1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các Doanh nghiệp nhà nước hiện nay.DOC

21 1,4K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 125,5 KB

Nội dung

Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các Doanh nghiệp nhà nước hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển nhiều thành phần kinh

tế ở các trình độ phát triển lực lượng sản xuất khác nhau, nhu cầu về vốn chohoạt động kinh doanh là rất lớn, nhất là đòi hỏi của cách mạng khoa học kỹthuật và cách mạng quản lý phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới

sự quản lý của nhà nước thì nhu cầu về vốn lại càng lớn Trong bối cảnh nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, các doanhnghiệp để có thể tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì yếu tố quan trọng hàngđầu là tiền vốn để kinh doanh, sau đó là trình độ tổ chức sản xuất, quản lýtrang thiết bị công nghệ …

Vốn giống như nguồn sinh lực, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của

DN Với nguồn vốn tài chính giới hạn mà DN có thể tồn tại và phát triển vớiqui mô ngày càng được mở rộng thì DN đó coi như sử dụng khá hiệu quảnguồn vốn và ngược lại Do vậy việc sử dụng vốn hợp lý hay không hợp lý sẽmang lại kết quả tốt hay xấu Nhưng vấn đề đặt ra ở đây đối với các DN làquản lý vốn như thế nào cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo quátrình tuần hoàn vốn, duy trì sản xuất kinh doanh đều đặn và tạo khả năng sinhlợi của đồng vốn cao

Vốn là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiến hành sản xuất kinhdoanh đồng thời nó cũng là tiền đề để các DN tồn tại, phát triển và đứng vữngtrong cơ chế thị trường Cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế là quátrình mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho các DN tự quản lí và sử dụng, đòihỏi các DN phát triển và bảo toàn vốn Điều này đã tạo nên những cơ hội vàthách thức cho các DN trong quá trình sản xuất, kinh doanh Vì vậy nâng caohiệu quả sử dụng vốn không còn mới mẻ nhưng lại luôn đặt ra cho các DNtrong suốt quá trình kinh doanh của mình

Trang 2

Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các Doanh nghiệp nhà nước hiện nay”

Tiểu luận được chia làm 2 chương:

Chương I: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các DNNNChương II: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay

Trang 3

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

TRONG CÁC DNNN

1 Vai trò của DNNN trong nền kinh tế

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu Bất

kể một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế đều không thể là người đứngngoài cuộc Trong đó hơn ai hết, các doanh nghiệp mà đứng đầu là DNNNchính là chủ thể để thực hiện quá trình hội nhập, là động lực quan trọng vàthen chốt góp phần quyết định sự thành công của quá trình này

DNNN là công cụ mà Nhà nước sử dụng để huy động vốn tập trung vàonhững ngành mang tính chiến lược Thông qua các DNNN cho phép Nhànước thực hiện các chính sách, các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế

Cho đến nay, DNNN vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hầuhết các sản phẩm dịch vụ công ích, các điều kiện hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹthuật cho các thành phần kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và là nguồnthu chủ yếu của ngân sách nhà nước Tuy nhiên so với yêu cầu hội nhập thìcác doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNN nói riêng còn phải phấn đấurất nhiều bởi:

Xuất phát điểm của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, cung cách làm

ăn còn lạc hậu, kém hiệu quả, lại gặp môi trường vĩ mô không thuận lợi như

cơ chế thị trường chưa phát triển, hệ thống luật pháp chưa ổn định, thủ tụchành chính rườm rà, nhiêu khê, … Tất cả những điều này là một thách thứclớn đối với Việt Nam khi phải đối đầu với các doanh nghiệp có trình độ caohơn hẳn của các nước trong khu vực và trên thế giới

Trang 4

Các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng những công nghệ còn lạc hậu, cũ kỹ

dẫn đến hao tốn nhiều nhiên liệu, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sảnphẩm kém, khó bề cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác

Trình độ quản lý của cán bộ, trình độ chuyên môn của người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, thiếu kiến thức, thiếu năng lực và

tầm nhìn còn hạn chế, thường chỉ chạy theo những mục tiêu trước mắt mà ít

có những doanh nghiệp xây dựng được cho mình một định hướng chiến lượcphát triển trong dài hạn, một cung cách làm ăn bài bản

Các doanh nghiệp Việt Nam còn ít hiểu biết về thị trường thế giới, về luật pháp quốc tế, về cung cách làm ăn của các đối thủ cạnh tranh, vẫn còn có

những doanh nghiệp có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp, bảo hộ củaNhà Nước, cho rằng hội nhập là công việc của Chính phủ, không phải là việccủa doanh nghiệp, …

2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNN

Về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, theo các báo cáo thì có tới45,05% các tập đoàn, tổng công ty hoạt động hiệu quả thấp (tỷ suất lợi nhuậntrên vốn chủ sở hữu dưới 10%) Chính điều này ảnh hưởng đến hiệu quảchung của khu vực kinh tế nhà nước

So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp ngoàiquốc doanh, các doanh nghiệp có vốn FDI thì hiệu quả sử dụng vốn, tài sảncủa Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty còn thấp, chưa tương xứng với quy

mô, nguồn lực tài chính của Nhà nước, vị trí và vai trò trong nền kinh tế.Không ít đơn vị, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xâydựng, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ vào vốn vay ngân hàng vàvốn chiếm dụng, cơ cấu tài chính không hợp lý, dễ phát sinh rủi ro về cân đốidòng tiền, nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu

Trang 5

Tính đến 31.12.2008, một số đơn vị có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu rấtcao, điển hình là TCT Xây dựng CTGT 1 (21,6 lần), TCT Lắp máy Việt Nam(17,4 lần); TCT Xây dựng CTGT 4 (14 lần), TCT Thành An (13,9 lần); TCTXây dựng công nghiệp Việt Nam (12,9 lần); TCT cổ phần XNK và xây dựngViệt Nam (12,2 lần); TCT Xây dựng công trình giao thông 8 (12 lần); TCTThủy tinh và Gốm xây dựng (11,3 lần), TĐ Công nghiệp tàu thủy Việt NamVinashin (10,9 lần)…

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 31.12.2008,tổng nợ tổ chức tín dụng của 7 tập đoàn (gồm các tập đoàn: Dầu khí, Thankhoáng sản, Cao su, Dệt may, Công nghiệp tàu thủy, Điện lực, Bưu chínhViễn thông, không tính Tập đoàn Bảo Việt) là 128 nghìn 786 tỉ đồng, tăng20,54% so với cuối 2007 và chiếm gần 10% so với tổng nợ tín dụng đối vớinền kinh tế tại cùng thời điểm

Một số đơn vị có nợ lớn là TĐ Điện lực Việt Nam nợ 66 nghìn 764 tỉđồng, chiếm 51,84% tổng nợ tín dụng của 7 tập đoàn, TĐ Dầu khí Việt Nam

nợ 21 nghìn 477 tỉ đồng, chiếm 16,67%; TĐ Vinashin nợ 19 nghìn 885 tỉđồng, chiếm 15,44%

Báo cáo cho biết, đây chủ yếu là nợ trung và dài hạn, phục vụ cho các dự

án đầu tư mang tính chiều sâu và các kế hoạch phát triển Cụ thể, nợ ngắn hạnchiếm 15%, nợ trung và dài hạn chiếm 85% tổng nợ của các TĐ

Cũng theo báo cáo giám sát thì đa số các TĐ, TCT có số nợ phải thu lớn,tính đến 31.12.2008, số nợ phải thu đã tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2007,tổng số nợ phải thu của các TĐ, TCty là 185 nghìn 826 tỉ đồng, chiếm38,26% vốn chủ sở hữu và 14,96% tổng tài sản của các TĐ, TCty

Về chất lượng nợ, tổng nợ quá hạn của 7 tập đoàn đến 31.12.2008 là 4nghìn 168 tỉ đồng, chiếm 3,24% tổng dư nợ của các tập đoàn tại các TCTD.Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm 15% tổng số nợ quá hạn

Trang 6

Tập đoàn Vinashin có số nợ quá hạn là 3 nghìn 812 tỉ đồng, chiếm19,17% dư nợ của TĐ và chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 TĐ Nợquá hạn của 9 nhóm TCT hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là 1 nghìn 208 tỉđồng, chiếm 10,5% tổng số nợ tại TCTD Hiện nay, tổng tài sản của tập đoànnày là 19.000 tỷ đồng nhưng dư nợ đã lên tới hơn 80.000 tỷ đồng.

Hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chính của doanh nghiệp đãthấp, hiệu suất đầu tư sang các lĩnh vưc khác còn thấp hơn Tuy nhiên theonhận định thì hiệu suất đầu tư (lợi nhuận trên vốn đầu tư) tính chung là rấtthấp, thấp hơn so với đầu tư vào ngành kinh doanh chính của các đơn vị này.Năm 2008 thị trường chứng khoán suy giảm mạnh Hầu hết các TĐ, TCT đều

bị thua lỗ hoặc không phát sinh lợi nhuận Tính đến hết tháng 12.2008, Tổngmức đầu tư của EVN vào lĩnh vực chứng khoán là 214 tỉ đồng; các TĐ gópvốn vào quỹ đầu tư của TĐ Dầu khí Việt Nam là 368,9 tỉ đồng; TĐ Cao su

271 tỉ đồng; TĐ Công nghiệp tàu thủy 144 tỉ đồng đều không phát sinh lợinhuận

Cũng theo kết quả giám sát thì nhiều TĐ chạy đua đầu tư ra ngoài ngành,vào chứng khoán, trong khi đang thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư pháttriển các dự án quan trọng của Nhà nước Điển hình là EVN, năm 2008, đơn

vị này đầu tư vào lĩnh vực tài chính khoảng 2 nghìn 146 tỉ đồng, trong khi từnay đến hết năm 2015 để đảm bảo kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn điện đơn

vị còn thiếu 382 nghìn 931 tỉ đồng

Báo cáo giám sát cũng cho thấy nhiều TCT làm ăn thua lỗ, tính đến cuốinăm 2008 vẫn còn 23 đơn vị có lỗ lũy kế với tổng số tiền là 2 nghìn 797 tỉđồng Cụ thể, năm 2008, TCT Lắp máy lỗ phát sinh 68,75 tỉ đồng, TCT Xâydựng CTGT 4 lỗ phát sinh 52,52 tỉ đồng, TĐ Dệt May lỗ phát sinh 27,98 tỉđồng…

Trang 7

Đáng chú ý, TCT Xây dựng đường thủy có tới 7/8 đơn vị thành viên hạchtoán độc lập chưa cổ phần hóa bị lỗ làm mất toàn bộ vốn chủ sở hữu của TCT(việc mất phần vốn của Nhà nước ở các đơn vị thành viên làm cho phần vốnchủ sở hữu của toàn TCT bị âm trong 3 năm liên tiếp, năm 2006 âm 257.756triệu đồng, năm 2007 âm 444.010 triệu đồng; năm 2008 âm 464.434 triệuđồng).

3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các DNNN

Vốn đầu tư cho các DNNN do các ngân hàng thương mại nhà nước chovay chiếm xấp xỉ đến trên dưới 50% Trong lộ trình cổ phần hóa DN hiện nay,bên cạnh những doanh nghiệp đã được tiến hành sắp xếp, chuyển đổi hìnhthức sở hữu thì cũng còn những doanh nghiệp Nhà nước hiện nay hoạt độngkém hiệu quả, không bảo toàn được vốn, còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sựchi viện của Nhà nước

Trong những năm vừa qua, phần lớn các DNNN được sắp xếp lại theohướng cổ phần hóa đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh

tế, sản xuất kinh doanh đã có lãi, nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư đổi mới côngnghệ, máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm,khắc phục tình trạng lỗ lũy kế và có vốn tích lũy để tái sản xuất mở rộng

Về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn như nguồn vốnchủ sở hữu, vốn được bổ sung từ lợi nhuận hàng năm, các quỹ của xí nghiệp,vốn đi vay của các tổ chức tín dụng; vốn đi chiếm dụng của khách hàng Mỗiloại vốn phản ánh tính chất và nguồn hình thành khác nhau Thực tế hiện naycần đi sâu xem xét công tác quản lý vốn của DN chủ yếu là các loại vốn trongthanh toán như công nợ phải thu, các khoản nợ phải trả trong đó có nợ vayngân hàng Bởi lẽ những khoản nợ này chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng trựctiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh Nếu công tác quản lý tốt thì khả năngphát sinh những khoản nợ này chỉ tồn tại trong thời gian nhất định và ngược

Trang 8

lại nếu công tác quản lý yếu kém (nợ từ các năm trước chuyển sang) thì công

nợ sẽ tăng lên Vấn đề đặt ra là không cho phép DN để khách hàng chiếmdụng vốn lâu ngày, chỉ được phép chiếm dụng trong thời hạn cho phépkhoảng trong vòng 1 tháng (khoảng 30 ngày)

Mô hình của các DN khi đã được sắp xếp lại và tiến hành cổ phần hóađược cấp có thẩm quyền phê duyệt là hai hướng đi lâu dài trong tương lai củamỗi DN Để triển khai mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải cónhiều yếu tố, chính sách tác động, trong đó đổi mới phương thức quản lý vàđiều hành của Giám đốc DN giữ vai trò quyết định Vốn là một trong nhữngyếu tố không thể thiếu được trong giai đoạn ban đầu khi tiến hành cổ phầnhóa, xác định giá trị DN Như vậy cái gốc của vấn đề vẫn là bắt nguồn từ sảnxuất kinh doanh Nếu sản xuất kinh doanh khá, sản phẩm cạnh tranh được vớithị trường thì không những có lợi nhuận mà vốn cũng được quay vòng nhanh,ngược lại nếu sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thì vốn sẽ bị ứ đọng Để từngbước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN cần tiếp tục đẩy nhanhtiến trình cổ phần hóa DN, kinh nghiệm cho thấy chỉ có cổ phần hóa thì vốnmới được quản lý chặt chẽ hơn

Nền kinh tế nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn do ảnh hưởng cuộckhủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, song sản xuất vẫn đạt được nhữngthành tựu lớn, góp phần quyết định vào tốc độ tăng trưởng và dịch chuyển cơcấu kinh tế quốc dân

Sản xuất liên tục tăng trưởng ở mức cao Sự tăng trưởng và phát triển củasản xuất góp phần cải thiện đáng kể nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và đadạng của toàn xã hội, khối lượng và chủng loại của sản phẩm xuất khẩu tăng,tăng nguồn thu ngoại tệ để tiếp tục đầu tư Ngày nay sản xuất trong nướckhông những đáp ứng được nhu cầu trong nước, cạnh tranh với hàng nhập

Trang 9

khẩu mà bước đầu được bổ sung vào thị trường, thay thế cho hàng nhập khẩunhư ôtô, xe máy, tủ lạnh, máy giặt, máy văn phòng

Trong quản lí và sử dụng vốn cố định, một số doanh nghiệp đã thành côngtrong việc tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư thay thế và đổi mới cáctrang thiết bị hiện đại Cùng với sự tăng lên của nguyên giá TSCĐ là sự tănglên của hiệu suất sử dụng tài sản cố định Về hiệu suất sử dụng vốn cố định,doanh thu và lợi nhuận tăng cao nên hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng tăng

Sử dụng vốn có hiệu quả làm cho nhu cầu về nguồn vốn của doanh nghiệpgiảm tương đối do đó sẽ cần ít vốn hơn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nhấtđịnh Từ đó chi phí cho sử dụng vốn giảm đi, tăng lợi thế cạnh tranh về chiphí và tăng sức cạnh tranh của DNNN

Phần lớn những sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân do DNNNsản xuất toàn bộ hoặc chiếm tỉ trọng cao: sản xuất điện 99,9%, sản xuất than97,4% máy công cụ 100%,bia 70,6%

Tóm lại DNNN giảm về số lượng DN nhưng khả năng tích luỹ tăng lên,quy mô mở rộng, năng lực của một số ngành quan trọng được bổ sung sảnxuất kinh doanh phát triển và đang nâng cao dần hiệu quả

4 Những tồn tại cần khắc phục trong sử dụng vốn kinh doanh

Mặc dù trong thời gian qua các DNNN liên tục có những cố gắng vượtbậc nhưng việc quản lí và sử dụng vốn kinh doanh của vẫn còn bộc lộ nhiềuyếu kém

Thứ nhất, mặc dù đã có nhiều chú trọng đầu tư cho vùng sâu vùng xa,vùng có nhiều khó khăn nhưng số vốn đầu tư cho các vùng này còn nhỏ sovới yêu cầu phát triển kinh tế nên chưa tạo được đà thúc đẩy cho sự phát triển.Thứ hai, trong đầu tư xây dựng cơ bản mới chú trọng xây dựng mới, chưaquan tâm đến thiết bị nên chưa phát huy được hiệu quả đầu tư, đặc biệt trong

Trang 10

giai đoạn hiện nay trang thiết bị trong một số thiết bị quá lạc hậu và xuốngcấp ngiêm trọng không đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống nhân dân

Thứ ba, là trình độ quản lý của cán bộ quản lý DN còn nhiều bất cập,nhiều khi sự yếu kém của DN do chính những sai phạm của người lãnh đạo

Có những DN dùng vốn vay ngắn hạn để thanh toán công nợ, mua bấtđộng sản hoặc dùng vào việc khác sai mục đích sử dụng vốn mà không quantâm đến nguyên tắc tín dụng

Thứ tư, những tồn tại trong quản lý và sử dụng tài sản cố định TSCĐtrong các DN đã được khấu hao gần hết mà việc đầu tư trở lại để nâng cấp cảitạo các tài sản cố định này lại rất ít, nhất là máy móc thiết bị dùng cho sảnxuất Vì vậy, giá trị còn lại của TSCĐ trong các DN chỉ bằng 46% nguyêngiá Điều này cho thấy TSCĐ trong các DN chậm được đổi mới Nguyên nhâncủa việc chậm đổi mới và hiện đại hoá TSCĐ trong các DNNN là do thiếuvốn

Thứ năm, còn tồn tại nhiều bất cập trong quản lý và sử dụngvốn lưu động.Vốn lưu động thường xuyên của các DN thường âm Điều này cho thấy mộtphần nợ ngắn hạn được DN sử dụng cho tài sản cố định, vì vậy DN phải dùngmột phần tài sản cố định để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, tàisản huy động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cânthanh toán của DN mất thăng bằng Bên cạnh đó các DN còn sử dụng vốn dàihạn để tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn, điều đó đã làm tăng chi phí vốn giảm lợinhuận của DN Tóm lại, việc sử dụng vốn vay của DN nhiều khi không được

sử dụng đúng mục đích, tình trạng này là phổ biến hiện nay trong các DNNN.Việc cấp phát vốn cho các DNNN từ nguồn ngân sách đang dần bị cắtgiảm Do đó, các DN tìm đến nguồn vốn vay ngày một nhiều hơn Tuy nhiênviệc vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng là cần thiết nhưng phải đượccân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích Nhưng hiện nay

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w