Câu thơ thể hiện sự thương vợ song cũng tự ý thức về trách nhiệm của chính mình, Tế Xương cho rằng ông đã không hoàn thành được trách nhiệm, bổn phận của một người chồng, không những vậy[r]
Trang 1Văn mẫu lớp 11 Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế
- Thương vợ của Trần Tế Xương là một trong những bài thơ tiêu biểu viết
về hình tượng người phụ nữ Bài thơ đã thể hiện thành công hình tượng bà Tú
II Thân bài
a Hình tượng bà Tú nổi lên là một người phụ nữ vất vả lam lũ
- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “momsông”
+ Thời gian “quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết nămnày qua năm khác
+ Địa điểm “mom sông”:phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định
⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng,
ổn định, bà không những phỉ nuôi còn mà phải nuôi chồng
- Sự vất vả, lam lũ được thể hiện trong sự bươn chải khi làm việc:
+”Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
+ Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗiđau thân phận và mang tình khái quát
+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầynhững nguy hiểm lo âu
⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệthuật ẩn dụ
Trang 2+ Eo sèo… buổi đò đông: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa
⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con
- Phẩm chất tốt đẹp của Bà Tú còn được thể hiện trong sự chăm chỉ, tầntảo đảm đang
+ “Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên “âuđành phận”, không than vẫn
+ “dám quản công”: Đức hy sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bàhội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại
⇒ Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất caođẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bàTú
⇒ Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến
c Nghệ thuật thể hiện thành công hình tượng bà Tú
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
Trang 3- Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo
- Việt hóa thơ Đường
III Kết bài
- Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú
- Trình bày suy nghĩ bản thân
2 Bài văn mẫu Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
2.1 Bài Mẫu Số 1: Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương
Người phụ nữ đã đi vào văn học khá nhiều và trở thành một trong nhữnghình tượng lớn của văn chương kim cổ Tuy nhiên viết về người phụ nữ với tưcách là một người vợ bằng tình cảm của một người chồng thì quả thật rất hiếm.Thương vợ của Tú Xương nằm trong số những trường hợp hiếm hoi đó Bài thơ
là chân dung bà Tú, người bạn đời của Tú Xương, được tái hiện bằng tất cả tấmlòng chân thành của một người chồng dành cho vợ
Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết gắn liền với bao nỗi gian truân khónhọc Thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải một mình làm lụngbuôn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ để lặn lội kiếmsống Cái gian truân khó nhọc được cụ thể hoá bằng thời gian quanh năm, bằngkhông gian ven sông, quãng vắng, buổi đò đông Nghĩa là triền miên suốt nămsuốt tháng không ngơi không nghỉ, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối Đặt trongnhững không gian, thời gian trên hình ảnh bà Tú dường như lại càng trở nên nhỏ
bé, cô đơn, tội nghiệp hơn Cái vất vả nhọc nhằn còn được hiện rõ trong gánhnặng mà bà Tú phải gánh trên vai: Một gia đình với năm con và một chồng.Năm đứa con với biết bao nhu cầu, bao đòi hỏi hàng ngày, bên cạnh đó đức ôngchồng giàu chữ nghĩa đã không giúp vợ được gì lại còn trở thành một mối bậntấm lo lắng của vợ, mà nhu cầu của ông chồng ấy nào có ít ỏi gì, nó đủ làmthành một phía để cân bằng với phía năm đứa con Thế mới biết cuộc sống hằng
Trang 4ngày của bà Tú là như thế nào Lo cho con, lo cho chồng, mà phải lo làm saocho đủ tức là không thừa nhưng cũng không được thiếu Bằng chừng ấy nỗi lotrĩu nặng trên đôi vai gầy của người vợ, người mẹ ấy Chính vì vậy mà phảibươn chải nắng mưa khuya sớm, bất kể hiểm nguy hay đơn độc Nói sao choxiết những nhọc nhằn cơ cực mà bà Tú phải gánh trong suốt cuộc đời của mình.Hình ảnh bà Tú gợi cho ta nghĩ tới hình ảnh của những người đàn bà đảm đang,lam lũ, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con đã lặng lẽ đi qua trong cuộc sốngdân tộc.
Cuộc đời nhiều gian truân vất vả đó là sự thiệt thòi của bà Tú Thế nhưngcũng chính cuộc đời đó đã làm nổi bật bao vẻ đẹp đáng quý ở người phụ nữ này,
vẻ đẹp đầu tiên là vẻ đẹp của sự tảo tần, chịu thương chịu khó Gánh cả mộtgánh nặng gia đình trên vai với bao khó khăn cơ cực, lại cô đơn thui thủi mộtmình, không người sẻ chia giúp đỡ, ấy vậy mà vẫn cần mẫn, không một chútchểnh mảng, bỏ bê công việc Bà Tú cứ vậy, chăm chỉ, miệt mài, chịu thương,chịu khó, không nề hà khó khăn nguy hiểm, không quản ngại nắng mưa khuyasớm Hình ảnh thơ không chỉ diễn tả bao nỗi vất vả mà còn làm nổi bật sự nhẫnnại, kiên trì kiếm sống chu tất cho chồng, cho con của bà Tú Diễn tả đầy đủnhất điều này có lẽ không câu thơ nào hơn hai câu:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông."
Con cò, thân cò là hình ảnh quen thuộc trong văn học truyền thống, làbiểu tượng cho người nông dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.Dùng hình ảnh "lặn lội thận cò", Tú Xương đã khái quát được bao phẩm chấtđẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống mà đức tính nổi bật chính là sựtần tảo, chịu thương chịu khó
Bà Tú còn đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con.Cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú thật không dễ dàng gì, nhưng không lúc nào
ta thấy bà Tú bó tay chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lạiđua chen giành giật chốn đò đông Tất cả đều để chu tất cho gia đình: nuôi đủ
Trang 5năm con với một chồng Sức vóc một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạokém mà vẫn đảm bảo cho chồng cho con một cuộc sống dẫu chưa phải là sungtúc nhưng không đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là giỏi giang hiếm có Đó làminh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục vềtấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.
Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên vớimột đức hi sinh cao cả Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lờikêu than phàn nàn, không một lời oán trách Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánhtrọn gánh nặng gia đình Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ
2.2 Bài mẫu số 2: Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần
Tế Xương
Trong sự nghiệp thơ ca phong phú, đa dạng của Tú Xương, "Thương vợ"được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất Cái hay của bài thơ là đã thểhiện được một cách thấm thía, cảm động thái độ trân trọng, tri ân của nhà thơđối với sự hi sinh, tảo tần của vợ Quan trọng hơn từ tác phẩm này người ta thấyhiện lên bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam với những nét phẩm chấtđiển hình
Bà Tú tên thật là Phạm Thị Mẫn, xuất thân dòng dõi nho gia "con gái nhàdòng, lấy chồng kẻ chợ" Bà nhẫn nại, cam phận làm người vợ thảo hiền, làmchỗ dựa tinh thần cho cuộc đời Tú Xương - một trí thức không gặp thời, longđong trên con đường sự nghiệp
Có lẽ vì thế mà hình tượng người vợ trở thành đề tài quen thuộc trong thơcủa Tú Xương Những bài thơ của ông viết về vợ thường mang nhiều sắc điệu:
Trang 6có khi là lời thủ thỉ tâm tình, lời bông đùa hóm hỉnh, cũng có lúc là nỗi niềmchua chát, xót xa nhưng bao trùm tất cả vẫn là thái độ trân trọng cảm thông, sựhàm ơn chân thành.
Nói đến người phụ nữ truyền thống là nhắc đến không gian gia đình, ở đóngười vợ có vai trò quan trọng trong việc thu vén, chăm lo sự nghiệp, danh vịcủa chồng Bà Tú cũng không phải là ngoại lệ, nhưng vào buổi Tây, Tàu nhốnnháo, không còn đâu cái cảnh thơ mộng "bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ",
bà Tú cũng phải cuốn theo guồng quay của cuộc đời phiền tạp, dạt theo cuộcbươn chải với đổi chác, bán mua :
"Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng"
Chân dung của bà Tú hiện lên không phải từ dáng vóc, hình hài mà từkhông gian và thời gian công việc "Quanh năm" không chỉ là độ dài thời lượng
mà còn gợi ra cái vòng vô kì hạn của thời gian, nó chứng tỏ cuộc mưu sinhkhông có hồi kết thúc Không gian "mom sông" vừa có giá trị tả thực - là doi đấtnhô hẳn ra lòng sông, vừa gợi lên không gian sinh tồn bấp bênh, chông chênh
Bà Tú phải hằng ngày xuất gia chường mặt ra với đời bởi trên vai bà là cảmột gánh nặng gia đình: "Nuôi đủ năm con với một chồng" Biết bao hàm ý toátlên trong cụm từ "nuôi đủ", nó vừa thể hiện sự chăm lo tận tụy chuyện cơm ăn
áo mặc lại vừa hàm chỉ sự chịu đựng Cách nói của nhà thơ đầy ý vị "năm convới một chồng" Nhà thơ đã tự hạ mình ngang hàng với các con khi cay đắng, tủi
hổ, xót xa nhận ra mình cũng là một thứ con trong gánh nặng của vợ
Ca dao xưa khi nói tới hình tượng người phụ nữ thường liên tưởng tớihình ảnh con cò:
"Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"
Tú Xương đã vận dụng sáng tạo chất liệu ca dao trong hai câu thơ:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
Trang 7Nhà thơ vừa tiếp thu, vận dụng văn học dân gian lại vừa có những sángtạo độc đáo Với việc dùng từ "thân cò", tác giả vừa thể hiện danh phận khiêmnhường vừa làm nổi rõ số kiếp lận đận của bà Tú Trong cấu trúc cú pháp củacâu thơ, biện pháp đảo ngữ đã được sử dụng nhằm nhấn mạnh, gia tăng tính chất
âm thầm nhọc nhằn trong công việc của bà Tú Nếu như hình ảnh "đò đông" thểhiện tính chất bấp bênh trong cuộc mưu sinh thì từ láy "eo sèo" đã diễn tả sinhđộng sự ồn ào, nhốn nháo, phức tạp, nhục nhằn trong công việc hằng ngày mà
bà Tú phải chịu đựng
Không chỉ tần tảo, lam làm, chịu thương chịu khó, bà Tú trong "Thươngvợ" của Tú Xương còn là con người bổn phận vị tha, lấy hi sinh làm hạnh phúc
và lẽ sống của mình
Hóa thân vào nhân vật bà Tú, nhà thơ đã nói hộ nỗi niềm tâm sự của vợ,
đó là thái độ chín chắn trước duyên phận, độ lượng trước gia cảnh Hiện lêntrong tâm trí người đọc là hình ảnh một người phụ nữ lặng lẽ an phận, ráng sức
lo toan, không trách phận than thân, không phiền lòng phẫn chí Việc vận dụngthành ngữ số từ "một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa" làm cho lời thơ trởnên cô đúc Lời kể công, kể khổ của Tú Xương dành cho vợ trở nên trĩu nặnghơn, day dứt hơn Sự cam chịu và đức hi sinh của bà Tú như càng nổi bật hơn
Ý thức được nỗi nhọc nhằn gian truân của vợ mà không thể san sẻ, đỡđần, hai câu kết của bài thơ là tiếng lòng mang nặng nỗi niềm chất chứa:
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không"
"Thói đời" ở đây phải chăng là sản phẩm của buổi giao thời đã tạo ranhững người chồng hờ hững? để rồi người phụ nữ phải mang gánh nặng trụ cộtgia đình Câu thơ thể hiện nỗi dằn vặt, thái độ chân thành tự trách mình của nhàthơ đồng thời bộc lộ tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của người trí thức:trở thành người thừa ngay trong chính gia đình của mình
Có thể nói với "Thương vợ", Tú Xương đã khắc hoạ rõ nét và sống độnghình ảnh người vợ tảo tần với những nét phẩm chất điển hình của người phụ nữ
Trang 8Việt Nam: đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và lòng vị tha.Đằng sau tiếng thơ là tiếng lòng tri ân trân trọng, cảm thông đồng thời là nỗi daydứt khôn nguôi của nhà thơ đối với người vợ thảo hiền.
2.3 Bài mẫu số 3: Hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần
Tế Xương
Viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đã từng có rất nhiềunhững áng thơ văn nói lên nỗi khổ hạnh, buồn tủi của số phận nữ nhi bất hạnh,khổ đau Nhà thơ Trần Tế Xương cũng vậy, người phụ nữ trong thơ ông khôngphải ai khác mà chính là người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh của mình Với nhữngtình cảm chân thành, mộc mạc, ông đã khắc họa lại hình ảnh bà Tú trong bài thơ
"Thương vợ" một cách rất chân thực và giàu cảm xúc
Bà vừa là một người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh, vừa là một người mẹgiàu lòng yêu thương Mọi khó khăn, khổ cực trên cuộc đời này chẳng là gì sovới người phụ nữ can đảm, chịu thương chịu khó ấy
"Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông."
Hình ảnh một người phụ nữ tảo tần, vất vả ở mom sông - nơi ẩn chứa rấtnhiều mối hiểm nguy, thậm chí có thể mất mạng bất cứ lúc nào - đã gợi lên baocảm xúc cho người đọc Trong thời buổi khó khăn, kiếm được đồng tiền rất cựckhổ, nuôi được thân mình thôi đã là vất vả lắm rồi Vậy mà bà Tú của Tế Xươngcòn phải "Nuôi đủ năm con với một chồng" "Đủ" không những đủ ăn mà còn đủmặc, dù không dư giả hay cao sang nhưng cũng không thiếu thứ gì Mặt khác,hai vế của câu thơ "năm con với một chồng" giống như một chiếc đòn gánh vôhình nhưng rất dài đang đè nặng lên đôi vai gầy của người phụ nữ đáng thương.Nhưng bà không hề than vãn hay kêu ca nửa lời Bà cam chịu, hi sinh bằng tất
cả tấm lòng nhân ái và yêu thương của mình Tế Xương đã tự ví bà với "thân cò"
- một hình ảnh rất đẹp, rất nhân văn và quen thuộc khi nói về những người nông
Trang 9dân lam lũ, vất vả Bà lặn lội khi quãng vắng, rồi lại "eo sèo mặt nước buổi đòđông" Trong hai câu thơ này, tác giả đã cố tình dùng phép đảo ngữ đẩy hai từ
"lặn lội", "eo sèo" lên đầu câu để nhấn mạnh thêm nữa sự vất vả, bon chen của
bà Tú Người phụ nữ ấy không những yêu chồng, thương còn mà còn rất sắcsảo, nhanh nhẹn Vì thế bà mới có thể vững chân làm nghề buôn bán quanh nămđược Nhất là trong lúc khó khăn, ai ai cũng cố gắng hết mình để giành giật lấytừng đồng từng xu, bà Tú cũng vậy, bà cũng phải bon chen lắm, nỗ lực lắm mới
có thể "nuôi đủ năm con với một chồng", cộng thêm cả bản thân bà nữa bẩyngười Một mình bà nuôi cả bẩy miệng ăn
Nhưng dù có khổ cực đến đâu đi nữa, người phụ nữ ấy vẫn luôn đứngvững và cam chịu tất cả:
"Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không."
Duyên nợ long đong lận đận, kiếp sống khổ cực, nhọc nhằn nhưng xuyênsuốt cả bài thơ, không có một từ nào nói lên sự than thở, kêu than của bà Tú.Người phụ nữ ấy có tấm lòng yêu thương quá lớn Bà đã hi sinh tất cả cho chồngcho con, hi sinh cả tuổi thanh xuân đầy khát vọng của mình Dù "năm nắng" hay
"mười mưa" bà nào có "quản công" Một mình bà sẵn sàng gánh vác cả gia đình.Cũng may, trong thời ấy, dù nhiều người phụ nữ khác cũng lam lũ, cũng vất vảnhưng chẳng mấy ai được chồng cảm thông và thương xót như Bà Tú Chỉ tiếngrằng ngoài tình thương, Tế Xương cũng không thể làm gì giúp vợ được Thếnên, ông mới tự nhận "Có chồng hờ hững cũng như không" Bà không cần nóinhưng những việc bà làm đã khiến Tế Xương chồng bà phải khâm phục và nểtrọng
Bà là đại diện cho những người phụ nữ truyền thống của Việt Nam vớiđức tính chịu thương chịu khó, hi sinh vất vả và giàu lòng yêu thương Tuynhiên, trong cuộc sống hiện đại, do có quá nhiều thứ bon chen, chi phối, một số
Trang 10người đã không còn gìn giữ được những phẩm chất tốt đẹp, cao quý ấy nữa Họsống vì lợi danh, sống ganh đua, chua chát Không ít kẻ đã trà đạp lên nhau,giẫm chân lên nhau mà sống Ai cũng vì lợi ích riêng của bản thân mình màquên đi mất những phẩm giá tốt đẹp vốn có của con người Chưa kể đến cónhững bà lười biếng, thích ăn không ngồi rồi, thích hưởng thụ, thích sai khiếnngười khác phải phục tùng mọi ý muốn của mình Không mấy ai còn phải vất vảnhư bà Tú nhưng cũng cũng chẳng có nhiều tấm lòng giàu tình yêu thương và vịtha như vậy nữa.
Giữa thời thế xô bồ hỗn độn, hình ảnh bà Tú lại xuất hiện với những câuthơ chân thành, mộc mạc của Tế Xương như một lời động viên, khích lệ vàkhuyên nhủ những người phụ nữ hãy nhìn nhận lại bản thân mình, hãy cố gắngvươn lên trong mọi hoàn cảnh Đừng vì đồng tiên hay vì bất kỳ một điều gì khác
mà làm mất đi danh dự và phẩm giá cao quý của mình Mặt khác, những ngườichồng, người đàn ông cũng hãy cảm thông, thương yêu và quý trọng người phụ
nữ của đời mình, hãy cùng nhau sẻ chia và gánh vác mọi chuyện trong gia đình,cũng như trong cuộc sống Tế Xương thương vợ, nhưng ông không bắt tay làmcùng vợ được Bởi đó là do thời thế lúc bấy giờ như vậy Hơn nữa, nghề của ông
là viết văn, làm thơ nên ông cũng không có thời gian để làm cùng vợ Chỉ tiếcrằng, cái nghề của ông không mang lại nhiều tiền bạc, của cải để gánh vác giađình, để bà Tú bớt vất vả, để thân cò ấy không phải lặn lội hay eo sèo trongnhững buổi đò đông
Bài thơ đã khép lại với hình ảnh chân thực về người vợ tảo tần, giàu đức
hi sinh Bà là một tấm gương sáng cho những người phụ nữ hiện đại soi lạichính mình
Bài văn mẫu số 4
Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng của nền văn học trungđại Việt Nam Ông đã dùng ngòi bút sắc bén của mình để đả kích, trào lộng mộtcách chua cay, sâu sắc về xã hội nửa tây nửa ta, về nạn tham nhũng, thi cử Nétđặc biệt nhất là ông còn viết những vần thơ trào lộng chính mình Trong bài thơ
Trang 11“Thương vợ”, Tú Xương không chỉ thể hiện tình thương sâu nặng với vợ thôngqua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian lao của bà Tú mà còn châm biếm chính mình vìlàm thân nam nhi nhưng lại làm gánh nặng cho vợ con.
Đọc thơ Trần Tế Xương ta có thể dễ dàng bắt gặp những vần thơ tràolộng, châm biếm về chính bản thân nhà thơ Bài thơ “Thương vợ” cũng là mộttác phẩm như vậy Đọc thơ, ta đồng cảm sâu sắc với tình thương mà Tú Xươngdành cho vợ, cũng cảm nhận được cái “tôi” đầy ý thức, tình nghĩa của Trần TếXương Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã vẽ ra không gian lao động đầy lam lũ, vất vảcủa bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sôngNuôi đủ năm con với một chồng”
“Quanh năm” gợi ra cái dằng dặc của thời gian sống cũng gợi ra cáiđều đặn của hành động, mang theo được cả những nỗi gian truân, vất vả mà bà
Tú phải gánh vác “buôn bán ở mom sông” “Buôn bán ở mom sông” gợi ra cáikhông gian nhỏ hẹp nhưng đầy bát nháo, xô bồ của những người buôn, kẻ bán.Trong cái không gian xô bồ, chật hẹp ấy, hình ảnh bà Tú hiện lên thật khiến chongười đọc phải xót xa Trong quan niệm của người Phương Đông, người phụ nữ
ở trong nhà là “an”, ra ngoài là bất an, người phụ nữ được sống trong sự chởche, yêu thương của người chồng là an, phải sống trong sự xô bồ của cuộc sống
“con buôn” là vô cùng gian nan, khổ cực
Bà Tú quanh năm vất vả với công việc buôn bán bởi trách nhiệm cơm
áo gạo tiền để duy trì cuộc sống hàng ngày, cũng là bởi trên vai gánh nặng tráchnhiệm chồng con: “Nuôi đủ năm con với một chồng” Ở đây, Tế Xương đã gộpmình vào những đứa con, là một trong những gánh nặng mà bà Tú phải gánhvác, nhà thơ tự trách mình vì sống là thân nam nhi, không những không làm chỗdựa được cho vợ mà còn chất chồng thêm những gian khổ nên người phụ nữ ấy
Hình ảnh bà Tú tiếp tục được Tế Xương khắc họa bằng những giankhổ, bằng tình thương sâu sắc dành cho vợ nhưng đồng thời cũng thể hiện sự bấtlực của bản thân khi không thể làm gì hơn để giúp vợ: