1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Sản xuất sạch hơn – Nguyên tắc, nhu cầu và phương pháp luận

9 1,6K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 261,62 KB

Nội dung

16 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy bột giấy 2 Sản xuất sạch hơn Nguyên tắc, nhu cầu phương pháp luận Chương này giới thiệu các nguyên tắc về SXSH, các yêu cầu của tiếp cận này tiềm năng thực hiện đối với ngành công nghiệp sản xuất giấy bột giấy tại Việt Nam. Chương này sẽ giới thiệu tổng quan phương pháp luận về SXSH các bước khác nhau trong phương pháp luận này. Người đọc cũng sẽ được giới thiệu nhiều kỹ thuật khác nhau để xác định các lựa chọn SXSH trong sản xuất giấy bột giấy. Chi tiết hướng dẫn sử dụng phương pháp luận này cách tiếp cận từng bước sẽ được cung cấp cụ thể hơn trong Chương 4. 2.1 Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn (SXSH) Quá trình công nghiệp hóa nhanh rộng là một trong những yếu tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với sự bùng nổ tăng trưởng công nghiệp thường là các vấn đề về môi trường. Một trong các cách thức tiếp cận để giải quyết vấn đề này là phương pháp tiếp cận “cuối đường ống (EOP)”, tức là xử lý phát thải/chất thải chỉ sau khi chúng đã phát sinh. V ề thực tiễn, điều này đồng nghĩa với xây dựng vận hành các cơ sở xử lý nước thải, các thiết bị kểm soát ô nhiểm không khí các bãi chôn lấp an toàn - đây là những công việc rất tốn kém. Xét đến quy trình công nghiệp cần phải hiểu rằng bất cứ quy trình hoặc hoạt động nào cũng không bao giờ đạt được hiệu suất 100%. Luôn có tổn hao nào đó vào môi trường không thể chuyển thành dạng sản ph ẩm hữu dụng. Tổn hao này là sự lãng phí hay sự ô nhiễm luôn gắn liền với sản xuất công nghiệp. Yếu tố này thường được nhắc đến như “cơ hội bị mất đi trong quá trình sản xuất”. Tỷ lệ phát sinh chất thải thường rất cao có một thực tế là rất ít nhà sản xuất công nghiệp nhận ra điều này. Hiện nay tiếp cận xử lý cuối đườ ng ống vẫn đang được áp dụng phổ biến trong các cơ sở công nghiệp, nhưng khả năng tiếp nhận ô nhiểm của môi trường đang gần như cạn kiệt các đơn vị sản xuất công nghiệp dần nhận thức được sự cần thiết phải xem xét lại các công đoạn sản xuất của mình. Điều này đã dẫn đến sự xu ất hiện khái niệm về một tiếp cận mang tính chủ động để giảm chất thải tại nguồn trong quản lý chất thải. Tiếp cận chủ động này được gọi là Sản xuất sạch hơn (SXSH). SXSH được định nghĩa là sự áp dụng liên tục chiến lược môi trường tổng hợp mang tính phòng ngừa trong các quy trình, sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất giảm thiểu r ủi ro cho con người môi trường. • Với các quy trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn các nguyên liệu thô năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu thô độc hại, giảm lượng độ độc của tất cả các phát thải cũng như chất thải; • Với các sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm thiểu các tác động tiêu cực trong vòng đời sản phẩm, từ khi khai thác nguyên liệu thô cho tới khi thải bỏ cu ối cùng; Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy bột giấy 17 • Với các dịch vụ, SXSH là sự tích hợp các mối quan tâm về môi trường trong quá trình thiết kế cung ứng dịch vụ. Sự khác biệt căn bản giữa EOP hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm SXSH là thời điểm. Kiểm soát ô nhiễm là phương pháp tiếp cận sau khi vấn đề đã phát sinh, “phản ứng xử lý”; trong khi đó, SXSH lại mang tính chủ động, theo "triết lý dự đoán phòng ngừa". Phòng ngừa, như được thừa nh ận rộng rãi, luôn luôn tốt hơn xử lý, như câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Khi giảm thiểu chất thải ô nhiễm thông qua SXSH thì đồng thời sẽ giảm tiêu thụ nguyên liệu năng lượng. SXSH luôn hướng tới hiệu suất sử dụng đầu vào gần tới 100% trong giới hạn về khả thi kinh tế. Một điểm quan trọng cần nhấn mạnh rằng, SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị: SXSH đề cập tới thay đổi thái độ quan điểm, áp dụng các bí quyết cải tiến quy trình sản xuất cũng như cải tiến sản phẩm. Các khái nhiệm khác tương tự như SXSH là: • Giảm thiểu chất thải; • Phòng ngừa ô nhiễm; • Năng suất xanh. Những khái niệm này về căn bản là tương tự như SXSH, với ý tưởng nền tảng là làm cho các công ty trở lên hiệu quả hơn ít ô nhiễm hơn. 2.2 Nhu cầu về SXSH Phương pháp kiểm soát cuối đường ống truyền thống khi áp dụng cho các cơ sở sản xuất giấy bột giấy quy mô vừa nhỏ là rất tốt kém. Trong một số trường hợp, chi phí cho một trạm xử lý chất thải lên tới 20% tổng chi phí vốn của nhà máy thiết bị. Ngoài ra phí vận hành hàng năm có thể lên đến 12-15% tổng doanh thu của ngành. Vì vậy một phương pháp tiếp cận tốt hơn sẽ là khai thác các cơ hội SXSH để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn rồi tiến hành kiểm soát phần ô nhiễm còn lại. Tiếp cận này không chỉ mang lại hiệu quả về nguồn lực, giảm chi phí sản xuất, mà còn giảm thiểu cả chi phí xử lý dòng thải. Khái niệm về SXSH cũng cần thiết khi nhìn nhận từ các khía cạnh khác như: Nhu cầu do các quy định pháp luật Để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định v ề phát thải (lỏng, rắn hoặc khí) thì thường đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải trang bị các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp tốn kém, ví dụ các trạm xử lý nước thải. Sau khi áp dụng SXSH, việc xử lý lượng chất thải còn lại trở lên dễ dàng ít tốn kém hơn. Sở dĩ làm được điều này là do SXSH đã giúp giảm thiểu chất thải về mọi m ặt: khối lượng, trọng lượng, cả độ độc. Nhu cầu do việc triển khai hệ thống quản lý môi trường (EMS) ISO 14000 là một quy trình cấp chứng nhận đối với EMS, nhằm đảm bảo rằng 18 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy bột giấy các công ty cam kết thực hiện cải tiến liên tục trong hoạt động môi trường của mình. Chứng nhận này cũng thể hiện sự quan tâm của công ty đến môi trường. Một số nhà nhập khẩu luôn đòi hỏi chứng chỉ ISO của công ty trước khi họ đặt hàng. SXSH sẽ giúp việc triển khai hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000 dễ dàng hơn nhiều. Sở dĩ như vậy là do hầu hế t các công việc ban đầu đã được thực hiện thông qua đánh giá SXSH. Nhu cầu do mong muốn tiếp cận các cơ hội phát triển thị trường mới Nhận thức của khách hàng về các vấn đề môi trường ngày càng nâng cao đã làm nảy sinh nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Kết quả là khi nỗ lực thực hiện SXSH thì đã mở ra các cơ hội phát triển thị trường mớ i cho mình sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao hơn, có thể bán được với giá cao hơn. Nhu cầu do mong muốn tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn tài chính Các đề án đầu tư dựa vào SXSH sẽ chứa đựng thông tin chi tiết về tính khả thi môi trường, kỹ thuật kinh tế của khoản đầu tư dự kiến. Điều này tạo ra một cơ sở vững chắc để giành được sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng hoặc các quỹ môi trường. Ví dụ: trong công nghiệp giấy bột giấy, nếu một giải pháp SXSH là lắp đặt một chụp kiểm soát vận tốc ở bộ phận xeo giấy, thì cần phải tiến hành phân tích chi tiết về tiềm năng tiết kiệm hơi nước, tăng công suất sản xuất… Công ty có thể trình kết quả phân tích này lên các ngân hàng để xin vay vốn cho d ự án lắp đặt chụp kiểm soát vận tốc. Trên thị trường quốc tế, các tổ chức tài chính đang rất quan tâm đến vấn đề suy thoái môi trường đang nghiên cứu đơn xin vay vốn theo quan điểm môi trường. Nhu cầu cần thiết cho việc cải thiện môi trường làm việc Bên cạnh nâng cao hiệu quả môi trường kinh tế, SXSH còn có thể cải thiện các điều kiện về an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động. Ví dụ, việc giảm thiểu rò rỉ clo tại công đoạn tẩy trắng sẽ giảm mùi clo khó chịu trong không khí nhờ đó có thể nâng cao năng suất của người công nhân. Các điều kiện làm việc thuận lợi có thể nâng cao tinh thần cho người lao động đồng thời tăng cường sự quan tâm tới vấn đề kiểm soát chất thải. Các hành động như vậy sẽ giúp cho công ty của bạn thu được lợi thế cạnh tranh. Nhu cầu do vấn đề bảo tồn tài nguyên Bảo tồn nguyên liệu thô: Vì chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nên không có nhà sản xuất công nghiệp nào có thể trang trải cho những tổn thất tài nguyên dưới dạng chất thải. Suất tiêu hao các nguyên liệu này có thể giảm đi đáng kể khi áp dụng các giải pháp SXSH như tối ưu hóa quy trình, tuần hoàn các biện pháp quản lý tốt nội vi. Ở một cơ sở sản xuất giấy bột giấy đặc thù quy mô vừa/nhỏ ở Việt Nam, có thể tiết kiệm nguyên liệu thô (gồm cả xơ hóa chất) vào khoảng 6-15 %, mang lại lợi ích khoảng 4.000.000.000 đồng mỗi năm Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy bột giấy 19 Bảo tồn nguồn nước: Nước là nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt một số cơ sở công nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nước. Việc khai thác nguồn nước ngầm liên tục còn phải cộng thêm cả chi phí cho việc bơm hút nước. Hơn thế nữa, một yếu tố rất quan trọng thường bị bỏ qua trong các ngành công nghiệp chế biến đó là càng sử dụng nhiều nước trong quy trình sản xuất thì chi phí cho hóa chất năng lượng cũng càng nhiều. Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy bột giấy ở Việt Nam tiềm năng tiết kiệm nước là khoảng từ 15-20%, điều này có thể mang lại tiết kiệm chi phí khoảng 275.000.000 VND mỗi năm. Bảo tồn năng lượng: Công nghiệp sản xuất giấy bột giấy là một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng với chi phí chiếm từ 12-15% tổng chi phí sản xuất. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng thông qua các biện pháp đơn giản chi phí thấp sẽ là khoảng 10-12% tổng lượng năng lượng đầu vào. Có một số trường hợp tổng tiềm năng bảo tồn năng lượng (gồm các giải pháp thay đổi công nghệ, ví dụ lắp đặt hệ thống đồng phát sử dụng sinh khối nông nghiệp) là khoảng từ 20-25%. Ngày nay dưới sức ép về thay đổi khí hậu hiện tượng nóng lên toàn cầu, các chương trình như Cơ chế phát triển sạch thương mại Carbon đang là cơ hội sẵn sàng để các cơ sở công nghiệp tận dụng bằng cách bán lượng phát thải khí nhà kính (GHG) mà họ đã giảm được qua các năm nhờ áp dụng các biện pháp bảo tồn năng lượng. Bảng 4 dưới đây sẽ mô tả tình hình tiêu thụ tài nguyên trong các cơ sở sản xuất giấy bột giấy ở Việt Nam so với các quốc gia khác, từ đó gợi ý tiềm năng có thể khai thác bằng việc áp dụng các nguyên lý của phương pháp luận SXSH. Bảng 4: So sánh tiêu thụ tài nguyên tiềm năng cho các cơ hội SXSH Hạng mục Việt Nam Ấn Độ (nhà máy sử dụng phế thải nông nghiệp) Nhà máy ở Bắc Âu (giấy bao bì tẩy trẳng gỗ mềm) Tiềm năng Xơ (sản lượng %) 44 55% 40 44% 55% Trung bình Hóa chất ( kg/T) 80 - 150 71-135 75 Trung bình Nhiệt năng (kCal/tấn) 3x10 6 8x10 6 3 x 10 6 5 x 10 6 1 x 10 6 –4,6 x 10 6 Cao (Kg than đá/tấn ) 575- 1500 575 - 1000 192 -880 (Kg dầu/tấn ) 294 - 784 294 - 490 98- 450 Điện (kWh/tấn) 900-1900 855 - 980 700 - 850 Cao Nước (m 3 /tấn) 175 - 350 180 - 280 20- 40 Cao 2.3 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn Phân tích dòng nguyên liệu năng lượng vào ra của một quy trình là yếu tố trọng tâm của đánh giá SXSH. Việc thực hiện một đánh giá SXSH phải được thực hiện theo tiếp cận có phương pháp luận logic giúp nhận diện được các cơ hội SXSH, giải quyết các vấn đề về chất thải phát thải ngay tại nguồn, 20 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy bột giấy đảm bảo tính liên tục của các hoạt động SXSH tại nhà máy. Tiếp cận đánh giá phân tích này được tổng quannhư mô tả trên Hình 3. Chương 4 sẽ giới thiệu chi tiết từng bước thực hiện đánh giá SXSH theo tiếp cận này. Mặc dù theo định nghĩa thì đánh giá SXSH bao gồm cả các vấn đề về nguyên liệu năng lượng, nhưng trong thực tế các vấn đề năng lượng đối với các quy trình ít khi đượ c xem xét một cách chi tiết trừ các vấn đề về bảo ôn, rò rỉ, thu hồi nước ngưng, v.v… nghĩa là chỉ đối với các dòng hữu hình. Đây là điều đáng tiếc vì SXSH nâng cao hiệu quả năng lượng thường có tính bổ trợ cho nhau rất cao sự tích hợp giữa hai hoạt động này có thể tạo ra sức mạnh mở rộng phạm vi ứng dụng đem lại các kết quả có hiệu qu ả cao hơn cả về môi trường kinh tế. Tài liệu này sẽ đề cập đến cả nguyên liệu năng lượng trong ngành giấy bột giấy. Hình 3: Phương pháp luận về đánh giá SXSH Do SXSH thường được áp dụng đối với những lãng phí tài nguyên hữu hình (ví dụ nguyên liệu), nên hiện tượng lãng phí ngẫu nhiên sẽ là rất ít. Nhìn chung, có thể tính toán truy tìm được vật liệu đầu vào cho một công đoạn nào đó thông qua các sản phẩm đầu ra định tính định lượng được. Điều này không phải lúc nào cũng đúng khi xem xét các dòng năng lượng. Trong khi cùng áp dụng quy luật Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy bột giấy 21 căn bản đó cho các dòng năng lượng đầu vào (về căn bản, năng lượng “vào” phải bằng năng lượng “ra”), thì vấn đề gặp phải ở đây là các dòng năng lượng đầu ra thường khó nhận biết hơn so với dòng vật liệu. Vì thế, việc xác định đánh giá các dòng năng lượng lãng phí dạng ẩn sử dụng thiếu hiệu quả thường gặp nhiều khó khăn. Đi ều này đặc biệt đúng với các thiết bị chạy điện như máy bơm, quạt, máy nén khí, v.v… khi năng lượng đầu vào dưới dạng điện năng có thể dễ dàng đo lường được, nhưng mức độ chuyển đổi hiệu quả sang đầu ra hữu ích (v.d: nước được bơm, khí được nén, v.v…) thì lại không thể định lượng trực tiếp được. Các mâu thuẫn có thể nả y sinh SXSH nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng (HQSDNL) có tính bổ trợ cho nhau rất cao. Tuy nhiên, trong một số tình huống, các kết quả có lợi thu được của một phương pháp luận (chẳng hạn SXSH) lại có thể được hiểu là đối lập với phương pháp còn lại (HQSDNL). Dưới đây là một số ví dụ minh chứng cho điều này: • Tuần hoàn là một kỹ thuật SXSH rất có lợi, nhưng tuầ n hoàn dầu chất bôi trơn, tái sử dụng các ổ đệm đã qua sửa chữa hoặc quấn lại các động cơ bị cháy (đặc biệt là trường hợp việc sửa chữa hoặc quấn lại được thực hiện không hoàn chỉnh) thường dẫn đến tiêu hao năng lượng ở mức cao hơn. • Làm lạnh bằng công nghệ hấp thụ hơi là một giải pháp SXSH chuyên nghiệp thân thi ện sinh thái khi so sánh với các máy nén hơi đang thịnh hành. Tuy nhiên, khi xét về mặt sử dụng năng lượng thì các hệ thống hấp thụ hơi lại có hiệu quả thấp hơn. • Các bóng đèn huỳnh quang tuýp gầy có hiệu quả năng lượng hơn loại bóng sợi đốt, nhưng về mặt môi trường (SXSH) thì việc phủ thủy ngân làm cho loại bóng này ít thân thiện sinh thái hơn. Các bước thực hiện phương pháp luận SXSH 6 b ước được mô tả trong Hình 4. Chương 4 sẽ trình bày chi tiết hơn từng bước để thực hiện SXSH. 22 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy bột giấy BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG BƯỚC 2 : PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC QUY TRÌNH Nhiệm vụ 3: Chuẩn bị lưu đồ của quy trình sản xuất Nhiệm vụ 4: Cân bằng vật liệu, năng lượng cấu tử Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước quy trình nhận diện các dòng thải Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH Nhiệm vụ 10: Tính khả thi kỹ thuật Nhiệm vụ 11: Tính khả thi kinh tế Nhiệm vụ 12: Tính khả thi môi trường Nhiệm vụ 5: Xác định đặc tính dòng thải Nhiệm v ụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải Nhiệm vụ 7: Xem xét lại quy trình để xác định ra các nguyên nhân BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH BƯỚC 4: LỰA CHỌN CÁC GiẢI PHÁP SXSH Nhiệm vụ 8: Xây dựng các giải pháp SXSH Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các giải pháp SXSH có thể thực hiện được Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp để thực hiện Nhiệm vụ 16: Giám sát đánh giá kết quả Nhiệm vụ 17: Trở về bước 1 BƯỚC 5: THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH BƯỚC 6: DUY TRÌ SXSH Nhiệm vụ 15: Thực hiện Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện Hình 4: Các bước thực hiện phương pháp luận SXSH Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy bột giấy 23 2.4 Các kỹ thuật SXSH Sản xuất sạch hơnphương pháp tiếp cận mới sáng tạo để giảm mức độ sử dụng tài nguyên trong quá trình sản xuất dựa vào một loạt các kỹ thuật. Các kỹ thuật này có thể được phân thành 3 nhóm như sau: Giảm thiểu tại nguồn Quản lý tốt nội vi: đây là kỹ thuật phòng ngừa các chỗ rò rỉ, chảy tràn thông qua bảo dưỡng phòng ngừa kiểm tra thiết bị th ường xuyên, cũng như kiểm soát việc thực hiện đúng hướng dẫn công việc hiện có thông qua đào tạo giám sát phù hợp. Thay đổi quy trình: kỹ thuật này bao gồm: Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Thay thế nguyên liệu đầu vào bằng các nguyên liệu tái tạo, ít độc hại hơn hoặc dùng các vật liệu phụ trợ có tuổi thọ hữu ích dài hơn. Kiểm soát quy trình tốt hơn: Theo dõi việc tuân thủ thông s ố vận hành của quy trình thiết kế, sửa đổi các quy trình làm việc, các hướng dẫn vận hành thiết bị để đạt hiệu quả cao hơn hơn, giảm lãng phí phát thải. Cải tiến thiết bị: Cải tiến các thiết bị sản xuất phụ trợ hiện có, ví dụ lắp thêm bộ phận đo đạc kiểm soát nhằm vận hành các quy trình với hiệu quả cao hơn giảm tỉ lệ phát thải. Thay đổi công nghệ: Thay thế công nghệ, trình tự trong quy trình và/hoặc cách thức tổng thể nhằm giảm thiểu lãng phí phát thải trong quá trình sản xuất. Tuần hoàn tái sử dụng Thu hồi tái sử dụng tại chỗ: tái sử dụng các nguyên liệu bị lãng phí cho công đoạn khác trong dây chuyền sản xuất hoặc cho một ứng dụng hữu ích khác trong công ty. Sản xuất các sản phẩm phụ hữu dụng : Thay đổi quy trình phát sinh chất thải nhằm biến nguyên liệu bị lãng phí thành một dạng nguyên liệu có thể được tái sử dụng hoặc tuần hoàn cho ứng dụng khác ngoài công ty. Cải tiến sản phẩm Các tính chất, mẫu mã bao bì của sản phẩm có thể được điều chỉnh để giảm thiểu tác động môi trường khi sản xuất hoặc sau khi đã sử dụng (thải bỏ). Bảng 5 nêu các ví dụ khác nhau v ề các kỹ thuật SXSH được ứng dụng cho ngành công nghiệp giấy bột giấy. 24 Tài liệu Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy bột giấy Bảng 5: Ví dụ về kỹ thuật SXSH cho ngành công nghiệp giấy bột giấy QUẢN LÝ TỐT NỘI VI ¾ Sửa chữa các chỗ rò rỉ ¾ Khóa các vòi nước khi không sử dụng ¾ Che chắn các sàng rung để tránh bị tràn ¾ Loại bỏ các chỗ tắc trong các vòi phun lưới nỉ ¾ Kiểm ra các bẫy hơi thường xuyên Thay đổi nguyên liệu đầu vào ¾ Sử dụng các chất màu không độc hại trong sản xuất giấy màu ¾ Sử dụng phương pháp tẩy bằng peoxit hydro Kiểm soát quy trình ¾ Tối ưu hóa quá trình nấu ¾ Sản xuất bột ở độ đồng đều cao nhất có thể ¾ Sử dụng các chất hóa học hỗ trợ giúp giữ màu để tối ưu hoá việc sử dụng chất màu Cải tiến thiết bị ¾ Lắp đặt các vòi phun hiệu quả ¾ Có bể phóng đủ lớn để tránh tràn bột giấy ¾ Thêm thiết bị nghiền giấy đứt ¾ Sử dụng máy rửa ly tâm cao áp tiêt kiệm bột ¾ Sử dụng tụ bù để tăng hệ số công suất ¾ Sử dụng bộ truyền động vô cấp để phù hợp với tải luôn thay đổi GIẢM THẢI TẠI NGUỒN THAY ĐỔI QUY TRÌNH Thay đổi công nghệ ¾ Cải tiến quy trình sản xuất bột giấy ¾ Dùng nồi nấu đứng trong nấu bột ¾ Xem xét quy trình sản xuất bột giấy khác ¾ Cải tiến quy trình rửa tách nước thông qua sử dụng ép đai lưới kép. ¾ Dùng quy trình tẩy khác, chẳng hạn tẩy bằng ozone THU HỒI TÁI SỬ DỤNG TẠI CHỖ ¾ Tuần hoàn nước công nghệ nước trắng trong khâu rửa bột, tẩy trắng pha loãng bột ¾ Tuần hoàn bột trong hố dài ở máy xeo ¾ Thu hồi tuần hoàn nước ngưng ¾ Thu hồi tuần hoàn bột từ nước trắng bằng cách lắp đặt hệ thống SAVE ALL ¾ Thu hồi bột bằng tuyển nổi khí ¾ Đồng phát điện TUẦN HOÀN TÁI SỬ DỤNG TẠO RA SẢN PHẨM PHỤ HỮU ÍCH ¾ Sử dụng xơ ngắn/phế phẩm xơ để làm giấy bồi ¾ Sử dụng phần còn lại trong khâu làm sạch nguyên liệu thô làm nhiên liệu cho lò hơi CẢI TIẾN SẢN PHẨM ¾ Sản xuất các loại giấy sản lượng cao ¾ Sản xuất giấy không tẩy thay vì giấy tẩy trắng . Hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 2 Sản xuất sạch hơn – Nguyên tắc, nhu cầu và phương pháp luận Chương này giới thiệu các nguyên tắc. Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 23 2.4 Các kỹ thuật SXSH Sản xuất sạch hơn là phương pháp tiếp cận mới và sáng tạo để giảm

Ngày đăng: 25/10/2013, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4 dưới đây sẽ mô tả tình hình tiêu thụ tài nguyên trong các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam so với các quốc gia khác, từ đó gợi ý tiềm năng có  thể khai thác bằng việc áp dụng các nguyên lý của phương pháp luận SXSH - Sản xuất sạch hơn – Nguyên tắc, nhu cầu và phương pháp luận
Bảng 4 dưới đây sẽ mô tả tình hình tiêu thụ tài nguyên trong các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy ở Việt Nam so với các quốc gia khác, từ đó gợi ý tiềm năng có thể khai thác bằng việc áp dụng các nguyên lý của phương pháp luận SXSH (Trang 4)
Hình 3: Phương pháp luận về đánh giá SXSH - Sản xuất sạch hơn – Nguyên tắc, nhu cầu và phương pháp luận
Hình 3 Phương pháp luận về đánh giá SXSH (Trang 5)
Hình 4: Các bước thực hiện phương pháp luận SXSH - Sản xuất sạch hơn – Nguyên tắc, nhu cầu và phương pháp luận
Hình 4 Các bước thực hiện phương pháp luận SXSH (Trang 7)
Bảng 5: Ví dụ về kỹ thuật SXSH cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy QUẢN LÝ TỐT NỘI VI   - Sản xuất sạch hơn – Nguyên tắc, nhu cầu và phương pháp luận
Bảng 5 Ví dụ về kỹ thuật SXSH cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy QUẢN LÝ TỐT NỘI VI (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w