1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp.docx

82 811 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 141,96 KB

Nội dung

Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh đều phải có một lượng vốn nhất định, vốn là yếu tố không thểthiếu Có vốn doanh nghiệp mới có điều kiện đầu tư mua sắm máy mócthiết bị, nguyên vật liệu, thuê nhân công…tiến hành sản xuất kinh doanh.Nhưng chỉ có vốn thôi thì chưa đủ Nền kinh tế thị trường với những quyluật khắc nghiệt của nó ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển củacác doanh nghiệp Do đó, một doanh nghiệp muốn đứng vững và khẳngđịnh vị trí của mình trên thị trường thì doanh nghiệp đó phải hoạt động đạthiệu quả cao Muốn như vậy thì trước hết doanh nghiệp phải tổ chức quản

lý và sử dụng vốn đó sao cho hiệu quả để vừa bảo toàn được vốn, đồng thờivừa phát triển vốn mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp trong nước, đặc biệt làcác doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng vốn kém hiệu quả, gây thất thoátvốn, thậm chí dẫn đến giải thế, phá sản doanh nghiệp, làm giảm khả năngcạnh tranh trên thị trường; từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triểnchung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Vì vậy, việc tổ chức quản lý và sửdụng vốn một cách hiệu quả đang là vấn đề cấp bách đặt ra không chỉ đốivới mỗi doanh nghiệp mà còn đối với cả Nhà nước và toàn bộ nền kinh tế;đặc biệt là khi nước ta đã trở thành một thành viên chính thức của tổ chứcWTO

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với kiến thứcthu thập được trong quá trình học tập tại trường và quá trình thực tập ở

công ty điện tử công nghiệp, em đã quyết định chọn đề tài: “Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp”

Trang 2

Kết cấu Báo cáo gồm 3 chương:

- Chương I: Vốn kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

- Chương II: Thực trạng tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh ở công ty điện tử công nghiệp

- Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn kinh doanh ở công ty điện tử công nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ĐàoTuấn Hải cùng các cô, các chị trong phòng Tài chính-Kế toán của công tyĐiện tử công nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này

Tuy nhiên, đây là một vấn đề rộng lớn, thời gian thực tập ngắn màtrình độ của em còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sótnhất định Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáocùng tập thể các cô, các chị công tác tại công ty Điện tử công nghiệp và cácbạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2007

Sinh viên

Phan Huyền Trang

Trang 3

CHƯƠNG I VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Vốn kinh doanh:

1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh:

1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh:

Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cầnphải có vốn Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bướctiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh

Theo định nghĩa cuả nhiều nhà kinh tế học thì vốn kinh doanh trongcác doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt Ở đây cần có sự phân biệtgiữa tiền và vốn Tiền được coi là vốn phải đồng thời thỏa mãn những điềukiện sau đây:

- Thứ nhất: Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hóa nhất định ( tiềnphải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực )

- Thứ hai: Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhấtđịnh, đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh

- Thứ ba: Khi đã đủ về số lượng, tiền phải được vận động nhằm mụcđích sinh lời

Sự vận động của quỹ tiền tệ này trong sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp được biểu diễn theo sơ đồ sau:

TLSXT- H ….SX….H’ – T’

SLĐ

Doanh nghiệp sẽ dùng vốn để mua sắm các yếu tố của quá trình sảnxuất kinh doanh như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động

Trang 4

Do sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu laođộng mà hàng hóa dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường Cuốicùng các hình thái vật chất khác nhau đó được chuyển hóa về hình thái tiền

tệ ban đầu Để đảm bảo sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, số tiền thuđược do tiêu thụ sản phẩm đảm bảo bù đắp toàn bộ các chi phí đã bỏ ra và

có lãi Như vậy, số tiền đã ứng ra ban đầu không những chỉ được bảo tồn

mà nó còn được tăng thêm do hoạt động kinh doanh mang lại Toàn bộ giátrị ứng ra ban đầu và các quá trình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh đượcgọi là vốn Vốn được biểu hiện cả bằng tiền lẫn cả giá trị vật tư, tài sản vàhàng hóa của doanh nghiệp, tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể và không

1.1.1.2 Đặc điểm và vai trò của vốn kinh doanh:

Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trước hết doanhnghiệp cần phải nhận thức đầy đủ về những đặc trưng và vai trò của vốn

 Những đặc trưng của vốn kinh doanh:

Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản Điều đó có

nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vôhình như nhà xưởng, máy móc, đất đai, bản quyền, bằng phát minh sángchế… Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ củakhoa học công nghệ thì những tài sản vô hình ngày càng phong phú, đadạng và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanhnghiệp

Thứ hai: Vốn phải vận động sinh lời Vốn được biểu hiện bằng tiền

nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để biến thành vốn thì đồng tiền

Trang 5

phải được vận động sinh lời Trong quá trình vận động, đồng vốn có thểthay đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng củavòng tuần hoàn phải là giá trị - là tiền, đồng tiền phải quay về nơi xuất phát

có giá trị lớn hơn

Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hóa đặc

biệt Nói vốn là một loại hàng hóa vì nó có giá trị, giá trị sử dụng như mọiloại hàng hóa khác Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời Khác với nhữnghàng hóa khác, quyền sử hữu vốn và quyền sử dụng vốn có thể được gắnvới nhau nhưng cũng có thể được tách rời nhau

Thứ tư: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định

mới có thể phát huy được tác dụng Do đó các doanh nghiệp không chỉ cónhiệm vụ khai thác các tiềm năng về vốn mà còn phải tìm cách thu hút cácnguồn vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh

Thứ năm: Vốn phải có giá trị về mặt thời gian Điều này có ý nghĩa

khi bỏ vốn vào đầu tư phải xét tính hiệu quả của đồng vốn mang lại Trongnền kinh tế thị trường, do ảnh hưởng của giá cả, lạm phát và lãi suất nênsức mua của đồng tiền ở thời điểm khác nhau cũng khác nhau

Thứ sáu: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được

quản lý chặt chẽ Nếu không xác định được chủ sở hữu thì việc sử dụngvốn và tài sản sẽ gây lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả

 Vai trò của vốn kinh doanh:

Vốn là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt độngsản xuất kinh doanh của mình Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành sảnxuất đều phải cần đến vốn Nếu không có vốn doanh nghiệp sẽ không thểmua sắm tài sản cố định, thuê mướn nhân công để phục vụ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh

Vốn là điều kiện duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mởrộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm cho ngườilao động Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng trên

Trang 6

thị trường, mở rộng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả họat động sản xuất kinhdoanh Nếu doanh nghiệp thiếu vốn quá trình sản xuất sẽ bị đình trệ, khôngđảm bảo được các hợp đồng đã ký với khách hàng dẫn đến mất thị phần,mất khách hàng; doanh thu và lợi nhuận giảm sút và không đạt được cácmục tiêu đã đề ra.

Vốn kinh doanh có vai trò như một đòn bẩy, thúc đẩy hoạt động sảnxuất kinh doanh cuả doanh nghiệp phát triển, là điều kiện để taọ lợi thếcạnh tranh, khẳng định vai trò cuả doanh nghiệp trên thị trường

Vốn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vậnđộng của tài sản, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính Qua đó, các nhà quản trịdoanh nghiệp biết được thực trạng khâu sản xuất, đánh giá hiệu quả sảnxuất kinh doanh, phát hiện được các tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa racác biện pháp khắc phục

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh:

1.1.2.1 Vốn cố định:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay

lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh tóan, chi trả bằng tiền

Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữuhình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp Đó là số vốnđầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả thì sẽ khôngmất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm,hàng hóa hay dịch vụ của mình

TSCĐ là biểu hiện về mặt hiện vật của vốn, còn VCĐ là biểu hiện vềmặt giá trị của TSCĐ Do vậy, TSCĐ và VCĐ có mối quan hệ mật thiết vớinhau, chúng vừa là biểu hiện của nhau đồng thời vừa chi phối lẫn nhau

VCĐ là số vốn đầu tư ứng trước hình thành nên TSCĐ của doanhnghiệp nên quy mô vốn cố định sẽ quyết định đến quy mô của TSCĐ, ảnhhưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản

Trang 7

xuất kinh doanh của doanh nghiệp Song ngược lại những đặc điểm kinh tếcủa TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phốiđặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ Do đó, VCĐ và TSCĐ là haiphạm trù độc lập nhưng nằm trong một thể thống nhất Vì vậy, để có thểhiểu chi tiết về VCĐ, trước hết ta cần tìm hiểu về TSCĐ.

TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu cógiá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì đượcdịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất.Thông thường một tư liệu lao động được coi là TSCĐ phải đồng thời thỏamãn hai tiêu chuẩn cơ bản sau:

- Một là phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường từ một năm trởlên

- Hai là phải đạt giá trị tối thiểu ở mức quy định Tiêu chuẩn này đượcquy định đối với từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mứcgiá cả của từng thời kỳ

Ở Việt Nam hiện nay tiêu chuẩn về mặt giá trị theo QĐ206/2003 của

Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/12/2003 là từ 10 triệu đồng trở lên

Ngoài hai tiêu chuẩn trên thì theo QĐ206 thì tài sản là TSCĐ phảithỏa mãn thêm hai điều kiện nữa là:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tàisản đó

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy

Đặc điểm chung của TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vàonhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là tư liệu lao động Trong quátrình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là khôngthay đổi Song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trịsản phẩm sản xuất ra Bộ phận giá trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tốchi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sảnphẩm được tiêu thụ Để giúp cho công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả

Trang 8

TSCĐ người ta tiến hành phân loại TSCĐ.

Thông thường có 4 tiêu thức phân loại TSCĐ (xem sơ đồ)

Mỗi cách phân loại trên cho phép xem xét, đánh giá kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau Đối với mỗi doanh nghiệp, việc phân loại TSCĐ là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu TSCĐ hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng và VKD nói chung

Từ đó có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của vốn cốđịnh trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau:

- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳsản xuất

Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định đượcluân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phíkhấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ

- Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòngluân chuyển khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng

Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sảnphẩm tăng dần lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảmxuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyểndịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thànhmột vòng luân chuyển

Những đặc điểm luân chuyển trên đây của vốn cố định đòi hỏi việcquản lý vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái vật chấtcủa nó là các TSCĐ của doanh nghiệp

Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm về vốn cố địnhnhư sau:

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứngtrước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần

Trang 9

trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐhết thời gian sử dụng.

1.1.2.2 Vốn lưu động:

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh được ứng ra đểhình thành nên TSLĐ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục

Là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm vận động của vốn lưu độngluôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của TSLĐ Trong các doanhnghiệp thường chia TSLĐ thành hai loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưuthông

TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên nhiên vật liệu, phụ tùngthay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang…đang trong quá trình dựu trữsản xuất hoặc sản xuất chế biến Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sảnphẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trongthanh tóan, các khoản chi phí chờ kết chuyển….Trong quá trình sản xuấtkinh doanh các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, thay thế

và chuyển hóa lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đượctiến hành liên tục

Phù hợp với các đặc điểm của TSLĐ, vốn lưu độngcủa doanh nghiệpcũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dựtrữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục vàthường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chuchuyển của vốn lưu động Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốnlưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầusang hình thái vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lạitrở về với hình thái vốn tiền tệ Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu độnghoàn thành một vòng chu chuyển

Vốn lưu động có những đặc trưng cơ bản sau:

- Vốn lưu động tham gia toàn bộ một lần vào một chu kỳ sản xuất,

Trang 10

giá trị chuyển dịch toàn bộ một lần.

- Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưuđộng thường xuyên vận động và chuyển hóa các hình thái biểu hiện qua cácgiai đoạn của chu kỳ kinh doanh

Vậy, VLĐ và TSLĐ là một cặp phạm trù không thể tách rời VLĐ làbiểu hiện giá trị cuả TSLĐ, TSLĐ là biểu hiện về mặt hiện vật của VLĐ

Thông thường vốn lưu động được phân loại theo 3 cách khác nhau

(theo sơ đồ)

Mỗi cách phân loại có một tác dụng khác nhau nhưng mục đích chung đều là giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động

1.1.3 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp:

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các nguồn tàichính mà doanh nghiệp có thể khai thác và sử dụng trong một thời kỳ nhấtđịnh để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh của doanh nghiệp đượchình thành từ nhiều nguồn khác nhau Để tổ chức và lựa chọn hình thứchuy động vốn thích hợp, có hiệu quả, cần thiết phải có sự phân loại vốn.Tùy từng tiêu thức nhất định mà nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệpđược chia thành các loại khác nhau

* Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn, nguồn vốn kinh doanh của doanhnghiệp được chia làm hai loại:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanhnghiệp Khi doanh nghiệp mới được thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữuhình thành vốn điều lệ cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn, được

sử dụng để đầu tư, mua sắm các loại tài sản của doanh nghiệp Trong quátrình họat động, nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung từ kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn vốn liên doanh, liên kết Vốnchủ sở hữu được xác định là phần vốn còn lại trong tài sản của doanh

Trang 11

nghiệp sau khi trừ đi toàn bộ nợ phải trả.

- Nợ phải trả: là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động từcác chủ thể khác qua vay nợ, thuê mua, ứng trước tiền hàng…Doanhnghiệp được quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian sau đó phải hoàntrả cho chủ nợ Bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn, phải trả cho ngườibán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phảitrả công nhân viên, phải trả nội bộ…

Ta có: Tổng tài sản của DN = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trảThông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốnnói trên để đảm bảo nhu cầu vốn cho họat động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Sự kết hợp giữa hai nguồn vốn này được xem là hợp lý phụthuộc vào đặc điểm mà doanh nghiệp đang hoạt động, tình hình phát triểncủa nền kinh tế cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp

* Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn có thể chia nguồnvốn của doanh nghiệp thành hai loại:

- Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định, dàihạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng Nguồn vốn này được dành cho việcđầu tư mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu thường xuyên cầnthiết cho họat động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn thườngxuyên được xác định như sau:

Nguồn vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu

- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới mộtnăm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chấttạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng

và các tổ chức tín dụng, các khoản vốn chiếm dụng…

Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét, huy động cácnguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ kịpthời vốn cho sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của

Trang 12

- Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn có thể huy động từ bên ngoàidoanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Loại vốn bao gồm: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh

tế tín dụng, các tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước…Nguồn vốnbên ngoài doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp nhất làtrong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay Sử dụng nguồn vốn này,doanh nghiệp có thể khai thác ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính đểkhuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu, nhưng phải tính đến chi phí sử dụngvốn và kết quả sản xuất kinh doanh phải bù đắp được chi phí sản xuất và cólãi

Từ việc phân loại nguồn vốn kinh doanh theo các tiêu thức trên ta cóthể rút ra kết luận:

+ Việc phân loại giúp cho người quản lý doanh nghiệp biết được cơcấu nguồn vốn kinh doanh từ đó lựa chọn nguồn vốn bổ sung thích hợp vàhiệu quả nhất

+ Phân loại nguồn vốn còn xác định đúng các trọng điểm và biệnpháp quản lý sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụthể của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh

1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp:

1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp buộc phải tiến hành

Trang 13

hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, xuất phát từ quan hệcung cầu Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? khôngxuất phát từ chủ quan của doanh nghiệp hay từ mệnh lệnh của cấp trên màxuất phát từ nhu cầu thị trường, từ quan hệ cung cầu và lợi ích của doanhnghiệp.

Mục đích của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế trường là sản xuấtkinh doanh đem lại hiệu quả cao Lấy hiệu quả làm thước đo cho mọi hoạtđộng của doanh nghiệp Hiệu quả là lợi ích kinh tế đạt được sau khi đã bùđắp hết các khoản chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh Do đó, nhiệm vụcủa các doanh nghiệp là phải phân bổ, sử dụng nguồn vốn của doanhnghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý và có hiệu quả

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ảnh hưởng quyết định đến sựtồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn là chỉtiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh Phản ánh trình độ quản lý

và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tối đa hóa kết quả, lợi ích hoặctối thiểu hóa lượng vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồnlực xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh

Như vậy có thể hiểu là với một lượng vốn nhất định bỏ vào họatđộng sản xuất kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồngvốn không ngừng sinh sôi nảy nở, tức là hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ởhai mặt: bảo toàn được vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinhdoanh, trong đó đặc biệt là kết quả về sức sinh lời của đồng vốn Bên cạnh

đó, phải chú ý cả mặt tối thiểu hóa lượng vốn và thời gian sử dụng vốn củadoanh nghiệp Kết quả sử dụng vốn phải thỏa mãn được lợi ích của doanhnghiệp và các nhà đầu ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời nâng caođược lợi ích của toàn bộ nền kinh tế

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề hiệu quả sử dụng VKDcủa doanh nghiệp Nhưng dù đứng trên quan điểm nào, thì về bản chất hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử

Trang 14

dụng các nguồn nhân tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhấttrong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thấp nhất.

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh vận động liêntục và nhu cầu vốn ở mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau Đồng vốn bỏ

ra có khả năng sinh lời có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Nếu sử dụng đồng vốn không có hiệu quả, không bảođảm được vốn, không làm cho nó sinh lời thì doanh nghiệp sẽ không tồn tại

và dẫn đến nguy cơ phá sản Vì vậy việc tổ chức và đảm bảo kịp thời, đầy

đủ vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là mục tiêu và là yêucầu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp trong quá trình sản xuấtkinh doanh Việc tăng cường công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sửdụng vốn trong các doanh nghiệp xuất phát từ những nguyên nhân sau:

* Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp:

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuấtkinh doanh đều hướng tới mục tiêu là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sởhữu dựa trên cơ sở nâng cao lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượngtổng hợp liên quan đến tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng Đặcbiệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp có tồn tại và pháttriển được hay không thì điều kiện quyết định là doanh nghiệp có tạo rađược lợi nhuận hay không? Vì thế lợi nhuận được coi là một trong nhữngđòn bẩy quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quảsản xuất kinh doanh Do đó, sản xuất như thế nào để thu được lợi nhuậncao là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp

* Xuất phát từ vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp:

Vốn là tiền đề, là xuất phát điểm cho mọi hoạt động sản xuất kinh

Trang 15

doanh; là điều kiện quyết định và ảnh hưởng xuyên suốt đến toàn bộ quátrình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra vốn kinhdoanh là điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng khác với mục đích pháttriển kinh doanh, phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng Trên thực tế,

đã có không ít các doanh nghiệp có khả năng về nhân lực, có cơ hội đầu tưnhưng thiếu khả năng tài chính mà đành bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh Vớivai trò quan trọng đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đếnviệc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đó cũng chính là mục tiêu cần đạt tớicủa việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

* Xuất phát từ tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp:

Trong cơ chế bao cấp, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước được Nhànước bao cấp toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh hoặc là được ưu tiên vayvốn với lãi suất thấp Việc khai thác thu hút vốn không được đặt ra như mộtyêu cầu cấp bách, có tính sống còn đối với doanh nghiệp Điều này đã vôtình “triệt tiêu” tính chủ động, sáng tạo và tính linh hoạt của các doanhnghiệp

Chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tếcùng đan xen hoạt động, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn là một bộphận song song cùng tồn tại với các doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế khác Các doanh nghiệp phải tự trang trải mọi chi phí và đảm bảokinh doanh có lãi, phải tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.Nếukhông thực hiện được các yêu cầu trên, các doanh nghiệp rất dễ lâm vàotình trạng phá sản Hơn nữa để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới đòihỏi các doanh nghiệp phải năng động, nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tưđổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hóa sảnphẩm Những đòi hỏi đó buộc các doanh nghiệp phải quản lý đồng vốn mộtcách chặt chẽ hơn Mặt khác, việc quản lý và sử dụng vốn của doanh

Trang 16

nghiệp Nhà nước hiện nay còn khác trước, là các doanh nghiệp phải bảotoàn được số vốn được giao, kể cả khi trượt giá và phải đầu tư mở rộngphát triển quy mô sản xuất kinh doanh Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh càng trở nên cấp bách.

* Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tổ chức đảm bảo vốn và ýnghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh:

Tất cả các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở bất kỳ quy

mô nào đều cần đến một lượng vốn nhất định Hơn nữa, việc mở rộng sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹthuật công nghệ phát triển với tốc độ cao, nhu cầu vốn đầu tư cho các hoạtđộng này ngày càng lớn Do vậy việc tổ chức huy động vốn ngày càng trởnên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Ngoài ra, việc huy động vốn đầy

đủ và kịp thời giúp cho doanh nghiệp có thể chớp thời cơ kinh doanh, tạolợi thế trong cạnh tranh Việc lựa chọn các hình thức huy động vốn thíchhợp còn giúp giảm bớt chi phí sử dụng vốn, gây tác động rất lớn làm tănglợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy nâng cao hiệu quả sử dụng VKD

có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính củadoanh nghiệp trong điều kiện hiện nay Nó quyết định sự sống còn, sự tăngtrưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế mới

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề cấp bách đặt racho các doanh nghiệp vì nó là các yếu tố cần thiết để thực hiện quá trìnhsản xuất, quyết định giá thành sản phẩm Trong các điều kiện kinh tế thịtrường hiện nay thì việc tiết kiệm triệt để vốn để giảm giá thành sản phẩm

là yếu tố lợi thế Vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cần thiết đốivới mỗi doanh nghiệp

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn còn góp phần nâng caokhả năng họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quy

mô hoạt động sản xuất, tăng nhanh tốc độ hoạt động của doanh nghiệp,

Trang 17

tăng khả năng cạnh tranh nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp; gópphần tăng trưởng nền kinh tế xã hội.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp:

Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh

nghiệp, người ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:

1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn:

* Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh trong kỳ:

Là chỉ tiêu phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay đượcbao nhiêu vòng

Doanh thu thuần

Vòng quay toàn bộ VKD =

Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanhnghiệp đã đầu tư

* Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:

Phản ánh khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư vào hoạt độngkinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

Lợi nhuận trước hoặc sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận VKD =

VKD bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bình quân được sử dụngtrong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận

* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:

Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng chocác chủ nhân của doanh nghiệp đó Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là chỉtiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu này

Trang 18

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận VCSH =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đó làtrong kỳ cứ đầu tư một đồng vốn chủ sở hữu thì sẽ thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Trong đó, Vốn cố định bình quân trong kỳ được tính theo phươngpháp bình quân số học giữa vốn cố định đầu kỳ và cuối kỳ

* Hàm lượng vốn cố định:

Vốn cố định bình quân

Hàm lượng VCĐ =

Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần baonhiêu đồng vốn cố định Chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện trình độ quản lý và

sử dụng vốn đạt hiệu quả cao

* Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:

Lợi nhuân trước hoặc sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =

Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia

Trang 19

vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậntrước hoặc sau thuế cho doanh nghiệp.

Một số chỉ tiêu phân tích:

* Hệ số hao mòn TSCĐ:

Số tiền khấu hao lũy kế

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanhnghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu Hệ số càng lớn chứng tỏ mức độhao mòn TSCĐ càng cao và ngược lại

* Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất: phảnánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất

Hệ số này càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho sản xuất củadoanh nghiệp càng cao

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Hệ số trang bị TSCĐ =

Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất

1.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp

có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số

Trang 20

lần luân chuyển (số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn).

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Hai chỉ tiêu này chỉ cho biết hiệu quả sử dụng vốn kỳ sau so với kỳtrước chứ không cho biết mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được

* Hàm lượng vốn lưu động (hay còn gọi là mức đảm nhận vốn lưuđộng):

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cầnphải có bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân

Số vốn lưu động bình quân

Hàm lượng VLĐ =

Doanh thu thuần

Trang 21

Đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động

* Mức tiết kiệm vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết trong năm quađơn vị đã tiết kiệm được hoặc lãng phí bao nhiêu đồng vốn lưu động

Tổng mức luân chuyển VLĐ

Mức tiết kiệm VLĐ = x ( K1 – K0) (Mtk) 360

Trong đó : K1 là số ngày một vòng quay vốn lưu động hiện tại

K0 là số ngày một vòng quay vốn lưu động năm trước

Mtk > 0 là lãng phí

Mtk < 0 là tiết kiệm

Mức tiết kiệm vốn lưu động có được là do tăng tốc độ luân chuyểnvốn Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên có thể tăng tổng mứcluân chuyển song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy môVLĐ

* Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:

Lợi nhuận trước hoặc sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ có thể tạo rabao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn lưuđộng càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao

1.3 Các biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp:

1.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp:

Vốn sản xuất kinh doanh chịu tác động của nhiều nhân tố; trong đó

có cả những nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực làm ảnh hưởng tới hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp Để phát huy được những nhân tố tíchcực và hạn chế những nhân tố tiêu cực tác động đến quá trình tổ chức và sử

Trang 22

dụng vốn của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp nhất thiết phải nắmbắt các nhân tố đó.

* Nhóm nhân tố khách quan:

- Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Trongnền kinh tế thị trường Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang pháp lýthuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và địnhhướng cho các hoạt động đó thông qua việc ban hành các chính sách kinh

tế vĩ mô

- Sự biến động của môi trường kinh tế: Hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp luôn diễn ra trong một bối cảnh kinh tế cụ thể như tốc độtăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn định của đồng tiền,của tỷ giá hối đoái, các chỉ số chứng khoán trên thị trường…Mỗi sự thayđổi của các yếu tố trên đều tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

- Do những rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanhnghiệp không thể lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn, bão lũ….hoặcnhững rủi ro kinh doanh làm cho tài sản của doanh nghiệp tổn thất, gâythiệt hại đến vốn của doanh nghiệp

- Ngày nay khoa học kỹ thuật đã và đang trở thành lực lượng sảnxuất trực tiếp đối với doanh nghiệp.Doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụngkịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ có điều kiện thuận lợitrong cạnh tranh Nhờ áp dụng kỹ thuật tiến bộ, doanh nghiệp có thể giảmtiêu hao nguyên vật liệu và có thể sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế

có giá thành hạ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, góp phần tiếtkiệm chi phí, làm tăng lợi nhuận Thêm vào đó sự canh tranh khốc liệt củacác doanh nghiệp trên thị trường cũng buộc các doanh nghiệp phải khôngngừng tìm tòi để có những biện pháp quản lý và sử dụng vốn kinh doanh cóhiệu quả

* Nhóm nhân tố chủ quan:

Trang 23

- Do xác định nhu cầu vốn kinh doanh: Nếu các doanh nghiệp xácđịnh nhu cầu vốn kinh doanh thiếu chính xác thì sẽ dẫn đến tình trạng thừahoặc thiếu vốn, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn khôngliên tục, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp.

- Do lựa chọn phương án đầu tư: Lựa chọn phương án đầu tư là mộtnhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ có chấtlượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, được thị trường chấp nhận thì tất yếu

sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn

- Cơ cấu vốn đầu tư cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đầu tưvốn vào các tài sản không dùng hoặc chưa dùng chiếm tỷ trọng lớn thìkhông những không phát huy được tác dụng trong quá trình sản xuất màcòn bị hao hụt, mất mát vốn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh

- Trình độ tổ chức quản lý và sản xuất:

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có được sử dụng hợp lý, tiết kiệm,hiệu quả và đúng mục đích hay không là phụ thuộc phần lớn vào trình độcủa những người quản lý doanh nghiệp Nếu trình độ quản lý và tổ chức sửdụng vốn yếu kém thì hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ kéo dài làmcho vốn bị thất thoát, dẫn tới mất vốn Ngược lại, nếu nhà quản lý có trình

độ cao và nhạy bén, biết nắm bắt cơ hội kinh doanh để đầu tư có lời thì sẽđem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh

Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp Để phát huy những ảnh hưởng tích cực của cácnhân tố và hạn chế được những thiệt hại do các nhân tố đó gây ra làm ảnhhưởng đến hiệu quả của việc tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh; các doanh

Trang 24

nghiệp cần xem xét, nghiên cứu kỹ từng nguyên nhân để hạn chế đến mứcthấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra, đảm bảo việc tổ chức huy độngvốn đầy đủ kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

1.3.2 Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp:

Để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, cácdoanh nghiệp cần thực hiện tốt một số biện pháp cơ bản sau:

- Thứ nhất: Tiến hành thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tưphù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của doanh nghiệp Lựa chọn dự

án đầu tư tốt hay không có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Thông qua việc đánh giá lựa chọn dự án đầu tư tối ưu,việc tổ chức sử dụng vốn có nghệ thuật vừa đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm,vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

- Thứ hai: Xác định chính xác nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt độngsản xuất kinh doanh trong kỳ, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốnđáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp Hạn chế tình trạng thiếu vốn gâygián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu thừa vốn, doanh nghiệp cần

có biện pháp xử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng sản xuất, cho các đơn vịthiếu vốn vay…tránh tình trạng “vốn chết”, không phát huy được hiệu quảkinh tế trong quá trình sử dụng

- Thứ ba: Lựa chọn các hình thức huy động vốn phù hợp và có lợinhất là vấn đề hết sức quan trọng Doanh nghiệp cần tổ chức khai thác triệt

để nguồn vốn bên trong để vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuấtkinh doanh, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn cho doanhnghiệp Tránh tình trạng vốn tồn đọng, gây thiếu vốn phải đi vay để suy trìsản xuất với lãi suất cao, làm tăng chi phí và giảm hiệu quả sản xuất kinhdoanh

- Thứ tư: Có biện pháp quản lý và sử dụng vốn thích hợp Thực hiệnbiện pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm tra tài

Trang 25

chính đối với việc sử dụng tiền vốn trong tất cả các khâu.

Với vốn cố định phải đánh giá đúng giá trị, tạo điều kiện phản ánhchính xác tình hình biến động của vốn cố định, điều chỉnh kịp thời giá trịcủa tài sản cố định Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấuhao thích hợp Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệsản xuất, kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hưhỏng Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng các tài sản cốđịnh, không để xảy ra tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạnhoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất

Đối với tài sản lưu động cần có những biện pháp đẩy mạnh tốc độluân chuyển vốn trong khâu sản xuất, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu,đồng thời quản lý các khoản phải thu, không để vốn bị chiếm dụng quá lâu,đưa ra các chính sách tín dụng đúng đắn đối với từng khách hàng, hạn chếtình trạng bán hàng không thu được tiền…

- Thứ năm: Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêuthụ sản phẩm Doanh nghiệp cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sảnxuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất ra sản phẩmchất lượng tốt, giá thành hạ, tiết kiệm được nguyên vật liệu, khai thác tối đacông suấ máy móc thiết bị hiện có Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cườngcông tác tiếp thị….tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, hạn chế đến mứcthấp nhất sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay của vốn

- Thứ sáu: Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bấtthường bằng cách đa dạng hóa hình thức đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm,mua bảo hiểm, trích lập các quỹ dự phòng tài chính….để có nguồn bù đắpkhi vốn kinh doanh bị thiếu hụt

Trên đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung Trong thực tế do đặcđiểm khác nhau giữa các doanh nghiệp trong từng ngành và toàn bộ nềnkinh tế nên các doanh nghiệp phải căn cứ vào những phương hướng, đặcđiểm riêng để đưa ra cho doanh nghiệp mình biện pháp cụ thể có tính khảthi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 26

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIÊP 2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Điện tử công nghiệp:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện tử công nghiệp:

- Tên doanh nghiệp: Công ty Điện tử công nghiệp

- Tên giao dịch: Industrial electronic company

- Tên viết tắt: CDC

- Trụ sở giao dịch: 444- Bặch Đằng – quận Hoàn Kiếm- Tp Hà Nội

- Tên cơ quan sáng lập: Viện máy và dụng cụ công nghiệp

- QĐ thành lập: 269 QĐ/TC NSĐT ngày 22/05/93 thuộc Bộ Côngnghiệp nặng

- Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhà nước

Công ty Điện tử công nghiệp tiền thân là công ty dịch vụ điện tửVESCOI, là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp trực thuộcTổng công ty điện tử và tin học Việt Nam được thành lập ngày 24 tháng 10năm 1984 theo QĐ số 160 thuộc Tổng cục Trưởng Tổng cục điện tử và kỹthuật tin học

Năm 1993, thành lập lại công ty điện tử 1 Tên giao dịch quốc tế lúcnày là VIECO Trụ sở giao dịch ở 11B-Phan Chu Trinh- quận Hoàn Kiếm -

Tp Hà Nội, đặt chi nhánh riêng ở Tp HCM và thị xã Lạng Sơn; chi nhánh

có con dấu riêng, tròn theo quy định hiện hành

Đến ngày 22/06/1996 theo QĐ số 1719/QĐ-TCCB của Bộ trưởng BộCông nghiệp, công ty được đổi tên thành công ty điện tử công nghiệp.Sau 20 năm thành lập, cùng với sự phát triển chung của cả nước cũng nhưcủa ngành, công ty đã lớn mạnh không ngừng về doanh số, cơ sở vật chất,tài sản và nhân sự nhờ việc tăng cường sức mạnh cả về quản lý và thay đổimáy móc thiết bị hiện đại, sản phẩm của công ty được khách hàng tín

Trang 27

nhiệm Từ chỗ mới thành lập, công ty không có địa điểm sản xuất kinhdoanh, phải đi thuê địa điểm tại phố Huế, nay đã có địa điểm sản xuất kinhdoanh riêng của mình tại 444-Bạch Đằng-quận Hoàn Kiếm-Tp Hà Nộikhang trang, rộng rãi, diện tích 2500m2 với đầy đủ trang thiết bị Nhân sựcông ty đã tằng từ 07 người nay lên 225 người Công ty luôn hoàn thành kếhoạch về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước và có tích lũy đểphát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo suy trì và nâng cao đời sống cán

bộ công nhân viên chức toàn công ty

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của công ty:

2.1.2.1: Đặc điểm tổ chức quản lý:

Công ty Điện tử công nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước, thựchiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách phápnhân, và được sử dụng con dấu riêng theo thể thức Nhà nước quy định

Là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân trực thuộctổng công ty điện tử và tin học Việt Nam đảm nhận nhiều hoạt động sảnxuất kinh doanh thuộc ngành điện tử và tin học, cũng như nhiều yêu cầuđột xuất Công ty Điện tử công nghiệp đã tổ chức quản lý sản xuất kinhdoanh phù hợp, hiệu quả với tổng số 225 cán bộ công nhân viên Bộ máyquản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, nghĩa là giám đốcchỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Phía dưới là cácphòng ban chức năng, nhiệm vụ riêng Quan hệ trong tổ chức là quan hệ chỉđạo và quan hệ cung cấp thông tin

Ban lãnh đạo công ty gồm 3 người: Giám đốc là người đứng đầucông ty, trực tiếp lãnh đạo bộ máy quản lý, đại diện cho quyền lợi và nghĩa

vụ của toàn thể công ty với cơ quan cấp trên và trước pháp luật, chịu tráchnhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Giúp việc chogiám đốc là hai phó giám đốc, kế toán trưởng và các trưởng phòng ban phụtrách một số lĩnh vực công tác của công ty theo sự phân công của giám đốc

và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ đã được giao

Trang 28

* Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:

- Văn phòng: bao gồm các bộ phận hành chính tổ chức, bảo vệ, y tế,

có nhiệm vụ thực hiện công tác nội chính trong công ty, công tác văn thưlưu trữ, quản lý toàn bộ thiết bị văn phòng toàn công ty

- Phòng tổ chức nhân sự và đào tạo: phụ trách việc tổ chức tuyểndụng, đào tạo lao động và cán bộ theo chủ trương của công ty Xây dựngcác phương án quản lý phân công lao động, tiền lương, BHYT, BHXH vàcác chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động

- Phòng tài chính- kế toán: có nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động kinhdoanh của công ty Là phòng có chức năng tham mưu đắc lực cho ban lãnhđạo công ty Thông qua tình hình mua sắm, nhập máy móc, thiết bị; tổ chứccông tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác quản lý đầu tư dự án, cácchương trình kế toán theo chuẩn mực kế toán hiện hành

- Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu: phụ trách các vấn đềliên quan đến xuất nhập khẩu Như nhập khẩu linh kiện theo đơn đặt hàng,theo dõi đầu ra đầu vào

- Phòng khoa học, nghiên cứu và phát triển: có nhiệm vụ nghiên cứucác sản phẩm mới, thiết bị mới để ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng sảnphẩm của công ty, tăng được uy tín của công ty trên thị trường

* Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty:

Phòng tài chính-kế toán có 7 người, gồm: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán thanh toán, 1 kế toán giá thành và tiêu thụ, 1 kế toán ngân hàng, 2 phó phòng và 1 thủ quỹ

- Kế toán trưởng là người giúp giám đốc trong tổ chức điều hànhtổng hợp công tác kế toán tài chính toàn công ty

- 2 phó phòng và các nhân viên kế toán còn lại chịu trách nhiệm giúp

kế toán trưởng trên các lĩnh vực cụ thể do kế toán trưởng giao

- Kế toán thanh toán: phụ trách theo dõi thu, chi, tạm ứng các khoảnBHXH, KPCĐ

Trang 29

- Kế toán giá thành và tiêu thụ: phụ trách theo dõi tình hình tiêu thụsản phẩm, giá thành các loại sản phẩm.

- Kế toán ngân hàng: trực tiếp giao dịch với ngân hàng

- Thủ quỹ: quản lý hóa đơn chứng từ, cấp phát tiền và các công việc

có liên quan…

Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tài chính của công ty

Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, các mẫubiểu và sổ sách kế toán theo chế độ quy định hiện hành và áp dụng hìnhthức nhật ký chung Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kêkhai thường xuyên Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam Niên độ kế toán bắt đầu

từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

2.1.2.2: Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

Hiện nay công ty có 16 chi nhánh và trung tâm trực thuộc ( theo dõi

Phó phòng Thủ quỹ

Kế toán giá thành

Kế toán

thanh

toán

Kế toán ngân hàng

Kế toán trưởng

Trang 30

- Thiết kế sản xuất sửa chữa, bảo hành, bảo trì các thiết bị điện và điện tử

- Kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử và tin học

- Xây lắp các đường dây và trạm điện

- Dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ điện tử tin học

- Kinh doanh thương mại sản phẩm tự động hóa và chất trợ nghiền

xi măng

- Thiết kế, sản xuất, lắp đặt, kinh doanh các vật tư, thiết bị điện tinhọc phục vụ các ngành, thiết bị lạnh và điều hòa không khí, thiết bị và phụkiện cho đường dây tải, trạm điện, các thiết bị cảnh báo, cảnh vệ

- Tích hợp hệ thống

- Dịch vụ tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vựcđiện tử-tin học

- Đại lý cho các hãng nước ngoài về các lĩnh vực nêu trên

- Dịch vụ kỹ thuật và kinh doanh XNK máy móc, trang thiết bị vàdụng cụ y tế

- Kinh doanh các thiết bị, vật tư khoa học kỹ thuật, thiết bị phòngthí nghiệm, thiết bị môi trường, thiết bị đo lường

- Kinh doanh máy công cụ và tư liệu sản xuất

- Nghiên cứu thiết kế, sản xuất và kinh doanh các hệ thống truyềnthông kỹ thuật số

- Tư vấn thiết kế xây dựng các công trình điện có cấp điện áp đến

35 KW

* Quy trình sản xuất:

Công ty điện tử công nghiệp là doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinhdoanh thương mại khi có khách hàng đặt hàng như: xây lắp các trạm biếnthế, lắp ráp các phần mềm tin học theo từng đặc thù mà khách hàng yêucầu Doanh nghiệp phải lên hạch toán mua các chi tiết (nếu có thể sản xuấtđược thì mua nguyên vật liệu) sao cho phù hợp với đơn đặt hàng sau đó

Trang 31

đưa về phân xưởng để tiến hành sản xuất và lắp ráp.

Công ty chủ yếu đi đấu thầu hợp đồng, nếu thắng thầu công ty đi mua một

số linh kiện về lắp giáp thành sản phẩm rồi bán ra thị trường

* Các yếu tố đầu vào:

Để kinh doanh có hiệu quả công ty thường xuyên tìm nguồn cungứng cho mình đáp ứng cho hoạt động kinh doanh

Với đặc thù và điều kiện kinh doanh của công ty hiện nay, nguồn hàng vàocủa công ty đã được cải thiện nhờ có nguồn hàng nhập khẩu trực tiếp từnước ngoài như một số mặt hàng điện tử điện lạnh

tư đổi mới trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và khả năngcạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

2.1.3: Tình hình thị trường:

Với phương châm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, thị trường củacông ty rất lớn Ban lãnh đạo công ty đã đề ra phương án tiếp cận thịtrường có hiệu quả, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, dịch vụ hậu mãi…đểđáp ứng kịp thời và uy tín với khách hàng Thị trường của công ty rộngkhắp, trải dài từ Bắc vào Nam Đối tác bao gồm các doanh nghiệp, xínghiệp trong và ngoài nước

Công ty đã xây dựng được nhiều mối quan hệ trong nước thuộcnhiều lĩnh vực sản xuất như: điện, than, xi măng, giấy, dệt, thể thao…đápứng yêu cầu của khách hàng, phối hợp giải quyết nhiều hợp đồng kinh tếkhoa học kỹ thuật cao

Trang 32

Bên cạnh đó, công ty đã và đang có mối quan hệ mật thiết với nhữngvăn phòng đại diện, cụ thể như sau: nhà phân phối của SCHNEIDER,SIEMENS, OMRON, TOSHIBA…Công ty đã trở thành nhà tích hợp hệthống và phân phối sản phẩm cho nhiều hãng Thời gian qua hai bên đã cónhiều hợp tác và thực hiện nhiều hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực tự độnghóa và tin học.

2.2: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty điện tử công nghiệp trong hai năm 2005-2006:

Công ty điện tử công nghiệp còn nhiều hạn chế về chức năng sảnxuất nhưng đã chú trọng vào việc kinh doanh để bù đắp những hạn chế còntồn tại

Để đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty trong thời gian qua và xu hướng dự báo trong thời gian tới, chúng ta hãyxem xét mảng kinh doanh của công ty được biểu hiện qua bảng 1:

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2005 và 2006

1 Doanh thu bán hàng Đồng 227,419,913,526 251,236,117,494

2 Doanh thu thuần Đồng 227,414,853,526 251,236,117,494

3 Tổng lợi nhuận trước

Trang 33

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty liên tục tănglên trong hai năm 2005 và 2006 Doanh thu năm 2006 đã tăng so với năm

2005 là 23.816.203.968đ với tỷ lệ tăng là 10,47% Đây là kết quả của sự nỗlực của công ty trong thời gian qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong việcnghiên cứu, khai thác triệt để khả năng và tiềm lực sẵn có để mở rộng thịtrường, phong cách phục vụ khách hàng, nghiên cứu các sản phẩm mớinhằm thỏa mãn nhu cầu thị hiếu tiêu dùng Bên cạnh đó, công ty còn sửdụng các khoản chi phí một cách hợp lý tạo điều kiện làm tăng lợi nhuậncủa công ty (năm 2006 tăng 531.077.470 so với năm 2005) Hai chỉ tiêuTSLN VKD và TSLN VCSH cũng tăng qua các năm thể hiện hiệu quả sửdụng vốn của công ty không ngừng được tăng lên Tuy nhiên, TSLN VKDcủa công ty vẫn còn thấp cho thấy việc sử dụng vốn của công ty vẫn chưathật sự tốt, khả năng sinh lời của đồng vốn chưa cao Công ty cần có cácbiện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian tới

Trong quá trình hoạt động, công ty luôn làm ăn có lãi, lợi nhuận nămsau cao hơn năm trước, công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp NSNN Đờisống của cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện đáng kể, thểhiện qua mức thu nhập bình quân: Năm 2005 là 1.720.000đ đến năm 2006

là 1.850.000đ Số lao động trong cũng không ngừng tăng lên: năm 2005 là

225 người, năm 2006 là 230 người

Trong năm 2005-2006 công ty đã ký kết và triển khai nhiều hợpđồng lớn góp phần mang lại một nguồn thu đáng kể làm tăng doanh thu vàlợi nhuận cho công ty Như hợp đồng mở rộng nhà máy điện Uông Bí có trịgiá 5 triệu USD, đường mòn Hồ Chí Minh (27 tỷ), hợp đồng với trường

ĐH Bách Khoa (27 triệu USD), hợp đồng với Tổng cục dạy nghề (8 tỷ)…

và nhiều hợp đồng lớn khác

Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty điện tửcông nghiệp trong hai năm 2005 và 2006 vừa qua cho thấy hoạt động sảnkinh doanh đạt hiệu quả cao, đời sống của người lao động không ngừng

Trang 34

được nâng cao Để đạt được kết quả trên là cả quá trình phấn đấu bền bỉ vàsáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty.Công ty đã thường xuyên chú ý đổi mới công nghệ sản xuất cũng như côngtác quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.3 Thực trạng tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty điện tử công nghiệp:

2.3.1: Một số thuận lợi và khó khăn của công ty:

* Thuận lợi:

- Công ty điện tử công nghiệp đang mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh thêm nhiều lĩnh vực mới, xây dựng được nhiều mối quan hệ mậtthiết với những doanh nghiệp, công ty lớn ở nước ngoài như SIEMENS,TOSHIBA, OMRON…

- Hiện nay, nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hội nhập và pháttriển đã tạo điều kiện cho công ty áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường Bên cạnh đó, đội ngũcán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ kỹ thuật cao thường xuyên được đàotạo và đào tạo lại, có kiến thức thực tế, năng động và sáng tạo trong côngviệc Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ và kinh nghiệm trongcông tác quản lý và yên tâm công tác dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc,chi bộ Đảng và công đoàn vững mạnh

- Kinh tế thị trường đã làm tăng số lượng các công ty xuất nhậpkhẩu, tiêu thụ sản phẩm trực tiếp; do đó tạo ra sự cạnh tranh đòi hỏi cáccông ty phải không ngừng phát huy tính năng động và sáng tạo, khôngngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, coi hiệu quả kinh doanh là mục tiêuhàng đầu

- Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụsản phẩm thông qua việc tổ chức liên tục các hội chợ triển lãm với quy môlớn để các doanh nghiệp có cơ hội tìm đến đối tác ký HĐ SX và tiêu thụsản phẩm Đồng thời các doanh nghiệp có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm

Trang 35

của đối tác, qua đó để tìm hiểu thị trường.

- Công ty luôn có sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Bộ Công nghiệp, bangiám đốc cùng với sự hợp tác chặt chẽ của các chi nhánh và trung tâm trựcthuộc nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty

* Khó khăn:

- Các sản phẩm điện tử, điện lạnh của công ty đang gặp phải sự cạnhtranh gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành Ngày nay, đồ dùng giađình ngày càng được ưa chuộng, có thể nói là nhu cầu không thể thiếuđược, nhiều loại sản phẩm cùng nhiều loại mẫu mã khác nhau được tung rathị trường Các hãng khác cũng gia nhập ngành Vì thế công ty phải tìmcách tạo cho mình đặc trưng riêng, khác biệt – một điều không phải dễdàng

- Do kinh phí hạn hẹp nên công tác Marketing, quảng cáo sản phẩmcòn nhiều hạn chế Trong những năm tới, việc này cần được chú trọngnhiều hơn

- Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập với khu vực và quốc tếlàm tăng sức ép cạnh tranh trong họat động sản xuất kinh doanh Sự cạnhtranh sẽ càng khốc liệt hơn vào những năm tới khi Việt Nam đã chính thức

là một thành viên của tổ chức WTO

- Nguồn hàng của công ty chủ yếu là hàng nhập khẩu trực tiếp từnước ngoài do đó quá trình sản xuất của công ty còn nhiều hạn chế Bộphận sản xuất còn nhiều hạn chế chưa thực sự mang lại nguồn thu cho công

ty, do đó năng suất lao động của người lao động chưa cao, chưa đều, cònphụ thuộc nhiều vào yếu tố đi đấu thầu Nếu thắng thầu, bộ phận sản xuấtmới có việc để làm Đây là vấn đề mà công ty đang rấy yếu kém trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình

- Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động làm cho giá cả các loạiđầu vào không ổn định gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanhcủa công ty

Trang 36

2.3.2: Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của công ty:

Bảng 2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty điện tử công nghiệp

TỔNG TÀI SẢN 179,611,234,207 100 325,171,009,969 100

A Tài sản ngắn hạn 176,732,766,019 98.4 322,301,695,755 99.12

B Tài sản dài hạn 2,878,468,188 1.6 2,869,314,214 0.88TỔNG NGUỒN

Về nguồn vốn kinh doanh trong năm 2006 số nợ phải trả của công ty

là 319.795.528.356đ chiếm tỷ trọng 98,35% tổng nguồn vốn, phần còn lại

là vốn CSH 5.375.481.613đ chiếm tỷ trọng 1,65%

Trang 37

Ta đi phân tích chi tiết về nguồn vốn của công ty qua số liệu ở bảng 3:

* Đối với nợ phải trả:

So với đầu năm, tổng nợ phải trả của công ty tăng 145.529.253.753đvới tỷ lệ tăng là 83,51% so với năm 2005, trong đó nợ ngắn hạn tăng15.382.637.5326đ với tỷ lệ là 92,77% còn nợ dài hạn giảm 8.297.121.573đtương ứng với tỷ lệ 98,11% chiếm tỷ trọng 0,05% Nguyên nhân này là donhu cầu thực tế của công ty, công ty hoạt động chủ yếu thông qua đấu thầu,nhận thực hiện các hợp đồng lớn, khi thắng thầu công ty phải mua các thiết

bị để tiến hành sản xuất Do số vốn nhà nước cấp, nguồn kinh phí và cácquỹ quá ít không đủ cho công ty tiến hành sản xuất nên công ty phải tiếnhành vay nợ Sau khi hoàn thành hợp đồng, bên đối tác sẽ thanh toán tiềncho công ty theo hạn đã ghi trên hợp đồng, do vậy chu kỳ sản xuất ngắn

Nợ dài hạn giảm là do công ty chưa có nhu cầu phát triển mở rộng thiết bịdây truyền phục vụ cho sản xuất nên không có nhu cầu về vốn dài hạn

Vay và nợ ngắn hạn tăng 46,79% chiếm tỷ trọng 31,10% cho thấytrong năm 2006 công ty đã ký kết và triển khai thực hiện được nhiều hợpđồng nên việc tăng lên của vay và nợ ngắn hạn là hoàn toàn hợp lý.Tuynhiên công ty cần chú trọng hơn tới sự an toàn trong kinh doanh, cần giảmcác khoản vay ngắn hạn vì các khoản vay ngắn hạn là có thời hạn trả gốc vàlãi rất nhanh, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty

Trong nợ ngắn hạn, các khoản vốn mà công ty có thể chiếm dụnggồm:

Phải trả người bán tăng 46,79% chiếm tỷ trọng 4,49% Đây là khoảncông ty chiếm dụng của nhà cung cấp khi chưa đến hạn trả Thực chất khimua chịu công ty phải chịu mức giá cao hơn bình thường, do đó công typhải chịu một khoản chi phí nhất định.Mặt khác chi mua chịu, công ty luônphải chịu sự ràng buộc kiểm soát của nhà cung cấp nên luôn bị động vàphải trả nợ đúng hạn Tuy nhiên, khoản này lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong nợngắn hạn nên cũng không làm cho chi phí sử dụng vốn của công ty tăng

Trang 38

Người mua trả tiền trước tăng với tốc độ khá cao (30,82%) chiếm tỷtrọng 21,47% là do để thực hiện được những hợp đồng lớn này người muaphải ứng trước cho công ty một khoản tiền nên làm cho khoản người muatrả tiền trước tăng Bên cạnh đó, trong năm qua công ty đã thắng thầunhiều hợp đồng lớn, hầu hết các công trình đều đạt chất lượng cao và hoànthành đúng thời hạn nên nâng cao uy tín của công ty trên thị trường, tăngđược lòng tin với khách hàng nên cũng làm khoản này tăng đáng kể

Phải trả người lao động tăng với tỷ lệ 50,04%, đây là khoản công ty

có thể chiếm dụng tạm thời vào múc đích sản xuất kinh doanh mà khôngphải trả lãi Tuy nhiên khoản này lại chiếm tỷ trọng nhỏ, trong những nămtới công ty cần có biện pháp sử dụng triệt để hơn nữa các khoản này

Các khoản khác như phải trả nội bộ và phải trả phải nộp khác cũngtăng cao tương ứng với tỷ lệ là 136,53% và 370%

Việc tăng các khoản nợ cho thấy công ty đã tận dụng tốt lợi thế củangười đi mua huy động các khoản chiếm dụng vào quá trình sản xuất kinhdoanh Sự tăng lên hoàn toàn hợp lý bởi đây là những khoản nợ mà doanhnghiệp được chiếm dụng sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh màkhông phải trả lãi Tuy nhiên tỷ trọng của các khoản vay và nợ ngắn hạn,các khoản phải trả phải nộp khác nên ở mức độ vừa phải để tránh làm ảnhhưởng đến khả năng thanh toán của công ty

* Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Cuối năm tăng lên so với đầu năm

là 30.522.009đ tương ứng với tỷ lệ 0,57%, chiếm tỷ trọng là 1,65% trongtổng nguồn vốn Trong đó, VCSH tăng 102.712.715đ với tỷ lệ 1,93% là dolợi nhuận chưa phân phối tăng 163610735đ với tỷ lệ 83,35% Còn quỹ đầu

tư và phát triển, nguồn và kinh phí khác giảm tương ứng với tỷ lệ 5,63% và52,02% VCSH tăng là do công ty cho phép giữ lại một phần lợi nhuậnchưa phân phối để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh

Để phân tích chính xác hơn về tính hợp lý trong công tác tổ chức vốn

Trang 39

kinh doanh của công ty trong năm 2006, ta đi xem xét một số chỉ tiêu sau:

Trang 40

hệ số nợ sẽ khuyếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho công tynếu sử dụng vốn có hiệu quả Tuy nhiên hệ số nợ này vẫn ở mức cao, điềunày có thể sẽ đe dọa đến hoạt động sản xuất kinh doanh nếu công ty không

sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

* Mối quan hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của côngnăm2006:

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty liên tục tăng lên trong hai năm 2005 và 2006 - Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp.docx
ua số liệu ở bảng trên ta thấy, doanh thu của công ty liên tục tăng lên trong hai năm 2005 và 2006 (Trang 33)
- Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động làm cho giá cả các loại đầu vào không ổn định gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh  của công ty. - Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp.docx
nh hình kinh tế xã hội có nhiều biến động làm cho giá cả các loại đầu vào không ổn định gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty (Trang 36)
Bảng 2: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty điện tử công nghiệp - Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp.docx
Bảng 2 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty điện tử công nghiệp (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w