Bài giảng các loại rủi ro trong tín dụng và cách xử lý
1 Chương 9: RỦI RO TÍN DỤNG 2 Chương 9: RỦI RO TÍN DỤNG I – Quan niệm về rủi ro. II – Những rủi ro chủ yếu đối với Ngân hàng thương mại. III – Quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng thương mại. IV – Hệ thống thông tin tín dụng. 3 I – Quan niệm về rủi ro: Với quan niệm rủi ro là điều tất yếu xảy ra trong mọi hoạt động kinh tế, thì vấn đề quan trọng cần quan tâm ngay từ khi bắt đầu công việc là lường trước khả năng rủi ro để phòng tránh, hạn chế thiệt hại. Quản lý rủi ro bao gồm: (1) Nhận biết rủi ro có khả năng xảy ra. (2) Xây dựng biện pháp hạn chế rủi ro. (3) Thiết lập các phương thức khắc phục rủi ro (giảm thiểu tổn thất khi xảy ra rủi ro). 4 I – Quan niệm về rủi ro (tt): Có thể phân chia rủi ro thành: Rủi ro hệ thống: Những trường hợp phát sinh mang tính quy luật, nhờ vậy người ta có thể dự đoán khả năng xảy ra rủi ro, mức độ rủi ro và so sánh với thu nhập kỳ vọng để quyết định thực hiện công việc đó hay không. Rủi ro không hệ thống: Những rủi ro xảy ra bất thường không dự tính trước được. 5 II – Những rủi ro chủ yếu đối với Ngân hàng thương mại: 1. Những rủi ro chủ yếu. 2. Ngân hàng phòng chống rủi ro. 6 1. Những rủi ro chủ yếu: Rủi ro tín dụng. Rủi ro thanh khoản. Rủi ro lãi suất. Rủi ro hoạt động. Rủi ro hối đoái. Rủi ro tội phạm. 7 Rủi ro tín dụng: Rủi ro này xảy ra khi người vay tiền không thể thanh toán được vốn và lãi. Những khoản cho vay này sẽ dần ăn mòn hết vốn của ngân hàng, bởi vì vốn tự có của ngân hàng thường thấp hơn 10% các khoản cho vay nên chỉ cần một lượng nhỏ các khoản cho vay không thu hồi được thì vốn ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm không đủ để gánh chịu thêm bất kỳ khoản lỗ nào. 8 Rủi ro thanh khoản: Ngân hàng đồng thời phải chịu rủi ro lớn về thanh khoản, rủi ro về việc không còn tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và cho vay đối với khách hàng tốt. Nếu ngân hàng không thể tăng nguồn vốn kịp thời sẽ có thể mất thêm nhiều khách hàng và dẫn tới sự giảm sút về lợi nhuận. Khi không giải quyết kịp thời tình trạng thiếu hụt tiền dẫn đến việc người gửi tiền không ngừng rút vốn và cuối cùng ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn và sụp đỗ. 9 Rủi ro lãi suất: Ngân hàng phải đương đầu với rủi ro trong mức chênh lệch lãi suất. Vấn đề này xảy ra khi thu lãi từ cho vay giảm hoặc chi phí trả lãi tăng đáng kể, thu hẹp chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra, làm giảm thu nhập ròng. Sự thay đổi mức chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng thường liên quan đến quyết định quản lý danh mục (thay đổi về cấu trúc tài sản và nguồn vốn của ngân hàng) hoặc liên quan đến rủi ro lãi suất. Đây là về khả năng lãi suất thay đổi sẽ dẫn đến sự tăng hoặc giảm giá trị của tài sản hay những khoản thu nhập từ tài sản. 10 Rủi ro hoạt động: Trong hoạt động ngân hàng thường gặp phải những rủi ro do sự giảm sút chất lượng quản lý, do cung cấp dịch vụ không hiệu quả, do sai lầm trong công tác quản lý hay do những thay đổi trong nền kinh tế. Những vấn đề này có xu hướng làm giảm nhu cầu đối với danh mục dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Ngoài ra rủi ro còn xuất hiện từ cạnh tranh của các đối thủ mới về dịch vụ tài chính trên thị trường của ngân hàng. Những thay đổi kể trên có tác động tiêu cực tới thu nhập, chi phí hoạt động và giá trị của ngân hàng.