1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương mắt các dụng cụ quang vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh​

269 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 269
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

CÁC DỤNG CỤ QUANG” – VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Trang 1

PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Quế Minh

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG” – VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

Trang 2

Nguyễn Thị Quế Minh

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG” –

VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI

QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN ANH THUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục với đề tài: “Xây dựng và

sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” - Vật lí 11 nhằm pháttriển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh” là công trình nghiên cứucủa riêng tôi Các nội dung và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực vàchưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Quế Minh

Trang 4

tâm, động viên và giúp đỡ rất lớn từ quý Thầy cô, đồng nghiệp, các em học sinh, bạn

bè và gia đình Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình đến:Thầy giáo, TS Nguyễn Anh Thuấn, người đã dành nhiều thời gian trực tiếphướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, tiến hành vàhoàn thành luận văn

Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Vật lí và tổ bộ môn

Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này

Ban Giám hiệu trường THPT An Nhơn Tây huyện Củ Chi cùng toàn thể quýThầy cô trong tổ bộ môn Vật lí và các em học sinh lớp 11A2 đã tạo điều kiện thuậnlợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và toàn thể các bạn học viên lớp caohọc K27 đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn

Do điều kiện thực hiện đề tài này có giới hạn về thời gian và đối tượng nênkhông thể tránh được các thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý từ quý Thầy cô

và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Quế Minh

Trang 5

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

Danh mục các sơ đồ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6

1.1 Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông 6 1.1.1 Khái niệm về năng lực 6

1.1.2 Các đặc điểm của năng lực 6

1.1.3 Một số năng lực cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông 7

1.2 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 10

1.2.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 10

1.2.2 Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 11

1.2.3 Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 12

1.2.4 Các mức độ của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 14

1.2.5 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình dạy học vật lí 17

1.2.6 Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 20

1.3 Bài tập vật lí 22

1.3.1 Khái niệm bài tập vật lí 22

1.3.2 Vai trò, tác dụng của bài tập vật lí 22

Trang 6

1.3.5 Xu hướng phát triển của bài tập vật lí 33

1.4 Xây dựng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí 33

1.4.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 33 1.4.2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 34 1.5 Sử dụng hệ thống bài tập vật lí 34

1.5.1 Định hướng sử dụng bài tập vật lí trong dạy học 34

1.5.2 Nguyên tắc sử dụng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 37 1.5.3 Quy trình sử dụng hệ thống bài tập vật lí nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 37 1.6 Kết luận chương 1 38

Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “MẮT CÁC DỤNG CỤ QUANG” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH 38 2.1 Tổng quan nội dung và mục tiêu dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí 11 39

2.1.1 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Mắt Các dụng cụ quang” 39

2.1.2 Kiến thức, kĩ năng cần đạt được chương “Mắt Các dụng cụ quang” 39 2.2 Thực trạng việc dạy học và sử dụng bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí 11 ở trường phổ thông 42

2.2.1 Mục đích tìm hiểu 42

2.2.2 Đối tượng tìm hiểu 42

2.2.3 Phương pháp tìm hiểu 43

Trang 7

2.2.5 Nguyên nhân của thực trạng 46

2.2.6 Một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn 47

2.3 Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” 47

2.4 Xây dựng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 50

2.4.1 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” 50 2.4.2 Hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” 52

2.5 Sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 63

2.5.1 Sử dụng bài tập vật lí trong các hoạt động dạy học khác nhau 63

2.5.2 Thiết kế tiến trình dạy học một số giờ học bài tập có sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” đã xây dựng 64 2.6 Kết luận Chương 2 108

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 109

3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 109

3.1.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm 109

3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 109

3.2 Nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm tiến hành thực nghiệm sư phạm 110

3.2.1 Nội dung thực nghiệm sư phạm 110

3.2.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm sư phạm 110

3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 111

3.4 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 111

3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 113

3.6 Kết luận chương 3 135

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137

Trang 9

Bảng 1.1 Các năng lực cốt lõi của học sinh trung học phổ thông 7

Bảng 1.2 Các thành tố và chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ và ST 12

Bảng 1.3 Biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST 13

Bảng 1.4 Các mức độ hành vi của năng lực GQVĐ và ST 14

Bảng 1.5 Phương pháp giải bài tập vật lí 32

Bảng 2.1 Bảng kiểm quan sát dành cho giáo viên 48

Bảng 2.2 Hệ thống BT nhằm phát triển các thành phần năng lực GQVĐ và ST 53 Bảng 2.3 Kế hoạch sử dụng hệ thống BT chương “Mắt Các dụng cụ quang” 64 Bảng 2.4 Tóm tắt việc sử dụng BT trong các hoạt động dạy học 64

Bảng 2.5 Tóm tắt việc sử dụng BT trong các hoạt động dạy học bài tập vật lí.93 Bảng 3.1 Kết quả môn Vật lí học kì I của lớp thực nghiệm 110

Bảng 3.2 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 112

Bảng 3.3 Kết quả đánh giá chỉ số hành vi năng lực GQVĐ và ST trước TNSP 127

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá chỉ số hành vi năng lực GQVĐ và ST trong TNSP 128

Bảng 3.5 Kết quả điều tra mức độ biểu hiện của HS trước khi TNSP 130

Bảng 3.6 Kết quả điều tra mức độ biểu hiện của HS trong TNSP 132

Trang 11

Hình 2.1 Thí nghiệm đo góc lệch cực tiểu của lăng kính 56

Hình 2.2 Lăng kính 67

Hình 2.3 Đường truyền của tia sáng qua lăng kính 69

Hình 2.4 Đường đi của tia sáng qua lăng kính phản xạ toàn phần 71

Hình 2.5 Quang tâm, trục chính, trục phụ của TKHT 78

Hình 2.6 Tiêu điểm ảnh chính của TKHT 79

Hình 2.7 Tiêu điểm vật chính của TKHT 80

Hình 2.8 Quang tâm, trục chính, trục phụ của TKPK 82

Hình 2.9 Tiêu điểm ảnh chính 82

Hình 2.10 Tiêu điểm vật chính của TKPK 82

Hình 2.11 Đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực 90 Hình 2.12 Học sinh làm việc nhóm 124

Hình 2.13 Học sinh làm việc cá nhân 125

Hình 2.14 Kết quả đánh giá các chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ và ST trước TNSP 129

Hình 2.15 Kết quả đánh giá các chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ và ST trong TNSP 129

Trang 12

Sơ đồ 2.1 Cấu trúc nội dung chương “Mắt Các dụng cụ quang” 39

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tạo ảnh qua kính thiên văn 89

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tạo ảnh qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực 91

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ với nhiềuthành tựu to lớn, cùng với đó là sự phát triển với tốc độ chóng mặt của khoa học - kĩthuật Sự phát triển này tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, nên một đòi hỏi vôcùng cấp thiết được đặt ra, đó là phát triển con người phù hợp với thời đại mới này Đểthực hiện yêu cầu đó, ngành Giáo dục – Đào tạo phải có những đổi mới căn bản, mạnh

mẽ, đồng bộ về mọi mặt, một trong những đổi mới đó là đổi mới về phương pháp giảngdạy Theo nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phươngpháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tưduy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phươngtiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiêncứu cho học sinh ” Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, địnhhướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Phát triểnkhả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời Chương trình Giáo dục phổthông ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh,điều kiện từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác;rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui;hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” Điều đó có nghĩa là đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực học tập của người học nhằmgiúp học sinh chủ động giải quyết vấn đề, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng và thói quen tựhọc, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhautrong học tập và thực tế

Tuy nhiên thực tiễn dạy học ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu nêu trên,còn tồn tại phương pháp dạy học giáo điều chưa giúp học sinh vận dụng vào thựctiễn Đây là vấn đề giáo dục Việt Nam cần quan tâm Ở các trường Trung học phổthông ở nước ta, hoạt động sáng tạo chưa được chú ý đúng mức trong quá trình dạy

Trang 14

học Việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức.Đối với môn vật lí, một trong những hoạt động giúp phát triển năng lực sáng tạocho học sinh là hoạt động giải bài tập Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa hầuhết là các bài tập có các dữ kiện cho sẵn đầy đủ; chỉ gợi ý cho học sinh sử dụng mộtvài công thức hay định luật nào đó là có thể giải quyết được Do đó việc giải bài tậpnhư thế chưa rèn luyện và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, chưa làm họcsinh hứng thú trong học tập để thấy được lợi ích của việc học vật lí trong đời sống.Nghiên cứu xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học vật lí ở trường phổthông góp phần nâng cao hiệu quả dạy học là một vấn đề có tính mới mẻ và cấpthiết đối với giáo dục ở nước ta Những kiến thức về “Mắt và các dụng cụ quang”

có ý nghĩa rất lớn trong đời sống và trong kĩ thuật công nghệ Đã có một số đề tàinghiên cứu về xây dựng và sử dụng bài tập song chưa có đề tài nào nghiên cứu việcnâng cao chất lượng dạy học chương “Mắt Các dụng cụ quang” thông qua việc xâydựng và sử dụng bài tập một cách phù hợp

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sửdụng hệ thống bài tập chương "Mắt Các dụng cụ quang" - vật lí 11 nhằm phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh”

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí 11 và sửdụng chúng trong dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạocủa học sinh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Những phương pháp dạy học bài tập vật lí ở trường trung học phổ thông

- Các hoạt động dạy và học chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí 11 Phạm

vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương "Mắt Cácdụng cụ quang" vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo củahọc sinh

Trang 15

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT An Nhơn Tây thuộc huyện

Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang”vật lí 11 và sử dụng vào dạy học một cách hợp lí thì sẽ phát triển được năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập trong dạy học vật lí, xây dựng và sử dụng

hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí 11

Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sángtạo của học sinh

Nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí 11 để xây dựng hệ thống bài tập cho chương này

Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang”

ở trường trung học phổ thông

Thiết kế tiến trình dạy học một số giờ học bài tập có sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí 11 đã xây dựng

Thực nghiệm sư phạm để xác định tính hiệu quả và tính khả thi của hệ thống bài tập đã đề ra

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Các văn kiện của Đảng và nhà nước, của Bộ giáo dục và đào tạo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

Các tài liệu tham khảo để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài

Các công trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài (các luận văn, các chuyên đề)

Nghiên cứu chương trình, SGK, SGV, SBT, các tài liệu khác để phân tích cấu trúc, nội dung chương “Mắt Các dụng cụ quang” vật lí 11

Trang 16

6.2 Phương pháp quan sát

Chủ yếu là dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh trong quá trình dạy học vật lí

6.3 Phương pháp điều tra

Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học chương “Mắt.Các dụng cụ quang” vật lí 11

6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để kiểm chứng giả thuyết khoa học và đánh giá tính khả thi của đề tài

6.5 Phương pháp thống kê toán học

Xử lí kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm sư phạm bằng công cụ toán họcthống kê

7 Đóng góp mới của luận văn Đóng góp về lí luận:

- Hệ thống được cơ sở lí luận về năng lực nói chung, năng lực giải quyết vấn

đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ở trường THPT

- Hệ thống được cơ sở lí thuyết xây dựng bài tập vật lí ở trường phổ thông Đóng góp về thực tiễn:

- Xây dựng được một hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụ quang”vật lí 11

- Bổ sung tài liệu tham khảo cho giáo viên vật lí trung học phổ thông, sinhviên các trường Đại học Sư phạm về tiến trình dạy học một số giờ học bài tập chương

“Mắt Các dụng cụ quang” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo củahọc sinh

8 Cấu trúc luận văn

Phần một: Mở đầu

Phần hai: Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằmphát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ởtrường THPT

Trang 17

Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương “Mắt Các dụng cụquang” vật lí 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Phần ba: Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 18

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG

HỆ THỐNG BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông 1.1.1 Khái niệm về năng lực

Năng lực là khả năng thực hiện thành công và có trách nhiệm các nhiệm vụ, giải quyết các tình huống xác định cũng như các tình huống thay đổi trên cơ sở huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí khác như động cơ, ý chí, quan niệm, giá trị,… suy nghĩ thấu đáo và sự sẵn sàng hành động.

(Bernd Meier và Nguyễn Cường, 2016)

Theo chúng tôi, năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo học được hay sẵn có của cá nhân nhằm xử lí các tình huống hay giải quyết vấn đề do tình huống này đặt ra một cách linh hoạt, có trách nhiệm và hiệu quả dựa trên các phương tiện, biện pháp, cách thức phù hợp.

1.1.2 Các đặc điểm của năng lực

Năng lực là khả năng, một tiềm năng (không thể quan sát được) hoặc một đặctính thường trực của một cá nhân

Năng lực là khả năng của một cá nhân cần huy động, thậm chí cần sử dụng có ýthức những nguồn riêng của mình hay những nguồn đến từ bên ngoài Việc huy độngcác nguồn này được thực hiện có ý thức, có nghĩa là được bảo đảm, không thăm dò,không do dự Các nguồn này được hình thành từ các kiến thức, các kĩ năng, các thái độ.Năng lực được hình thành và bộc lộ trong hoạt động Năng lực chỉ tồn tạitrong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể Năng lực vừa là tiền

đề, vừa là kết quả, vừa là điều kiện của hoạt động, đồng thời được phát triển trongchính hoạt động đó Vì vậy, muốn hình thành năng lực, cá nhân nhất thiết phải thamgia vào hoạt động

Năng lực chịu sự chi phối của yếu tố môi trường Nói đến môi trường là nói đến

hệ thống phức tạp, đa dạng các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội

Trang 19

xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và sự phát triển của con người Môitrường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạtđộng giao lưu của cá nhân, qua đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hộiloài người để hình thành và phát triển năng lực của mình.

1.1.3 Một số năng lực cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông

Ở Việt Nam, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

- Nhóm năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp

phần hình thành, phát triển

- Nhóm năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu thông quamột số môn học và hoạt động giáo dục nhất định

Những năng lực cốt lõi được thể hiện qua bảng sau (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2017)

Bảng 1.1 Các năng lực cốt lõi của học sinh trung học phổ thông

Nhóm năng lực

Năng lực chính Năng lực thành phần cốt lõi

Tự lực

Tự khẳng định và bảo vệ quyền,Năng lực tự chủ

và hợp tác phương tiện và thái độ giao tiếp

Trang 20

Nhóm năng lực

Năng lực chính Năng lực thành phần cốt lõi

Thiết lập, phát triển các quan hệ

xã hội; điều chỉnh và hóa giảicác mâu thuẫn

Xác định mục đích và phươngthức hợp tác

Xác định trách nhiệm và hoạtđộng của bản thân

Xác định nhu cầu và khả năngcon người hợp tác

Tổ chức và thuyết phục ngườikhác

Đánh giá hoạt động hợp tácHội nhập quốc tế

Nhận ra ý tưởng mớiPhát hiện và làm rõ vấn đềHình thành và triển khai ý tưởngNăng lực giải quyết vấn mới

đề và sáng tạo Đề xuất, lựa chọn giải pháp

Thực hiện và đánh giá giải phápgiải quyết vấn đề

Tư duy độc lập

Năng lực ngôn ngữ

Sử dụng tiếng Việt

Sử dụng ngoại ngữHiểu biết kiến thức toán học phổthông, cơ bản

Trang 21

Năng lực tính toán

lượng, sử dụng các công cụ tínhtoán và dụng cụ đo,…; đọc hiểu,diễn giải, phân tích, đánh giátình huống có ý nghĩa toán học

Trang 22

Nhóm năng lực Năng lực chính Năng lực thành phần cốt lõi

Năng lực tìm hiểu tự Năng lực tìm hiểu tự nhiênnhiên và xã hội Năng lực tìm hiểu xã hội

Thiết kế

Sử dụngNăng lực công nghệ

Giao tiếpĐánh giá

Sử dụng và quản lý các phươngtiện, công cụ, các hệ thống tựđộng hóa của công nghệ thôngtin và truyền thông

Hiểu biết và ứng xử phù hợpchuẩn mực đạo đức, văn hóa vàpháp luật trong xã hội thông tin

và nền kinh tế tri thứcNăng lực tin học Nhận biết và giải quyết vấn đề

trong môi trường xã hội và nềnkinh tế tri thức

Học tập, tự học với sự hỗ trợ củacác hệ thống ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thôngGiao tiếp, hòa nhập, hợp tác phùhợp với thời đại xã hội thông tin

và nền kinh tế tri thức

Trang 23

Nhóm năng lực Năng lực chính Năng lực thành phần cốt lõi

Nhận biết các yếu tố thẩm mỹ(cái đẹp, cái bi, cái hài, cái chân,cái thiện, cái cao cả)

Năng lực thẩm mĩ Phân tích, đánh giá các yếu tố

thẩm mĩTái hiện, sáng tạo và ứng dụngcác yếu tố thẩm mĩ

Sống thích ứng và hài hòa vớimôi trường

Nhận biết và có các kỹ năng vậnđộng cơ bản trong cuộc sống

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu vềnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh THPT

1.2 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

1.2.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Trước khi đi sâu vào nghiên cứu năng lực GQVĐ và ST, chúng ta cùng nhaulàm rõ một số khái niệm sau:

Trang 25

Trong đánh giá PISA 2012, năng lực GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu

và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng Nó baogồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng

là công dân tích cực và xây dựng

* Sáng tạo, năng lực sáng tạo

Theo từ điển tiếng việt thông dụng thì “sáng tạo là nghĩ ra và làm ra những giátrị vật chất và tinh thần”

Theo các nhà tâm lí học thì sáng tạo là năng lực đáp ứng nhu cầu tồn tại theolối mới, là năng lực gây ra cái gì đó mới mẻ

Vậy có thể hiểu sáng tạo là tạo ra, đề ra những ý tưởng mới, độc đáo, hữu ích Đối với HS, năng lực sáng tạo trong học tập chính là khả năng giải quyết cácvấn đề học tập để tìm ra cái mới, đề xuất được các giải pháp mới hay cải tiến cáchlàm mới một sự vật, đặt ra nhiều câu hỏi có giá trị để khám phá sự vật xung quanh

Từ những khái niệm nêu ở trên, theo chúng tôi, năng lực GQVĐ và ST củahọc sinh THPT là khả năng của cá nhân trong việc giải quyết các tình huống có vấn

đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường có sẵn, hoặc cóthể giải quyết một cách thành thạo với những nét độc đáo riêng, theo chiều hướngluôn đổi mới, phù hợp với thực tế

1.2.2 Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

“Cấu trúc năng lực GQVĐ và ST gồm 6 năng lực thành phần – thành tố” (LêĐình Trung và Phan Thị Thanh Hội, 2016)

- Phát hiện và làm rõ vấn đề

- Đề xuất, lựa chọn giải pháp

- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề

Trang 26

Bảng 1.2 Các thành tố và chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ và ST

Phát hiện và làm rõ vấn Phân tích tình huống

đề Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề

Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến

Đề xuất, lựa chọn giải vấn đề

Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất

Thực hiện và đánh giá Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; suy

ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề đểgiải pháp

điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới

Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp

Nhận ra ý tưởng mới từ các nguồn thông tin khác nhau; phân tích các nguồn

thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độtin cậy của ý tưởng mới

Hình thành và triển khai ý

Phát hiện vấn đề mới, hình thành ý tưởng mới

Nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi dữtưởng mới

kiện của bài toán

Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp

Tư duy độc lập

nhận thông tin một chiều

Không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề và sẵnsàng đánh giá lại vấn đề

1.2.3 Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

“Mỗi thành tố của năng lực GQVĐ và sáng tạo có những chỉ số hành vi được

cụ thể hóa bằng một số biểu hiện hành vi của cá nhân khi tham gia quá trình giải

Trang 27

Thị Thanh Hội, 2016).

Trang 28

Bảng 1.3 Biểu hiện của năng lực GQVĐ và ST

Thành tố Chỉ số hành vi Biểu hiện cụ thể

Phân tích tình huống Phân tích các dữ kiện, đặc điểm của tình

huống gặp phải trong bài toán

Phát hiện và - Phát hiện ra vấn đề thông qua các dữ kiện,

Phát hiện và nêu đặc điểm đã phân tích

làm rõ vấn đề

được tình huống có - Phát biểu một cách khái quát và đầy đủ tấtvấn đề cả các tình huống có vấn đề trong học tập,

trong cuộc sống

Thu thập và làm rõ Thu thập đầy đủ, sắp xếp lại cẩn thận, rõ

ràng những thông tin quan trọng, cần thiếtcác thông tin có liên

về kiến thức đã học với vấn đề cần giải

Đề xuất và quan đến vấn đề

quyếtlựa chọn giải

Phân tích và đưa ra các giải pháp khác nhaupháp Đề xuất giải pháp

để giải quyết vấn đềLựa chọn giải pháp Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất đểphù hợp nhất giải quyết vấn đề

Thực hiện và - Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết

trong bối cảnh mới

- Nêu được nhiều ý tưởng mới trong họcHình thành Phát hiện vấn đề tập và cuộc sống

và triển khai mới, hình thành ý - Suy nghĩ không theo lối mòn, tạo ra yếu

ý tưởng mới tưởng mới tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau,

hình thành và kết nối các ý tưởng

Trang 30

Thành tố Chỉ số hành vi Biểu hiện cụ thể

- Nghiên cứu dữ kiện mới để thay đổi giảiNghiên cứu để thay pháp trước sự thay đổi của bối cảnh

đổi giải pháp trước - Đánh giá rủi ro và có dự phòng, nếu thấy

sự thay đổi dữ kiện giải pháp trước đó không còn phù hợp vớicủa bài toán ý tưởng mới thì sẽ đề xuất các giải pháp

mới

Đặt được nhiều câu Sẵn sàng thắc mắc trước những thông tinhỏi có giá trị, không chưa hợp lí, từ đó đặt ra các câu hỏi liên hệ

dễ dàng chấp nhận với thực tế từ việc giải quyết vấn đề

thông tin một chiều

lập Không thành kiến không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn

khi xem xét, đánh giá đề

vấn đề và sẵn sàng - Quan tâm tới các lập luận và minh chứngđánh giá lại vấn đề thuyết phục, sẵn sàng xem xét, đánh giá lại

vấn đề

1.2.4 Các mức độ của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Căn cứ vào chỉ số hành vi và các biểu hiện cụ thể, chúng tôi đưa ra các mức độcủa các hành vi đó như sau:

Bảng 1.4 Các mức độ hành vi của năng lực GQVĐ và ST

Trang 31

Thành tố Chỉ số Mức độ biểu hiện

Phân tích cẩn thận Phân tích được Không thể phân

Phân tích tất cả các đặc các đặc điểm, dữ tích được tình

điểm, dữ liệu của liệu của tình huống có trongtình huống

tình huống có huống nhưng bài toán

vấn đề Phát hiện và vấn đề và phát vấn đề nhưng biết được các

nêu được biểu thành một chưa phát biểu tình huống cótình huống tình huống có vấn nó thành một vấn đề

vấn đềThu thập và Thu thập và làm Cần được GV trợ Bỏ lỡ một sốlàm rõ các rõ được các thông giúp để xác định thông tin quanthông tin có tin, dữ kiện có thông tin quan trọng có liênliên quan liên quan đến vấn trọng có liên quan đến vấn

Đề xuất được các Chỉ đưa ra được Không đưa ra

Đề xuất, giải pháp khác một giải pháp được giải pháp

Đề xuất giải nhau để giải bài hoặc cần có sự ngay cả khi cólựa chọn

pháp toán ngay cả khi trợ giúp của GV sự trợ giúp củagiải pháp

bài toán chứa vấn mới đưa ra GV

đề hoàn toàn mới được giải pháp

Lựa chọn Lựa chọn được Phân vân không Không có giải

giải pháp phù hợp lựa chọn được pháp để lựa

được một giảinhất

Trang 33

Thực hiện

Thực hiện Thực hiện giải Thực hiện giải Không biết bắt

và đánh pháp một cách rõ pháp nhưng chưa đầu giải quyết

Hình

quyết vấn đề mới quyết vấn đề mới

Nghiên cứu dữ Cần có sự trợ Không biết giảithành và

kiện mới, xem xét giúp của GV mới bài toán mớitriển khai Nghiên cứu

có áp dụng các có thể giải bài bằng cách nào

ý tưởng để thay đổi

giải pháp đã nêu toán với dữ kiện ngay cả khi GV

xuất giải phápmới

Đặt được Thắc mắc trước Chỉ đặt ra các Không thắcnhiều câu những thông tin câu hỏi xoay mắc khi giảihỏi có giá mà HS cho là quanh kiến thức quyết bài toán

Tư duy trị, không dễ chưa hợp lí Đặt đã học nhưng

độc lập dàng chấp được các câu hỏi không liên hệ

nhận thông có liên hệ thực tế được thực tế

Trang 35

Khôngthành kiếnkhi xem xét,đánh giá vấn

đề và sẵnsàng đánhgiá lại vấnđề

Nhìn nhận vấn đề

ở nhiều khía cạnh,sẵn sàng đánh giálại vấn đề nếu thấy chưa hợp lí

Biết phân tích Không biếtđánh giá vấn đề cách đánh giánhưng chưa đánh vấn đề

giá ở nhiều khíacạnh

1.2.5 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong quá trình dạy học vật lí

1.2.5.1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là chú trọng tổ chức cho HS hoạtđộng học Trong dạy học định hướng phát triển năng lực, HS là chủ thể nhận thức,

GV có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của HS theo một tiếntrình sư phạm hợp lí sao cho HS tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức

1.2.5.2 Một số phương pháp dạy học góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Để hình thành và phát triển năng lực cho HS, cần sử dụng kết hợp nhiềuphương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt cần tổ chức các hoạtđộng học tập gắn liền với thực tiễn để kích thích và hoạt động hóa người học Dướiđây là một số phương pháp dạy học có nhiều ưu thế trong việc hình thành và pháttriển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học ở các trường phổ thông:

a Dạy học dự án:

Dạy học dự án là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện mộtnhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn Kết quả

dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu

(Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, 2016)

Trang 36

b Dạy học giải quyết vấn đề:

Dạy học GQVĐ là một quan điểm dạy học mà bản chất của nó là đặt ra trước

HS một hệ thống các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã

biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích HS tự

giác, có nhu cầu mong muốn GQVĐ, kích thích hoạt động tư duy tích cực của

HS trong quá trình GQVĐ

(Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, 2016)

c Dạy học khám phá:

Dạy học khám phá là phương pháp dạy học cung cấp cho HS cơ hội để trải

nghiệm các hiện tượng và quá trình khoa học Nó tạo điều kiện cho HS bộc lộ

những quan niệm sai lầm vốn có của họ, khuyến khích họ trao đổi, thảo luận

với nhau để đề xuất các giả thuyết, thu thập thông tin, tìm kiếm bằng chứng,

xây dựng các kế hoạch hành động nhằm kiểm chứng các giả thuyết ban đầu, từ

đó tìm ra các kết luận mang tính khoa học Thông qua các hoạt động đó, HS có

thể tự điều chỉnh và thay đổi các quan niệm trước đó của mình để tiếp nhận

kiến thức mới; đồng thời, HS cũng có cơ hội để phát triển tư duy phê phán, rèn

luyện năng lực GQVĐ và rất nhiều các kĩ năng cần thiết cho một cuộc sống

độc lập sau này

(Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, 2016)

d Dạy học theo nhóm: “Dạy học theo nhóm là một hình thức xã hội, hay làhình thức của hợp tác dạy học” (Bernd Meier và Nguyễn Cường, 2016) Dạy họctheo nhóm là phương pháp dạy học tích cực, trong đó các thành viên tham gia hoạtđộng và học tập cùng trong một nhóm nhỏ Mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm

vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhómsau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp

Trang 37

e Dạy học bằng bài tập tình huống:

Dạy học bằng bài tập tình huống là một phương pháp mà GV tổ chức cho HS

xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết

cho các tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra

(Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, 2016)

Trong nội dung của luận văn này, tôi sử dụng phương pháp dạy học GQVĐ đểphát triển năng lực GQVĐ và sáng tạo của HS trong quá trình dạy chương “Mắt.Các dụng cụ quang”

1.2.5.3 Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Tác giả Trần Bá Hoành (2003) đã cụ thể hóa tổ chức dạy học GQVĐ gồm 3bước như sau (Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, 2016)

- Bước 1: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức:

+ Tạo tình huống có vấn đề

+ Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh

+ Phát biểu vấn đề cần giải quyết

+ Thảo luận kết quả và đánh giá

+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu ra

+ Phát biểu kết luận

+ Đề xuất vấn đề mới

Khâu quan trọng nhất của phương pháp dạy học này là tạo tình huống có vấn

đề, điều chưa biết là yếu tố trung tâm gây ra sự hứng thú nhận thức, kích thích tưduy, tính tự giác tích cực trong hoạt động nhận thức của HS

Trang 38

Trong dạy học GQVĐ, HS vừa nắm tri thức mới, vừa trải nghiệm cách nắm trithức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lícác vấn đề nảy sinh Vì vậy trong dạy học GQVĐ chứa đựng cả yếu tố sáng tạo.

1.2.6 Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấyviệc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá.Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạotri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau

Dựa theo “Tài liệu Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh môn Vật lí THPT”, chúng tôi sử dụng phươngpháp đánh giá năng lực GQVĐ và ST của học sinh trong quá trình học chương

“Mắt Các dụng cụ quang” (Bộ Giáo Dục và Đào tạo, 2014)

1.2.6.1 Đánh giá thông qua quan sát

Đánh giá thông qua quan sát trong giờ học là một hình thức đánh giá rất quantrọng, nó giúp cho người dạy có cái nhìn tổng quan về thái độ, hành vi, sự tiến bộcủa các kĩ năng học tập của người học suốt cả quá trình dạy học, để từ đó có thểgiúp cho người học có thái độ học tập tích cực và tăng cường các kĩ năng học tập.Bằng quan sát, GV thu thập một loạt các thông tin vừa mang ý nghĩa định tính

là những biểu hiện năng lực GQVĐ của HS, vừa mang ý nghĩa định lượng, chẳnghạn số lần thực hiện GQVĐ của học sinh Để có lượng thông tin đầy đủ đòi hỏingười quan sát phải tập trung vào đối tượng quan sát, theo dõi sát sao, tránh bỏ sótnhững thông tin (nhất là những thông tin chủ yếu, quan trọng) liên quan đến việcđánh giá năng lực GQVĐ và ST của đối tượng quan sát Giáo viên sàng lọc và lưutrữ các thông tin chủ yếu quan trọng để phục vụ cho việc đánh giá năng lực GQVĐ

và ST của học sinh

Các quan sát có thể là: Quan sát thái độ trong giờ học; Quan sát tinh thần xâydựng bài; Quan sát thái độ trong hoạt động nhóm; Quan sát kĩ năng trình diễn củaHS; Quan sát HS thực hiện các dự án trong lớp học, quan sát một sản phẩm thựchiện trong giờ học Muốn đánh giá HS thông qua quan sát GV cần thiết kế bảngkiểm quan sát, phiếu điều tra

Trang 39

1.2.6.2 Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận nhóm

GV đặt những câu hỏi cho HS trả lời cá nhân hay hoạt động nhóm trong quátrình dạy bài mới nhằm đánh giá mức độ đạt được mục tiêu bài học hoặc chẩn đoánnhững khó khăn mà người học mắc phải nhằm cải thiện quá trình dạy, giúp ngườihọc cải thiện việc học tập của mình Tăng cường quá trình thảo luận nhóm trong cácgiờ học giúp HS rèn luyện kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giải quyếtvấn đề

1.2.6.3 Đánh giá qua thực tiễn

Đánh giá qua thực tiễn là đưa ra cho HS những thách thức thực tế và thường đượcđánh giá thông qua năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong thực tiễn Trong dạy học vật

lí sử dụng hình thức đánh giá này đánh giá được một số năng lực của HS như:

- Sử dụng được kiến thức vật lí, kĩ năng … để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Vận dụng kiến thức vật lí, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn (giải thích,

dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, thực hiện giải pháp, đánh giá giải pháp…)

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí

- Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí

- Mô tả được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ thuật, công nghệ

- So sánh và đánh giá được dưới khía cạnh vật lí các giải pháp kĩ thuật khácnhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

- Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thínghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại

- Nhận ra được ảnh hưởng của vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử

Sau quá trình thu thập thông tin từ bảng kiểm quan sát, phiếu điều tra kết hợpvới phương pháp vấn đáp, GV phân tích thông tin và xác định kết quả đạt được của

HS Từ kết quả đạt được, GV phản hồi lại năng lực GQVĐ và ST của các em, nhậnxét về khâu nào các em đã giải quyết tốt, khâu nào cần phải cố gắng hơn Từ đó,giúp HS khắc phục những hạn chế mắc phải đồng thời tự bản thân GV cũng từ cáckết quả đó mà xem xét lại nội dung, phương pháp dạy học của bản thân có giúp HSphát triển tốt năng lực GQVĐ và ST hay không để có những điều chỉnh kịp thời

Trang 40

1.3 Bài tập vật lí

1.3.1 Khái niệm bài tập vật lí

Trong các tài liệu giáo khoa cũng như các tài liệu về phương pháp dạy học bộ

môn, người ta thường hiểu bài tập vật lí là những bài tập được lựa chọn một

cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hình

thành các khái niệm, phát triển tư duy vật lí của học sinh và rèn kĩ năng vận

dụng kiến thức của học sinh vào thực tiễn

(Đỗ Hương Trà và Phạm Gia Phách, 2016) Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng bài tập vật lí với tư cách là một phương pháp dạy học giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học vật lí ở nhà trường phổ thông Mỗi một vấn đề xuất hiện do nghiên cứu tài liệu giáo khoa trong các tiết học chính là một bài tập đối với học sinh

(Đỗ Hương Trà và Phạm Gia Phách, 2016)

1.3.2 Vai trò, tác dụng của bài tập vật lí

Bài tập vật lí là một phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng,

kỹ xảo vận dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn Thông qua dạy học về bài tập

vật lí, người học có thể nắm vững một cách chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn

những khái niệm vật lí, quy luật vật lí, hiện tượng vật lí, biết cách phân tích

chúng và ứng dụng chúng vào các vấn đề thực tiễn, làm cho kiến thức trở thành

vốn riêng của người học Nhờ đó mà kiến thức trở nên sống động, có ý nghĩa

trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra Kĩ năng vận dụng kiến thức

vào thực tiễn là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng của những kiến thức

học sinh đã thu nhận được

(Đỗ Hương Trà và Phạm Gia Phách, 2016).Bài tập vật lí có thể được sử dụng như một phương tiện độc đáo để hình thành tri thức, kinh nghiệm mới cho học sinh Có lúc trong dạy học một số đề tài mà việc

Ngày đăng: 23/12/2020, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w