Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng, là nơi chúng ta đã cùng nhau[r]
Trang 1Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc Dàn ý phân tích 8 câu đầu Việt Bắc
A Mở bài
Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu là một nhà thơ lớn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông la bài thơ Việt Bắc.)
B Thân bài
1 Tác giả
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam Thơ ông thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại
Thơ Tố Hữu mang tình chất trữ tình chính trị sâu sắc: Hướng đến cái chung về
lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người Cách mạng và của cả dân tộc, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính toàn dân
Giọng thơ mang tính chất tâm tình, đằm thắm, chân thành; vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc, sử dụng cách nói quen thuộc với dân tộc Đặc biệt ông phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt, từ láy, thanh điệu, vần thơ,…
2 Tập thơ Việt Bắc
Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những con người kháng chiến
Ca ngợi Đảng và Bác Hồ, tình quân dân, tiền tuyến hậu phương, miền xuôi -ngược, cán bộ - quần chúng, nhân dân với lãnh tụ, thiên nhiên, đất nước con người,
Kết thúc bằng những bài ca hùng tráng, vang dội phản ánh khí thế chiến thắng hào hùng của dân tộc
3 Phân tích 8 câu đầu
“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Trang 2Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”
→ Lời của người Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi những kỉ niệm đã qua
Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta?”, cách xưng hô “mình - ta” quen thuộc
trong lối đối đáp dân gian thể hiện được cảm xúc dâng trào cùng nỗi lòng của người ở lại
“Mười lăm năm” khoảng thời gian đủ dài để giữa người đi và kẻ ở thấu hiểu nhau,
có với nhau những kỉ niệm đáng nhớ
“thiết tha mặn nồng”: tình cảm giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ chiến sĩ
thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt
Hai câu thơ sau là lời nhắc nhớ người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc
Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống
nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng,
là nơi chúng ta đã cùng nhau đồng cam cộng khổ chiến đấu và giành chiến thắng
→ Người ở lại mở lời gợi nhắc nhớ người ra đi về khoảng thời gian gắn bó và những kỉ niệm cùng nhau
“Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
→ Tiếng lòng của người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ thương, bịn rịn
“tha thiết”: sự cảm nhận của người ra đi trước tình cảm của người ở lại.
“bâng khuâng”: nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả sự
day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng
→ Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở, bịn rịn, phân vân
“áo chàm” la hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt Bắc giản
dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi
“phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về nhau, vẫn dành trọn
vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại
Trang 3“Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”: không phải không có gì để nói với nhau
mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng không nói thành lời Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn nói Phép im lặng (dấu “…”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa người đi và kẻ ở
→ Không gian chia tay đầy bịn rịn
C Kết bài
Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ: đoạn thơ đóng góp một phần to lớn vào thành công của tác phẩm và nền văn học Việt Nam; để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc
Bài mẫu phân tích 8 câu đầu bài Việt Bắc
Những ngày tháng chiến đấu chống thực dân Pháp đầy gian khổ của nhân dân ta cuối cùng cũng dành được thắng lợi vô cùng vẻ vang, huy hoàng Để làm nên thành công đó không thể không nhắc đến đóng góp của thơ văn cổ vũ cách mạng nêu lên tinh thần đấu tranh, khí thế hừng hực của nhân dân ta Tố Hữu chính là một nhà thơ lớn, có những tác phẩm vô cùng nổi bật ở giai đoạn này Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông nói về tình cảm khăng khít, gắn bó sâu nặng giữa quân
và dân ta là bài thơ Việt Bắc Mở đầu là 8 câu thơ nói về không gian chia tay của người đi - kẻ ở
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm của con người Việt Nam hiện đại Thơ ông mang đậm chất trữ tình chính trị sâu sắc: hướng đến cái chung về lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người Cách mạng và của cả dân tộc, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính toàn dân Bên cạnh đó, ông còn là nhà thơ khéo léo trong việc kết hợp các biện pháp nghệ thuật: Giọng thơ mang tính chất tâm tình, đằm thắm, chân thành; vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc, sử dụng cách nói quen thuộc với dân tộc Đặc biệt ông phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt, từ láy, thanh điệu, vần thơ,…
Tập thơ Việt Bắc là một trong những sáng tác vô cùng nổi tiếng của ông Bài thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những
Trang 4con người kháng chiến; ca ngợi Đảng và Bác Hồ, tình quân - dân, tiền tuyến - hậu phương, miền xuôi - ngược, cán bộ - quần chúng, nhân dân với lãnh tụ, thiên nhiên, đất nước con người,…
Mở đầu đoạn trích là khung cảnh chia tay của người ở lại và người chiến sĩ ra đi, trở về miền xuôi:
“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”
Người ở lại mở lời bắt đầu cho cuộc đối thoại giữa người đi - kẻ ở trong khung cảnh chia tay Bao nhiêu suy tư, trăn trở của người ở lại được gửi gắm vào những câu hỏi dành cho người ra đi: liệu rằng người ra đi có nhớ về khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó thiết tha, mặn nồng đã qua hay không? Có nhớ về con người, thiên nhiên, căn cứ đầu não cách mạng của nơi này hay không? Chỉ với bốn câu thơ nhưng người dân Việt Bắc đã tái hiện toàn bộ những gì hai bên đã có với nhau: đó là thời gian dài đằng đẵng, là những kỉ niệm đã có cùng nhau Tố Hữu vô
cùng khéo léo khi vận dụng cách xưng hô “mình - ta” vốn được dùng trong lối đối đáp xưa vào bài thơ của mình cùng với câu hỏi tu từ, điệp từ “nhớ” càng gây ấn
tượng với bạn đọc về nét giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng chân thành của con người nơi đây
Trước tình cảm, sự trân thành của người dân Việt Bắc, người ra đi bịn rịn không nói nên lời:
“- Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”
Những tính từ “tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn” đã diễn tả vô cùng chính xác,
chân thực tình cảm của người ra đi trước giờ phút chia tay đầy quyến luyến Có thể
Trang 5thấy, bốn câu thơ là vùng đất trù phú của các biện pháp nghệ thuật Bên cạnh việc
sử dụng tính từ, Tố Hữu đã sử dụng vô cùng thành công trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ: mượn hình ảnh áo chàm - vật dụng quen thuộc với người nông dân để chỉ những con người lao động chất phác của mảnh đất này Vào khoảnh khắc chia tay đầy xúc động ấy, người đi kẻ ở bịn rịn, quyến luyến không nói nên lời Tất cả tình cảm được thể hiện qua cái cầm tay, bởi khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó đã đủ làm họ hiểu nhau, chỉ cần nhìn vào mắt nhau cũng có thể thấu hiểu tâm tư tình cảm của người còn lại Phép im lặng (dấu “…”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng và cũng để cả hai nhớ về thời gian bên nhau
Đoạn trích nói riêng và bài thơ nói chung không chỉ là những kỉ niệm trong mười lăm năm gắn bó của người chiến sĩ với nhân dân Việt Bắc mà còn là tình cảm gắn
bó keo sơn, trước sau như một của người đi kẻ ở Bên cạnh đó tác giả còn thể nêu cao tầm quan trọng của chiến khu Việt Bắc đối với cách mạng và độc lập của nước nhà Tất cả nhưng tâm tư, tình cảm này được tác giả thể hiện chân thực nhất qua thể thơ lục bát và cách xưng hộ “mình - ta” vốn quen thuộc trong dân gian và các câu hỏi tu từ, liệt kê, hoán dụ… vô cùng tinh tế và đặc sắc đã góp phần không nhỏ vào việc làm nên thành công cho tác phẩm
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
Có lẽ vì thế mà quê hương cách mạng Việt Bắc đã không ngần ngại chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu viết nên thi phẩm cùng tên Nhiều năm tháng qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ nguyên những giá trị, ý nghĩa tốt đẹp của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
Những bài văn nghị luận xã hội hay nhất
14 mở bài kết bài ôn thi THPT Quốc gia môn Văn
Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12
Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn