1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

16 556 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 27,39 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP. 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp trong nước là không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và công ty điện tử công nghiệp cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty điện tử công nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Để công ty ngày càng phát triển và đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện hơn nữa, công ty đã đề ra một số mục tiêu và định hướng cho năm 2007 như sau: - Bố trí cơ cấu vốn hợp lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tích cực trong công tác thu hồi công nợ. - Tiếp tục tăng trưởng các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh với chỉ số cao, phát triển cơ sở vật chất, củng cố và giữ vững thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Mức tăng trưởng là 15% mỗi năm. - Mở rộng và xây dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác trong và ngoài nước. - Phát triển, củng cố các lĩnh vực mạnh như tự động hóa, công nghệ thông tin và các lĩnh vực mới như cơ khí, chế tạo…nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. - Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí hơn nữa. - Quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lập kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt. Tiếp tục làm tốt công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, từng bước xây dựng thành những đội quân lành nghề. -Từng bước cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2006, công ty đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch năm 2007 như sau: + Giá trị sản xuất công nghiệp: 250.000 trđ + Tổng doanh thu: 350.000 trđ + Kim ngạch xuất khẩu: 5000USD + Tổng giá trị lao động kinh tế: 355.000 trđ 3.2. Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty Điện tử công nghiệp Hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, công ty đã từng bước khắc phục được những khó khăn và đạt được những thành công bước đầu, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Với những kiến thức đã được học nhà trường, bằng sự đánh giá của bản thân qua thực tế thực tập tại công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty điện tử công nghiệp. 3.2.1. Chủ động trong việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh: Vốn là điều kiện tiên quyết để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng không phải cứ có nhiều vốnkinh doanhhiệu quả. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định đúng đắn nhu cầu vốn kinh doanh cần thiết, phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn. Bởi nếu xác định nhu cầu vốn kinh doanh quá cao sẽ không khuyến khích doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gây nên tình trạng ứ đọng vật hàng hóa, vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm. Ngược lại, nếu xác định nhu cầu vốn quá thấp sẽ không đảm bảo được sản xuất liên tục, gây nên thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Do đó, công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. Điều này là rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty khi mà phần lớn vốn công ty sử dụng phần lớn là vốn vay thì việc xác định nhu cầu vốn chính xác sẽ giúp cho công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán, khả năng tài chính của công ty là lành mạnh. Bên cạnh đó còn giúp công ty bảo toàn vốnnâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có thể dự báo nhu cầu vốn kinh doanh của công ty theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu. Phương pháp này căn cứ vào mối quan hệ giữa nhu cầu về vốn hoặc tài sản so với doanh thu của doanh nghiệp. Thông thường khi doanh thu tăng thì nhu cầu vốn lưu động tăng để dự trữ thêm vật hàng hóa, đồng thời cũng mở rộng việc bán chịu cho khách hàng làm nợ phải thu tăng. Căn cứ vào tỷ lệ % giữa các khoản có mối quan hệ chặt với doanh thu so với doanh thu để ước tính nhu cầu vốn kinh doanh (chủ yếu là nhu cầu vốn lưu động tăng thêm) cho năm sau. Đây là phương pháp dự báo ngắn hạn nên tương đối đơn giản, dễ làm. Có thể minh họa như sau: - Doanh thu tiêu thụ năm 2006 là : 251.236.117.494đ - Doanh thu tiêu thụ năm 2007 là: 350.000.000.000đ Để dự đoán nhu cầu VLĐ của công ty trong năm 2007 ta làm như sau: Số dư bình quân và tỷ lệ % các khoản có mối quan hệ chặt với doanh thu. Tài sản Số dư bình quân % so với DT Nguồn vốn Số dư bình quân % so với DT 1. Hàng tồn kho 94,239,474,661 37.51 1. Phải trả cho người bán 12,833,168,716 5.11 2. Nợ phải thu 104,129,836,892 41.45 2.Phải trả công nhân viên 56,572,294 0.02 3. Phải nộp ngân sách -714,432,378 -0.28 Cộng 78.96 Cộng 4.85 Như vậy, cứ 100 đồng doanh thu tiêu thụ thì sản phẩm tăng thêm cần 78,96 đồng vốn để bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động tăng thêm, nhưng mặt khác cứ 100 đồng doanh thu tiêu thụ tăng thêm thì nguồn vốn phát sinh tự động là 4,85 đồng. Do đó, tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu là: 78,96% - 4,85% = 74,11% Nhu cầu VLĐ cần bổ sung trong năm kế hoạch là: ( 350.000.000.000 – 251.236.117.494) x 74,11% = 73.193.913.325 đ Như vậy với mức doanh thu dự kiến như trên thì trong năm 2007 số vốn lưu động cần bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu sản xuất là 73.193.913.325đ. Trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu vốn kinh doanh, công ty sẽ xác định được số vốn hiện có và số vốn còn thiếu, từ đó xây dựng được kế hoạch hợp lý, vừa đảm bảo an toàn, vừa hạ thấp được chi phí sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 3.2.2. Có kế hoạch tổ chức huy động vốn hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh: Kế hoạch huy động vốnmột công cụ quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu dài hạn về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là sự định hướng hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ sở giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh kịp thời việc đầu tư, huy động và sử dụng vốn thích ứng tốt nhất với sự biến động trong sản xuất kinh doanh. Kế hoạch sản xuất kinh doanhhiệu quả và hợp lý sẽ là tiền đề xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn nhằm khai thác triệt để nguồn lực bên trong và tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài. Mạnh dạn huy động vốn đầu cho dự án mới, tính khả thi cao để mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, thu hút lao động, cải thiện đời sống CBCNV, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn theo kế hoạch đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu. Do mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau, công ty cần cân nhắc tính toán kỹ lưỡng giữa hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ với chi phí sử dụng nguồn tài trợ để đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, hạn chế rủi ro tài chính và có thể tạo cho công ty một cơ cấu vốn tối ưu. Do tính chất hoạt động của công ty nên nhu cầu vốn lưu động là rất lớn. Vốn nhà nước và vốn tự có rất thấp nên công ty hoạt động chủ yếu dựa vào số vốn đi vay từ bên ngoài. Việc lựa chọn nguồn huy động vốn thích hợp luôn là vấn đề được công ty quan tâm hàng đầu. Để đa dạng nguồn tài trợ, công ty có thể lựa chọn huy động từ các nguồn sau: - Huy động từ lợi nhuận để lại thông qua việc trích lập các quỹ chuyên dùng đặc biệt là quỹ đầu phát triển. Đây là nguồn huy động tối đa vì công ty có thể chủ động sử dụng cho mục đích của mình mà chỉ phải trả một khoản chi phí thấp hơn rất nhiều so với các cách huy động vốn khác. Lợi nhuận để lại là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu VKD, thể hiện sự độc lập và khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Với quỹ này, công ty có thể sử dụng tài trợ cho nhu cầu tăng thêm của công ty, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. - Huy động vốn thông qua quỹ khấu hao cơ bản: Nguồn vốn khấu hao cơ bản là một trong những nguồn vốn bên trong mà công ty có quyền chủ động khai thác và sử dụng để phục vụ cho hoạt đống sản xuất kinh doanh của mình. Khấu hao TSCĐ của công ty trích ra hàng năm sẽ được quản lý quỹ khấu hao và được dùng để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Trong cơ cấu vốn của công ty điện tử công nghiệp thì TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với TSLĐ nói riêng và với tổng nguồn vốn nói chung nên nguồn vốn huy động từ nguồn này là rất thấp. Do vậy, công ty cần có kế hoạch trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao cho phù hợp, tránh để lãng phí vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết: Thông qua quá trình liên doanh, một mặt tạo thêm được kênh cung cấp vốn kinh doanh, mặt khác tạo cơ hội cho công ty hòa nhập với nền khoa học kỹ thuật hiện đại, mở rộng mối quan hệ, ký kết được nhiều hợp đồng lớn. Nhờ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Hiện nay, công ty chưa góp vốn liên doanh, liên kết với bất kỳ một công ty nào trên thị trường. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần xem xét phương án huy động vốn qua kênh này. - Huy động vốn từ cán bộ CNV: đây là một trong những kênh tạo vốn sản xuất kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp. Huy động vốn từ CBCNV không chỉ là một biện pháp khả thi mà còn tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ công nhân viên với công ty, thúc đẩy họ làm việc tích cực hơn, có trách nhiệm hơn đối với công việc mà họ đảm nhận góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Để có thể huy động được một lượng vốn lớn theo như kế hoạch thì công ty cần phải xem xét tỷ lệ chi trả lãi vay cho cán bộ công nhân viên, thông thường phải lớn hơn lãi tiền gửi ngân hàng thì mới thực sự thu hút được cán bộ công nhân viên. Song công ty điện tử lại chưa phát triển hình thức huy động vốn này. - Một nguồn vốn cơ bản và quan trọng khác mà công ty đang áp dụng đó là vay vốn qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên với hệ số nợ cao như hiện nay của công ty thì công ty nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn hình thức vay vốn này. Thông thường chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn này là rất cao, do vậy công ty cần có một kế hoạch sử dụng vốn thật rõ ràng và hợp lý để tránh tạo thêm gánh nặng về tài chính cho công ty, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của công ty trên thị trường. - Hiện nay thị trường chứng khoán đang ngày càng phát triển. Việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán bằng việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho công ty giải quyết được khó khăn về vốn, làm tăng VCSH, giảm thấp hệ số nợ cho công ty. Đồng thời, kênh huy động vốn này sẽ góp phần giảm bớt sức ép về vốnnâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Hoặc công ty có thể đầu mua cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán hoặc mua trái phiếu để tăng thêm thu nhập. Đây thực sựmột kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả nhất hiện nay, nó đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn khi cần và còn tăng được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời gian tới công ty nên xem xét về hình thức huy động vốn này. Khi đã có nguồn tài trợ, căn cứ vào tình hình thực tế, công ty cần chủ động lập kế hoạch về phân phối và sử dụng vốn hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất tránh gây lãng phí vốn. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ: Trong năm 2006 vừa qua, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao, vòng luân chuyển vốn lưu động giảm, tỷ suất lợi nhuận VLĐ cũng giảm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ thì công ty cần đưa ra các biện pháp cụ thể để quản lý vốn một cách chặt chẽ, theo dõi từng loại vốn theo hình thái cụ thể và quá trình vận động của nó vào hoạt động sản xuất kinh doanh (như VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông) để không gây nên tình trạng mất mát, hao hụt vốn. Trong những năm tới, công ty cần thực hiện một số giải pháp sau: - Điều chỉnh cơ cấu VLĐ cho hợp lý: Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ là cơ cấu VLĐ. Cơ cấu VLĐ hợp lý là một cơ cấu VLĐ đảm bảo đủ vốn các khâu, đảm bảo tất cả các đồng vốn đầu đều tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và có khả năng sinh lời. Ngược lại, cơ cấu VLĐ không hợp lý sẽ gây thiếu vốn khâu này và thừa vốn khâu khác làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn. Tuy nhiên, một cơ cấu vốn lưu động được coi là hợp lý còn phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế của từng công ty. Thực tế vốn lưu động của công ty điện tử công nghiệp chưa hợp lý do các khoản phải thu còn chiếm tỷ trọng quá cao, gây ứ đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn. Công ty cần điều chỉnh lại cơ cấu VLĐ để phát huy tối đa hiệu quả đồng vốncông ty đã bỏ ra, nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ và VKD. - Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết trong từng khâu để sử dụng tiết kiệm nhất VLĐ. Để làm được điều này, định kỳ công ty phải tiến hành kiểm kê, kiểm soát đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số VLĐ thực hiện có, từ đó đối chiếu với số liệu sổ sách để điều chỉnh cho hợp lý. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác thanh toán và thu hồi công nợ: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta thấy tuy các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm tăng so với đầu năm và nó vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn lưu động (39,26%), điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Cùng với việc bị chiếm dụng vốn, công ty cũng đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Khoản vốncông ty chiếm dụng được lớn hơn khoản vốn bị chiếm dụng rất nhiều là 93.689.931.820đ nhưng công ty chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định, sau đó phải hoàn trả lại theo đúng thời hạn đã cam kết. Để đẩy mạnh công tác thanh toán và thu hồi công nợ, trong thời gian tới công ty cần thực hiện: - Phải tính lãi các khoản nợ quá hạn. Đối với đơn vị mắc nợ không có khả năng thanh toán, công ty cần nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Nếu không công ty khó có thu đủ và đúng hạn các khoản nợ, làm vốn của công ty bị ứ đọng và chết vốn. - Phân tích từng đối tượng khách hàng để có chính sách tín dụng hợp lý, tránh cho nợ tràn lan. Đối với những khách hàng có mối quan hệ thường xuyên và thực hiện đúng chế độ thanh toán đối với công ty thì công ty có thể ưu tiên thực hiện hợp đồng và cố gắng bàn giao trước thời hạn. Nếu khách hàng không có khả năng thanh toán ngay thì công ty nên cho họ thế chấp hoặc có người bảo lãnh trung gian. Tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm tiền hàng trước thời hạn. - Quy định về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng như phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán…Nếu bên A thực hiện sai hợp đồng thì phải bị phạt tài chính tùy theo mức độ vi phạm. Việc này sẽ khiến khách hàng bị ràng buộc về trách nhiệm thanh toán với công ty. - Mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, phải thường xuyên đôn đốc thu hồi các khoản nợ đúng hạn và lập kế hoạch cụ thể về việc thu hồi các khoản nợ này đối với từng đối tượng khách hàng. - Phân tích rõ tuổi thọ các khoản nợ, đặc biệt chú ý đến khoản nợ quá hạn. Tìm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để từ đó có những giải pháp thu hồi nợ hợp lý. - Công ty cần xác định rõ xem các khoản phải thu khác là những khoản nào, cần quan tâm thực hiện thu hồi các khoản phải này. Do khoản phải thu khác chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu VLĐ, có xu hướng tăng lên vào cuối năm, gây ứ đọng vốn, vốn không luân chuyển được; từ đó tác động xấu đến tốc độ luân chuyển vốn nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. - Song song với việc đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, công ty nên trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Trên thực tế, có rất nhiều rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh nên một bộ phận nợ phải thu khách hàng không thu được là điều rất dễ xảy ra. Trong hai năm 2005 và 2006 công ty không trích lập dự phòng phải thu khó đòi song song với việc đôn đốc khách hàng trả nợ. Trong thời gian tới, công ty cần trích lập dự phòng phải thu khó đòi để khi phát sinh những khoản nợ khó đòi sẽ không gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. -Công ty cũng cần phải có kế hoạch trả các khoản nợ phải trả và các khoản vốn chiếm dụng. Đối với các khoản nợ sắp đến hạn và đã đến hạn, công ty cần nhanh chóng tìm nguồn để trả nợ, tránh để lâu vì khi đó các khoản nợ này sẽ trở thành các khoản nợ quá hạn, công ty sẽ gặp khó khăn hơn trong việc thanh toán nợ. Công ty nên lập kế hoạch trả nợ sao cho phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ được uy tín với người cho vay. Nếu công ty không có kế hoạch trả nợ hợp lý sẽ không những không chấp hành đúng kỷ luật trong thanh toán, làm mất uy tín với người cho vay mà còn gây gián đọan quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến tình hình tài chính và tăng thêm gánh nặng nợ cho mình. -Công ty cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có nhân lực, có ý thức trách nhiệm trong thanh quyết toán và đòi nợ, đồng thời gắn trách nhiệm của họ với công tác này. 3.2.5. Tăng cường đầu đối mới, sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ nhằm phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị. TSCĐ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong VCĐ nói riêng và tổng VKD nói chung của công ty nhưng cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong xu thế đổi mới của thị trường, công ty nên cố gắng tìm mọi biện pháp để đầu sở vật chất kỹ thuật cùng trang thiết bị máy móc hiện đại để đáp ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với tài sản hiện có, công ty cần: - Tiếp tục khai thác triệt để toàn bộ TSCĐ hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng tối đa năng suất. - Thường xuyên kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. Thực hiện tốt chế độ duy tu bảo dưỡng để tránh tình trạng tài sản hư hỏng không sử dụng được và không bị hư hỏng trước thời hạn, gây gián đoạn quá trình sản xuất. - Cần xác định rõ những tài sản nào hoạt động kém hiệu quả, những tài sản nào đã cũ để kịp thời thanh lý, nhượng bán nhanh chóng để thu hồi vốn tái đầu vào TSCĐ mới. - Bên cạnh đó, do trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc thiết bị thường bị ảnh hưởng của hao mòn vô hình rất lớn, nhanh chóng bị lỗi thời. Vì vậy, công ty cần có kế hoạch khấu hao nhanh nhằm rút ngắn thời gian thu hồi vốn, tránh được hao mòn vô hình. 3.2.6. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa: Tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều muốn tiến đến cái đích cuối cùng đó là tối đa hóa giá trị thị trường, thông qua đó để đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục tiêu này công ty cần tiến hành [...]... các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu Quản lý và sử dụng vốn kinh doanhhiệu quả sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí…và cuối cùng là làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Công ty Điện tử công nghiệpmột doanh nghiệp Nhà nước Công ty thực hiện cả hai chức năng sản xuất và kinh doanh những mặt hàng thuộc ngành công nghiệp. .. và pháp luật kinh tế nói riêng, hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hành chính để khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng cơ hội làm ăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đa dạng hóa hình thức kinh doanh giúp phân tán bớt rủi ro, đa dạng hóa nguồn lợi nhuận thu được KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhmột trong những... trường, công ty không ngừng đổi mới hoàn thiện mình để bắt nhịp với sự biến động của nền kinh tế, không ngừng thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, dần từng bước làm ăn có hiệu quả khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cũng như giữ vững chữ tín đối với khách hàng Được sự hướng dẫn tận tình của cô cùng các cô, các chị công tác tại công ty Điện tử công nghiệp, ... nhuận và hiệu quả sử dụng vốn 3.2.7 Chú trọng phát triển hoạt động sản xuất: Công ty với chức năng sản xuất và kinh doanh nhưng hoạt động sản xuất còn hạn chế Hiện tại, công ty chủ yếu đi đấu thầu hợp đồng rồi tự mua thiết bị về lắp ráp thành sản phẩm Điều này rất dễ đẩy công ty vào tình trạng bị cạnh tranh Việc sản xuất ra hàng hóa, linh kiện để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của công ty là rất... cáo cho ban giám đốc công ty Các cán bộ từ trên xuống dưới các trung tâm, cửa hàng cần tường tận mọi công việc và chủ động trong việc bán hàng và tạo nguồn hàng để tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa tại các trung tâm, kịp thời nắm bắt thời cơ để bán hàng mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho toàn công ty 3.3 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước: - Công ty điện tử công nghiệp với chức năng...đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh công tác tiêu thụ, tìm kiếm thị trường là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng Quá trình tiêu thụ hàng hóa là quá trình thu hồi vốn, có tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp mới có tiền để bù đắp chi phí và tiếp tục đầu tái sản xuất Nếu hàng hóa không tiêu thụ được sẽ gây ứ đọng vốn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Thực tế,... của công ty về sản phẩm đã lắp ráp… 3.2.8 Một số giải pháp khác: Công ty cần tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích tài chính Tuy nhiện, thực tế vai trò tài chính của công ty chưa rõ nét công ty không có phòng tài chính riêng mà chỉ có phòng tài chính-kế toán, điều đó không phát huy được vai trò của bộ phận tài chính Vì thế cùng với việc làm tốt công tác hạch toán-kế toán, công ty cần... đến nghiệp vụ phân tích tài chính Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ phụ trách công tác tài chính, có như vật thì việc sử dụng VKDcủa công ty mới hiệu quả hơn, kết hợp chặt chẽ giữa thực tiễn và lsy thuyết Bên cạnh đó, công ty cần thường xuyên có chương trình đào tạo, nâng cao sự hiểu biết và trình độ tay nghề để phát triển nguồn nhân sự của mình Quan tâm đúng mức tới đời sống của cán bộ công. .. phạm vi kinh doanh Giá cả thường xuyên biến đổi, công ty đang phải tìm mọi cách để giảm các chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trong kinh doanh Nhưng như vậy thì chưa đủ để phát triển và đứng vững Công ty đang rất cần sự giúp đỡ, quan tâm của các tổ chức tín dụng và ngân hàng để công ty tăng thêm vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh Ngoài ta Nhà nước cũng nên phát triển các tổ chức kinh doanh. .. vấn về kinh doanh để hỗ trợ không chỉ cho riêng công ty điện tử công nghiệp mà còn cho tất cả các doanh nghiệp trong cả nước nói chung - Tạo điều kiện phát triển thị trường vốn, thị trường tài chính, đẩy mạnh hoạt động của thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng từ các tổ chức, dân cư, các nhà đầu tư…Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật nói chung và pháp . MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP. 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong. pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp Hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, công

Ngày đăng: 25/10/2013, 04:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w