Sắc vàng nếu như ở những bài thơ khác chính là sắc màu chủ đạo, là điểm nhấn để gợi nhắc mùa thu thì trong câu thơ của Nguyễn Khuyến sắc vàng ấy cũng như bao sắc màu khác trong bức tranh[r]
Trang 1Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến Dàn ý phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo → rất nhỏ
Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùathu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường
b Hai câu thực
Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịunhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
Sự chuyển động: “hơi gợn tí, khẽ đưa vèo”: chuyển động rất nhẹ, nói lên sự chămchú quan sát của tác giả
⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình
dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
c Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
Trang 2Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu.
Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng
Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưngkhông phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng
Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lạihướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
d Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế
“Tựa gối buông cần”:
“Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
“Lâu chẳng được”: Không câu được cá
→ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thúvui làm thư thái tâm hồn, sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trongkhông gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnhvắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnhvật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sựđầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương
e Nghệ thuật
Trang 3Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữuhoạ của bức tranh phong cảnh.
Vận dụng tài tình nghệ thuật đối
Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
Cách gieo vẫn “eo” và sử dụng từ láy tài tình
3 Kết bài
Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nướcthầm kín mà thiết tha
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến mẫu 1
Nguyễn Khuyến là nhà thơ nổi tiếng với phong cách thơ đặc trưng, riêng biệt Mộttrong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông chính là bài Câu cá mùathu
Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả khung cảnh thiên nhiên gần gũi với làng quê:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
“Ao” là hình ảnh gần gũi, thân thuộc với người nông dân Thời tiết chuyển sangmùa thu, ngay cả cái ao cũng mang hơi hướng, âm hưởng mùa thu với làn nướcmát lạnh và trong veo Trong khung cảnh mùa thu với ao nước trong xanh, lànnước mát lạnh ấy là hình ảnh chiếc thuyền câu của người thi sĩ nhỏ bé, lọt thỏmtrong không gian rộng lớn trở nên “bé tẻo teo” Khung cảnh thiên nhiên, bức tranhmùa thu trở nên đẹp đẽ và mang màu sắc riêng biệt không lẫn với bất cứ nơi nào
Bức tranh mùa thu ở làng quê được miêu tả ở những cảnh vật thân thuộc khác:
“Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Trang 4Làn gió thổi lăn tăn sóng trên mặt nước “hơi gợn tí” làm cho bức tranh tuy độngnhưng vẫn tĩnh Tiếng sóng nước nhỏ bé ti li gợn gợn gợi cảm giác thanh bình.Hình ảnh chiếc lá vàng rụng khỏi cây và rơi xuống đất được miêu tả sinh động
“khẽ đưa vèo” vừa gợi sự mỏng manh yếu đuối của chiếc lá bị gió cuốn bay vừagợi âm thanh mùa thu - âm thanh của những chiếc lá rơi
Bầu trời mùa thu mang vẻ đẹp thanh bình:
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
"Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"
Trong bức tranh thiên nhiên mùa thu ấy là hình ảnh người thi sĩ thong dong buôngchiếc cần câu để câu cá mà không chút vướng bận nhưng đợi mãi không có con cánào cắn câu Hình ảnh đàn cá “đớp động dưới chân bèo” tạo cảm giác thú vị.Người thi sĩ có thể nhìn thấy con cá, nghe thấy tiếng động của nó nhưng không thểbắt được chúng Bức tranh mùa thu với những cảnh vật quen thuộc của làng quêViệt Nam tuy giản dị nhưng vô cùng tươi đẹp Trong bức tranh thiên nhiên đó làhình ảnh con người ung dung, thong dong tận hưởng cuộc sống
Vần “eo” thường được người ta cho rằng mang ý nghĩa không tốt và không maymắn nhưng nhờ sự sáng tạo của mình, Nguyễn Khuyến đã mang đến cho bạn đọccái nhìn mới mẻ, sự tươi vui khi gieo vần này và tạo ra một bài thơ hay, độc đáo.Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó
và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến mẫu 2
Trang 5Thu điếu nằm trong chùm thơ thu gồm ba bài nức danh nhất về thơ Nôm củaNguyễn Khuyến Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu
lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà Nho nặng tình với quê hương đấtnước Thu điếu cũng như Thu ẩm, Thu vịnh chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viếtvào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884)
Hai câu thơ: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo - Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo mở
ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê Chiếc ao thu nướctrong veo có thể nhìn được rong rêu tận đáy, tỏa ra khí thu lạnh lẽo như bao trùmkhông gian Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi nênmới lạnh lẽo như vậy Trên mặt ao thu đã có một chiếc thuyền câu bé tẻo teo tựbao giờ Một chiếc gợi tả sự cô đơn của thuyền câu Bé tẻo teo nghĩa là rất bé nhỏ;
âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự hun hút của cảnh vật (trong veo - bé tẻo teo)
Đó là một nét thu đẹp và êm đềm
Hai câu thực (Sóng nước theo làn hơi gợn tí - Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo) tảkhông gian hai chiều Màu sắc hòa hợp, có sóng biếc với lá vàng Gió thổi nhẹcũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng khẽ đưa vèo, làm cho sóng biếc lăn tăntừng làn từng làn hơi gợn tí Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tô đậm cáinhìn thấy và cái nghe thấy Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong dùng từ
và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng hơi gợn tí phối cảnh với độ bay xoay xoaykhẽ đưa vèo của chiếc lá thu Chữ vèo là một nhân tự mà sau này thi sĩ Tản Đà vừakhâm phục, vừa tâm đắc Ông thổ lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý: vèotrông lá rụng đầy sân (cảm thu, tiễn thu)
Bức tranh thu được mở rộng dần ra qua hai câu thơ:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”
Bầu trời thu xanh ngắt thăm thẳm, bao la Áng mây, tầng mây (trắng hay hồng?) lơlửng nhè nhẹ trôi Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng Không một bóngngười lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: Ngõ trúc quanh co kháchvắng teo Vắng teo nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào,cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng Ngõ trúc trong thơ Tam nguyên Yên Đổ lúc nàocũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:
“Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?”
Trang 6(Nhớ núi Đọi) Ngõ trúc và tầng mây cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc củalàng quê Thi sĩ như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật.
Đến hai câu kết thì bức tranh thu mới xuất hiện một đối tượng khác:
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
Thu điếu nghĩa là mùa thu câu cá Sáu câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếcthuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc Mãi đến phần kết mới xuất hiệnngười câu cá Một tư thế nhàn: tựa gối ôm cần Một sự đợi chờ: lâu chẳng được.Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe cá đâu đớp động dưới chân bèo Người câu cánhư đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu Người đọc nghĩ về một Lã Vọngcâu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước Chỉ có một tiếng cáđớp động sau tiếng lá thu đưa vèo, đó là tiếng thu của làng quê xưa Âm thanh ấyhòa quyện với một tiếng trên không ngỗng nước nào, như đưa hồn ta về với mùathu quê hương Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽbuồn Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng
Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái diệu xanh trong Thu điếu Có xanh ao, xanh sóng,xanh trời, xanh tre, xanh bèo… và chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu đưa vèo.Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn Một tâm thế an nhàn và thanh caogắn bó với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết Mỗi nét thu là một sắc thu,tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết, vần thơ: veo - teo - vèo - teo - bèo,phép đối tạo nên sự hài hòa cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng cho thấymột bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên - đúng là xuất khẩu thànhchương Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến mẫu 3
Trong nền thơ ca dân tộc có nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu Riêng NguyễnKhuyến đã có chùm thơ ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu Bài thơ nào cũnghay, cũng đẹp cho thấy một tình quê dào dạt Riêng bài "Thu điếu", nhà thơ XuânDiệu đã khẳng định là "điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam"
"Thu điếu" là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tìnhyêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết
"Thu điếu" được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế,hình tượng và biểu cảm Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như
Trang 7hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của NguyễnKhuyến.
Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu Nước ao "trong veo" toả hơi thu
"lạnh lẽo" Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật Nước ao thu đã trong lạitrong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên"lạnh lẽo" Trên mặt nước hiện lên thấpthoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ -"bé tẻo teo" Cái ao và chiếc thuyền câu làhình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu củaquê nhà Theo Xuân Diệu cho biết vùng đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có
cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà
"bé tẻo teo":
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo".
Các từ ngữ: "lạnh lẽo", "trong veo","bé tẻo teo" gợi tả đường nét, dáng hình, màusắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọngvề
Hai câu thơ tiếp theo trong phần thực là những nét vẽ tài hoạ làm rõ thêm cái hồncủa cảnh thu:
"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo".
Màu"biếc" của sóng hoà hợp với sắc "vàng" của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ màlộng lẫy Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện, "lá vàng" với "sóng biếc",tốc độ "vèo" của lá bay tương ứng với mức độ "tí" của sóng gợn Nhà thơ Tản Đà
đã hết lời ca ngợi chữ "vèo" trong thơ của Nguyễn Khuyến Ông đã nói một đờithơ của mình may ra mới có được một câu thơ vừa ý trong bài "Cảm thu, tiễn thu",
"Vèo trông lá rụng đầy sân"
Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả Bức tranh thu có thêm chiều cao củabầu trời "xanh ngắt" với những tầng mây "lơ lửng" trôi theo chiều gió nhẹ Trongchùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là "xanh ngắt":
"Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
(Thu vịnh)
Trang 8"Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt".
Cái ý vị của bài thơ "Thu điếu" là ở hai câu kết:
"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo".
"Tựa gối ôm cần" là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của nhà thơ
đã thoát vòng danh lợi Cái âm thanh "cá đâu đớp động", nhất là từ "đâu" gợi lên
sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh Người câu cá ở đây chính là nhà thơ, một ông quan
to triều Nguyễn, yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không camtâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan Đằng sau câu chữ hiện lênmột nhà nho thanh bạch trốn đời đi ở ẩn Đang ôm cần đi câu cá nhưng tâm hồnnhà thơ đang đắm chìm trong giấc mộng mùa thu, bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi
"Cá đâu đớp động dưới chân bèo" Cho nên cảnh vật ao thu, trời thu êm đềm, vắnglặng như chính nỗi lòng của nhà thơ vậy - buồn cô đơn và trống vắng
Trang 9Âm thanh tiếng cá "đớp động dưới chân bèo" đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịchcủa chiếc ao thu Cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người Thiên nhiên đốivới Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỉ Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắmtâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc "vàng" của lá thu, ở màu "xanh ngắt"của bầu trời thu, ở làn "sóng biếc" trên mặt ao thu "lạnh lẽo"
Thật vậy, "Thu điếu" là một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc của NguyễnKhuyến Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậmnhạt, những nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm Âm thanh của tiếng lá rơi đưa "vèo"trong làn gió thu, tiếng cá "đớp động" chân bèo - đó là tiếng thu dân dã, thân thuộccủa đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đấtnước
Nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến rất độc đáo Vần "eo" đi vào bài thơ rất
tự nhiên thoải mái, để lại ấn tượng khó quên cho người đọc; âm hưởng của nhữngvần thơ như cuốn hút chúng ta: trong veo - bé tẻo teo - đưa vèo - vắng teo - chânbèo Thi sĩ Xuân Diệu đã từng viết: "Cái thú vị của bài "Thu điếu" ở các điệu xanh,xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâmngang của chiếc lá thu rơi"
Thơ là sự cách điệu tâm hồn Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnhsắc đồng quê với tất cả tình quê nồng hậu Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.Đọc"Thu điếu","Thu vịnh","Thu ẩm", chúng ta yêu thêm mùa thu quê hương, yêuthêm xóm thôn đồng nội, đất nước Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thuđẹp cũng là yêu quê hương đất nước Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đãchiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến mẫu 4
Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng vànhững chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề Mùa thu có lẽ làm chongười ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho ngườinghệ sĩ Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngậptràn trong những trang thơ của bao thế hệ Nhắc đến mùa thu không thế khôngnhắc đến “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến – một bức tranh mùa thu mà XuânDiệu đã từng nhận xét: “Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh ViệtNam”
Trang 10Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Tiếp xúc với bài thơ điều đầu tiên cho ta ấn tượng là mật độ xuất hiện vần “eo”trong bài thơ Chúng ta hãy đếm xem: có tất cả bảy tiếng sử dụng vần “eo” Nếu để
ý khảo sát trong tiếng Việt thì ta sẽ phát hiện ra một điều thú vị là vần “eo” trongngôn ngữ của ta thường làm cho không gian, sự vật bị dồn nén, co lại, kết tinh lạitrong cái khuôn khổ nhỏ nhất của nó Trời thu đã mang sẵn cái khí lạnh trong nólại càng lạnh thêm trong cái từ “lạnh lẽo” ấy Nước hồ thu đã trong rồi nay lại càngtrong thêm nữa bởi từ “trong veo” Khoảng trống rộng lớn làm cho chiếc thuyềncâu nhỏ bé lại càng nhỏ bé thêm khi nó được tác giả thấy rằng “bé tẻo teo” Hìnhảnh “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” làm chúng ta chợt nhớ đến hai câu thơ củaTrần Đăng Khoa:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Trở về câu thơ của Nguyễn Khuyến động từ “vèo” gợi cảm giác rơi nghiêng của lá
“Khẽ đưa vèo” câu thơ có cấu trúc động từ thật là lạ, làm cho ta thấy dường nhưtiếng rơi ấy nó không là hiện thực mà nó đang diễn ra trong tâm thức của nhà thơ.Chiếc lá ấy của nhà thơ làng Yên Đỗ và Trần Đăng Khoa như là ảo ảnh Trong cái
ảo ảnh đó, người đọc và cả tác giả dường như không kiểm soát kịp nó có thật haykhông nữa Bức tranh mùa thu đến đây khẽ lay động dưới nét phác họa của nhàthơ
Qua hai câu đề của bài thơ bức tranh mùa thu không được đặt trong không gianrộng lớn như ở “Thu vịnh” mà nó bị giới hạn lại trong cái phạm vi nhỏ bé của “aothu” “Ao thu” hai tiếng ấy có vẻ gì đó là lạ, đặc thù Hình ảnh “ao thu” như muốnchứng minh sự nhỏ bé khác thường của nó
Toàn bộ khung ảnh được vẽ lên như một bức tranh tí hon có thể đặt trọn trong lòngbàn tay ta vậy Nó có một cái gì đó ngồ ngộ, dễ thương và cuốn hút lạ thường Nó
Trang 11thu tóm toàn bộ không gian, làng cảnh Việt Nam im lìm, vắng lặng nhưng lại ẩnchứa một sức sống mãnh liệt.
Đến đây không gian được mở rộng ra, nhà thơ đã di chuyển điểm nhìn từ khoảnggian nhỏ bé của “ao thu” hướng về không gian lớn của bầu trời Ở đấy nhà thơ bắtgặp:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”
Cái động từ “lơ lửng” như gợi cho ta một cảm giác về một chuyển động mà ngỡnhư là đứng yên Những đám mây mùa thu như khẽ nhích từng tí một, bồng bềnhtrong bầu trời thu xanh ngắt Cái chuyển động của chiếc thuyền câu cũng vậy, nónhư hơi khẽ lắc trong sóng nước mùa thu
Trở lại câu thơ:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí”
Ta thấy nó có một cái gì đó dễ gây ấn tượng Chữ “làn” xuất hiện làm cho cảnh vật
nó như mơ hồ, khó mà nắm bắt được “Hơi gợn tí” nó gợi lên trước mắt chúng tamột hình dáng của sóng Nó không ồn ào dữ dội như sóng biển mà có nó lăn tănlan ra trên mặt hồ Bức tranh mùa thu như trầm mình trong cái yên ả, tĩnh mịch ấy
Có một câu châm ngôn cho rằng: không có một vẻ đẹp xuất sắc nào mà khôngmang đôi nét kì quặc Cho nên câu thơ:
"Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"
Tuy gợi cho ta cảm giác rờn rợn da thịt nhưng bức tranh mùa thu ở đây vẫn có mộtnét đẹp rất nên thơ, bình yên và trong sáng Con người nhà thơ ở đây có phần nào
lộ diện hơn:
"Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo"
Thế câu "Tựa gối ôm cần" thật lạ Nó như thú nhận rằng nhà thơ đang lo nghĩ vềmột việc gì đó rất dữ dội, nó như đang giằng xé lấy ông Phải chăng đó chính là nỗibuồn thời cuộc, nỗi buồn mà đến cuối đời nhà thơ vẫn không nguôi ngoai đượcphần nào Kết thúc bài thơ cảnh vật mùa thu im lìm như bị đánh thức dậy trước cái
âm thanh bật hơi thật mạnh của cụm từ "đâu đớp động" Tạo ra một nét đối nghịch
Trang 12trong bài thơ: Cảnh vật ở trên được miêu tả là một bức tranh tĩnh lặng đến hoangvắng thì đến cuối bài thơ nó như bắt đầu tiếp nhận được sức sống, bức tranh nhưsinh động hẳn lên Nhưng nó lại cũng khiến cho bài thơ im ắng vô cùng Ba tiếng
"đâu đớp động" chõi lên một chút rồi lại đè xuống dưới sự áp chế mãnh liệt củavần "eo" Cách sử dụng nghệ thuật, dùng cái động để diễn tả cái tĩnh làm cho cảnhvật trong bài thơ càng vắng lặng hơn, nỗi buồn như bao trùm cả một khung cảnhrộng lớn
Bài thơ còn mang trong nó một sắc điệu xanh sắc xanh của mây trời, của lá cây,của nước mùa thu Tất cả như hòa quyện vào nhau làm cho bài thơ tạo nên một bứctranh hài hòa cân đối, có một màu sắc rất riêng của Việt Nam Một chiếc lá vàngđâm ngang tô thêm cho bức tranh mùa thu một vẻ đẹp mới lạ
Đọc "Câu cá mùa thu" ta càng yêu thêm non sông xứ sở đất Việt này Bức tranhmùa thu đậm chất vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam trong bao biến động xô bồ củacuộc đời này Có cần chăng nhiều lúc lòng chúng ta nên lắng lại để thưởng thức
"Thu điếu" để thanh lọc lại hồn mình, để yêu quê hương đất nước, yêu tiếng Việttrong sáng và giàu đẹp này hơn nữa
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến mẫu 5
Đi câu là một cái thú thanh tao của các bậc trí giả Có bậc hiền nhân có tài, bất đắcchi đi câu để chờ thời Ngồi trên bờ ai mà nghĩ đến chuyện năm châu bốn biển,nghĩ đến thế sự đảo điên “Cá ăn đứt nhợ vểnh râu ngồi bờ” (có người còn dùnglưỡi câu thẳng như Khương Tử Nha - Trung Quốc) Có bậc đại nhân vác cần đi câu
để hương thú nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên, suy tư trong trạng thái thư giãn.Nguyễn Khuyến đi câu theo kiểu này Ông đã mở hết các giác quan để cảm nhậnmùa thu, cũng là mùa câu của xứ Bắc Như những đứa trẻ trong xóm, ông câu cácũng chăm chú, cũng hồi hộp, cũng say mê Kết quả của cuộc chơi ấy là ông đãđược một bài thơ “Thu điếu” vào loại kiệt tác của nền vãn học nước nhà:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Trang 13Hình ảnh mùa thu hiện lên trong bài thơ với một không gian hẹp ở chốn làng quêcủa tác giả, trong một cái ao nhỏ với chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Cái tôi trữ tình lặn phía sau ngôn từ Cảm giác của thi nhân thì hiện lên sắc sảo vàtinh tế Mùa thu đã vào chiều sâu, “ao thu lạnh lẽo” với mặt nước “trong veo” rấtmuốn nhìn, ao thu như là chiếc gương tròn của làng quê Làng Bùi của nhà thơ làđồng chiêm trũng rất nhiều ao, ao nhỏ Ao nhỏ thì thuyền câu cũng nhỏ theo “bétẻo teo”, vần eo là thử vận hiểm hóc, vậy mà câu thơ trôi chảy tự nhiên như không,như không có chút gì là kĩ xảo cả
Thuyền câu đã hiện ra đấy mà người câu đâu chẳng thấy Cũng chưa thấy cần thấynhợ gì cả Người đi câu còn mải mê với trời nước của mùa thu:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng, trước gió khẽ đưa vèo.
Ao thu không còn tĩnh lặng nữa mà đã nổi sóng với hai thanh trắc ở đầu câu (sóngbiếc) và hai thanh trắc ở cuối câu (gợn tí) Sóng nhỏ vì ao nhỏ, lại là trong chỗkhuất Gió nhẹ, gió heo may mùa thu Sóng lại có màu sắc, “sóng biếc” thật đẹp.Ngòi bút của tác giả tinh tế đến từng chi tiết nhỏ Hai câu thực đối rất chỉnh “sóngbiếc" đối với “lá vàng”, đều là màu sắc đặc trưng của mùa thu “Hơi gợn tí” đối với
“khẽ đưa vèo”, vận động của chiều dọc tương xứng với vận động của chiều ngangthật tài tình
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Nhà thơ đã thả hồn theo chiếc lá vàng “khẽ đưa vèo" trên mặt ao trong veo Cáimàu vàng của mùa thu mà bao nhiêu thi nhân đã ngợi ca:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
(Lưu Trọng Lư)
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông.
(Bích Khê)
Trang 14Và đây là chiếc lá vàng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Thu điếu” dưới ánhmắt của Xuân Diệu: “Cái thú vị của bài Thu Điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh
bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang củachiếc lá thu rơi ” Lời bình của Xuân Diệu thật là tâm đắc
Nhà thơ mở không gian lên chiều cao tạo nên không khí khoáng đạt và không gianđược mở rộng nên bức tranh "Thu điếu” thêm đường nét, thêm màu sắc:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Màu da trời “xanh ngắt” thật là đẹp, màu xanh xao mà tha thiết Trong màu “xanhngắt” có cái thăm thẳm của chiều cao Mây không trôi mà “lơ lửng” những ángmây trắng “lơ lửng” trên bầu trời “xanh ngắt” thật là thanh bình Rồi tác giả lại trở
về cận cảnh với hình ảnh của làng quê “Ngõ trúc quanh co”, đường làng quanh cothân thuộc với bóng tre trùm mát rượi Nhưng bao giờ trong thơ Nguyễn Khuyếntre cũng nói là trúc, “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” (Thu vịnh), “Ngõ trúc quanh cokhách vắng teo” Nguyễn Khuyến thích cái hình thể loại cây chí khí ấy “Trúc dầucháy đốt ngay vẫn thẳng” Những nét trúc thẳng đối lập với những nét quanh cocủa đường làng thật là gợi cảm Trời lạnh, đường quê vắng vẻ, “khách vắng teo”.Bức tranh thu đượm buồn Các thi sĩ thích miêu tả cảnh thu trong tĩnh lặng, đẹp,nhưng buồn Sau Nguyễn Khuyến, nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu cũng viết:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
(Đây mùa thu tới)
Bài thơ kết thúc với hình ảnh của người đi câu như một nét tự họa:
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ôm cần”, dường như để tương xứng với khung aonhỏ, với chiếc thuyền “bé tẻo teo” Người đi câu đang đắm chìm trong suy tư thìmột cử động đã làm cho nhà thơ sực tỉnh:
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Trang 15Ba chữ “đ” (đâu, đớp, động) miêu tả một chút xao động trong làn ao và rất nhiềuxao động trong lòng thật là tài tình.
Có ý kiến cho rằng cử chỉ đi câu của Nguyễn Khuyến giống với Khương Tử Nha
và nhà bình luận đó hết lời ngợi ca cả hai ông Không! Nguyễn Khuyến đâu có cònchờ thời Nhà thơ chỉ muôn tan hòa vào thiên nhiên, vào non nước Toàn bộ hìnhtượng thơ “Thu điếu” đã sửa soạn cho thái độ này Khung cảnh hẹp, làn ao nhỏ,chiếc thuyền “bé tẻo teo” Nhà thơ thu mình lại “tựa gối ôm cần” hòa điệu vớithiên nhiên, tan hòa với non nước Thế thì làm sao thái độ đi câu của NguyễnKhuyên lại giống với thái độ đi câu của Khương Tử Nha được? Còn đồng tình với
ai đó là chuyện riêng Tôi đồng tình với Nguyễn Khuyến
Trong chùm thơ bài viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến, nếu được chọn một bàithì đó là bài “Thu điếu” Bài thơ "Thu điếu” là kiệt tác trong nền thơ cổ điển nướcnhà Bức tranh mùa thu được miêu tả bằng những hòa sắc tinh tế, những đường nétgợi cảm Nhạc điệu cũng độc đáo vần gieo hiểm hóc mà tự nhiên, hồn nhiên TheoXuân Diệu, cả bài thơ không còn lép chữ nào Thật là một nghệ sĩ cao tay Cái tìnhcủa nhà thơ cũng theo kịp cái tài Cái tình của nhà thơ đối với quê hương làngcảnh, với non sông đất nước thấm trong mỗi chữ mỗi lời làm xúc động hết thảymỗi tâm hồn Việt Nam
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến mẫu 6
Riêng bài "Thu điếu", nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là "điển hình hơn cả chomùa thu của làng cảnh Việt Nam", “Thu điếu” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc:cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền vớitình yêu quê hương tha thiết
"Thu điếu" được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế,hình tượng và biểu cảm Cảnh thu, Trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam nhưhiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của NguyễnKhuyến
Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu Nước ao “trong veo” toả hơi thu
"lạnh lẽo" Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật Nước ao thu đã trong lạitrong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên "lạnh lẽo" Trên mặt nước hiện lên thấpthoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ - "bé tẻo teo" Cái ao và chiếc thuyền câu
là hình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu
Trang 16của quê nhà Theo Xuân Diệu cho biết vùng đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam
có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó
mà "bé tẻo teo"
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"
Các từ ngữ; "lạnh lẽo", "trong veo", "bé tẻo teo" gợi tả đường nét, dáng hình, màusắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọngvề
Hai câu thơ tiếp theo trong phần thực là những nét vẽ tài ba làm rõ thêm cái hồncủa cảnh thu:
"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"
Màu "biếc" của sóng hoà hợp với sắc "vàng " của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ
mà lộng lẫy Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện, “lá vàng” với “sóngbiếc”, tốc độ "vèo" của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của gợn sóng Nhà thơTản Đà đã hết lời ca ngợi chữ “vèo” trong thơ của Nguyễn Khuyến Ông đã nóimột đời thơ của mình may ra mới có được một câu thơ vừa ý trong bài "Cảm thu,tiễn thu”: "Vèo trông lá rụng đầy sân"
Hai câu luận mở rộng không gian miêu tả Bức tranh thu có thêm chiều cao củabầu Trời "xanh ngắt" với những tầng mây “lơ lửng” trôi theo chiều gió nhẹ Trongchùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc Trời thu là "xanh ngắt"
"Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao"