1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Ô nhiễm không khí

31 405 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 333,66 KB

Nội dung

27 CHƯƠNG 2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 2.1. KHÁI NIỆM VỀ KHÔNG KHÍ 2.1.1. Không khí và phân loại không khí a) Khái niệm về không khí Không khí là một trong các yếu tố quan trọng mà con người sống trong đó suốt cả cuộc đời, làm việc, nghỉ ngơi. Sức khỏe và cảm ứng của con người, sự sinh trưởng và phát triển của tất cả các loài động, thực vật phụ thuộc rất nhiều vào: thành phần hỗn hợp của không khí, độ trong sạch và đặc tính lý hóa của nó. Có thể nói không khí vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong đời sống, sự sinh trưởng và phát triển của tất cả các loài động vật, thực vật nói chung và con người nói riêng. Muốn hiểu một cách sâu sắc tầm quan trọng này, chúng ta phải nghiên cứu về môi trường không khí. b) Phân loại không khí Không khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là một hỗn hợp các chất dạng khí có thể tích hầu như không đổi và hơi nước. Căn cứ vào các thành phần chính này có thể phân loại không khí ra làm hai loại như sau: * Không khí khô: Không khí khô là hỗn hợp của một số loại khí, trong đó thành phần chủ yếu như trong bảng 1. 1 đã trình bày. * Không khí ẩm Không khí ẩm là hỗn hợp của không khí khô và hơi nước chứa trong nó. Không khí mà chúng ta đang hít thở là không khí ẩm. Tùy theo lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm mà ta có thể chia không khí ẩm làm hai loại: không khí ẩm 28 bão hòa và không khí ẩm chưa bão hòa. Hơi nước trong không khí ẩm có phân áp suất rất nhỏ (vào khoảng 15-20 mm Hg). Nồng độ bão hòa của hơi nước trong không khí ẩm phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ (xem bảng 1.2). Căn cứ vào độ ẩm tương đối của không khí ẩm và nhiệt độ, có thể xác đònh được nồng độ hơi nước trong không khí ẩm. Ví dụ: độ ẩm tương đối của không khí ẩm tại nhiệt độ 20 0 C là 60%, nồng độ hơi nước sẽ là: 0,60 x 2,3 = 1,4%. Trong cuốn sách này, kể từ đây chúng ta thống nhất gọi không khí ẩm là không khí để tiện nghiên cứu. c) Các thông số đặc trưng của không khí Để xác đònh trạng thái của không khí cần phải có các thông số trạng thái sau: - Nhiệt độ: Nhiệt độ là một đại lượng chỉ mức nóng lạnh của một vật. Đơn vò đo nhiệt độ thường dùng hiện nay là nhiệt độ bách phân (độ Xenziut o C) và nhiệt độ tuyệt đối (độ Kenvin 0 K). Quan hệ giữa hai thang nhiệt độ này như sau: T( 0 K) = t( 0 C) + 273,15 (2.1) Ngoài ra các nước Anh, Mỹ còn dùng thang nhiệt độ Farenhet ( 0 F). Mối quan hệ giữa 0 C và 0 F như sau: t( 0 C) = 5/9[t( 0 F) + 40] – 40 (2.2.) - Áp suất: ký hiệu là p Áp suất là lực tác dụng lên một đơn vò diện tích theo phương vuông góc với phương của lực. Áp suất do không khí ngoài trời gây nên gọi là áp suất khí quyển. Đơn vò đo áp suất thường sử dụng: + Atmôtphe kỹ thuật (at): kg/cm 2 hay 1 bar + Milimet cột nước: mmH 2 O + Milimet cột thủy ngân: mmHg. - Độ ẩm tuyệt đối: Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước chứa trong một m 3 không khí. ρ n = G n /V (kg/m 3 ) (2.3) Theo công thức (2.3), đây chính là khối lượng riêng của hơi nước trong không khí ẩm với nhiệt độ t n = t và áp suất hơi nước bằng phần áp suất hơi nước của nó trong không khí ẩm. Ta có phương trình trạng thái viết cho hơi nước như sau: 29 P n V = G n R n T (2.4) ρ n = G n /V = P n /R n T (2.5) trong đó: ρ n là độ ẩm tuyệt đối của khơng khí (kg/m 3 ), G n là lượng hơi nước chưá trong khơng khí (kg), Rn = 462 J/kg. 0 C là hằng số chất khí của hơi nước, p n là áp suất riêng phần của hơi nước có trong khơng khí (N/m 2 ), T ( 0 K) và V (m 3 ) là nhiệt độ tuyệt đối và thể tích của khơng khí . - Độ ẩm tương đối: Tỷ số độ ẩm tuyệt đối của không khí và độ ẩm tuyệt đối cực đại mà không khí ẩm có thể có được trong trạng thái ấy (p, t không đổi). Độ ẩm tương đối của khơng khí ký hiệu là ϕ (%). ϕ = ρ n /ρ n max (%) (2.6) Từ đònh nghóa này ta thấy quan hệ giữa ϕ và P n như sau: Ta có: ρ nmax = P nmax /R nT = P nbh /R n T (2.7) Vì P nmax = P nbh khi P nbh < P còn khi P nbh > P thì P nmax = P. Từ đó suy ra: ϕ = ρ n / ρ nmax P n /P nmax (2.8) Trong đó: ρ nmax là độ ẩm tuyệt đối cực đại hay độ ẩm tuyệt đối bão hồ của khơng khí (kg/m 3 ), P nmax và P nbh là áp suất riệng phần cực đại và áp suất riệng phần bão hồ của hơi nước chưá trong khơng khí (N/m 2 ). 2.2. CÁC NGUỒN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 2.2.1. Khái niệm về nguồn ô nhiễm Trước hết chúng ta hãy hiểu thế nào là ô nhiễm không khí ? Có thể nói rằng: bên cạnh các thành phần chính của không khí mà chúng ta đã nêu trên, bất kỳ một chất nào được thải vào không khí với nồng độ vừa đủ để ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển, sinh trưởng của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan đều gây nên ô nhiễm môi trường. Như vậy các chất SO x , NO x , bụi, các chất hữu cơ bay hơi,… là các chất ô nhiễm. Vấn đề ô nhiễm không khí có thể chia một cách đơn giản thành ba phần cơ bản sau đây: Nguồn ô nhiễm Nguồn tiếp nhận Khí quyển Chất ô nhiễm Khuấy trộn & chuyển hóa 30 - Nguồn ô nhiễm Nguồn ô nhiễm là nguồn thải ra các chất ô nhiễm. Ví dụ: khí thải từ ống khói, khí từ xe cộ, bụi từ các máy mài, khí độc bốc lên từ các bể xi mạ… Khi nghiên cứu nguồn gốc gây ô nhiễm cần phải hiểu biết kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất, các ngun vật liệu, hố chất sử dụng và kiến thức cơ bản về thiết kế thiết bò. - Khí quyển Khí quyển là môi trường trung gian để vận chuyển chất ô nhiễm từ nguồn gốc gây ô nhiễm tới nguồn tiếp nhạân chất ô nhiễm. Để hiểu được quy luật vận chuyển và chuyển hóa chất ô nhiễm trong khí quyển cần có kiến thức cơ bản về khí tượng học, cơ học chất lỏng, hóa học, vật lý, toán học… - Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm là con người, động, thực vật và các đồ vật, công trình và cảnh quan mơi trường… Để có biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ơ nhiễm đến nguồn tiếp nhận cần có kiến thức cơ bản về tóan học, hố học, sinh lý học, sinh vật học và y tế… Qua các phân tích trên cho chúng ta thấy, vấn đề ô nhiễm không khí quy tụ nhiều lónh vực khoa học, không thể một người, một ngành có thể giải quyết một cách hiệu quả được, mà phải đòi hỏi sự cộng tác của nhiều cán bộ khoa học, nhiều lónh vực chuyên môn khác nhau. Hệ thống ô nhiễm không khí được xem đầy đủ bao gồm các thành phần như sau: Các ô trên Hình 2.1 biểu diễn quá trình từ khi chất ô nhiễm sinh ra cho đến nguồn tiếp nhận. Các đường ngắt đoạn thể hiện những phản ứng dẫn đến phải điều chỉnh nguồn chất thải ô nhiễm và phương pháp khống chế để hạn chế nồng độ chất ô nhiễm tại nguồn tiếp nhận. Theo sơ đồ trên, chất thải từ nguồn ô nhiễm phải được khống chế tại chỗ trước khi thải vào khí quyển. Các hệ thống khống chế ô nhiễm tại nguồn thải phải bao gồm: thiết bò làm sạch khí thải, thay đổi nhiên liệu, nguyên vật liệu gây ô nhiễm bằng nguyên liệu ít gây ô nhiễm hoặc không gây ô nhiễm, cải tiến dây chuyền công nghệ để hạn chế ô nhiễm, tính toán chiều cao và đường kính ống khói hợp lý. Khi chất ô nhiễm thải vào môi trường, dưới tác dụng của các yếu tố tại nguồn ô nhiễm (tải lượng ô nhiễm, nhiệt độ của khí thải, chiều cao của nguồn, đường kính của nguồn…), các yếu tố về khí tượng thủy văn (tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí, bức xạ mặt trời, độ che mây phủ…), các yếu tố về đòa hình (kích thước của các công trình lân cận)…, các chất ô nhiễm bắt đầu chuyển động, phát tán, pha loãng, biến đổi hóa học. Sau một thời gian chất ô nhiễm sẽ đến nguồn tiếp nhận. Tại nguồn tiếp nhận, nếu 31 nồng độ chất ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép thì thông qua hệ thống điều khiển tự động hoặc phản ánh của dân cư, các cơ sở sản xuất phải có biện pháp xử lý hoặc có các phản ứng lại các cơ quan chức năng về kiểm soát môi trường. Hình 2.1. Hệ thống ô nhiễm không khí 2.2.2. Phân loại nguồn ô nhiễm không khí Có nhiều cách phân loại nguồn ô nhiễm không khí khác nhau. Cụ thể như sau: a) Dựa vào nguồn gốc phát sinh Dựa vào nguồn gốc phát sinh có thể phân loại nguồn ô nhiễm thành hai nhóm như sau: - Nguồn tự nhiên: là khí thoát ra từ các hoạt động tự nhiên của núi lửa, động đất, bụi tạo thành do bão cát, sự phân tán của phấn hoa, mùi hôi của các quá trình phân hủy sinh học. - Nguồn nhân tạo: là các nguồn ô nhiễm do con người tạo nên. Nó bao gồm các nguồn cố đònh và nguồn di động. + Nguồn cố đònh: bao gồm các nguồn từ các quá trình đốt khí thiên nhiên, đốt dầu, đốt củi, trấu…; các nhà máy công nghiệp… + Nguồn di động: là khí thải từ các quá trình giao thông như khí thải của xe cộ, Nguồn gốc ô nhiễm Khống chế ô nhiễm tại nguồn Khí quyển Thiết bò giám sát tự Người, động, thực va ät, vật liệu, đồ vật Khống chế ô nhiễm tại nơi tiếp nhận Phản ứng lại Phản ứng lại 32 máy bay, tàu hỏa… b) Dựa vào tính chất hoạt động - Ô nhiễm do các quá trình sản xuất: Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Ô nhiễm do giao thông vận tải: xe cộ, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy… - Ô nhiễm do sinh hoạt: Các quá trình sử dụng nhiên liệu (dầu, than, củi …) để đun nấu, thắp sáng. - Ô nhiễm do các quá trình tự nhiên: đó là sự phân hủy các chất hữu cơ do vi sinh vật gây nên mùi hôi, bão cát, phấn hoa, núi lửa, động đất … c) Dựa vào bố trí hình học Có thể chia nguồn ô nhiễm thành ba nhóm như sau: - Điểm ô nhiễm: ống khói các nhà máy, các nhà máy, thiết bò sản xuất cụ thể (các nguồn cố đònh). - Đường ô nhiễm: các quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải (xe cộ, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy…). - Vùng ô nhiễm: khu chăn nuôi lớn, khu tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghiệp …; ví dụ khu công nghiệp Biên Hòa, Linh Trung, Tân Thuận …. Cách phân loại này chỉ có tính chất tương đối. Tùy theo quan điểm và mục đích giải quyết các bài toán về ô nhiễm không khí mà người ta nhìn nhận đó là ô nhiễm một điểm hay ô nhiễm một vùng. 2.2.3. Nguồn gốc cơ bản của ô nhiễm không khí Theo nguồn số liệu của tổ chức EPA (Environmental Protection Agency) về sự bốc hơi của đa số các chất ô nhiễm không khí cấp quốc gia, chỉ ra bốn nguồn gốc cơ bản của chất ô nhiễm không khí như: Các phương tiện giao thông vận tải, các quá trình đốt cháy nguyên liệu, quá trình chế biến công nghiệp, sự thải bỏ chất thải rắn. Các nhà máy phát điện đa số đều là nguồn gây ô nhiễm cấp 2 từ việc đốt cháy nhiên liệu. Sự gia tăng về dân số dẫn đến nhu cầu đòi hỏi về năng lượng tăng lên. Thông qua việc phân loại chất lượng nhiên liệu, khả năng gây ô nhiễm, ta cũng có thể hạn chế được phần nào tình trạng này. Ngành công nghiệp chế biến bao gồm các nhà máy chế biến các sản phẩm có ích từ các vật chất thô sơ ban đầu. Ví dụ ngành chế biến quặng, cán thép, lọc dầu, 33 sản xuất các sản phẩm về cao su, dệt vải, giấy, hóa chất. Các ngành công nghiệp đó tạo ra những chất ô nhiễm trong các quá trình chế biến, trong quá trình hoạt động đòi hỏi phải cung cấp năng lượng do đó phải đốt cháy nhiên liệu, đây chính là nguồn gây ra các chất ô nhiễm. Chất thải rắn cũng gây ô nhiễm không khí từ quá trình đốt cháy tại các lò thiêu, khi có chế độ vận hành không thích hợp. Luật bảo vệ môi trường không khí ngăn cấm sự hoạt động bừa bãi của các lò thiêu, điều này sẽ hạn chế được khá nhiều nguồn gây ra ô nhiễm không khí. * Nguồn ô nhiễm do công nghiệp Việc phân loại các ngành công nghiệp cũng giống như phân loại các nguồn đặc trưng, với điều thực tế là mỗi ngành công nghiệp sẽ nảy sinh ra một vấn đề duy nhất, liên quan đến chế độ vận hành trong sản xuất Ví dụ: Vật liệu thô, nhiên liệu, phương pháp chế biến, hiệu quả của hệ thống và việc lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm. Với các ngành công nghiệp nằm trên một diện tích giới hạn mà có quan hệ tới các khu dân cư thì mức độ thải ước tính từng nguồn phải nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Bảng 2.1 minh hoạ một số ngành công nghiệp chính, hướng hoạt động chính, các khả năng gây ô nhiễm không khí liên quan đến các ngành công nghiệp. 34 Bảng 2-1: Các loại ngành công nghiệp chính ( Phân loại nguồn đặc trưng ) Ngành công nghiệp Hoạt động chủ yếu Loại chất gây ô nhiễm Sơ chế kim loại (sắt hoặc không phải là sắt) Kim loại nung chảy đúc thành những tấm kim loại. Cán thép-chế tạo các sản phẩm về hợp kim thép bởi sự dòch chuyển các phần tử cacbon từ trong sắt, sự thêm hoặc bớt một số phần tử khác, các kim loại là sắt hoặc không phải sắt thường khai thác từ đất, cát. Việc nấu chảy các mảnh vụn đúc thành những thỏi hợp kim. Hơi khói của ôxit kim loại, CO bốc hơi, khói bụi tro tàn phát sinh từ quá trình nung chảy. Điều này phụ thuộc vào tính chất dễ bay hơi, độ nhiễm bẩn của kim loại hoặc nồng độ quặng. Khi nung chảy sẽ thoát ra các khí SO 2 , hơi chì, hơi asen, hơi đồng… phụ thuộc vào độ nung chảy của kim loại. Chế tạo những sản phẩm kim loại Chế tạo những sản phẩm lớn khác nhau như các thiết bò gia nhiệt, thiết bò hàn, đồ dùng, vũ khí và những sản phẩm có cấu trúc kim loại như: dao kéo, con dấu, đèn, hộp thiếc…. Việc chế tạo thường liên quan đến việc nung chảy các thỏi kim loại, qua xưởng máy và kết thúc và hoàn thành bề mặt vật thể. Kim loại nấu chảy thường là kim loại nguyên chất. Việc kiểm soát các khí thoát ra từ việc nấu kim loại rất dễ. Chất gây ô nhiễm chính là các loại hơi kim loại, bụi từ lò đúc … Cơ khí chế tạo Chế tạo và hoàn thành từng chi tiết máy hoặc lắp ráp sản phẩm từ các bộ phận khác nhau của thiết bò (trừ các máy móc về điện) như máy nông nghiệp, máy dùng trong gia đình, máy in và các thiết bò văn phòng, các sản phẩm về dầu và các thiết bò lọc, dệt vải, thiết bò đóng giày, may quần áo, thiết bò xây dựng, thiết bò dùng trong gia đình. Bụi thô, sương khói phát sinh tại từng bộ phận sản xuất, hơi và khói từ kim loại nóng đỏ do nhiệt độ. Việc nấu chảy kim loại không phải là luôn luôn liên quan đến vấn đề này. 35 Máy móc thiết bò điện Chế tạo và lắp ráp các chi tiết máy, cung cấp máy móc cho các nhà máy phát điện và những nơi dùng năng lượng điện như các mô tơ điện hoặc các biến áp. Chất ô nhiễm không khí tương tự như đã miêu tả trong phần cơ khí chế tạo. Khai thác mỏ Khai thác đá và nghiền những sản phẩm rắn, khoáng chất, sắt và các loại quặng kim loại, khai thác và lọc dầu. Tìm kiếm và khai thác dầu thô từ trong cát, trong đất phèn sét, từ đó khoan và hút dầu thô từ những giếng dầu. Quá trình lọc dầu phải thỏa mãn các thông số về lưu tốc, nhiệt độ, áp suất làm cho chúng bò lỏng ra, sau đó tách khí đồng hành là một sản phẩm có tính thương mại cao, cuối cùng là tách đến dầu nặng, dầu nhờn. Khí tự nhiên hầu hết là có nguồn gốc từ dầu mỏ. Chất thải sinh ra là các khí đồng hành, CO, bụi, khói. Một lượng lớn các khí phát sinh ra từ dầu gây ô nhiễm không khí. Những chất này gồm hơi dầu bốc ra từ dầu chứa trong kho, SO 2 và khói nhẹ bốc ra từ quá trình phân hủy và đốt cháy dầu khi đi qua thiết bò gia nhiệt. Đồ trang bò nội thất, gỗ xẻ và các sản phẩm về gỗ Đốn gỗ và chế biến bao gồm các quy trình sau: bào nhẵn, dán, chế tạo gỗ dán, tạo ra các sản phẩm như đóng hộp, các contennơ, mùn cưa và các sản phẩm khác. Đồ trang bò nội thất, đồ dùng trong nhà, văn phòng, đồ dùng trong cửa hàng. Các sản phẩm phụ sinh ra từ bào, nghiền, đốn, cưa và các hình thức khác. Sau khi tạo hình để hoàn thành sản phẩm phải qua các công đoạn khác như nhuộm, sơn lót, sơn…. Ngoài ra còn có những chất thải rắn phải thiêu đốt. Mùn cưa và bụi phát sinh từ quá trình nghiền. Khí hữu cơ từ dung môi hòa tan trong sơn hoặc dầu khi sơn trên bề mặt gỗ. Khói sinh ra từ quá trình đốt cháy chất các chất thải từ gỗ, sản phẩm nghiền, bột nhỏ mòn và mùn cưa. Thiết bò vận tải Chế tạo và lắp ráp từng phần hợp thành con tàu, ô tô, Trừ các công đoạn lắp ráp, bản thân nó không phải 36 mô tô, máy bay và các thiết bò vận tải khác, có liên quan đến việc chế tạo các bộ phận, lắp ráp thành hình. Trong trường hợp con tàu bò ghép bằng đinh tán, hàn từ những tấm kim loại. mức độ chuyên môn hóa cao, đặc biệt là với ô tô và máy bay, đòi hỏi một sự đồng bộ cao trong sản xuất hoặc sự tập trung của nhiều ngành công nghiệp cùng hợp tác sản xuất. là nguồn gây ô nhiễm không khí. Còn lại các công đoạn như đúc, gia nhiệt, làm đồ gỗ, mạ, ngâm tẩm đều phát sinh ra chất ô nhiễm. Các chất ô nhiễm phát sinh bao chủ yếu là: Hơi dung môi hữu cơ sinh ra từ quá trình lắp ghép, làm khô nhằm bảo vệ bề mặt. Hóa chất và những sản phẩm tương đương Ngành sản xuất đa dạng các loại sản phẩm: Hóa dầu, dầu nặng, công nghiệp hóa như sản xuất acid sulfuric, cacbonat natri (soda), xút, khí clo, amoniac, các sản phẩm về dược, thuốc trừ sâu, xà phòng, vải tổng hợp, sản phẩm phân rã hạt nhân, nhựa, mỹ phẩm, nylon, hóa chất nhuộm và sản xuất các thiết bò về công nghệ hóa học. Công nghệ hóa học có thể tạo ra các dạng chất ô nhiễm liên quan đến việc bốc hơi các hóa chất (gồm cả các hóa chất và các sản phẩm cuối) và các dẫn chất hoặc sản phẩm của phản ứng của các hóa chất trong khí quyển. Khoáng chất (đá, gạch và các sản phẩm kính) Sản xuất từ đất, đá, đất sét, cát tạo ra các sản phẩm như kính, ximăng, gạch, gốm, bê tông, sản phẩm về thạch cao, các sản phẩm từ việc cưa đá mà ra, sản phẩm amiăng, vật liệu lợp mái. Các máy móc khi sản xuất cần làm nát, trộn, phân loại, tạo khuôn, làm khô và nung trong lò nung. Nung chảy tạo ra các sản phẩm về kính. Bụi từ các máy móc chế biến, khói và hơi từ công đoạn nấu chảy hoặc trong các lò nung. Dệt Bao gồm tách sợi bông, xe sợi, xe chỉ, dây viền đăng Chất thải phát sinh từ bông vải, sợi. Hơi nước và khí [...]... như sau: - Chất ô nhiễm không khí ở thể rắn: ví dụ các loại bụi - Chất ô nhiễm không khí ở thể khí: ví dụ các loại hơi khí độc - Chất ô nhiễm không khí ở thể lỏng: ví dụ các loại hơi dung môi 2.4 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO BỤI 2.4.1 Ô nhiễm không khí do bụi - Đònh nghóa: Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha... không khí với áp suất hơi nước bão hòa trên bề mặt da Thông thường lượng nhiệt bằng hô hấp và dẫn nhiệt nhỏ và thường không kể 56 đến trong các quá trình tính toán thông gió hoặc điều tiết không khí Câu hỏi kiểm tra và đánh giá: 1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí thường gặp? Phân loại nguồn ô nhiễm? 2 Đònh nghóa chất ô nhiễm? Phân loại chất ô nhiễm? 3 Tính chất của bụi? Phân loại bụi? 4 Các chất ô nhiễm. .. thô (kg/MT) 625 Quá trình kết tinh 275 Lò cao 22,5 Luyện tinh Giá trò trung bình 40 Xe gắn máy: g/min 0,2 g/km 0,12 9 Đầu máy kéo 6,8 • kg/MT = kg SO2/10 9 kg nhiên liệu • S là phần trăm khối lượng lưu huỳnh • Lượng sulfur khoảng 0,4 % Btu/h = 0,2931 Watts 2.6 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO MÙI HÔI Nói đến ô nhiễm không khí ngoài bụi, các loại hơi khí độc và tiếng ồn, không thể không kể đến các chất gây mùi hôi... chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất hoặc sản phẩm của chúng là các chất dễ gây ô nhiễm môi trường b) Dựa vào nguồn gốc phát sinh Có thể chia chất ô nhiễm thành hai loại như sau: - Chất ô nhiễm sơ cấp: là các chất ô nhiễm được thải trực tiếp từ nguồn ô nhiễm Ví dụ các chất SOx , NOx , bụi … thải ra từ các quá trình đốt nhiên liệu - Chất ô nhiễm thứ cấp: là các chất ô nhiễm được tạo thành từ các chất ô. .. tính chất các chất ô nhiễm trong công nghiệp? 6 Nguồn gây ô nhiễm mùi hôi? Đặc điểm? 7 Nguồn gây ô nhiễm do nhiệt? 8 Các nguồn gây ô nhiễm khác? Tài liệu tham khảo: Tiếng Việt 1 Trần Ngọc Chấn, Kỹ thuật thông gió, tập 1; Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 1998 2 Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và kỹ thuật xử lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000 – 2001 3 Lê Ba, Kỹ thuật môi trường, Trường... có thể xác đònh các chất ô nhiễm dạng khí dựa trên tính chất hóa học của chúng, đó là khí vô cơ và khí hữu cơ 2.5.4 Ô nhiễm do các hoạt động của sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề ô nhiễm không khí cần quan tâm đó là việc phun thuốc trừ sâu và sử dụng các loại phân bón cho lúa và cây trồng Nhiều loại thuốc trừ sâu và phân bón hoá học tồn tại rất lâu trong môi trường đất, nước; chúng... nông dân sử dụng do không dùng đúng liều lượng hoặc khi bón cho cây trồng tính từ lúc bón phân hoặc phun thuốc tới lúc thu hoạch khá gần nên lượng thuốc trừ sâu tồn tại trong rau xanh rất lớn 2.5.5 Ô nhiễm không khí do các chất khí vô cơ Khí vô cơ có nguồn gốc xuất phát từ động vật và thực vật Trừ các hợp chất thông thường của cacbon như cacbon monoxit (CO) và cacbon dioxit (CO2) Còn lại các khí vô... quan môi trường … đều là các chất ô nhiễm Ví dụ các loại bụi, hơi khí độc, mùi hôi các chất ô nhiễm thải ra từ các nguồn ô nhiễm thường rất đa dạng, chúng tồn tại nhiều dạng khác nhau (dạng hạt, khí, hơi dung môi…), với các nồng độ khác nhau tùy theo các quá trình công nghệ, việc sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất, tình trạng máy móc thiết bò và tay nghề của công nhân… Có thể phân loại các chất ô nhiễm. .. người công nhân… - Ngoài ra một nguồn nhiệt không thể không kể đến, đó là lượng nhiệt truyền qua các kết cấu công trình: mái nhà, tường nhà, nền nhà… vào bên trong công trình Tất cả các nguồn nhiệt trên sinh ra sẽ tồn tại trong xưởng sản xuất, nếu không có biện pháp khống chế tốt, chúng sẽ làm cho nhiệt độ môi trường làm việc của công nhân tăng lên rất nhiều so với nhiệt độ môi trường không khí Đó... sản xuất trong công nghiệp Sản xuất công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm rất đa dạng với khối lượng lớn Ngoài các chất ô nhiễm do các quá trình đốt nhiên liệu như kể trên được thải qua ống khói, mỗi ngành công nghiệp còn sinh ra những chất ô nhiễm đặc trưng, không thể có nguyên tắc xác đònh chung Dưới đây tóm tắt các chất ô nhiễm chỉ thò cho một số ngành công nghiệp chính như sau: - Công nghiệp gang . 27 CHƯƠNG 2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 2.1. KHÁI NIỆM VỀ KHÔNG KHÍ 2.1.1. Không khí và phân loại không khí a) Khái niệm về không khí Không khí là một trong. loại chất ô nhiễm không khí như sau: - Chất ô nhiễm không khí ở thể rắn: ví dụ các loại bụi. - Chất ô nhiễm không khí ở thể khí: ví dụ các loại hơi khí độc.

Ngày đăng: 25/10/2013, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w