giáo án sử 8 -tuần 15

5 677 2
giáo án sử 8 -tuần 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án : Lịch Sử 8 giáo viên : Lưu Thị Hải Tuần 15 – Tiết 29 Ngày soạn : BÀI 20 : PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ngày dạy : Ở CHÂU Á (1918 – 1939) A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC KT: HS cần nắm được: -Những nét lớn của phong trào độc lập dân tộc của châu Á trong những năm 1918- 1939. -Cách mạng Trung Quốc (1919-1939) diễn ra như thế nào? TT: Bồi dưỡng nhận thức về tính chất tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ,chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa ,phụ thuộc nhằm giành độc lập dân tộc KN: Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ. B/ THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Lược đồ châu Á. C- Tiến trình dạy học: 1.Ổn định: 2.KTBC: - Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất? - Tình hình Nhật Bản trong những năm 1919-1939 ? 3. Bài mới: -Thắng lợi của cách mạng XHCN tháng Mười Nga và sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra thời kì phát triển mới của phong trào cách mạng châu Á mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. GV: Gọi HS đọc mục 1 SGK GV(H): Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác dụng như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á? HS: Phong trào cách mạng mới lên cao và lan rộng khắp châu lục . GV: Dùng lược đồ châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất xác định những nơi có phong trào cách mạng :Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á , Tiêu biểu là Trung Quốc,Ấn Độ, Việt Nam và In-đô- nê-xia. HS đọc phần tư liệu trong SGK trang 99. GV(H):Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở châu Á( trên lược đồ)? GV(H): Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh có quy mô như thế nào? HS: Quy mô rộng khắp toàn châu Á. HS: Thảo luận nhóm: Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc châu Á nầy? +Giai cấp công nhân tích cực tham gia cách mạng . +Ở một số nước,họ đã đóng vai trò lãnh đạo thông 1/Những nét chung: -Phong trào cách mạng dâng rộng khắp châu lục. Giai cấp công nhân tích cực tham gia cách mạng. Giáo án : Lịch Sử 8 giáo viên : Lưu Thị Hải qua việc thành lập và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản(Trung Quốc,Đông Nam Á,Ấn Độ). GV: Lưu ý,Đảng cộng sản Việt Nam thành lập 03/02/1930. Nhấn mạnh:Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân Một số Đảng cộng sản được thành lập và lãnh đạo cách mạng. GV:Trong vòng 20 năm ,giữa hai cuộc chiến tranh thế giới cách mạng Trung Quốc diễn ra với nhiều sự kiện phong phú và diễn biến phức tạp ở đây chúng ta chỉ đi vào một số sự kiện cơ bản. GV: Trình bày về phong trào Ngũ Tứ.(4-5- 1919) GV: Giải thích từ Ngũ Tứ đây là phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới ở Trung Quốc. HS:Thảo luận nhóm: Vì sao phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc ? Nét mới của phong trào Ngũ Tứ so với cách mạng Tân Hợi? GV: Trình bày sơ lược cuộc chiến tranh cách mạng (1926-1927)của nhân dân Trung Quốc nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc? 1927-1937 Nội chiến chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch đại diện cho quyền lợi của các đại địa chủ ,đại tư sản và đế quốc. HS Thảo luận :Đặc điểm của cách mạng Trung Quốc trong thời kì nầy ? + Cách mạng liên tục ,chiến tranh liên tục. +Đảng cộng sản trưởng thành và giữ vai trò lãnh đạo CM. GV: Từ tháng 7-1937 Đứng trước nguy cơ bị phát xít Nhật xâm lược .Đảng cộng sản Trung Quốc đề nghị với Quốc Dân Đảng cùng hợp tác chống Nhật 2/Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939. -Phong trào Ngũ Tứ: 4.5. 1919 phong trào đấu tranh của học sinh sau lan rộng sang giai cấp công nhân và các tầng lớp khác. 7/1921 Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập. 1927-1937 Nội chiến chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch đại diện cho quyền lợi của các đại địa chủ ,đại tư sản và đế quốc. 4/ Củng cố: HS xác định bản đồ châu Á những nơi có phong trào độc lập dân tộc? -Lập bản niên biểu lịch sử Trung Quốc từ 1919-1939 theo mẫu sau: THỜI GIAN NỘI DUNG SỰ KIỆN 4-5-1919 7-1921 1926-1927 1927-1937 7-1937 5. Dặn dò: Hoàn thành tiếp bảng thống kê vào vở. Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau "Phong trào độc lập dân tộc châu Á - Phần mục II Giáo án : Lịch Sử 8 giáo viên : Lưu Thị Hải A- Mục tiêu bài học : KT: -Nét chung của phong trào độc lập ở Đông Nam Á.Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc chiến tranh thế giới I .Phong trào cách mạng lên cao ,lan rộng. -Một số phong trào tiêu biểu ở Đông Dương ,In-đô-nê-xi-a. TT: Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó lịch sử đấu tranh giành độc lập của các nước ở khu vực Đông Nam Á. KN: Bồi dưỡng kĩ năng sự dụng bản đồ. Nhận biết bản chất của sự kiện lịch sử. B-Phương tiện dạy học: Lược đồ châu Á Lược đồ Đông Nam Á C-Tiến trình dạy học: 1.Ổn định: 2. KTBC: Nêu những nét chung về phong trào độc lập ở châu Á(1918-1939)? Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 diễn ra như thế nào? 3. Bài mới: Cũng như Trung Quốc phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong 20 năm giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới phát triển mạnh. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. GV(H):Tình hình chung của các quốc gia Đông Nam Á đầu thế kỉ XX như thế nào? HS:Hầu hết là thuộc địa của thực dân. HS:Dùng lược đồ Đông Nam Á để chỉ các thuộc địa của các đế quốc thực dân khác nhau (Ba nước Đông Dương là thuộc địa của Pháp; -Ma-lai-xi-a, Bru nây, Xin-ga-po,Miến Điện, thuộc địa của Anh. -Phi-líp-pi là thuộc địa của Tây Ban Nha sau đó là thuộc địa của Anh . -Thái Lan bị phụ thuộc vào đế quốc .) GV: Phong trào cách mạng Đông Nam Á cúng như toàn bộ châu Á đều chịu ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ I và cách mạng tháng Mười làm cho II-PHONG TRÀO ĐỘC DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á(1918- 1939): 1. Tình hình chung Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của thực dân. Giáo án : Lịch Sử 8 giáo viên : Lưu Thị Hải phong trào Độc lập phát triển. HS đọc SGK trang 101 thảo luận:Những xu hướng của phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á?Sự thành lập của Đảng cộng sản có tác động như thế nào ? +Nét mới: Xuất hiện xu hướng vô sản, giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào. Phong trào dân chủ tư sản có tiến bộ rõ rệt. +Tác động: Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ. GV(H): Nêu một số phong trào tiêu biểu thể hiện hai xu hướng phát triển trên? HS: Trả lời theo nội dung SGK. GV: Như vậy phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản. Sau chiến tranh thế giới thứ I, phong trào đấu tranh chống đế quốc lên cao. Giai cấp vô sản trưởng thành lãnh đạo phong trào Phong trào dan chủ tư sản cũng có tiến bộ. GV: Nêu vắn tắc các sự kiện tiêu biểu khởi nghĩa Ong Kẹo và com ma đam ở Lào; phong trào dân chủ tư sản A cha-hem-chiêu ở Cam Pu Chia . Phong trào công nông 1930-1931 và xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam. HS thảo luận : Nhận xét về phong trào cách mạng ở Đông Dương ? +Phong trào diễn ra sôi nổi dưới nhều hình thức. + Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là đảng cộng sản Đông Dương)được thành lập và lãnh đạo cách mạng. + Bước đầu có sự liện minh của 3 nước chống đế quốc. GV: Cho HS xem ảnh của Xu-các-nô lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a GV: Năm 1940 phát xít Nhật tiến vào Đông Dương và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật II- PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á: Đông Dương: Lào. Cam-pu-chia Việt Nam:3.2.1930 Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. In-đô-nê-xi-a Đảng cộng sản được thành lập sớm nhất. 4. Củng cố: Nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Lập bảng thống kê sự thành lập các Đảng cộng sản ở châu Á? Viết chữ Đ (đúng) S( sai) và các ô  dưới đây:  Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919  Tháng 5-1920 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập Giáo án : Lịch Sử 8 giáo viên : Lưu Thị Hải  Điểm mới của phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á là giai cấp vô sản dần dần trưởng thành và tham gia lãnh đạo.  Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a lãnh đạo khởi nghĩa ở Giava và Xumatơra.  Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo. 5. Dặn dò: Về nhà học bài và tiết sau làm bài tập lịch sử còn thời gian sẽ làm bài kiểm tra 15 phút. . Giáo án : Lịch Sử 8 giáo viên : Lưu Thị Hải Tuần 15 – Tiết 29 Ngày soạn : BÀI 20 : PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ngày dạy : Ở CHÂU Á (19 18 – 1939). Giáo án : Lịch Sử 8 giáo viên : Lưu Thị Hải A- Mục tiêu bài học : KT: -Nét chung của phong trào độc lập ở Đông Nam Á.Dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng

Ngày đăng: 24/10/2013, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan