Quy chế chuyên môn năm 2010 NHÀ DÀI

8 394 0
Quy chế chuyên môn năm 2010 NHÀ DÀI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT THỦ THỪA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NHÀ DÀI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : / HD.BGH.2010 Nhà Dài, ngày 10 tháng 09 năm 2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUI CHẾ CHUYÊN MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÀ DÀI Năm học 2010 – 2011 &&&& I- Giờ hành chánh - giảng dạy : • Giờ hành chánh BGH + Giờ đến trường của GV : + Sáng : 7 giờ 00 phút – 11 giờ 15 phút . + Chiều : 12 giờ đến 16 giờ 15 phút . - Sáng và chiều thứ hai sinh hoạt dưới cờ toàn điểm dưới sự điều khiển chỉ đạo của đ/c TPT Đội. (có BGH và tất cả GV cùng dự) - Hàng ngày giáo viên giảng dạy thực hiện ký sổ vãng lai (chấm công) của lớp không được ký dồn định kỳ trong tháng BGH chỉ đạo ký duyệt ghi nhận xét vào sổ. II. Việc Thực Hiện Qui Chế Chuyên Môn : 1- Giáo viên bỏ tiết bỏ buổi : - Bỏ từ 1 tiết đến 3 tiết, TKT, GV điểm trưởng mời góp ý, kiểm điểm phê bình theo Tổ, trừ điểm thi đua tháng báo cáo về BGH trong tháng . - Bỏ từ 4 tiết đến 7 tiết (cộng dồn học kỳ) cá nhân làm tự kiểm kỷ luật khiển trách trước BGH, cắt thi đua trong tháng và năm học . - Bỏ từ 10 tiết trở lên (cộng dồn học kỳ - cả năm học) cá nhân làm kiểm điểm. xét Kỷ luật cảnh cáo, báo cáo về phòng giáo dục và đào tạo huyện, kéo dài thời gian nâng lương - tập sự .(đối với giáo viên biên chế) ngưng hợp đồng đối với giáo viên đang hợp đồng trong năm học. 2- Giáo viên bỏ soạn bài – không hoàn thành hồ sơ : 2.1. Chế độ soạn bài: - Giáo viên bỏ soạn bài từ 5 tiết – 10 tiết, Tổ trưởng chuyên môn mời kiểm điểm GV có viết cam kết, phê bình ghi biên bản của khối trừ điểm thi đua cá nhân. báo cáo trước Tổ CM và báo về BGH ghi nhận . - Từ 10 tiết trở lên – Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn mời kiểm điểm GV có cam kết, ghi biên bản của khối trừ điểm thi đua cá nhân kỷ luật cảnh cáo kéo dài thời nâng lương - tập sự . chuyển về Hiệu Trưởng xét giải quyết 1 hình thức kỷ luật, sau khi hội đồng kỷ luật trường tiến hành làm việc có kết luận cuối cùng thông báo trong toàn trường. 2.2. Riêng giáo viên bỏ soạn bài từ 1 tuần /20 tiết (cộng dồn) trở lên Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lý chuyên môn của giáo viên vi phạm cũng phải liên đới bị phê bình, khiểm trách vì vi phạm quản lý không nghiêm, thiếu kiểm tra đôn đốc (Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn viết tự kiểm có phong hình thức KL trong thiếu trách nhiệm quản lý ) 3. Bỏ họp hội – sinh hoạt – đi trể về sớm : - Bỏ họp từ 1 – 2 lần trong tháng bao gồm: họp lệ đầu tháng; họp chuyên môn; họp thao giảng; sinh hoạt khối CM và các cuộc họp HĐSP; điểm trưởng mời về làm việc, phê bình kiểm điểm, có ghi biên bản của điểm trừ điểm thi đua. Từ 2 lần phê bình, Tổ chuyên môn có trách nhiệm đề xuất Hiệu trưởng xem xét hình thức kỷ luật theo mức độ vi phạm nặng, nhẹ . - Giáo viên thường xuyên trể giờ dạy hoặc cho về sớm theo qui định từ 15 phút trở lên (2 lần tuần – 4 lần tháng) được xem như nghĩ không phép trong ngày đó. III. Qui định hồ sơ giáo viên : 1- Vở soạn bài : Có đủ các môn theo qui định, không cắt xén tiết, nhảy bài, bao bìa ghi rõ họ tên, phân môn cẩn thận, sạch đẹp. • Soạn theo 2 hướng : a. Soạn theo từng phân môn riêng biệt. b. Soạn theo thời khoá biểu từng ngày (chung 1 tập). + Giáo viên có từ 1 đến 3 năm công tác không được quyền sử dụng giáo án cũ năm trước, mà phải soạn mới theo từng năm học . + Nghiêm cấm mượn hồ sơ của đơn vị khác về sử dụng, hoặc chuyển đổi hồ sơ các nhân cho cá nhân đơn vị khác mượn sử dụng khi lên lớp là vi phạm qui chế. - Giáo viên phải tự soạn giáo án để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh của mình. Giáo án được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết cho phù hợp với đặc điểm học sinh từng năm. Không yêu cầu soạn mới (chép lại hàng năm) đối với GV nhiều năm công tác; phải có duyệt định kỳ của Tổ CM hàng tháng và BGH, những GV có quá trình giảng dạy từ 3 năm trở lên trong cùng 1 khối lớp được nhận xét đánh giá xếp loại từ khá - giỏi thì được sử dụng giáo án hiện hành sau khi được duyệt KT của Hiệu trưởng đồng ý cho sử dụng, nhưng phải bổ sung trong năm những vấn đề có thay đổi, hoặc lớp, HS gặp khó khi giải quyết rút kinh nghiệm 1 vấn đề trong tiết dạy. - Giáo viên không được photo, không nhờ người khác soạn thay hoặc sao chép lại trong sách giáo viên, sách hướng dẫn giảng dạy, bài soạn mẫu mà phải biết chọn lọc những nội dung cần thiết.trong Sách hướng dẫn giảng dạy, SGV chỉ là cơ sở mang tính chất tham khảo, gợi ý cho GV chủ ý trong soạn giảng, GV phải chọn 2 lọc và soạn theo tình hình thực tế HS lớp mình phụ trách, vì không lớp nào giống lớp nào dù cùng 1 bài, 1 lớp khối lớp. - Giáo án là công cụ dạy học quan trọng thể hiện năng lực sư phạm, kiến thức, tài năng biết tổ chức các hoạt động dạy học của người giáo viên. Giáo án không cần dài (khoảng 2 trang A4) theo hướng dẫn của Bộ (công văn 896). Riêng các tài liệu như Bài soạn, Thiết kế, kế hoạch bài dạy của các Nhà xuất bản khác nhau đều xem là để tham khảo thêm, không làm căn cứ duy nhất sao chép vào bài soạn của giáo viên. Các Tổ CM cần họp thống nhất cùng tập thể GV bàn bạc trao đổi chọn thống nhất 1 khuôn mẫu chung giáo án trong đơn vị và thực hiện thống nhất tránh nhiều cách soạn khác nhau, yêu cầu GV thể hiện ngắn gọn, đầy đủ trọng tâm , mục tiêu , kiến thức cần đạt cho tiết học theo thực tế lớp PTrách, nhưng phải đảm bảo chuẩn khung kiến thức của Bộ GD & ĐT quy định . - Giáo án cần soạn cẩn thận, ghi chép tránh cẩu thả sơ sài, thể hiện “Vỡ sạch chữ đẹp” trước HS và đồng nghiệp, cần thống nhất quy định trong Tổ bao bìa thống nhất, tránh tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân, hoặc cầu kỳ, loè loẹt, gây phản cảm cho CB có trách nhiệm xem, duyệt KT hồ sơ, ghi rõ họ tên cụ thể. 2. Sổ gọi tên ghi điểm : - Áp dụng theo QĐ số 30 /2005 của Bộ GD & ĐT ký ngày 30/09/2005 (sổ được cấp theo mẫu qui định do Phòng GD & ĐT huyện cấp) - Từng giáo viên thực hiện sổ điểm tay cá nhân pho to theo mẫu chính trước khi vào sổ điểm mẫu in sẳn đảm bảo chính xác và không tẩy xóa . 3. Sổ chủ nhiệm lớp : (Mẫu in sẳn do Phòng GD & ĐT huyện cấp hàng năm) 4. Sổ dự giờ thăm lớp : Do GV tự ghi chép - Tất cả giáo viên khi dự giờ chéo, dự thao giảng đều phải lập phiếu và ghi chép cẩn thận vào sổ (có đủ chữ ký giáo viên dạy và giáo viên dự) nhà trường quy định mẫu thống nhất chung đơn vị . + Đảm bảo tối thiếu mỗi GV phải dự 12T/ năm ( 2T/ môn / năm học ) . 5 . Sổ công tác cá nhân: ( Do nhà trường cấp theo chế độ VPP thống nhất cở sổ tay công tác ) + Sử dụng ghi chép khi sinh hoạt họp hội, công việc liên quan đến công tác hàng ngày.( sổ do BGH cung cấp ) 6- Lịch báo giảng: (Theo mẫu của nhà trường quy định dán thành tập ở văn phòng BGH ) + Đối GV chuyên trách thực hiện theo mẫu riêng theo mẫu do BGH quy định . 7- Sách giáo khoa và đồ dùng dạy học: a. Sách giáo khoa : - Sách học sinh: theo quy định tối thiểu cho mỗi học sinh, đảm bảo có đủ bộ sách TV – Toán, HS nghèo, HCKK 100 % đều được thư viện cho mượn đủ ngay sau khai giảng năm học. 3 - Sách giáo viên: yêu cầu tối thiểu phải có sách giáo khoa, sách giáo viên. Các tài liệu tham khảo có theo danh mục thư viện phát hành kịp thời đủ cho yêu cầu soạn giảng cho GV khi lên lớp . b. Thiết bị dạy học : - Sử dụng các thiết bị được cung cấp có hiệu quả, khuyến khích trang bị các phương tiện công nghệ tin hoặc mỗi GV phải có sổ theo dõi có duyệt KT của BGH và tổ CM về việc mượn và làm thêm ĐDDH từng tháng, cụ thể từng chương, tiết có nhận hoặc làm thêm ĐDDH . - Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên làm thêm đồ dùng dạy học ở các môn và các tiết dạy cần thiết, phấn đấu trong năm học mỗi GV tự làm thêm từ 3 -5 ĐDDH có hiệu quả, thẩm mỹ, phục vụ lâu dài cho bổ sung tiết học, hoặc những phân môn, tiết học còn thiếu ĐDDH, có lưu trữ lâu dài tại thư viện để sử dung nhiều năm. - Khuyến khích giáo viên tự học tin học, thiết kế giáo án điện tử thử nghiệm vào giảng dạy và thao giảng ở tổ, bước đầu tiếp cận và vận dụng các phần mền dạy học trên mạng, truy cập web của Sở GD - ĐT ( khi có ) và có bộ sưu tập riêng trong tư liệu dạy học. Đồng thời hướng dẫn học sinh sưu tập và tự làm đồ dùng học tập. mỗi GV / lớp cần có phân môn giáo án điện tử mẫu, vận dụng 1 phần mền dạy học, hoặc có đề tài SKKK dạy học riêng cho từng cá nhân có góp ý của tổ CM và vận dụng phổ biến trong tổ và trường áp dụng. - Vở bài tập thực hành phải được xem là phương tiện dạy và học nhưng có chọn lọc và không được bắt buộc HS phải sử dụng tại lớp, trong tiết học, mang tính chọn lọc làm thêm ngoài giờ học, tại nhà chỉ riêng vở bài tập môn TV – TNXH 3 cho phép sử dụng theo tình hình lớp vì nội dung phù hợp kiến thức SGK - Mỗi lớp được trang bị 1 tủ đựng và bảo quản thiết bị, ĐDDH để tại lớp, tránh mang về nhà, GVCN lớp có trách nhiệm bảo quản, bảo trì và tu bổ các phương tiện dạy học thật tốt để đưa vào sử dụng, khai thác hiệu quả và mang tính lâu dài thuộc tài sản cố định có giao khoán, kiểm kê định kỳ cụ thể . 8 . Giảng dạy và bồi dưỡng a) Giảng dạy : - Thực hiện theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục phổ thông và công văn số 896/BGD&ĐT ngày 13/2/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học cho phù hợp với điều kiện và đối tượng học sinh. - Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học tập theo hướng Nhẹ nhàng - Tự nhiên - Hứng thú - Hiệu quả ở các môn dạy, tiết dạy. Tránh lối dạy áp đặt, các biểu hiện hình thức, thiếu trách nhiệm, để đối phó khi dự giờ, thăm lớp và trong sinh hoạt chuyên môn, khi có cấp trên đến Kiểm tra thăm lớp . - Thực hiện yêu cầu THẦY DẠY THẬT (Nội dung kiến thức chính xác, phương pháp tự nhiên sinh động; Thầy trò đối xử với tình cảm đúng mực với sự 4 tôn trọng, yêu thương; kiểm tra, đánh giá nhận xét chính xác trình độ, khả năng học tập của học sinh) TRÒ HỌC THẬT (học bài, làm bài đúng với khả năng, không sao chép bài mẫu, không coi bài của bạn; kết quả học tập đúng với năng lực; trong quan hệ bạn bè, thầy cô có tính thật thà). Kiên quyết trong năm học ngăn chặn việc ngồi nhầm lớp (cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp) Các loại tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, do nhà trường và thư viện cung cấp giáo viên có trách nhiệm bảo quản đúng qui định, thực hiện chế độ báo cáo kiểm kê, thu hồi, bồi thường theo đúng qui định. c) Bồi dưỡng : các hình thức bồi dưỡng: - Dự giờ để học tập rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy.giữa đồng nghiệp trong đơn vị trên tinh thần giúp nhau cùng tiến bộ, tránh thiếu trách nhiệm, qua loa, dễ người, dễ ta hoặc gay gắt, định kiến, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng uy tín danh dự cá nhân. Việc dự giờ thật sự có hiệu quả khi giáo viên có thái độ cầu thị, có tấm lòng giúp đỡ để cùng nhau học tập. Tránh thái độ áp đặt, chủ quan, định kiến, soi mói và đặc biệt là sự đối phó, chuẩn bị, đóng kịch có tác dụng phản giáo dục, không phản ánh đúng thực chất, chất lượng của giờ dạy và chất lượng tiếp thu kiến thức HS. + Từng cá nhân GV phấn đấu thực hiện tham gia dự giờ chéo đồng nghiệp theo lịch kế hoạch tổ khối đảm bào dự đủ : từ 2 tiết / môn / năm học, đảm bảo tối thiểu 12 Tiết / năm học đề rút kinh nghiệm có sổ dự giờ theo mẫu và nộp phiếu dự giờ về cho tổ trưởng cập nhật lưu trữ hồ sơ CM định kỳ cuối tháng. + Khối trưởng đảm bảo dự 100 % tổ viên có nhận xét đánh giá, xếp loại, góp ý cụ thể ưu, khuyết điểm và tổng hợp báo cáo định kỳ về cho Phó hiệu trưởng vào cuối tháng tình hình tổ mình phụ trách. + BGH phấn đấu dự giờ thăm lớp, kiểm tra toàn diện từ 2/3 số GV trường đến 100% GV/năm học làm cơ sở nhận xét, xếp loại GV cuối năm học và kịp thời biểu dương, uốn nắn hạn chế trong PPGD trong năm học của từng GV để rút kinh nghiệm khắc phục, hạn chế không có GV yếu CM trong thời gian tới. - Tổ chức kế hoạch triển khai các hội thảo chuyên đề để trao đổi, học hỏi qua các Tổ CM, trong sinh hoạt chuyên môn cấp trường hàng tháng, phát huy năng lực, phổ biến những kinh nghiệm hay, quý báu thực tế tồn tại, hạn chế và những kinh nghiệm giảng dạy của GV, tạo sân chơi, điều kiện GV thể hiện bộc lộ bản lĩnh, năng khiếu cùng tập thể trao đổi và đi tới mục tiêu chung trong đổi mới PPGD nâng cao chất lưọng dạy và học của thầy và trò. + Phấn đấu mỗi tổ CM có từ 2 báo cáo chuyên đề được phổ biến trong năm học. mang tính khoa học, cập nhật, thiết thực phục vụ nâng cao chuyên môn, nhận thức GV trong đổi mới giảng dạy. + Phấn đấu 100 % GV có tham gia viết 1 SKKN và phổ biến trong tổ và trường học tập trao đổi, vận dụng có hiệu quả, 100 % tham gia hội thi “GV dạy Giỏi” trong năm học. 5 - Tham dự đầy đủ các lớp tập huấn của Sở, Phòng, và tổ chức tập huấn, báo cáo triển khai đầy đủ sau khi về đơn vị để tập thể GV trong nhà trường quán triệt và tổ chức thực hiện đầy đủ theo quy định. - Vận động Giáo viên phải có phương pháp tự học, tự nghiên cứu là cách tự bồi dưỡng tốt nhất để tự mình nâng cao trình độ qua sách báo, tài liệu, tạp chí, băng hình, do thư viện phòng, trường và cá nhân tự sưu tầm. + Vận động trong năm học 2010 – 2011 và đến 2012 GV phấn đấu tham gia đăng ký học các lớp nâng chuẩn SP theo tiêu chuẩn nghề nghiệp GV 9) Thời lượng giảng dạy : a) Thời lượng : - Năm học thực hiện giảng dạy theo 35 tuần thực học ( HK1 có = 18 tuần – HK2 có = 17 tuần ) + Nghỉ lễ, tết theo quy định của luật lao động và quy định nhà nước. + Thực hiện nhiệm vụ năm học theo công văn 1298/SGDĐT-GDTH ngày 24 tháng 8 năm 2010 và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GDĐT Thủ Thừa ngày 6 tháng 9 năm 2010. + Mỗi tiết học trung bình từ 35 phút đến không quá 45 phút, giữa 2 tiết học học sinh nghỉ 10 phút chuyển tiết; mỗi buổi học có 25 phút nghỉ ra chơi và tập thể dục giữa giờ. + Giờ nghĩ giữa tiết cần cho học sinh chủ động tồ chức thể dục chống mệt mõi tại chỗ, hoặc văn nghệ, vệ sinh cá nhân để học sinh bớt căng thăng chuẩn bị vào tiết học kế. b) Giáo dục tập thể (2 tiết) • 1 tiết sinh hoạt toàn trường (chào cờ đầu tuần) § Lễ chào cờ trang nghiêm, toàn trường hát Quốc ca, đội ca cùng đội nghi thức chi đội mẫu. § Phần sinh hoạt: tổ chức nhiều hình thức vui tươi, sinh động mang tính giáo dục về chủ đề năm học: Sống có trách nhiệm với bản thân, nhà trường, gia đình và xung quanh, có sơ kết tuần, giao ban lớp trực trong tuần mới, thực hiện 10 phút cuối sinh hoạt, chải răng và xúc miệng bằng dung dịch Fluor vào ngày thứ ba hàng tuần. § Sinh hoạt Đội cần được phối hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục học sinh lý tưởng của Bác Hồ và ước mơ trở thành người tài năng xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh. • 1 tiết sinh hoạt lớp cuối tuần : - Do giáo viên chủ nhiệm chủ trì và tổ chức cho học sinh thực hiện để giới thiệu những việc làm tốt, người tốt trong tuần qua các hình thức vui, sôi nổi, hấp dẫn để trẻ phát triển khả năng giao tiếp, bộc lộ những suy nghĩ, ý tưởng của mình. Tránh tạo không khí căng thẳng, thưởng phạt năng nề, tạo lo sợ cho học sinh. * 1 tiết sinh hoạt lớp vào cuối tuần có lồng ghép với các hoạt động của sao nhi đồng hoặc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Kết hợp chặt giữa GVCN Lớp với TPT Đội trong tiết này . 6 + Các lớp có thể sinh hoạt lớp ngoài sân gắn tiết sinh hoạt lớp vào tiết sinh hoạt đội, vui chơi tránh căng thẳng nhưng cần tính tính số lượng lớp ra sân so với diện tích sân cho phép. 10 ) Giáo dục ngoài giờ lên lớp (1 Học kỳ /1 – 2 buổi) • Giáo dục đạo đức, xây dựng môi trường giáo dục rèn luyện . • Trọng tâm : Dạy học sinh làm người có lý tưởng, trách nhiệm.theo chủ đề “Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” “Trường học thân thiện, học sinh tích cực ” - Giáo dục đạo đức lối sống qua các hoạt động như chào cờ, hát quốc ca, sinh hoạt kể chuyện đầu tuần, . - Nhớ và làm theo 5 Điều Bác Hồ dạy, “Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường”, thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ học sinh theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ban hành điều lệ trường tiểu học của Bộ GD & ĐT quy định ngày 31 tháng 8 năm 2007. - Phối hợp với Hội Đồng Đội, chi đội phụ trách trường, xây dựng kế hoạch rèn luyện và giáo dục lý tưởng Cộng sản gắn với trách nhiệm của Đội viên Thiếu niên Tiền Phong. - Rèn kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khoá, lễ hội để xây dựng và hình thành tính cách con người Việt Nam giàu trí tuệ, bản lĩnh, nhân ái đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong đổi mới và phát triển xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Xây dựng môi trường giáo dục văn minh, hiện đại, thân thiện để nhà trường Tiểu học là cơ sở văn hoá của cộng đồng của địa phương, mô hình mẫu trong xây dựng thực hiện con người mới, gia đình văn hoá. hình thành giáo dục nhân cách học sinh. Thông qua phong trào “ Xanh , sạch đẹp, trường học có trồng cây xanh bóng mát, hoa kiểng, cảnh quan sạch đẹp, có tổ chức cho GV – HS chăm sóc, dọn dẹp nhà vệ sinh và giữ vệ sinh chung ”. - Thực hiện bằng nhiểu hình thức: tham quan, hội trại, ngoại khoá và các hình thức khác. Nhà trường xây dựng nội dung phù hợp với khối lớp. Tổ chức chu đáo và tuyệt đối an toàn cho tất cả học sinh được tham gia. Có thể định kỳ trong học kỳ, trong năm học tổ chức HĐNgoại khoá, hội trại, tổ chức cho HS nhưng trò chơi dân gian, tìm hiểu về giá trị cách mạng của địa phương để giáo dục hình thành nhân cách sống cho HS. IV. Điều khoản thi hành : 1- Mọi cá nhân, cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị TH Nhà Dài có trách nhiệm chấp hành thực hiện nghiêm túc nội dung hướng dẫn nói trên. 2- Trong khi thực hiện có gặp khó khăn cá nhân phải trình bày ý kiến cụ thể với Hiệu trưởng, trong lúc chờ đợi chấp thuận các cá nhân phải chấp hành qui chế sau khi chờ giải quyết của BGH . 7 Nơi nhận: Hiệu Trưởng - BLĐ Phòng GD&ĐT Huyện ( Báo Cáo ) - Phó hiệu trưởng - UBND xã + HĐGD xã NĐ ( Báo Cáo ) - Chi bộ Trường + CĐCSTH.NĐ1 ( Báo Cáo ) - GV Trường TH. Nhà Dài (Thực Hiện ) - Lưu Văn Phòng Trường 8 . TRƯỜNG TH NHÀ DÀI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : / HD.BGH .2010 Nhà Dài, ngày 10 tháng 09 năm 2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUI CHẾ CHUYÊN MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG. dự) nhà trường quy định mẫu thống nhất chung đơn vị . + Đảm bảo tối thiếu mỗi GV phải dự 12T/ năm ( 2T/ môn / năm học ) . 5 . Sổ công tác cá nhân: ( Do nhà

Ngày đăng: 25/10/2013, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan