ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƯỜNG

61 1.2K 10
ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

149 PHẦN 3: ĐỘC CHẤT HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘC CHẤT HỌC MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các khái niệm, định nghĩa đề độc chất học 2. Mô tả môi liên quan giữa độc chất học với các môn học khác. 3. Xác định được nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của độc chất học 1. Độc chất học là gì Ngày nay, chất hóa học ngày càng được ứng dụng vào việc phục vụ đời sống con người thì vấn đề độc chất học càng ngày càng phát triển. Cơ cấu bệnh tật nói chung ở các nước đang phát triển cũng dã có sự dịch chuyển từ phòng chống các bệnh nhiễm trùng sang các bệnh không nhiễm trùng như các nước phát triển, người ta gọi đó là bệnh của nền vă n minh. Một trong các vấn đề quan tâm đó là bệnh nhiễm các chất độc hóa học do tình trạng ô nhiễm môi trường sông. Vậy thế nào thì được gọi là chất độc và những chất không độc. Chất độcchất với liều rất nhỏ trong những điều kiện nhất định có thể gây nên những rối loạn sinh lý, sinh hóa trong cơ thể, thậm chí gây nhiễm độc có thể dẫn tới tử vong. Như vậy giới hạn giữa chất độcchất không độc được phân biệt bởi liều lượng. Có tác giả đề nghị giới hạn giữa chất độc và không độc là liều 100 mg/kg, nghĩa là chất nào có khả năng gây nhiễm độc từ liều dưới 100 mg/kg được coi là chất độc. Nhiễm độc là khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với một liều lượng nhất định gây ả nh hưởng tới các hệ thống sinh học của cơ thể. Khoa học nghiên cứu về độc chất là một ngành đã có từ khá lâu, đặc biệt trong các cuộc chiến tranh người ta chú trọng phát triển ngành này vì việc sử dụng hóa chất vào mục đích chiến tranh. Ngày nay với việc ứng dụng rộng rãi kỹ nghệ hóa chất vào phục vụ cuộc sống con người thì vấn đề này càng ngày càng được chú trọng. Vậ y môn độc chất học là gì? Độc chất học là môn khoa học nghiên cứu quy luật tác dụng của chất độc đối với cơ thể và đề ra những biện pháp dự phòng, điều trị và khắc phục hậu quả của nhiễm độc. Ngày nay, người ta biết có nhiều loại chất với liều lượng nhất định là thuốc điều trị nhưng với liều cao là chất độc. Vì vậy cần thận trọng khi xác định liều thế nào là an toàn, thế nào là liều độc trong thực hành dược lý. 2. Dịch tễ học nhiễm độcmối liên quan giữa độc học và các môn khoa học - Vụ dịch sương mù ở Luân Đôn năm 1952 là vụ địch điển hình được mô tả trong lịch sử, đó là do hàm lượng SO2 trong không khí tăng cao do khí thải của nhà máy. 150 - Tại Nhật Bản xuất hiện bệnh Minamata là do hội chứng nhiễm độc thủy ngân do ăn phải cá chứa nhiều thủy ngân hữu cơ bởi thải các chất thủy ngân ra môi trường nước vùng Minamata. - Các vụ nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, số tử vong cũng tăng cao. - Vụ dịch xuất huyết trẻ em do sử dụng phấn rôm có chứa chất chông đ ông tại thành phố Hồ Chí Minh được phát hiện do thiết kế nghiên cứu ca bệnh - đối chứng. - Hàng năm có khoảng 200.000 chất hóa học được phát hiện ra và có khoảng 20.000 chất được đưa vào sản xuất, gây tăng quá trình nhiễm độc. 3. Nhiệm vụ của môn độc chất học 1. Xác định sự tồn lưu chất độc trong môi trường, trong các sinh phẩm như máu, nước tiểu dịch dạ dày, cơ quan, tổ chứ c. 2. Nghiên cứu số phận của chất độc kể từ khi xâm nhập vào cơ thể cho đến khi thải trừ ra ngoài, gồm độc động học (Toxicokinetic) và độc lực học (Toxicodynamic) 3. Nghiên cứu các thuốc chống độc đặc hiệu, thuốc dự phòng và biện pháp điều trị, ngăn ngừa ảnh hưởng lâu dài và biến chứng nhiễm độc. 4. Nghiên cứu các biện pháp tiêu độc trong môi trường, các biện pháp ngăn chặ n sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể, hạn chế hấp thu và tăng thải trừ. Mối liên quan giữa độc học và các ngành khoa học khác nhằm bảo vệ sức khỏe con người. 151 TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng trả lời các câu hỏi sau: 1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 11 bằng cách điển từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng 152 trống 1 Chất độc là những chất với đều rất nhỏ trong những . (A) nhất định có thể gây nên những rối loạn . (B) trong cơ thể A……. B……. 2. Chất độcchất không độc, được phân biệt bởi . (A) . giới hạn ngưỡng …(B)… đó là: A……. B……. 3. Nhiễm độc là khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với một liều (A) gây ảnh hưởng tới các hệ thống (B) của c ơ thể. A……. B……. 4. Độc chất học là môn khoa học nghiên cứu quy luật .(A) .của chất độc đối với . (B) . và đề ra các biện pháp . (C) và khắc phục hậu quả của nhiễm độc. A……. B……. C……. 5. Ngày nay có nhiều loại chất với .(A) . nhất định là thuốc điều trị nhưng với . (B) là chất độc: A……. B……. 6. Nêu tên 3 khái niệm độc chất học: A……. B……. C……. 7. Vụ dịch sương mù ở Luân Đôn năm (A) đây là vụ dịch điển hình đó là hàm lượng (B) trong không khí tăng cao. A……. B……. 8. Tại vùng Miama Nhật Bản có bệnh (A) . do hội chứng nhiễm độc (B) do ăn phải cá có nhiều hóa chất A……. B……. 9. Ở Việt Nam có vụ dịch . (A) . do sử dụng loại . (B) . có chứa chất chống đông tại thành phố Hồ Chí Minh. 153 A……. B……. 10. Hãy nêu trên thế giới có khoảng .(A) . chất hóa học được phát hiện và có khoảng (B) .chất được ứng dụng thực tế. A……. B……. 11. Hãy kể tên bốn nhiệm vụ của môn độc chất học: A……. B……. C……. D……. 2. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 12 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai Câu hỏi A B 12 Chất độcchất không độc được phân biệt bởi cấu tạo hóa học 13 Nhiễm độc là với một liều lượng nhất định gây ảnh hưởng tới hệ thống sinh học của cơ thể 14 Độc chất học là môn khoa học nghiên cứu quy luật tác dụng của chất độc đối với cơ thể 15 Liều chất độc là liều > 100mg/kg HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần nguyên nhân gây nhiễm độc cần tham khảo thêm giáo trình sức khỏe nghề nghiệp của Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp. - Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường , Bài giảng Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm sự biến đổi chuyển hóa và đào thải các chất độc trong cơ thể. - Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp. Sinh viên quan sát trong cộng đồng có người dân sử dụng các loạ i hóa chất độc ví dụ như 154 hóa chất bảo vệ thực vật, quan sát xem cách làm của người dân có đúng quy trình hay không? 2. Vận dụng thực tế Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về độc chất học, chất độc để tuyên truyền cho người dân biết các tác hại của chất độc đối với cơ thể ví dụ như sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể và cách phòng chúng hóa chất bảo vệ thực vật ra sao? 3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Vi ện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nộ i. 7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 9. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2005), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 155 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ CỦA CHẤT Ô NHIỄM MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1 Trình bày được khái niệm và các tính chất về chất nguy cơ. 2. Mô tả được các nước đánh giá nguy cơ. 1. Khái niệm về chất nguy cơ 1.1. Khái niệm - Nguy cơ: Nguy cơ là xác suất xuất hiện một hiện tượng có liên quan tới một số biến số. Ví dụ: Những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư (K) phổi là 0,25. Nguy cơ có riêng cho từng cá thể và có khả năng mắc một chứng bệnh nào đó. - Dân số nguy cơ: Dân số nguy cơ được định nghĩa là một nhóm người tiếp xúc với một yếu tố có thể là nguyên nhân của một bệnh đang xảy ra trong quần thể, trong đó một nhóm người có tiếp xúc nhiều hơn, thời gian lâu hơn được gọi là nguy cơ cao. - Nguy cơ tổng thể và nguy cơ riêng biệt. + Trong một quần thể có một nhóm người tiếp xúc với một yếu tố nguy cơ tổng thể gây nên bệnh hay tử vong cao hơn các nhóm khác. Ví dụ: Người gầy yếu sống trong môi trườ ng không khí bị ô nhiễm, hay uống rượu và hút thuốc lá sẽ có nguy cơ dễ mắc các chứng bệnh khác nhau. + Trong một quần thể có một nhóm người tiếp xúc với một yếu tố nguy cơ riêng biệt gây nên bệnh hay tử vong cao hơn các nhóm khác. Ví dụ: Nhóm người uống rượu tháng xuyên có nguy cơ ung thư gan, xơ gan cao hơn các nhóm khác. - Yếu tố nguy cơ: Yếu tố nguy cơ có thể là bất kì một yếu tố nội sinh hay ngoại sinh có liên quan đến một chứng bệnh có thể kiểm soát được và ảnh hưởng của nó có thể kiểm soát được về mặt lí thuyết bởi một biện pháp can thiệp dự phòng. Dấu hiệu nguy cơ là bất kỳ một yếu tố nội sinh hay ngoại sinh có liên quan đến một chứng bệnh không thể kiểm soát được (tuổi, giới, dân tộc). 1.2. Tính chất của chất nguy cơ. Theo một số tác giả , một chất được gọi là nguy hiểm khi nó có một trong 5 thuộc tính sau: - Phản ứng: không bền vững ở điều kiện thường, cho các phản ứng khác nhau gây nổ, gây cháy (ở nhiệt độ dưới 60 0 C), giải phóng chất độc khi phản ứng với nước. - Ăn mòn: chất lỏng có pH < 2 hoặc pH > 12,5. Chúng ăn mòn kim loại, các vật thể. 156 - Bền vững trong môi trường (trong đất, nước, khí quyển). - Tích lũy trong cơ thể sống (trong người, động vật). - Độc hại cho người (gây ung thư, quái thai). Các chất nguy hiếm là nguồn gây tác hại, là mối nguy cơ (risk) có thể gây nên sự cố độc hại trong môi trường (hazard). Đánh giá sự cố môi trường là phân tích khía cạnh khoa học của sự cố, nó là sự tập hợp, phân tích các số liệu dùng để xác định quan hệ giữa ph ản ứng và liều lượng trên một cá thể. 1.3. Một số chất nguy hiếm thường gặp trong môi trường Năm thuộc tính của chất ô nhiễm đã rõ, nhưng xác định cụ thể chất nào là nguy hiểm thì còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA): một số căn cứ sau được làm cơ sở để xếp loại chất nguy hiểm là khi xử lý, lưu giữ, vận chuy ển hay thải bỏ chúng sẽ gây ra độc hại cho con người, cụ thể: - Tăng đáng kể số tử vong. - Tăng tình trạng ốm đau không hồi phục. - Phát sinh hiểm họa trong thời gian trước mắt hay lâu dài. Cục bảo vệ môi trường Mỹ quy định 8 nguyên tố và 6 loại thuốc bảo vệ thực vật khi nồng độ lớn hơn các giá trị tối đa cho phép là chất nguy hiểm. Nồ ng độ tối đa của các chất ô nhiễm để kiểm tra tinh nguy hiểm Chất ô nhiễm Nồng độ cực đại (mg/l) Arsen 5,0 Bari 100,0 Cadimi 1,0 Crom VI 5,0 Chì 5,0 Thủy ngân 0,2 Selen 1.0 Bạc 5,0 Endrin 0,02 Lindan 0,4 Metoxyclor 10,0 Toxaphen 0,5 2. Các nước đánh giá nguy cơ 2.1. Đánh giá nguy cơ Trong luật pháp, tiêu chuẩn về môi trường (nước, không khí, đất) của nhiều nước người ta ít quan tâm đến tính chất độc hại của chất ô nhiễm mà thường dưa ra tiêu chuẩn giới hạn tối đa 157 cho phép của nó để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Như vậy về bản chất, các tiêu chuẩn này là: Chất ô nhiễm có ngưỡng, nếu nồng độ thấp hơn ngưỡng quy định sẽ không gây độc hại. Nhưng hiện nay quan niệm đã thay đổi: nồng độ thấp hơn ngưỡng quy định nhưng tác dụng kéo dài vẫn có nguy cơ độc hại. - Đánh giá nguy cơ là một vấ n đề khoa học, đó là việc thu thập dữ liệu trên cơ sở quan sát và các mô hình thực nghiệm để xác định mối quan hệ giữa phản ứng và liều lượng. Sau đó dựa vào dữ liệu này để đánh giá toàn diện về nguy cơ. Chúng ta có thể nói nguy cơ về cái chết trong đời một người là 1. Nguy cơ đó có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Quản lý đánh giá nguy cơ: là quá trình đưa ra quyết định phải làm gì, dùng những bi ện pháp nào để phòng ngừa nguy cơ không thể chấp nhận được. Một số nguy cơ thông thường ở Mỹ (Trung tâm thông kê sức khỏe Mỹ 1 987) hay gặp là: Hút thuốc lá 1 bao/ ngày 0,25 Ung thư do mọi nguyên nhân 0,22 Tai nạn ô tô, trong nhà 0,01 Ung thư do phóng xạ Randon trong nhà: 0,003 Do phóng xạ ở ngoài biển 0,001 Do uống rượu 0,001 - Các bước đánh giá nguy cơ. + Bước 1: Nhận dạng sự nguy hiểm. Thường dựa vào kết quả quan sát hoặc thử nghiệm trên độ ng vật để xác định hóa chất nào gây ung thư, quái thai. + Bước 2: Đánh giá quan hệ liều lượng - đáp ứng. Quá trình định rõ quan hệ giữa liều lượng của một tác nhân và tỷ lệ bệnh mắc phải. Việc thực nghiệm về quan hệ này được tiến hành trên súc vật phải có đánh giá ngoại suy đối với cơ thể người. + Bước 3: Đánh giá nguy cơ. Xác định quy mô và tính chất củ a dân số bị nguy hiểm bởi tác nhân đang nghiên cứu. Đánh giá này phải được khảo sát dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: tuổi tác, tình trạng sức khỏe, sự tương tác của nhiều chất độc. + Bước 4: Định rõ tính chất của sự cố. Đó là sự kết hợp 3 bước trên để đánh giá tầm quan trọng của vấn đề đối với s ức khỏe cộng đồng. Các chất thải nguy hiểm thường được xếp theo ba nhóm: - Các chất thải công nghiệp độc hại: như công nghệ lọc dầu, bảo quản gỗ, luyện kim. hóa học . - Các chất thải phổ biến trong công nghiệp thông thường. 158 - Các hóa chất thông thường như benzen, cresol, thuốc bảo vệ thực vật, hợp chất thuỷ ngân. Ví dụ: Các chất thải nguy hiểm ở các xưởng sản xuất thông thường Xưởng sản xuất Các dạng chất thải nguy hiểm Sản xuất hóa chất Các chất acid và chất kiểm mạnh, các chất tẩy rửa mạnh, các chất thải phóng xạ Xưởng bảo dưỡng và sửa chữa ô tô Sơn thải có chứa kim loại nặng Các chất thải dễ cháy( xăng, dầu, crep ) Các acid chì bì hỏng, các chất tẩy rửa mạnh. Công nghiệp in Dung dịch chứa kim loại nặng. Các chất tẩy rửa mạnh, các chất thải từ mạ điện. Cặn mực in chứa kim loại nặng. Sản xuất đồ da. Chất thải toluen và benzen. Công nghiệp giấy Các chất tẩy rửa dễ bắt lửa. Các chất acid và chất kiềm mạnh Công nghiệp xây dựng Sơn thải dễ bắt lửa, các chất tẩy rửa mạnh Các chất acid và chất kiềm mạnh Sản xuất mỹ phẩm và chất làm sạch Bụi và kim loại nặng, các chất thải dễ bắt lửa Các chất tẩy rửa dễ cháy, các chất acid và chất kiềm mạnh Sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất Các chất thải dễ bắt lửa, các chất tẩy rửa mạnh Chế tạo kim loại Sơn thải có chứa kim loại nặng, các chất thải acid và chất kiềm 2.2. Đánh giá sự phơi nhiễm của người với các yêu tố nguy cơ Sự nguy hiểm của chất ô nhiễm thể hiện ở hai yếu tố cơ bản, đó là: - Độc tính và nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường. - Thời gian phơi nhiễm (thời gian tiếp xúc và chịu tác động của chất ô nhiễm). Nếu chất ô nhiễm rất độc cho người ở ngoài vùng khuyếch tán vẫn không bị nguy hi ểm. Ngược lại chất ô nhiễm ít đọc hơn, người tiếp xúc lâu lại bị nguy hiểm. Đánh giá mức độ nguy hiểm của một chất thường theo hai bước: + Đánh giá sự khuyếch tán của chất ô nhiễm (nhằm xác định nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường). + Đánh giá sự phơi nhiễm (thời gian và phương thức tiếp xúc giữa chất độc với người). Lượ ng chất ô nhiễm xâm nhập vào người qua không khí, nước được xác định dễ dàng thông qua nồng độ chất ô nhiễm. thể tích không khí thở vào, thể tích nước trong hàng ngày. Để xác định lượng chất ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể con người qua thực phẩm, người ta dùng hệ số nồng độ sinh học. Ví dụ: Trị số của một số chất đối với cá ( EPA) 1986 [...]... hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 9 Giáo trình Môi trường - Độc chất (2005), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 161 ĐỘC ĐỘNG HỌC ĐỘC LỰC HỌC Mục Tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1 Trình bày được khái niệm về độc động học, độc lực học 2 Mô tả được quá trình xâm nhập, phân bố, chuyển hóa và đào thải chất độc 3 Trình bày được cơ chế chất độc vận chuyển... - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 6 Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường Dịch tễ Trường Đại học Y khoa Hà Nội 7 Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8 Giáo trình thực hành Môi. .. - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 6 Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường Dịch tễ Trường Đại học Y khoa Hà Nội 7 Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8 Giáo trình thực hành Môi. .. trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái nguyên 9 Giáo trình môi trường - Độc chất (2005), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 176 MỘT SỐ CHẤT ĐỘC VÔ CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ TÁC ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1 Trình bày được các nguồn gốc gây ô nhiễm của một số~chât độc vô cơ trong môi trường 2 Trình bày được các biện pháp phòng chống nhiễm độc. .. Đại học Y khoa Hà Nội 7 Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8 Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 170 BIỆN PHÁP TIÊU ĐỘC MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1 Trình bày được nguyên tắc quản lý các nguy cơ gây nhiễm độc 2 Mô tả được các phương pháp tiêu độc 2 Mô tả được các phương pháp tiêu độc. .. cho hóa chất phản ứng với chất độc để tạo ra sản phẩm không còn độc tính Các dung môi hữu cơ dùng để hòa tan chất độc bám trên bề mặt của đối tượng tiêu độc Các dung môi này chỉ có tác dụng hoà tan, lôi kéo chất độc ra khỏi đối tượng tiêu độc và làm giảm nồng độ độc tại chỗ đáng kể Sau khi tiêu độc thì bản thân dung môi đó lại trở thành nguồn gây nhiễm độc nhưng ở nồng độ thấp Một số dung môi thường... Phương pháp học 175 - Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học Khi nghiên cứu phần các phương pháp tiêu độc cần tham khảo thêm "Giáo trình độc chất học" , tài liệu sau đại học, tr 85 - 90 - Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội... khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học 4 Viên lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học 5 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 6 Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường Dịch tễ Trường. .. thức về độc động học, độc lực học để xác định con đường xâm nhập, chuyển hóa, đào thải của các chất độc từ đó có những biện pháp phòng cho những người tiếp xúc với các loại chất độc 3 Tài liệu tham khảo 1 Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục 2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh ngôi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội 3 Trường Đại học Y khoa... ra môi trường nơi mình ở 3 Tài liệu tham khảo 1 Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục 2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội 3 Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học 4 Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học . đề độc chất học 2. Mô tả môi liên quan giữa độc chất học với các môn học khác. 3. Xác định được nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của độc chất học 1. Độc chất. nhiễm các chất độc hóa học do tình trạng ô nhiễm môi trường sông. Vậy thế nào thì được gọi là chất độc và những chất không độc. Chất độc là chất với liều

Ngày đăng: 25/10/2013, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan