1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

thế kỷ xviii đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh ở giai

6 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 18,1 KB

Nội dung

Trình bày và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược trước mắt của cách mạng Việt Nam được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 7 -1936, Hội nghị Ban Chấp[r]

Trang 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT LIẾN SƠN

( Đề thi gồm 1 trang)

KỲ THI G IÁO V IÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG CÁC MÔN KHXH

NĂM HỌC 2019 - 2020

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

I PHẦN CHUNG ( 2,0 điểm)

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một hoạt động góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đồng chí hãy nêu những điểm cần lưu ý khi tham gia dự giờ trong quy trình nghiên cứu bài học?

II PHẦN RIÊNG ( 8,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau này Bằng những dẫn chứng cụ thể, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Câu 2 (2 điểm)

Phân tích những điểm chung trong Chính sách kinh tế mới của Nga (1921) và công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978)?

Câu 3 (1,5 điểm)

“Từ đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện với những cuộc

gặp gỡ thương lượng Xô - Mĩ” (Sách giáo khoa Lịch sử 12, trang 62) Qua những biểu

hiện của xu thế hòa hoãn Đông- Tây, Anh/chị hãy làm rõ: Quan hệ các nước ở Đông Nam Á trong thời gian này có gì thay đổi phù hợp với xu thế trên?

Câu 4 (1 điểm)

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã xác định và truyền bá vào Việt Nam lí luận cách mạng gì? Lí luận đó được trình bày trong những tài liệu nào?

Câu 5 ( 1,5 điểm)

Trình bày và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược trước mắt của cách mạng Việt Nam được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng

7 -1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 -1941

-Hết -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……… Số báo danh:………

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

───────

TRƯỜNG THPT LIẾN SƠN

KỲ THI GVG CẤP TRƯỜNG CÁC MÔN KHXH

NĂM HỌC 2019-2020 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ

(HDC có 04 trang)

───────

I LƯU Ý CHUNG:

- Hướng dẫn chấm chỉ trình bày một cách giải với những nội dung cơ bản nhất mà thí sinh phải

Trang 2

đề cập tới

- Khi chấm bài học sinh làm theo hướng khác nếu đúng và đủ ý, diễn đạt logic thì vẫn cho điểm tối đa

II HƯỚNG DẪN CHẤM:

I Phần

chung

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một hoạt

động góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học theo định

hướng phát triển năng lực học sinh

Đồng chí hãy nêu những điểm cần lưu ý khi tham gia dự giờ trong

quy trình nghiên cứu bài học?

2,0

a, Xác định đúng đối tượng quan sát: Hoạt động học của học sinh( chủ

yếu) và hoạt động của giáo viên

0,25

b, Xác định đúng mục đích quan sát:

- Quan sát hoạt động học của học sinh để đánh giá về:

+ Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập( NVHT)

+ Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện các

NVHT

+ Kết quả thực hiện NVHT

- Quan sát hoạt động dạy của giáo viên để đánh giá về:

+ Mức độ sinh động, hấp dẫn của phương pháp và hình thức chuyển giao

NVHT

+ Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của từng

học sinh;

+ Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ;

+ Mức độ chính xác trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt

động và quá trình thảo luận của học sinh

1,0

c, Có kĩ thuật quan sát: Lựa chọn vị trí phù hợp; biết kết hợp nghe,

nhìn, suy nghĩ, ghi chép, quay phim, chụp ảnh; không làm ảnh hưởng

đến hoạt động của học sinh,

0,5

d, Suy ngẫm, chuẩn bị ý kiến để chia sẻ, trao đổi, đề xuất, giải pháp khi

thảo luận về giờ học từ kết quả quan sát được.

0,25

Trang 3

II Phần

riêng

1

Các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân ta

từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm

quý báu cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau này Bằng những

dẫn chứng cụ thể, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

2,0

- Kháng chiến toàn dân: Toàn dân tham gia đánh giặc: kháng chiến

chống quân Mông – Nguyên thời Trần: Vua tôi đồng lòng, anh em hòa

thuận, cả nước góp sức Kháng chiến chống Tống thời Lý: LTK đoàn

kết mọi lực lượng, từ miền xuôi lên miền ngược, đoàn kết quân dân

0,5

- Kháng chiến toàn diện: đánh địch trên nhiều lĩnh vực, bằng nhiều hình

thức, quân sự, chính trị, ngoại giao, văn thơ: Kháng chiến chống Tống

lần II – LTK vừa đánh bằng phương pháp vũ trang vừa dùng văn thơ, …

vừa đấu tranh quân sự, ngoại giao (Chủ trương giảng hòa cho giặc rút

về trong danh dự) Khởi nghĩa Lam Sơn

0,5

- Kháng chiến trường kỳ (đánh lâu dài), chịu đựng gian khổ khắc phục

khó khăn: Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh trải qua hơn 10 năm

gian khổ, nhiều lần bị vây hãm, có lúc nghĩa quân lâm vào tình thế hiểm

nghèo…nhưng vẫn kiên trì chiến đấu, quyết tâm đi đến thắng lợi cuối

cùng…

0,5

- Biết chớp thời cơ (Tiên phát chế nhân, lấy chỗ mạnh đánh chỗ yếu,

vườn không nhà trống…)

- Nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng, đấu tranh anh dũng bất khuất

(Trần Thủ Độ - đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo Trần

Hưng Đạo – Bệ hạ muốn hàng, hãy chém đầu thần trước…)

0,5

2 Phân tích những điểm chung trong Chính sách kinh tế mới của Nga

(1921) và công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978)?

2,0

* Hoàn cảnh lịch sử: Trước khi tiến hành cải cách, cả Nga và Trung

Quốc đều trong tình trạng khó khăn, khủng hoảng, cả Nga và Trung

Quốc đều nhận thấy tầm quan trọng của cải cách đó là yêu cầu cấp thiết

nhằm đưa hai nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định đất nước, phát triển

kinh tế

- Nga: CTTG1 kết thúc đã để lại những hậu quả nặng nề cho đất nước

Lúc này chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp…

0,75

Trang 4

- Trung Quốc: lâm vào tình trạng không ổn định kéo dài tới 20 năm

(1959 – 1978) … hậu quả là nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống nhân

dân khó khăn, sản xuất ngưng trệ…

* Nội dung cải cách: - Với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản hai nước đã

lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm đi theo con đường chủ nghĩa xã hội

và giữ vững chủ nghĩa Mac Lênin làm nền tảng trong mọi hành động

- Thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân, lấy liên minh công nông là

lực lượng chính để phát triển kinh tế - xã hội , chuyển sang nền kinh tế

thị trường hàng hóa nhiều thành phần

0,5

* Kết quả: - Nga: Với chính sách kinh tế mới, nước Nga đã nhanh

chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, vượt qua cuộc khủng hoảng kinh

tế - chính trị, sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng, công

thương nghiệp phát triển, tình hình chính trị xã hội dần dần ổn định

- Trung Quốc: Sau 20 năm tiến hành công cuộc cải cách, Trung Quốc

đã có những biến đổi căn bản tốc độ tăng trưởng đời sống nhân dân

cải thiện rõ rệt

0,5

* Ý nghĩa: thể hiện sự chuyển đổi kịp thời của Đảng Cộng sản Xô Viết

và Trung Quốc tạo ra bước ngoặt cho đất nước, để lại nhiều bài học

kinh nghiệm quý báu đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

một số nước sau này trong đó có Việt Nam…

0,25

3

“Từ đầu những năm 70 xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất

hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô - Mĩ” (Sách giáo khoa

Lịch sử 12, trang 62) Qua những biểu hiện của xu thế hòa hoãn

Đông- Tây Anh/chị hãy làm rõ: Quan hệ các nước ở Đông Nam Á

trong thời gian này có gì thay đổi phù hợp với xu thế trên?

1,5

- Các nước ASEAN kí Hiệp ước Bali (2 - 1976) khẳng định quyết tâm

biến Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, hợp tác, hữu nghị và phát

triển thịnh vượng

0,25

- Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải

thiện Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao và các nhà lãnh

đạo cấp cao bắt đầu đi thăm lẫn nhau, tạo tiền đề cho việc kết nạp thành

viên mới

0,5

- Đến giữa những năm 80 của TK XX, khi tình hình Campuchia dần dần

hoà dịu, ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại với Việt Nam

0,25

- Đầu những năm 80 của TK XX trở đi ASEAN tiếp tục mở rộng kết nạp

thành viên của mình để đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng

0,5

Trang 5

ĐNA thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

4

Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã xác định

và truyền bá vào Việt Nam lí luận cách mạng gì? Lí luận đó được trình

bày trong những tài liệu nào?

1,0

- Lí luận mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định và truyền bá vào Việt Nam trong

những năm 20 của thế kỉ XX là lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo

con đường cách mạng vô sản

0,25

- Các tài liệu trình bày lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường

cách mạng vô sản do Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam là:

+ Thông qua các tờ báo, các bài viết của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo

Nhân đạo ( của Đảng Cộng sản Pháp), báo Đời sống công nhân ( Liên đoàn

Lao động Pháp), báo Sự thật ( Đảng Cộng sản Liên Xô), Tạp chí thư tín

quốc tế ( Quốc tế cộng sản), báo Người cùng khổ, báo Thanh niên ( do

Nguyễn Ái Quốc sáng lập)

0,25

+ Qua các bài tham luận của Nguyễn Ái Quốc trình bày trong các Hội nghị

và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên, Hội

nghị Quốc tế Nông dân, Phụ nữ ( 1923-1924)

0,25

+ Qua các tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và cuốn Đường

Cách mệnh, qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái

Quốc soạn thảo và trình bày tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt

Nam

0,25

5

Trình bày và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược trước mắt của

cách mạng Việt Nam được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra

trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 7 - 1936, Hội

nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 - 1939 và Hội nghị Ban

Chấp hành Trung ương tháng 5 - 1941.

1,5

- Hội nghị tháng 7 - 1936 xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng

tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến ; nhiệm

vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa,

chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ,

cơm áo và hoà bình

0,25

- Nhận xét : Hội nghị chưa chủ trương làm cách mạng giải phóng dân

tộc, chỉ nhằm vào mục tiêu dân sinh, dân chủ ; phù hợp với hoàn cảnh

lịch sử cụ thể ở Đông Dương và thế giới trong giai đoạn 1936 - 1939

0,25

- Hội nghị tháng 11 - 939 xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của

cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các

0,25

Trang 6

dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập; chủ

trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruột đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu

ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô

cao, lãi nặng

- Nhận xét : Nghị quyết của Hội nghị đã đánh dấu bước chuyển hướng

quan trọng - đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thể hiện

sự nhạy bén về chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông

Dương

0,25

- Hội nghị tháng 5 - 1941 xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của

cách mạng là giải phóng dân tộc, tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng

ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến

tới thực hiện người cày có ruộng Hội nghị chỉ rõ sau khi đánh đuổi

Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa

0,25

- Nhận xét : Hội nghị nhấn mạnh mục tiêu số một của cách mạng là độc

lập dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất tập trung giải

quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp - Nhật

Điều này phù hợp với hoàn cảnh trong và ngoài nước

0,25

-Hết -Tham khảo đề thi GVG:

Ngày đăng: 29/12/2020, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w