Thông qua đó khách hàng sẽ cho côngty biết quan điểm của mình về những ưu điểm và nhược điểm sảnphẩm còn tồn tại, tạo nên mối quan hệ thân thiết giữa côngtyvà khách hàng. III. PHỐI HỢP ĐỒNG BỘ GIỮA CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING ĐỂ TẠO HIỆU QUẢ CAO TRONG TIÊUTHỤ 1. Chính sách sảnphẩmSảnphẩm chủ yếu của Côngty là baobìvàhàngxuất khẩu. Côngty cần có chính sách thay đổi, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến nâng cao chất lượng và hạ giá thành sảnphẩm để tiêuthụ nhiều sản phẩm, mở rộng quy mô sảnxuất chế biến. 2. Chính sách giá Cần có chính sách giá khác nhau cho các đối tượng khách hàng: - Giá bán buôn theo khu vực thị trường chính - Giá bán lẻ - Phần hoa hồng cho các đại lý - Giá bán theo hợp đồng với số lượng lớn - Giá cho khách quen. 3. Chính sách phân phối - Chính sách phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào, hơn nữa đây lại là doanh nghiệp với mục đích chủ yếu là tiêuthụsảnphẩm do Côngtysảnxuất chế biến. Để có một chính sách phân phối hợp lý và hiệu quả cần thiết phải: + Củng cố và phát triển hệ thống cửa hàng, nhà kho về số lượng và chất lượng, + Xây dựng các quy chế hợp lý đối với việc kinh doanh tại các cửa hàngvà việc bảo quản tại các kho để dễ bề quản lý, kiểm tra, + Đào tạo đội ngũ bán hàng chủ yếu về nghiệp vụ và nghệ thuật kinh doanh, đào tạo đội ngũ quản lý kho theo các chuẩn mực về chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và đạo đức, Bên cạnh đó có các chính sách khen thưởng, kỷ luật kịp thời, công bằng và nghiêm minh, + Giảm chi phí vận chuyển, lưu thông bằng các tính toán kinh tế cẩn thận, chặt chẽ, - Việc phối hợp giữa chính sách phân phối với các chính sách khác sẽ gópphần khắc phục được những nhược điểm và nhanh chóng đạt được mục tiêu: bán nhiều hàng, nâng cao uy tín,,,, 4. Chính sách giao tiếp khuyếch trương Một yếu điểm mà côngty chưa làm được để đưa sảnphẩm gần gũi với công chúng hơn và tăng vị thế của côngty trên thị trường đó là khâu quảng cáo Về hoạt động xúc tiến bán, Côngty cần chú trọng những hình thức sau: - Thường xuyên mở hội nghị khách hàng để tranh thủ các ý kiến khen ngợi hoặc phê bình, giới thiệu tầm quan trọng và chỗ đứng của sản phẩm, tăng cường mối quan hệ lâu dài với khách hàng, - Tạo điều kiện để các nhân viên trong côngty có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh mang tính chất bán sảnphẩm có thưởng. Các cán bộ nhân viên trong côngty ngoài việc phải đảm bảocông việc ởcôngty còn có thể tự liên hệ mang tính chất hoàn toàn cá nhân giúp bán sảnphẩm cho côngty đồng thời côngty cũng có thưởng hoặc cho hưởng hoa hồng sau mỗi tấn xi măng bán được, Đó cũng là biện phápnhằm lôi kéo cán bộ, nhân viên tham gia ngày càng tích cực và nhiệt tình hơn đối với các hoạt động của Công ty. III. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC: a. Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp ổn định, thuận lợi cho sảnxuất kinh doanh phát triển. - Ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố hệ thống tài chính quốc gia, quản lý điều hoà lưu thông hệ thống tiền tệ, ổn định giá cả, chống lạm phát, giữ cân đối về ngân sách, về mậu dịch. - Nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán, thị trường lao động. - Hạn chế nhập khẩu, nhất là nhập lậu, khuyến khích tiêu dùng hàng trong nước để khuyến khích sảnxuất trong nước phát triển. Có chính sách ưu đãi để Côngty có điều kiện đổi mới thiết bịcông nghệ, giúp cho sảnphẩmsảnxuất ra đáp ứng được nhu cầu nội địa, và thị trường nước ngoài. - Về ban hành luật thuế: Nhà nước nên miễn thuế nhập khẩu cho máy móc thiết bị để sảnxuấthàngtiêu dùng vàhàngxuất khẩu. Song song với ban hành luật thuế VAT chính phủ cần có chính sách xem xét điều chỉnh cho phù hợp ngăn chặn thu nhập bất hợp pháp. - Có chính sách khuyến khích xuấtkhẩu các mặt hàng dùng nguyên liệu trong nước, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện, hỗ trợ đắc lực cho những doanh nghiệp xuất khẩu. b. Nhà nước cần quan tâm và chú ý đến các chính sách như chính sách khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ về vốn, chính sách lãi suất cho vay giúp Côngty có điều kiện mở rộng sảnxuất kinh doanh, tăng tốc độ tiêuthụhàng hoá, gópphầnthúcđẩy sự phát triển của đất nước. c. Nhà nước nên tích cực hơn nữa trong công tác chống buôn lậu, nhất là buôn lậu sảnphẩm của Trung Quốc qua biên giới. Dùng các chính sách để quản lý việc xuất nhập khẩuhàng hoá, chống việc cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng xấu tới những Côngty làm ăn đứng đắn. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, tiêuthụsảnphẩm là một vấn đề hết sức quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều nhận thấy. Tiêuthụsảnphẩm quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, nó đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thực hiện các mục tiêuvà chiến lược do doanh nghiệp đề ra. CôngtySảnxuấtBaobìvàHàngxuấtkhẩu cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc tiêuthụsảnphẩm nên đã có những hoạt động tích cực, kịp thời để đẩy mạnh tiêuthụsản phẩm. Côngty muốn tồn tại và phát triển được thì phải tự tiêuthụ lấy sảnphẩm của mình. Muốn vậy phải tăng cường về mọi mặt công tác marrketing và cần thành lập phòng marrketing. Những thành tựu mà côngty có được, một phần lớn dựa vào những chính sách, hình thức quản lý nhanh nhạy, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tiêuthụ sản phẩm. Trong tương lai, Côngty cần cố gắng phát huy những mặt tích cực đã có, phát huy thế mạnh của mình đồng thời luôn nhạy bén trong mọi trường hợp trước sự biến động phức tạp của thị trường nhằm đưa Côngty ngày một vững mạnh. Báo cáo chỉ muốn đưa ra một số giảiphápMarketing cho hoạt động tiêuthụ sản phẩmởCôngtySảnxuấtBaobìvàHàngxuất khẩu. Do thời gian và tài liệu tham khảo có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp góp ý kiến. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện Đại học Mở và các cán bộ của CôngtySảnxuấtBaobìvàHàngxuấtkhẩu đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này. Xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2002 . GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU I. DỰ BÁO. trường nhằm đưa Công ty ngày một vững mạnh. Báo cáo chỉ muốn đưa ra một số giải pháp Marketing cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Sản xuất Bao bì và Hàng