GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TSC

12 264 0
GIẢI PHÁP MARKETING  NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TSC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TSC 1.Tăng cường hoàn thiện công tác điều tra, nghiên cứu thị trường. Nhu cầu của thị trường là yếu tố quyết định đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Mục đích của nghiên cứu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ về loại sản phẩm, dịch vụ nào đó trên thị trường. Trên cơ sở đã nghiên cứu nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm dịch vụ, Công ty sẽ đưa ra các chiến lược về sản phẩm, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng phần thị trường thu lợi nhuận lớn. Thực tế trong những năm qua hầu hết các hợp đồng mà TSC có được là từ phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam cung cấp. Ngoài ra, lại không đầu tư thích đáng cho phát triển thị trường trong nước, do vậy công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện một cách bài bản hoàn chỉnh. Mặt khác do đặc thù sản xuất kinh doanh nên phần cung của Công ty luôn luôn được đảm bảo, trong khi đó sản phẩm dịch vụ lại là loại sản phẩm không cần cất giữ trong kho hoặc dự trữ để đề phòng nhu cầu bất ngờ. Hiện nay trước một thị trường đầy biến động xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh này mà họ lại rất quan tâm đến việc điều tra nghiên cứu thị trường. Muốn phát triển không còn cách nào khác TSC phải tăng cường thực hiện công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Một mặt TSC có thể căn cứ vào các số liệu tiêu thụ hàng năm để đưa ra các con số dự đoán cho năm tới. Mặt khác cần phải áp dụng một số biện pháp nghiên cứu mới như: điều tra thực tế, phương pháp chuyên gia. bổ xung một số công cụ nghiên cứu phù hợp như: Thiết lập một hệ thống các cộng tác viên, những người này chỉ cộng tác với TSC trong một dung lượng thời gian nhất định, ngoài ra họ vẫn có thể tiếp tục công việc của mình. Đối với thị trường nước ngoài việc điều tra nghiên cứu thị trường chủ yếu thông qua các chi nhánh của TSC. TSC có thể phát hành một quyển Catalog về quá trình hình thành phát triển của Công ty, về các loại sản phẩm dịch vụ mà Công ty có thể cung cấp. Cần thiết có thể tổ chức những cuộc triển lãm nhỏ giới thiệu về Công ty, thông qua đó thăm dò thái độ của người tiêu dùng nước ngoài đối với sản phẩm của mình. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu thị trường cần phải trả lời các câu hỏi: thị trường cần gì? chất lượng giá cả như thế nào? Công ty sẽ các sản phẩm gì? Giá ra sao đâu là thị trường tiềm năng của Công ty. 2. Tổ chức lại ổn định bộ máy - nâng cao trình độ phục vụ khách hàng cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức bộ máy của TSC còn nhiều bất cập. Trước đây sản phẩm dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty nhưng do sự phát triển của nền kinh tế, trong nước lại xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh loại hình này nên tốc độ tăng trưởng mặc dù không giảm nhưng không còn được mạnh như trước nữa. Mặt khác những năm gần đây hoạt động xuất nhập khẩu của TSC phát triển mạnh, doanh thu cao đã thu hút phần lớn lực lượng lao động vào hoạt động này. Tuy nhiên bộ máy tổ chức lại vẫn chưa có sự thay đổi phù hợp với tình hình kinh doanh mới. Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ theo bản thân người viết cho rằng chỉ nên tập hợp lại trong phạm vi cùng một tổ chức để dễ dàng hơn trong việc thực hiện. Vì hiện nay riêng kinh doanh dịch vụ đã chiếm tới ba trung tâm trong Công ty, đó là: Trung tâm đào tạo phát triển nhân lực, trung tâm khai quan trung tâm tư vấn trong khi đó kế toán là một công việc rất phức tạp lại đòi hỏi sự đầu tư lớn lại được gộp vào cùng với trung tâm tổng hợp. Cần thiết, nên loại bỏ các bộ phận làm ăn kém hiệu quả hoặc thực hiện sát nhập lại để đạt hiệu quả cao trong công việc. Mặt khác những gì cần đầu tư thì phải đầu tư thích đáng như: xuất nhập khẩu nên phân chia thành hai lĩnh vực riêng biệt: xuất khẩu lao động xuất nhập khẩu hàng hoá. Sự bố trí hợp lý trong bộ máy tổ chức sẽ làm cho hoạt động của bộ máy được trơn tru linh hoạt, tránh tình trạng chồng chéo trong phân giao thực hiện công việc, tạo sự chuyên môn hoá trong từng bộ phận để đạt hiệu quả kinh doanh cao. Về công tác cán bộ đào tạo đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên. Tổ chức các khoá học ngắn ngày về nghiệp vụ cho cán bộ. Mặt khác cử một số cán bộ năng lực của mình đi học nước ngoài theo những hợp đồng đào tạo ngắn hạn dài hạn. Điều này là hết sức cần thiết có ý nghĩa trong lâu dài đối với sự phát triển mở rộng quy mô của Công ty. Trong kinh doanh dịch vụ thì việc giữ vững nâng cao uy tín của Công ty gắn liền với chất lượng dịch vụ . Công ty muốn cung cấp dịch vụ tốt thì phải có đội ngũ nhân viên tốt. Nhất là trong thực tế hiện nay, cường độ canh tranh trong ngoài nước ngày một lớn hơn. Đòi hỏi TSC phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên của mình. 3. Đẩy mạnh khai thác khách hàng mở rộng thị trường Trong thời gian tới TSC dự định đầu tư đáng kể hoạt động quảng cáo, Công ty sẽ cho in một số lượng nhiều gấp đôi năm 1999 các Catalog, tranh ảnh quảng cáo cho Công ty. Mỹ xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam là bước ngoặt lớn đối với nước ta. Hơn nữa Việt Nam lại mới gia nhập hiệp hội các nước ASEAN đã mở ra cho Việt Nam một thời cơ mới, cơ hội mới để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới khu vực. Thị trường Việt Nam đã đang sẽ là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với sự tăng lên của các dự án đầu tư là nhu cầu dịch vụ cũng không ngừng phát triển, đẩy mạnh công tác quảng cáo để thu hút khách hàng, trong đó việc quảng cáo cho Công ty thông qua các đại diện đại lý ở nước ngoài là cần phải được đặc biệt chú trọng. Trong thời gian tới TSC sẽ mở rộng mạng lưới đại diện của mình ở nước ngoài, Công ty sẽ mở thên văn phòng đại diện của mình tại Mỹ; Canada; Malaisia trong quý III năm 2000. Công ty sẽ ký hợp đồng đại lý với các tổ chức du lịch lớn trên thế giới. Đây là những hợp đồng dài hạn nhằm khai thác khách hàng trong nước mặt khác TSC còn mở rộng đại lý bán vé máy bay của mình sẽ ký hợp đồng đại lý cho hãng hàng không Pacific Airline. Phấn đấu duy trì phát triển mạng lưới cộng tác viên trong ngoài nước hằm khai thác thị trường khách hàng một cách hiệu quả hơn. Trong năm 2000 những năm tới TSC sẽ tiến hành duy trì chặt chẽ mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng nước ngoài nhằm mục đích cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Tập trung năng lực nỗ lực nghiên cứu phát triển các thị trường có khả năng tiêu thụ lớn các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, những nước có khả năng đầu tư vào Việt Nam những địa bàn mà phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam Công ty có đại diện cơ sở giúp đỡ. Hoạt động này nhằm mục đích gây uy tín phục vụ cho dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu của Công ty. Ngoài hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp, TSC còn khai thác thêm thị trường xuất nhập khẩu uỷ thác mà đối tượng phục vụ của hoạt động này tập trung vào các Công ty nhỏ mới thành lập, có tiềm năng nhưng chưa có điều kiện quan hệ trực tiếp với đối tác nước ngoài hoặc chưa thể tự mình đứng ra thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp. Đối với dịch vụ lữ hành, Công ty đang chuẩn bị mọi điều kiện, hoàn thành các thủ tục pháp lý để thực hiện các đề án liên doanh với hãng Marubeni (Nhật Bản) về đầu tư khai thác đoàn xe. Từ liên doanh với Marubeni, TSC xin phép mở rộng thêm dịch vụ mới. - Trạm bảo dưỡng sửa chữa ôtô. - Đại lý xăng dầu. 4. Thực hiện các biện pháp chung về quản lý kinh doanh dịch vụ thương mại . 4.1. Các phương pháp hành chính: Phương pháp hành chính là sự tác động trực tiếp của các cơ quan quản lý hoặc người lãnh đạo đến co quan bị quản lý hay người chấp hành bằng các quy định, chỉ thị, mệnh lệnh nhằm mục đích bắt buộc họ thực hiện. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Không sử dụng đúng đắn phương pháp này có thể dẫn tới tình trạng lộn xộn, vô chính phủ. Trước hết phải thiết lập được hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Cơ quan quản lý cấp dưới phải phục tùng cấp trên, tuy nhiên ở đây cũng có tác động ngược chiều để cơ quan quản lý cấp trên kịp thời điều chỉnh quyết định của mình cho phù hợp với thực tiễn. Thứ hai, xác định chức năng nhiệm vụ rõ ràng của các bộ phận trong hệ thống tổ chức. Xây dựng bộ máy tổ chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ của nó, không rõ ràng về chức năng nhiệm vụ thì sẽ bị rối, chạy theo hoặc bỏ ngỏ công việc khi thực hiện. Khi quy định chức năng nhiệm vụ, cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức. Thứ ba, tác động bằng hệ thống pháp chế. đó chính là hệ thống pháp luật, các quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh, nội quy. Phương pháp hành chính đặt ra yêu cầu chống tập trung quan liêu hành chính quan liêu. Mỗi cấp quản lý phải không ngừng hoàn thiện phương pháp lề lối làm việc. Nó chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa bè phái. 4.2. Các phương pháp kinh tế. Là sự tác động bằng lợi ích vật chất tới tập thể hoặc cá nhân nhằm làm cho họ quan tâm đến kết quả hoạt động chịu trách nhiệm vật chất về hành động của mình. Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội. Lợi ích cá nhân của người lao động phải được coi là cơ bản tác động lớn nhất đến hoạt động của con người. Vi phạm nguyên tắc khuyến khích lợi ích vật chất trách nhiệm vật chất sẽ thủ tiêu động lực kích thích người lao động, đồng thời lợi ích vật chất cũng kết dính các hoạt động riêng lẻ theo một mục đích chung. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế là nội dung chủ yếu của phương pháp kinh tế. Các đòn bẩy kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng, giá cả, lợi nhuận, chi phí có tác động lớn đến người lao động. Nó có tác động kích thích hoặc hạn chế động lực làm việc của mỗi người, các đòn bẩy này phải được sử dụng đồng bộ. Bên cạnh việc sử dụng hệ thống đòn bẩy còn phải sử dụng cả hệ thống đòn hãm như phạt vật chất trách nhiệm vật chất. 4.3. Các phương pháp tuyên truyền giáo dục Là sự tác động bằng thuyết phục nhằm nâng cao tinh thần năng lực chuyên môn của người lao động để đạt được hiệu quả công tác cao nhất. Tác động qua hệ thống thông tin đa chiều tới toàn bộ hệ thống quản lý người lao động. Hệ thống thông tin đa chiều có định hướng chính xác kịp thời sẽ có tác động kích thích chủ thể theo khuynh hướng đã dự kiến. Qua hệ thống cung cấp thông tin cũng tác động đến tư tưởng người lao động, uốn nắn kịp thời những tư tưởng thiếu lành mạnh, khơi dậy ý thức tinh thần trách nhiệm của mỗi người. Phương pháp giáo dục thể hiện sự khen chê rõ ràng, nêu gương là cách gây chú ý thuyết phục người khác làm theo, xử phạt nghiêm minh để giữ vững kỷ cương ngăn chặn các khuynh hướng xấu. Bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kết hợp chặt chẽ với cơ chế tuyển dụng, bố trí sử dụng đào thải người lao động. Giáo dục truyền thông ở mỗi doanh nghiệp là việc làm có ý nghĩa hiệu quả cao, làm cho mỗi người có ý thức đầy đủ về vị trí của doanh nghiệp, tự hào về những đóng góp của doanh nghiệp, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân mình là nguồn động lực tác động để nâng cao trách nhiệm đối với công việc. Phải làm phong phú đời sống tinh thần, tăng niềm tin người lao động vào doanh nghiệp. 5. Tăng cường các hoạt động yểm trợ tiêu thụ sản phẩm. 5.1. Chào hàng. Đây là một biện pháp chiến lược của Công ty thông qua các nhân viên của mình đi tìm khách hàng để bán hàng. Trong việc chào hàng nhân viên chào hàng có vai trò rất to lớn, đòi hỏi Công ty phải tuyển chọn, bồi dưỡng đãi ngộ thoả đáng. Nhân viên bán hàng phải là người nắm vững nghệ thuật chiêu khách, tức là phải biết cách tác động vào tư tưởng, ý thức của khách hàng gây niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty rùe đó họ tiếp tục mua hàng cho mình. Để có thể thực hiện tốt công tác này đòi hỏi nhân viên bán hàng phải hiểu rõ về sản phẩm mà mình định bán. Phải hiểu rõ khách hàng muốn gì, số lượng bao nhiêu? giá cả ra sao? Từ đó có các phương pháp cụ thể để hướng dẫn khách hàng của mình, giải thích cho họ hiểu về tính năng, tác dụng của sản phẩm, làm cho họ hiểu lợi ích của việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Đối với đội ngũ những người làm công tác này Công ty nên có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với sự đóng góp của họ vào sự phát triển của Công ty. 5.2. Quảng cáo. Theo quan niệm truyền thống cho rằng quảng cáo là bất kỳ hình thức thể hiện không trực tiếp nào về ý tưởng, hàng hoá, hoặc dịch vụ phải trả tiền bởi một hãng thuê quảng cáo nhất định. Theo quan điểm quản lý, quảng cáo là một phương sách có tính chất chiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quảng cáo đang ngày càng trở thành một phương tiện đắc lực của công tác tiêu thụ sản phẩm, giờ đây người dân đã quen với quảng cáo phần lớn trong số họ quyết định việc mua hàng thông qua quảng cáo. Quảng cáo không tạo ra nhu cầu mà nó giúp cho người tiêu dùng nhận biết sản phẩm dịch vụ tốt hơn. Mục tiêu của quảng cáo là thu hút sự chú ý của khách hàng đến sự có mặt của Công ty cung cấp cho khách hàng những đặc điểm nổi bật ưu việt của sản phẩm hàng hoá vụ của Công ty. Mặc dù quảng cáo không trực tiếp tạo ra nhu cầu nhưng nó lại gián tiếp tạo ra nhu cầu thông qua việc kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Trong các loại hình quảng cáo hiện nay Công ty TSC nên áp dụng các loại hình quảng cáo nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ của mình. Trong thời gian qua TSC đã thực hiện công tác này chủ yếu thông qua việc in các ấn phẩm về sản phẩm của Công ty sau đó đưa đến cho khách hàng mỗi khi họ có nhu cầu. Mặt khác, cũng đã tiến hành quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chủ yếu là các tờ báo ra hàng ngày. Tuy nhiên Công ty chưa có chiến lược quảng cáo nên việc thực hiện còn chậm, khâu thiết kế quảng cáo chưa thực sự được chuẩn bị kỹ khoa học. Chính vì vậy xây dựng chiến lược quảng cáo cho Công ty là một nhiệm vụ hết sức cần thiết quan trọng trong giai đoạn hiện nay. TSC cần phải quảng cáo đa dạng hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Các tờ báo lớn, trên tivi, áp phích, pano . ngoài ra do đặc thù sản xuất kinh doanh phần lớn là thực hiện các giao dịch với các đối tác nước ngoài tăng cường khai thác các thị trường tiềm năng TSC nên tiến hành quảng cáo trên mạng Internet - một phương tiện quảng cáo hiện đại hiệu quả. 5.3. Xúc tiến bán hàng. Trong Marketing từ xúc tiến được dùng theo nhiều cách, theo nghĩa chung xúc tiến được định nghĩa là: "Bất cứ nỗ lực nào có thể nhận biết được về phía người bán để thuyết phục người mua chấp nhận thông tin của người bán lưu trữ nó dưới hình thức có thể phục hồi lại được". Nói cách khác, xúc tiến bán hàng là tập hợp các biện pháp có thể làm tăng lượng bán ngay lập tức nhờ tạo ra được một lợi ích vật chất bổ xung cho người mua. Do tính chất quan trọng của công tác này, trong thời gian tới TSC cần phải đẩy mạnh công tác này hơn nữa với các hình thức chủ yếu như: - Tổ chức hội nghị khách hàng: Hội nghị này được tổ chức hàng năm, mời các khách hàng lâu năm của Công ty đến dự. Trong hội nghị này, Công ty cần làm nổi bật được những mặt ưu điểm cũng như các khuyết điểm trong hàng hoá sản phẩm dịch vụ của Công ty, trong công tác tiêu thụ sản phẩm. - Tổ chức các hội thảo: Mục đích của việc tổ chức các hội thảo là nhằm lắng nghe các quan điểm của khách hàng về sản phẩm, về thái độ phục vụ . của Công ty. Thông qua các kỳ hội thảo để tự quảng cáo cho Công ty mình khai thác được nguồn khách hàng tiềm năng. 6. Một số đề xuất kiến nghị. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty thương mại dịch vụ (TSC) cá nhân tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước như sau: Thứ nhất: Chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước còn một số bất công, Luật đầu tư tuy đã được sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn kỹ thuật đầu tư vào nước ta. Những khó khăn trong nước nảy sinh dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cần thiết Nhà nước cần có những điều chỉnh về Luật đầu tư, chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn phải thống nhất một giá đối với đồng tiền Việt Nam bình đẳng với cả người nước ngoài sinh sống làm việc tại nước ta. Ở nước khác, người nước ngoài đến tiêu tiền ở nước sở tại, mọi dịch vụ được trả đúng giá như người dân nước đó, không có sự phân biệt. Chính sự phân biệt này của ta đối với người nước ngoài dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước. Thứ hai: Luật pháp nước ta còn lỏng lẻo tạo điều kiện cho hàng nhập lậu tràn vào làm lũng đoạn thị trường. Với giá thấp hơn, mẫu mã đẹp hơn, chủng loại phong phú hơn, hàng ngoại nhập lậu đang đe doạ nghiêm trọng đến sự sinh tồn của các sản phẩm hàng hoá trong nước. Nhà nước cần phải có những biện pháp cứng rắn hơn nữa trong công tác kiểm tra, kiểm soát các hàng từ nước ngoài vào nước ta, thực hiện bảo hộ hàng hoá trong nước khuyến khích tinh thần "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Việc bảo hộ hợp đồng hàng hoá sản xuất trong nước phải đảm bảo yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Đồng thời phải phù hợp với tiến trình tự do hoá thương mại bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khi cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá thuộc diện bảo hộ của Nhà nước, thì phải đều được hưởng mức bảo hộ (ưu đãi) của Nhà nước như nhau. Việt nam đang trên đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thể hiện việc gia nhập ASEAN, AFTA . tháo dỡ mọi rào cản mậu dịch quốc tế là mục tiêu của tổ chức thương mại thế giới (WTO), sắp tới đây Việt Nam sẽ áp dụng thuế nhập khẩu từ 0 - 5%. Đây thực sự là bước tiến mới trong quá trình hội nhập phát triển của nước ta, tuy nhiên nó cũng đặt ra những thử thách mới đòi hỏi nền sản xuất trong nước phải phát triển mạnh hơn nữa để có thể cạnh tranh một cách bình đẳng với hàng nhập ngoại. [...]... mạnh tiêu thụ sản phẩm Công ty muốn tồn tại phát triển được thì phải tự tiêu thụ lấy sản phẩm của mình Muốn vậy phải tăng cường về mọi mặt công tác Marketing cần thành lập phòng Marketing Những thành tựu mà Công ty có được, một phần lớn dựa vào những chính sách, hình thức quản lý nhanh nhạy, không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Trong tương lai, Công ty cần... trường, tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều nhận thấy Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, nó đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thực hiện các mục tiêu chiến lược do doanh nghiệp đề ra Công ty thương mại dịch vụ TSC cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc tiêu thụ sản phẩm nên đã có những hoạt động tích cực, kịp thời để đẩy mạnh tiêu. .. trường nhằm đưa Công ty ngày một vững mạnh Báo cáo chỉ muốn đưa ra một số giải pháp Marketing cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm Công ty thương mại dịch vụ TSC Do thời gian tài liệu tham khảo có hạn, nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế Rất mong được các thầy cô giáo cùng các đồng nghiệp góp ý kiến Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền các cán bộ của Công ty thương... bản về quản lý kinh doanh - Tạp chí tài chính 1991 5 Những vấn đề cơ bản của quản trị kinh doanh - NXB Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội - 1994 6 Điều lệ tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty TSC 7 Các tài liệu khác của Công ty TSC ... Thị Thu Hiền các cán bộ của Công ty thương mại dịch vụ TSC đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm2002 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Một số vấn đề kinh doanh thương mại, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - NXB Thống kê - 1995 2 Marketing căn bản của Philipin Kotler - NXB Thống kê - 1995 3 Marketing trong quản trị kinh doanh - NXB Thống kê - 1998 . GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ THÚC ĐẨY KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TSC 1.Tăng cường và hoàn thiện công tác điều. cứu và nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ, Công ty sẽ đưa ra các chiến lược về sản phẩm, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng phần

Ngày đăng: 08/10/2013, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan