Sự trao đổi nhiệt giữa con người và môi trường

Một phần của tài liệu Ô nhiễm không khí (Trang 29 - 31)

b) Đo đạc trực tiếp

2.7.2. Sự trao đổi nhiệt giữa con người và môi trường

a) Trạng thái ôn hòa dễ chịu của con người

Mục đích thông gió là tạo cảm giác ôn hòa dễ chịu cho con người lúc làm việc cũng như nghỉ ngơi. Nói như vậy là phải giải quyết một mối tương quan tổ hợp giữa nhiều yếu tố khí hậu tác dụng lên con người cùng một lúc. Về mặt vệ sinh, sinh lý, cảm giác ôn hòa, dễ chịu của con người phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đó là:

- Mức độ trong sạch của không khí - Cường độ lao động của con người - Lứa tuổi, sức khỏe

- Quần áo mặc trên người

- Khả năng thích ứng với khí hậu và thói quen của con người - Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí - Nhiệt độ của bề mặt kết cấu xung quanh

Những yếu tố này cùng tổ hợp ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng riêng biệt đến cảm giác của con người.

b) Sự trao đổi nhiệt giữa con người và môi trường

Điều kiện cân bằng nhiệt giữa con người và môi trường xung quanh được biểu diễn bằng phương trình sau:

Q0 = + Qbx + Qđl + Qmh + Qhh + Qdn kcal/giờ Trong đó:

- Qo: là nhiệt lượng do người thải ra, nó phụ thuộc vào cường độ lao động của con người. Bảng 2.13 giới thiệu lượng nhiệt sinh ra của con người tùy theo trạng thái hoạt động của con người.

Bảng 2.13. Lượng nhiệt thải ra trung bình của người

Trạng thái lao động Q0 (Kcal/h)

Nằm yên tĩnh Ngồi nghỉ ngơi Đứng nghỉ ngơi Mặc hoặc cởi áo quần

70 100 110 120

Đi bộ với tốc độ 3 km/h, đường bằng Đi bộ với tốc độ 5 km/h, đường bằng Đi bộ với tốc độ 6,5 km/h, đường bằng Chạy với tốc độ 8 - 9,5 km/h, đường bằng Lao động nhẹ (may, vá, thêu )

Lao động vừa (cơ khí, giặt, nấu ăn ) Lao động nặng (đúc, cán, rèn) Lao động rất nặng (khuân vác) 170 270 350 580 100 – 120 120 – 170 170 – 220 220 – 270

- Qbx : là lượng nhiệt trao đổi bằng bức xạ nhiệt, nó phụ thuộc vào nhiệt độ bề mặt các kết cấu xung quanh và độ ẩm không khí (không khí càng ẩm thì tia bức xạ càng khó đi qua) được xác định bằng công thức:

Qbx = αbx . F .(td - tbm) (2.14) Trong đó:

F: diện tích bề mặt da, người cao 1,6m , nặng 60 kg có F= 1,6 m2 td: nhiệt độ bề mặt da, oC

tbx: nhiệt độ bề mặt kết cấu xung quanh

αbx: hệ số trao đổi nhiệt bằng bức xạ, Kcal/m2hoC

- Qđl: là lượng nhiệt trao đổi bằng đối lưu, nó phụ thuộc vào nhiệt độ không khí xung quanh và tốc độ chuyển động của không khí, được xác định bằng công thức:

Qđl = αđl . F .(td - txq) (2.15) trong đó:

F: diện tích bề mặt da, m2. td : nhiệt độ bề mặt da, 0C.

txq : nhiệt độ không khí xung quanh, 0C.

αđl: hệ số trao đổi nhiệt đối lưu, Kcal/m2h0 C

- Qmh: là lượng nhiệt trao đổi do bốc hơi mồ hôi, nó phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của không khí và độ chênh lệch áp suất hơi nước trong không khí với áp suất hơi nước bão hòa trên bề mặt da.

đến trong các quá trình tính toán thông gió hoặc điều tiết không khí. Câu hỏi kiểm tra và đánh giá:

1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí thường gặp? Phân loại nguồn ô nhiễm? 2. Định nghĩa chất ô nhiễm? Phân loại chất ô nhiễm?

3. Tính chất của bụi? Phân loại bụi?

4. Các chất ô nhiễm trong quá trình đốt nhiên liệu?

5. Thành phần, tính chất các chất ô nhiễm trong công nghiệp? 6. Nguồn gây ô nhiễm mùi hôi? Đặc điểm?

7. Nguồn gây ô nhiễm do nhiệt? 8. Các nguồn gây ô nhiễm khác? Tài liệu tham khảo:

Tiếng Việt

1. Trần Ngọc Chấn, Kỹ thuật thông gioù, tập 1; Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 1998.

2. Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và kỹ thuật xử lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000 – 2001.

3. Lê Ba, Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Bách khoa TP HCM, 1980

4. Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1997.

5. Phạm Ngọc Đăng, Ô nhiễm môi trường không khí khu đô thị và công nghiệp, Hà Nội, 1992.

Tiếng Anh và Tiếng Nga

1. Henry C. Perkins, Air pollution, Aerospace and Mechanical Engineering Department University of Arizona, 1974.

2. U.B. Kocogo, Promưixlennaia otrixtca gazob, Moskva Khimia, 1981.

3. US. Departerment of Helth, Education and Welfare, Air pollution Control Field Operation Manual, PHS, Pub. N0937, Washington D.C., U.S. Government Printing Office, 1962.

Một phần của tài liệu Ô nhiễm không khí (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)