1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM

81 848 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 767,93 KB

Nội dung

Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 GIỚI THIỆU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, ở Việt Nam ngày càng có nhiều chương trình trò chơi truyền hình Do vậy khả năng trùng lắp giữa các trò chơi truyền hình trên các kênh truyền hình khác nhau trong cùng một khu vực là điều không thể tránh khỏi (vd: Rồng Vàng của HTV và Ai Là Triệu Phú của VTV, Ngôi Sao Tiếng Hát Truyền Hình của HTV với Sao Mai Điểm Hẹn của đài VTV) Điều này cho thấy trò chơi truyền hình ngày càng phải cạnh tranh với nhau để luôn giữ nét độc đáo, bất ngờ, dí dỏm vốn có của nó

Sở thích của con người luôn thay đổi theo thời gian và chịu tác động của rất nhiều yếu tố từ môi trường xung quanh theo trào lưu chung của xã hội Xã hội càng hiện đại sở thích thay đổi càng nhanh và sự trung thành của những nhóm đối tượng về một nhu cầu giải trí, văn hóa về một sản phẩm sẽ càng giảm

Xã hội càng hiện đại thì nhu cầu về thông tin càng cao, con người không chỉ quan tâm đến các loại thông tin họ cần mà còn quan tâm đến số lượng và chất lượng thông tin được cung cấp và đặc biệt là cách thức cung cấp thông tin Trò chơi truyền hình là một trong số những cách thông tin đặc biệt, vừa giải trí vừa thu thập thông tin Cung cấp thông tin như thế nào lại là một trong những đề tài nóng bỏng hiện nay vì sở thích của con người không giống nhau nên nếu thông tin cung cấp không phù hợp với sở thích của con người thì sẽ bị tẩy chay dẫn đến nhà cung cấp thông tin cũng sẽ gặp không ít khó khăn cho việc cung cấp thông tin

Trang 2

Tp.HCM là nơi hội tụ của cư dân từ nhiều miền khác nhau trong cả nước, với qui mô dân số lớn (khoảng 6.2 triệu dân) và có hơn 50 dân tộc anh em cùng sinh sống nên sẽ có rất nhiều sự khác biệt về văn hóa và sở thích xem trò chơi truyền hình

Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có cuộc nghiên cứu chính thức nào về sở thích xem trò chơi truyền hình của người dân TpHCM, chính vì vậy việc chọn

đề tài “Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình của người dân

TpHCM” làm đề tài tốt nghiệp là việc cần thiết Việc này sẽ góp phần cung

cấp thêm nhiều thông tin về sở thích xem trò chơi truyền hình cho bản thân tác giả và giúp cho công ty Đông Tây Promotion có thêm những công cụ hữu ích trong việc đánh giá, lựa chọn các chương trình trò chơi truyền hình trong thời gian tới

Việc nghiên cứu này nhằm khám phá thang đo sở thích xem trò chơi truyền hình của người dân Tp.HCM và đo lường mức độ thỏa mãn của họ đối với các trò chơi truyền hình hiện có Mong rằng kết quả nghiên cứu sẽ phần nào giúp các nhà sản xuất trò chơi truyền hình, các đài truyền hình có nhiều thông tin chính xác hơn về sở thích xem trò chơi truyền hình của người dân Tp.HCM, để từ đó có các biện pháp hoàn thiện trong việc tuyển chọn ý tưởng, thiết kế và xây dựng các chương trình trò chơi truyền hình trong thời gian tới

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thực hiện nhằm khám phá những yếu tố tác động đến sở thích người xem trò chơi truyền hình, đặc biệt là xem trò chơi truyền hình của người dân TpHCM Luận văn được thực hiện nhằm:

• Khám phá thang đo thực tiễn về sở thích xem trò chơi truyền hình • Phân tích các hoạt động thực tiễn trong việc nghiên cứu, từ lựa chọn ý tưởng đến thiết kế và xây dựng chương trình trò chơi truyền hình

Trang 3

• Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc lựa chọn ý tưởng, thiết kế và xây dựng chương trình, đồng thời giúp các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trò chơi truyền hình nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu: phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là người Việt

Nam từ 15-60 tuổi, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội

Phạm vi nghiên cứu: người Việt Nam sống và làm việc tại Tp.HCM mà

đặc biệt là các khu đô thị

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU: 4.1 Phương pháp nghiên cứu:

• Nghiên cứu sơ bộ với 110 bản câu hỏi nhằm đánh giá lại mức độ quan trọng của các biến nghiên cứu với thang đo 5 bậc và tiến hành loại các biến có điểm trung bình <3.5

* Nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát định lượng Các bản câu hỏi điều tra được sử dụng để phỏng vấn trực tiếp khoảng 250 khán giả tại các quận trong thành phố với nhiều nhóm lứa tuổi khác nhau trong tháng 9/2006

*Phương pháp xử lý số liệu:

Trang 4

Sử dụng phần mềm SPSS cho ra kết quả xử lý số liệu thống kê: kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha, kiểm tra thang đo sở thích xem trò chơi truyền hình, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích tương quan hồi

quy

5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:

1 Giúp hình thành thang đo mức độ thỏa mãn hay sởûõ thích xem trò chơi truyền hình, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn chung của khán giả, xác định tác động từ các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân đến mức độ hài lòng chung của khán giả xem trò chơi truyền hình

2 Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo được các nhà quản trị trong các công ty sản xuất trò chơi truyền hình, các đài truyền hình sử dụng để nắm bắt thêm tình hình thực tế về sở thích xem trò chơi truyền hình của người dân TpHCM từ đó có định hướng rõ ràng trong việc thiết kế, xây dựng và khai thác các chương trình trò chơi truyền hình phục vụ cho nhân dân thành phố

6 KẾT CẤU LUẬN VĂN:

Ngoài lời Mở Đầu và Kết Luận, bố cục luận văn bao gồm 03 chương chính:

Chương 1: Người dân Tp.HCM và chương trình trò chơi truyền hình Chương 2: Thiết kế nghiên cứu, trình bày kết quả nghiên cứu khám phá

về trò chơi truyền hình

Chương 3: Một số giải pháp giúp hoàn thiện công tác thiết kế , xây

dựng và khai thác trò chơi truyền hình

Trang 5

Chương 1: NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH

Chương một giới thiệu tổng quan về Tp.HCM, những đặc trưng, những khác biệt về văn hóa của người dân thành phố tác động đến sở thích xem trò chơi truyền hình; một số khái niệm có liên quan đến trò chơi truyền hình, cách thức lựa chọn ý tưởng, thiết kế và xây dựng trò chơi truyền hình hiện nay tại Việt Nam

1.1 Một số đặc điểm chung của TpHCM

Thành phố Hồ Chí Minh được ra đời vào năm 1623, nhưng tới năm 1698 Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hửu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh thành phố Sài Gòn Là một thành phố với hơn 300 năm hình thành và phát triển, có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích, hệ thống bảo tàng phong phú và văn hóa đa dạng

Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn nơi một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hóa riêng góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng Đặc trưng văn hóa này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hóa phương Bắc, phương Tây tạo nên cách sống của người Sài Gòn Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm

Hiện nay với vai trò là đầu tàu của cả nước trong tam giác chiến lược phát triển kinh tế xã hội, TpHCM trở thành trong tâm kinh tế, văn hóa-du lịch, giáo dục-khoa học kỹ thuật-y tế lớn của cả nước

1.1.1 Dân số và cơ cấu dân số của thành phố Hồ Chí Minh

* Dân số và cơ cấu dân số theo giới tính:

Tp.HCM có tốc độ tăng dân số khá cao, trung bình là 3% (trong đó 1-1.1% là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và 1.9-2% là tỷ lệ tăng dân số cơ học), cũng giống

Trang 6

như biểu đồ dân số của cả nước, tỷ lệ nữ vượt trội và chiếm 52% so với nam là 48% Với tốc độ tăng dân số cơ học cao phần nào nói lên mức độ phong phú trong cơ cấu dân số, sự pha trộn của nhiều nền văn hóa và tạp quán sống khác nhau

(xem phụ lục 1-bảng 1 cơ cấu dân số Tp.HCM chia theo giới tính) * Dân số và cơ cấu dân số theo khu vực thành thị-nông thôn:

Là một trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước nên tỉ lệ dân số sống ở khu vực thành thị là khá cao, trung bình là 83% trong khi tỉ lệ này của cả nước là thành thị 20%, nông thôn 80%, ở đây cho thấy văn hóa đô thị sẽ quyết định, sẽ dẫn lối cho nên văn hóa chung của thành phố

(xem phụ lục 1-bảng 2 cơ cấu dân số Tp.HCM chia theo khu vực thành thị-nông thôn)

* Cơ cấu dân số theo lứa tuổi:

Đặc điểm của Tp.HCM là dân số rất trẻ, nhóm tuổi từ 20-29 tuổi chiếm tới 30% và từ 15-39 chiếm tới 67% dân số thành phố nên rất năng động và nhanh tiếp thu các yếu tố mới, hiện đại

(xem phụ lục 1-bảng 3 cơ cấu dân số Tp.HCM chia theo lứa tuổi) * Thu nhập bình quân đầu người

Bảng 1.1 – Thu nhập bình quân đầu người

NămNăm 2001Năm 2002Năm 2003Năm 2004Năm 2005Tổng GDP (USD) 5,303,250,000 6,025,187,500 7,080,687,500 8,567,937,500 10,597,437,500Dân số 5,285,000 5,449,000 5,630,000 6,063,000 6,240,000GDP/người (USD) 1,003 1,106 1,258 1,413 1,698

(Nguồn: UBNDTp.HCM 6/2006)

Tp.HCM là một trong những địa phương trong cả nước có thu nhập bình quân đầu người khá cao, 1.600USD/người/năm (số liệu năm 2005 của UBND TPHCM), trong đó nhóm B & C chiếm đa số với 67% tổng thành phố Điều này cho thấy rằng, cơ hội để người dân thành phố tiếp xúc với công nghệ hiện đại là

Trang 7

rất lớn và khả năng tiếp xúc với những trò chơi truyền hình nổi tiếng trên thế giới thông qua các phương tiện như truyền hình cáp, Internet, là rất cao

1.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa và giáo dục của Tp.HCM

* Kinh tế:

Phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Tp.HCM gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế-xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ, hướng về xuất khẩu

Bảng 1.2 -Cơ cấu kinh tế TpHCM dự kiến đến 2010:

(Nguồn: UBNDTp.HCM 6/2006)* Văn hóa:

Hiện Tp.HCM có sự hiện diện của gần 50 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc trong cả nước, trong đó đông nhất là người Việt với 89,91%, người Hoa 0.09%, người Chăm, người Khmer, …Người Việt phân bố rộng khắp thành phố, người Hoa chỉ tập trung ở một số quận như: quận 1, 5, 6, 8 ,10, 11 và Tân Bình; người Chăm phân bố thành 16 khu vực tại các quận: 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức còn người Khmer thì phân bố rãi rác ở các quận: 3, 5, 6, Tân Bình và Bình Chánh

Với sự hiện diện của hơn 50 dân tộc nên văn hóa Tp.HCM sẽ rất đa dạng và phong phú Ứng với mỗi nền văn hóa sẽ có những phong tục, tập quán khác nhau và việc này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về sở thích nói chung và sở thích xem trò chơi truyền hình nói riêng hay sở thích xem trò chơi truyền hình của người dân thành phố cũng sẽ rất đa dạng và phong phú

* Giáo dục:

Trang 8

Là trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nước nên mặt bằng dân trí của Tp.HCM là khá cao Thành phố là nơi qui tụ nhiều trường chuẩn quốc gia, quốc tế là nơi giao lưu giữa văn hóa Việt Nam, các nước trong khu vực và trên thế giới Cùng với xu hướng xã hội hóa giáo dục thì hệ thống trường tư thục, quốc tế ở nhiều cấp khác nhau từng bước thiết lập và tạo thế cạnh tranh nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam

Do là cửa ngõ giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới nên sẽ có nhiều trào lưu văn hóa khác nhau và sở thích khác nhau

Bảng 1.3 Trình độ văn hóa:

(ĐVT: 1000 người)

(Nguồn: UBNDTP.HCM 6/2006)

* Các hình thức giải trí của người dân TpHCM:

Người dân TpHCM có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác nhau như: Ca múa nhạc, kịch nói, cải lương, du lịch dã ngoại, xem phim, uống Cà phê, giải trí mua sắm, làm đẹp và đặc biệt là xem truyền hình Truyền hình hiện nay rất phong phú, đa dạng cả về thời gian và chương trình giúp người dân thành phố có nhiều lựa chọn

1.2 Trình bày các khái niệm

Trang 9

Bảng 1.4 –Số truyền hình trung bình/hộ gia đình Tp.HCM

So TV trung binh o moi ho gia dinh

(Nguồn TNS 9/2006)

* Tỉ lệ giữa số lượng TV màu và TV đen trắng

Bảng 1.5 – Tỉ lệ giữa số lượng TV màu và TV đen trắng tại Tp.HCM

Tỉ lệ giữa TV Màu và Trắng đen

Black & White television

Colour television99%

Colour televisionBlack & White television

(Nguồn TNS 9/2006)

* Khán giả xem truyền hình:

Là những người thường xuyên xem truyền hình Hiện nay khán giả xem truyền hình đang chiếm một số lượng rất lớn vì đa phần khi con người bắt đầu biết nhận thức thì đã là tín đồ của truyền hình

* Trò chơi truyền hình:

Trò chơi truyền hình là một sân chơi trên truyền hình có sự xuất hiện, tham gia diễn xuất của những diễn viên không chuyên nghiệp Tất cả những người chơi đều là những người chơi không chuyên nghiệp, vì họ không phải là

Trang 10

những diễn viên chuyên nghiệp về chơi trò chơi truyền hình và họ gần như tham gia chơi với 01 lần duy nhất

Trò chơi truyền hình xuất xứ từ các nước đã phát triển như Mỹ, Châu Aâu và sau đó lan dần sang các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Nét độc đáo của trò chơi truyền hình là yếu tố bất ngờ, bất ngờ từ kết quả, từ câu trả lời của những người chơi, hầu hết rất ít những tình huống lặp lại nên tránh được sự nhàm chán Tuy nhiên một trò chơi truyền hình phụ thuộc rất nhiều yếu tố, để tạo dựng một chương trình hay, hấp dẫn là cả một quá trình từ nghiên cứu sở thích, phát triển ý tưởng, thiết kế chương trình, xây dựng và phát sóng chương trình

* Sở thích xem trò chơi truyền hình:

Là một trạng thái tâm lý đặc biệt trong quá trình nhận thức của con người và là mối quan tâm đặc biệt đối với các trò chơi truyền hình mà khi bỏ qua thì

cảm thấy bức rức, khó chịu

1.3 Các đài truyền hình có phủ sóng tại khu vực TpHCM

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì ngành truyền hình Việt Nam cũng có những bước phát triển đáng kể Từ chỗ người dân TpHCM chỉ có thể xem được truyền hình trên các kênh HTV7 và HTV9 thì hiện nay người dân TpHCM xem được rất nhiều kênh truyền hình của các đài truyền hình khác nhau ngoài đài HTV2, HTV7 và HTV9: truyền hình Việt Nam (VTV1,2,3), truyền hình của các tỉnh lân cận như: Bình Dương (BTV1, BTV2), Đồng Nai (DN1, DN2), Long An (LA43), Tây Ninh (TN11), Bà Rịa Vũng Tàu, VTC1 Ngoài ra còn xem được các loại truyền hình khác nhau như: Truyền hình mặt đất - Analoge, Truyền hinh Digital, Truyền hình DTH (chảo) và truyền hình cáp Bên cạnh đó giờ phát sóng tăng không chỉ 8 giờ mỗi ngày mà đã nâng lên 24 giờ mỗi ngày và với nhiều thể loại chương trình phong phú khác nhau

Trang 11

Bảng 1.6 -Thị phần các kênh truyền hình của người dân Thành phố HCM

(Nguồn: TNS thang 1-7/2006, P 15+ABCDEF)

1.4 Các thể loại chương trình trò chơi truyền hình

Trò chơi truyền hình tuy du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng thực sự đã tạo được những thiện cảm rất lớn trong lòng khán giả xem đài Từ khởi điểm là trò chơi SV96 dành cho sinh viên đến trò chơi liên tỉnh Và cho đến thời điểm hiện nay, không dưới 30 chương trình trò chơi truyền hình mỗi tuần với đủ thể loại, hình thức và cách chơi khác nhau hoặc ngay cả trong cùng một thể loại cũng có những cách chơi và cách thể hiện khác nhau

VD:

1 Aâm nhạc:

Trò chơi âm nhạc, Hát với ngôi sao, Sao mai điểm hẹn, Nốt nhạc vui

2 Kiến thức tiêu dùng:

Hãy chọn giá đúng, Siêu thị may mắn, Sản phẩm của bạn,

3 Kiến thức khoa học: Olympia, Vui dể học, Rồng vàng, Ai là triệu phú, 4 Kiến thức văn hóa-xã hội : Hành trình văn hóa, Đi tìm ẩn số,

5 Kiến thức ca dao, tục ngữ: Trúc xanh, 6 Kiến thức pháp luật:

Chiếc hộp bí mật, Tôi yêu Việt Nam, Chuyện không của riêng ai,

Trang 12

7 Thể thao: Cuồng nhiệt với thể thao,

8 Giới tính: Nhật ký Sophia (nhật ký vàng anh), Nữ sinh tương lai, 9 Kiến thức gia đình: Ở nhà chủ nhật, Bí mật gia đình,

10 Kiến thức phổ thông: Đấu trường 100, Chung Sức,

1.5 Các chương trình trò chơi truyền hình mà người dân TpHCM có thể xem được

Tại Tp.HCM, người dân xem được rất nhiều chương trình trò chơi truyền hình trên những kênh truyền hình khác nhau như: VTV, HTV, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, VTC và cũng chỉ với 02 đài truyền hình chủ lực là VTV3 va HTV7 đã tạo ra hơn 30 Trò chơi truyền hình cho mỗi tuần, từ Chiếc nón kỳ diệu, Ở nhà chủ nhật, Ai là triệu phú, Hãy chọn giá đúng, Trò chơi âm nhạc, Ai là ai, Đấu trường 100, Olympia, Sao mai điểm hẹn của đài truyền hình Việt Nam đến Mọi người cùng thắng, Chung sức, Trúc xanh, Nốt nhạc vui, Hát với ngôi sao, Rồng vàng, Chuyện nhỏ, Người dẫn chương trình truyền hình,… của đài truyền hình TpHCM và sẽ còn rất nhiều, rất nhiều chương trình Trò chơi truyền hình nữa sẽ ra đời trong thời gian tới như Rung chuông vàng, Sức sống mới, Tìm người bí ẩn, Mừng sinh nhật …

1.6 Cách lựa chọn ý tưởng, thiết kế và xây dựng chương trình trò chơi truyền hình hiện tại

Nhìn chung hiện nay hầu hết các chương trình trò chơi truyền hình tại Việt Nam hiện nay đều được mua bản quyền truyền hình từ nước ngoài và có hiệu chỉnh lại phần nội dung khi phát sóng tại Việt Nam Tỷ lệ số lượng các chương trình trò chơi truyền hình thuần Việt chiếm rất ít

1.6.1 Cách chọn lựa ý tưởng:

Thông thường những nhà sản xuất chương trình trò chơi truyền hình tiến hành phân tích định tính, cảm quan về sở thích người xem trò chơi truyền hình bằng cách phán đoán, đánh giá một số thể loại chương trình đang có nhu cầu cao

Trang 13

tại thị trường Việt Nam hoặc những chương trình được đặt hàng theo yêu cầu của các nhà tài trợ hoặc cả hai nhu cầu trên để chọn lọc những ý tưởng, mua bản quyền cho các chương trình trò chơi truyền hình

1.6.2 Cách chọn lựa chương trình:

Thông thường khi xác định được những thể loại phù hợp với khán giả Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng, các nhà sản xuất chương trình sẽ tìm kiếm các chương trình hoặc kịch bản chương trình phù hợp nhằm đáp ứng những mục tiêu đã đề ra Tuy nhiên cách mà phần lớn các nhà sản xuất chương trình trò chơi truyền hình tại Việt Nam đang làm là tìm kiếm những chương trình trò chơi truyền hình nổi tiếng và đang rất ăn khách tại nhiều nước trên thế giới bằng 02 cách:

• Tham khảo hay kiểm tra chỉ số người xem về những chương trình trò chơi truyền hình đã và đang nổi tiếng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới • Tìm kiếm các trò chơi truyền hình nổi tiếng thông qua các nhà sản xuất

trò chơi truyền hình danh tiếng trên thế giới

Với nhận định rằng các trò chơi đã, đang nổi tiếng trên thế giới đã được thử nghiệm, hiệu chỉnh tại nhiều quốc gia và đã thành công thì chắn chắn sẽ tiếp tục thành công nếu được trình chiếu tại Việt Nam Đây có thể nói là cách đơn giản, ít tốn kém và đang mang lại những hiệu quả lớn cho các nhà sản xuất trò chơi truyền hình tại Việt Nam từ những ngày đầu cho đến nay

1.6.3 Cách thiết kế và xây dựng chương trình

Như đã đề cập ở trên, cách làm này không những mang lại hiệu quả cao mà còn khắc phục được những nhượt điểm cơ bản mà tại thị trường mới như Việt Nam thường gặp phải như: trang thiết bị tại trường quay, thiết kế sân khấu, năng lực và kinh nghiệm của các đạo diễn trò chơi truyền hình, Đồng thời với một mô hình tương đối chuẩn thì khả năng xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện sẽ được giảm thiểu, giúp các nhà sản xuất trò chơi truyền hình tránh được những

Trang 14

chi phí phát sinh không cần thiết cũng như có khả năng kiểm soát được rủi ro ở mức thấp nhất Ngoài ra còn giúp cho công tác quảng bá chương trình được thuận lợi vì sự nổi tiếng của chương trình ít nhiều cũng làm mọi người biết đến và hào hứng đón xem

1.7 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY

1.7.1 Số lượng trò chơi truyền hình ngày càng gia tăng

Số lượng Trò chơi truyền hình ngày càng nhiều trên các kênh truyền hình chủ lực VTV, HTV (hơn 30 chương trình/tuần, tương đương mỗi ngày có hơn 04 chương trình Trò chơi truyền hình xuất hiện trên các kênh VTV và HTV) Làm cho khán giả Tp.HCM ngày càng có nhiều lựa chọn, so sánh, đánh giá và gạn lọc các chương trình trò chơi truyền hình khi quyết định xem trò chơi truyền hình

Hình 1: Trò chơi truyền hình liên tục phát triển

Đã có sự giảm sút số lượng lớn khán giả đối với một số chương trình Trò chơi truyền hình trong thời gian gần đây vì họ có quá nhiều lựa chọn khi quyết định xem truyền hình như: nào là phim truyện, thể thao, ca nhạc, trò chơi truyền

Trang 15

hình và sự sụt giảm số lượng lớn khán giả của các trò chơi truyền hình là xu thế tất yếu Có một số Trò chơi truyền hình không thể thu hút được đông đảo khán giả so với một số trò chơi truyền hình khác như: Chuyện không của riêng ai, Stinky & Stomber, Mọi người cùng thắng, Rồng Vàng, Hugo, Trúc Xanh, Kim Tư Tháp,

Bảng 1.7 – Chỉ số người xem chương trình Gặp Nhau Cuối Tuần

GAP NHAU CUOI TUAN

P25-35 ABCDEF-HCMP25-45 ABCDEF-HCMP25-35 ABCDEF-HNP25-45 ABCDEF-HN

(Nguồn: TNS từ tháng 1/2000-9/2006)

Bảng 18 – Chỉ số người xem chương trình Trò Chơi Âm Nhạc

TRO CHOI AM NHAC

(Nguồn: TNS từ tháng 7/2002-9/2006)

Trang 16

Bảng 1.9 – Chỉ số người xem chương trình Vui Cùng Hugo

Vui Cung Hugo

Bảng 1.10 – Chỉ số người xem chương trình Chiếc Nón Kỳ Diệu

CHIEC NON KY DIEU

P25-35 ABCDEF-HCMP25-45 ABCDEF-HCMP25-35 ABCDEF-HNP25-45 ABCDEF-HN

(Nguồn: TNS từ tháng 12/2001-9/2006)

Trang 17

Bảng 1.11 – Chỉ số người xem chương trình Stinky & Stomper

STINKY & STOMPER

(Nguồn: TNS từ tháng 6/2005-5/2006)

1.7.2 Phương tiện giải trí ngày một nhiều hơn

Hiện nay người dân Tp.HCM không chỉ xem được truyền hình 08 giờ mỗi ngày với chỉ HTV7, HTV9 mà còn xem tới 24/24 giờ mỗi ngày với nhiều kênh truyền hình khác nhau như: VTV, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh,

Ngoài truyền hình mặt đất –truyền hình Analoge (Terrestrial) còn có truyền hình kỹ thuật số (Digital), truyền hình vệ tinh - chảo (Direct To Home hoặc Satelline), truyền hình cáp (TV Cable), truyền hình internet (online TV), sắp tới sẽ là truyền hình trên điện thoại di động và trên nhiều loại phương tiện nghe nhìn khác Phương tiện giải trí của người dân thành phố ngày càng đa dạng, không chỉ có truyền hình mà còn nhiều hình thức khác đang nở rộ như: xem phim ở các rạp hát – xem xi nê (cinema), đi uống cafe, bar, pub, mua sắm, ca nhạc, kịch nên lượng khán giả xem truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng sẽ có sự sụt giảm đáng kể về lượng khán giả trong thời gian tới, đặc biệt là những ngày cuối tuần mọi người có xu hướng giải trí bên ngoài

(outing)

1.7.3 Nội dung trò chơi truyền hình còn nhiều tranh cãi

Hầu hết các trò chơi truyền hình được thực hiện theo mô hình của nước ngoài nên đâu đó vẫn còn những chổ không phù hợp với văn hóa và thị hiếu của

Trang 18

người Việt Nam nói chung và người dân Tp.HCM nói riêng Khán giả xem trò chơi truyền hình không cảm thấy thuyết phục bởi nội dung chương trình của một số trò chơi truyền hình, họ không những không thể học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mà còn cảm thấy bị dao động, thậm chí bất bình khi được xem, nghe đáp án không phù hợp của một số chương trình

VD: Câu hỏi “Phụ nữ thường làm việc nhà gì ở cơ quan?” Đáp án của chương trình là“May vá” hay

Câu hỏi “Môn thể thao nào phải học ở trường lớp?” Đáp án của chương trình là“tất cả” hay

Câu hỏi “Con chó đuổi theo cái gì?”

Hình 2: Phàn nàn của khán giả về trò chơi Chung Sức

Do vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao có sự điều chỉnh thích hợp, kịp thời đối với những Trò chơi truyền hình hiện có nhằm kéo dài vòng đời của chúng và thiết kế, xây dựng cho những trò chơi truyền hình mới cho phù hợp với sở thích của khán giả xem đài

Trang 19

Việc này sẽ giúp tiết kiệm cho công ty cả về thời gian lẫn chi phí đầu tư như:

• Tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm những chương trình mới

• Tiết kiệm chi phí vì đã có trải nghiệm trong việc thiết kế, xây dựng cùng một chương trình cho nhiều năm

• Cũng cố và phát huy được sức mạnh thương hiệu của các nhà sản xuất trò chơi truyền hình

• Tạo sự tín nhiệm và tạo sự trung thành từ các nhà tài trợ và khách hàng mua quảng cáo

• Tránh những lãng phí về nhân sự trong việc tìm ra hướng đi đúng cho các chương trình trò chơi truyền hình

Tóm tắt:

Thành phố HCM đông dân, có hơn 50 dân tộc khác nhau cùng sinh sống và có tỉ lệ dân nhập cư lớn nhất nước Do vậy sẽ có sự khác biệt về văn hóa, về nhận thức, về sở thích xem truyền hình và trò chơi truyền hình Bên cạnh đó Tp.HCM còn là trung tâm văn hóa của cả nước, có mặt bằng dân trí cao, dân số trẻ chiếm số đông nên khả năng tiếp nhận cái mới, hiện đại là rất nhanh, trình độ dân trí càng cao đòi hỏi lượng thông tin cung cấp càng nhiều, chất lượng càng cao và cách thức thể hiện chương trình phải càng chuyên nghiệp

Phương tiện giải trí ngày càng phong phú, đa dạng thì thị phần khán giả xem trò chơi truyền hình cũng sẽ giảm theo thời gian Do vậy, việc nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình là việc làm cần thiết, nhằm giúp các nhà sản xuất chương trình có được cái nhìn chính xác hơn về sở thích xem trò chơi truyền hình để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp hơn cho những chương trình mới hoặc làm mới các chương trình hiện có giúp mang lại mức độ thỏa mãn cao nhất cho khán giả thành phố, đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các nhà sản xuất chương trình, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể

Trang 20

Chương 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU,

TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH

Chương 2 trình bày quá trình thiết kế nghiên cứu thông qua việc phỏng vấn sâu, kiểm tra định tính, kết quả nghiên cứu khám phá trò chơi truyền hình nói chung và kết quả nghiên cứu khám phá của trò chơi Chung Sức và Chiếc Nón Kỳ Diệu nói riêng

Việc lựa chọn 02 chương trình trò chơi truyền hình Chung Sức và Chiếc Nón Kỳ Diệu để nghiên cứu là vì sự nổi tiếng, mức độ phổ biến của trò chơi, thời gian phát sóng đủ dài, nộâi dung chương trình đơn giản với các câu hỏi chỉ xoay quanh các chủ đề về cuộc sống đời thường nên sẽ có nhiều khán giả biết đến và việc khảo sát định lượng sẽ gặp nhiều thuận lợi

2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1.1 Tìm kiếm thang đo:

Sau quá trình tìm kiếm thang đo cho việc đánh giá mức độ thỏa mãn của khán giả đối với các trò chơi truyền hình trên mạng Internet gồm:

2.1.2 Thiết kế thang đo

Do không tìm được thang đo phù hợp với tình hình thực tế hiện nay tại Việt Nam cho việc đo lường mức độ thỏa mãn của khán giả đối với các chương trình trò chơi truyền hình Nên tác giả phải tiến hành các bước sau để tìm kiếm các biến và hình thành thang đo sử dụng cho việc nghiên cứu định lượng

Trang 21

*Quy trình tiến hành:

• Bước 1: Phỏng vấn sâu (indeep interview):

Mục đích là để tìm ra các biến phù hợp cho việc khảo sát định lượng về sau, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 30 khán giả - những người thường xuyên xem các chương trình trò chơi truyền hình tại khu vực Tp.HCM với các câu hỏi về

o Mục đích xem trò chơi truyền hình o Chủ đề của các trò chơi truyền hình

o Các yếu tố cấu thành một trò chơi truyền hình Qua bước này tác giả đã tìm ra được 21 nội dung gồm:

Bảng 2.1 – Nội dung các biến nghiên cứu:

1 Chủ đề của chương trình 2 Thể loại của chương trình 3 Chất lượng âm thanh, hình ảnh

12 Mức độ gây cấn của chương trình 13 Kết cấu của chương trình

14 Quảng bá của chương trình 15 Độ dài của chương trình 16 Cách trình bày sân khấu 17 Yếu tố tạo sự bất ngờ

18 Yếu tố sáng tạo trong trò chơi 19 Tính thời thượng của chương trình 20 Mức độ tương tác với khán giả 21 Thời điểm & thời gian phát sóng

• Bước 2: Tham khảo ý kiến chuyên gia

Trang 22

Với các biến đã tìm được qua việc phỏng vấn 30 khán giả thường xuyên xem trò chơi truyền hình tại Tp.HCM, tác giả tiến hành tham khảo trực tiếp ý kiến của 06 chuyên gia – những người chuyên thực hiện các chương trình trò chơi truyền hình tại công ty Đông Tây Promotion và phỏng vấn qua điện thoại với 01 chuyên gia của công ty Vietba media và 01 chuyên gia của công ty TV Plus Mục đích của việc làm này là nhằm bổ sung hoặc gạn lọc các biến nghiên cứu để có được đầy đủ các biến phù hợp cho những nghiên cứu tiếp theo

• Bước 3: Thực hiện nghiên cứu định tính

Sau quá trình tham khảo ý kiến chuyên gia, gần như không có bổ sung hay loại bỏ nào đáng kể và 21 nội dung nêu trên được đưa vào phỏng vấn 109 khán giả nhằm đánh giá mức độ quan trọng của từng biến với mẫu

nghiên cứu như sau: Mẫu nghiên cứu:

Bảng 2.2 – Mẫu nghiên cứu chia theo giới tính

Giới tính Tần suất Tỷ lệ phần trăm Phần trăm cộng dồn

Bảng 2.3 – Mẫu nghiên cứu chia theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Tần suất Tỷ lệ phần trăm Phần trăm cộng dồn

Trang 23

Bảng 2.4-Giá trị trung bình của các biến nghiên cứu

Thống kê mô tả

Min

Max

Trung bình (mean)

Std Deviation

9 1.00

9 2.00

9 1.00

9 2.00

9 2.00

2.00

2.00

2.00

9 1.00

9 1.00

1.00

9 1.00

9 1.00

9 1.00

9 1.00

9 1.00

9 1.00

1.00

Qua kết quả kiểm tra định tính, hầu như tất cả các biến đều có giá trị trung bình (mean) lớn hơn 3.5 nên tất cả 21 nội dung trên sẽ được giữ lại để thực hiện nghiên cứu định lượng tiếp theo

Trang 24

Nhận xét: thông qua việc khảo sát định tính với gần 110 bản câu hỏi cho thấy

khán giả rất quan tâm đến các yếu tố sau đây khi họ xem bất kỳ một chương trình trò chơi truyền hình nào:

o Người dẫn chương trình có giá trị trung bình là 4.266 o Nội dung câu hỏi có giá trị trung bình là 4.146

o Chủ đề của chương trình có giá trị trung bình là 4.100 o Đáp án của chương trình có giá trị trung bình là 4.073 o Thể loại của chương trình có giá trị trung bình là 4.027

o Thời điểm và thời gian phát sóng có giá trị trung bình là 4.000

Từ 21 nội dung trên, tác giả chia thành 05 nhóm để nghiên cứu gồm: Bảng 2.5 – Các nhóm biến nghiên cứu

I NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1 Người dẫn chương trình 2 Nội dung câu hỏi 3 Nội dung câu trả lời 4 Đáp án của chương trình 5 Thể loại của chương trình

II SỨC HẤP DẪN CỦA TRÒ CHƠI

1 Mức độ gây cấn của chương trình 2 Yếu tố tạo sự bất ngờ

3 Yếu tố sáng tại trong trò chơi 4 Tính thân thiện của trò chơi 5 Mức độ tương tác với khán giả 6 Tính đối khán giữa những người chơi

III KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH

1 Kết cấu của chương trình

3 Độ dài của chương trình 4 Chất lượng thu hình 5 Cách trình bày sân khấu 6 Chủ đề của chương trình

IV PHÁT SÓNG

Trang 25

1 Thời điểm và thời gian phát sóng 2 Tính thời thượng của chương trình 3 Quảng bá của chương trình

V GIẢI THƯỞNG

nhằm nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố đến sự hài lòng chung của khán giả xem trò chơi truyền hình tại Tp.HCM, tác giả đề xuất mô hình dự kiến như sau:

• Bước 4: Đề xuất các giả thuyết nghiên cứu

-H1: Nội dung chương trình được đánh giá cao hay thấp tác động trực tiếp đến mức độ hài lòng của khán giả xem trò chơi truyền hình nhiều hay ít

-H2: Sức hấp dẫn của trò chơi được đánh giá hay hoặc không hay sẽ tác động trực tiếp đến mức độ hài lòng của khán giả xem trò chơi truyền hình nhiều hay ít -H3: Kết cấu của chương trình được đánh giá cao hay thấp tác động trực tiếp đến mức độ hài lòng của khán giả xem trò chơi truyền hình nhiều hay ít

Yếu tố cá nhân Nội dung của chương trình

Sức hấp dẫn của trò chơi

Kết cấu của chương trình

Phát sóng

Giải thưởng của chương trình

Mức độ hài lòng của khán giả

H1

H5 H3

Trang 26

-H4: Phát sóng của chương trình được đánh giá là phù hợp hay không phù hợp sẽ tác động trực tiếp đến mức độ hài lòng của khán giả xem trò chơi truyền hình nhiều hay ít

-H5: Giải thưởng của chương trình của trò chơi được đánh giá hấp dẫn hay không hấp dẫn sẽ tác động trực tiếp đến mức độ hài lòng của khán giả xem trò chơi

truyền hình nhiều hay ít

2.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG:

Nghiên cứu định lượng được áp dụng cho 02 trò chơi truyền hình là Chung Sức và Chiếc Nón Kỳ Diệu Kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn thông qua bản câu hỏi Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0 Sau khi được mã hóa và làm sạch sẽ được trải qua các phân tích chính thức

• Phân tích nhân tố khám phá – EFA • Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha • Phân tích tương quan, hồi qui

2.2.1 Thiết kế mẫu a Tổng thể

Tổng thể nghiên cứu là người dân sống và làm việc tại Tp.HCM thuộc mọi tầng lớp có tuổi từ 15 tuổi trở lên

b Phương pháp chọn mẫu

Có 02 phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu xác xuất và phương pháp phi xác xuất Trong mỗi phương pháp, có nhiều cách thức chọn khác nhau:

Chọn mẫu xác xuất Chọn mẫu phi xác xuất

Trang 27

Tuy nhiên vì thời gian và chi phí thực hiện có hạn, mẫu lại phân tán nên đề tài này thực hiện việc chọn mẫu thuận tiện theo phương pháp chọn mẫu phi xác xuất Đối tượng khảo sát là người dân sống ở tất cả các quận, huyện của Tp.HCM

c Kích thước mẫu

Theo nghiên cứu của Bollen [trích lại từ Trần Văn Mẫn (06/2006)], kích thước mẫu phải đảm bảo 5 mẫu cho một biến quan sát Mô hình có 21 ước lượng, do đó số mẫu cần là 105 có thể chấp nhận được

d Cách lấy mẫu

Bản câu hỏi được phỏng vấn trực tiếp nhân viên công ty TK&L và gởi bản câu hỏi để phỏng vấn người thân của họ, ngoài ra còn thực hiện phỏng vấn nhân viên công ty Đất Việt, phỏng vấn học sinh tại trường PTTH Lê Hồng Phong, trường PTCS Nguyễn Du quận Gò vấp, sinh viên Đại học y Tp.HCM và sinh viên trường đại học kinh tế Tp.HCM

Số bản câu hỏi phát đi là 350 bảng, kết quả thu được là 247 bản, đạt tỷ lệ

70%

Bảng 2.6 – Mẫu nghiên cứu chia theo giới tính

Tần suất Phần trăm Phần trăm cộng dồn

Bảng 2.7 – Mẫu nghiên cứu chia theo nghề nghiệp

Trang 28

Bảng 2.8 – Mẫu nghiên cứu chia theo trình độ học vấn

Tần suất Phần trăm Phần trăm cộng dồn

Phổ thông trung học 49 19.8 33.2 Đại học trở lên 165 66.8 100.0

Bảng 2.9 – Mẫu nghiên cứu chia theo nhóm tuổi

Tần suất Phần trăm Phần trăm cộng dồn

Bảng 2.10 – Mẫu nghiên cứu chia theo nơi cư ngụ

Trang 29

Trong đó có 170 bản câu hỏi cho trò chơi Chung Sức và 77 bản câu hỏi cho trò chơi Chiếc Nón Kỳ Diệu

Để hiểu rõ hơn về mô hình nghiên cứu trò chơi truyền hình, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng 02 chương trình trò chơi truyền hình là Chung Sức và Chiếc Nón Kỳ Diệu

2.2.2 Giới thiệu trò chơi Chung Sức và Chiếc Nón Kỳ Diệu

* Trò chơi Chung Sức (Family Feud):

Chung Sức hiện là một trong những trò chơi truyền hình nổi tiếng được phát sóng trên đài truyền hình Tp.HCM (HTV7) từ tháng 4/2005 và luôn dẫn đầu về số lượng người xem trò chơi truyền hình tại khu vực Tp.HCM Chương trình Chung Sức (tên gốc là Family Feud) là một trong những chương trình rất nổi tiếng của tập đoàn truyền thông Frementle Media và đã được phát sóng ở hơn 30 quốc gia trên khắp thế giới

Bảng 2.11: Chỉ số người xem chương trình Chung Sức (Rating %)

Chung Suc

200P25-35 ABCDEFP25-45 ABCDEFP 5-15 A BCDEF

(Nguồn: TNS 4/2005-9/2006)

Việc chọn chương trình Chung sức để khảo sát vì sự phổ biến, nổi tiếng của nó, chương trình được nhiều khán giả biết đến vìø nội dung đơn giản, xoay quanh các vấn đề của cuộc sống nên đối tượng khảo sát sẽ rộng hơn và việc khảo sát sẽ gặp nhiều thuận tiện

Trang 30

Trong tổng số 247 bản câu hỏi phỏng vấn có 170 bản câu hỏi khán giả lựa

chọn trò chơi Chung Sức để trả lời, mẫu trả lời cho trò chơi Chung Sức như sau: Bảng 2.12: Mẫu nghiên cứu trò chơi Chung Sức chia theo giới tính

Tần suất Phần trăm Phần trăm cộng dồn

Nữ 95 55.9 100.0

Total 170 100.0

Bảng 2.13: Mẫu nghiên cứu trò chơi Chung Sức chia theo trình độ học vấn

Phổ thông cơ sở 22 12.9 12.9 Phổ thông trung học 35 20.6 33.5 Đại học trở lên 113 66.5 100.0

Bảng 2.14: Mẫu nghiên cứu trò chơi Chung Sức chia theo nhóm tuổi

Từ 15-20 tuổi 82 48.2 48.2 Từ 21-30 tuổi 61 35.9 84.1 Từ 31-40 tuổi 22 12.9 97.1 Từ 41-50 tuổi 2 1.2 98.2 từ 51-60 tuổi 1 6 98.8 Trên 60 tuổi 2 1.2 100.0

Trong đó có 55,9% người là nữ và 44,1% người là nam, số người có trình độ đại học trở lên chiếm đa số với hơn 66% và chủ yếu là giới trẻ có tuổi đời từ 15 đến 30 tuổi chiếm 84.1%

* Trò chơi Chiếc Nón Kỳ Diệu (Fortune Wheel)

Chiếc Nón Kỳ Diệu tuy không còn hấp dẫn so với thời điểm mới được phát sóng năm 2001 nhưng hiện vẫn là một trong những chương trình của VTV3 có số lượng khán giả xem nhiều dù rằng chương trình đã kéo dài đến năm thứ 07

Trang 31

Bảng 2.15: Chỉ số người xem chương trình Chiếc Nón Kỳ Diệu (Rating %)

CHIEC NON KY DIEU

2006P25-35 ABCDEF-HCMP25-45 ABCDEF-HCMP25-35 ABCDEF-HNP25-45 ABCDEF-HN

(Nguồn: TNS 12/2001-9/2006)

Cũng tương tự như chương trình Chung Sức, việc chọn chương trình Chiếc Nón Kỳ Diệu để khảo sát vì sự nổi tiếng của chương trình sẽ có nhiều khán giả biết đến và nội dung chỉ xoay quanh các vấn đề của cuộc sống nên đối tượng khảo sát sẽ rộng hơn và việc khảo sát sẽ gặp nhiều thuận tiện

Trong tổng số 247 bản câu hỏi phỏng vấn có 77 bản câu hỏi khán giả lựa chọn trò chơi Chiếc Nón Kỳ Diệu để trả lời, mẫu trả lời cho trò chơi Chiếc Nón Kỳ Diệu như sau:

Bảng 2.16: Mẫu nghiên cứu trò chơi Chiếc Nón Kỳ Diệu chia theo giới tính

Tần suất Phần trăm Phần trăm cộng dồn

Bảng 2.17: Mẫu nghiên cứu trò chơi Chiếc Nón Kỳ Diệu chia theo học vấn

Tần suất Phần trăm Phần trăm cộng dồn Phổ thông cơ sở 11 14.3 14.3

Phổ thông trung học 14 18.2 32.5 Đại học trở lên 52 67.5 100.0

Trang 32

Bảng 2.18: Mẫu nghiên cứu trò chơi Chiếc Nón Kỳ Diệu chia theo nhóm tuổi

Tần suất Phần trăm Phần trăm cộng dồn Từ 15-20 tuổi 33 42.9 42.9

Từ 21-30 tuổi 31 40.3 83.1 Từ 31-40 tuổi 13 16.9 100.0

Trong đó có 63.6% người là nữ và 36.4% người là nam, số người có trình độ đại học trở lên chiếm đa số với hơn 67.5% và chủ yếu là giới trẻ có tuổi đời

từ 15 đến 30 tuổi chiếm 83.1%

2.2.3 Đánh giá thang đo

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua 02 công cụ chính là hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) Hệ số Cronbach alpha được sử dụng để loại các biến rác, các biến có hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6 (Nunnally & Bernstein, 1994, trích lại từ tài liệu 10) Các biến có hệ số chuyển tải (factor loading) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại tiếp trong phân tích nhân tố Sử dụng phương pháp Principal Component với phép xoay vuông gốc Varimax with Kaiser Normalization sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố của thang đo này

* Phân tích nhân tố (EFA)

Phân tích nhân tố EFA được dùng để khám phá các nhóm yếu tố gồm: Nội dung chương trình, kết cấu chương trình, phát sóng, sức hấp dẫn của trò chơi, giải thưởng của chương trình từ 21 nội dung đã được trình bày từ nghiên cứu định tính

Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Okin) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2002, trích theo tài liệu 12) các biến có hệ số chuyển tải (factor loading) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại; điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50%

Trang 33

Phép trích Principal Component với phép xoay Varimax with Kaiser Normalization sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố của tổ hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích xem trò chơi truyền hình của người dân Tp.HCM Như trình bày ở trên, sau giai đoạn đánh giá độ tin cậy của các thang đo, toàn bộ 21 nội dung trong thang đo đề nghị đều được giữ lại để phân tích nhân tố

Bảng 2.19: kết quả phân tích nhân tố

KMO and Bartlett's Test

Bartlett's Test of SphericityApprox Chi-Square1429.742

Tổng phương sai trích tích lũy là 56.051

Extraction Method: Principal Component Analysis Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 7 iterations

Trang 34

Qua phân tích ta thấy hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Okin) có giá trị 0.863> 0.5 và hệ số Eigenvalue đều > 1 và tổng phương sai trích là 56.051% > 50% Như vậy, trò chơi truyền hình có 05 yếu tố chính gồm:

1 Nội dung chương trình 2 Sức hấp dẫn của trò chơi 3 Kết cấu chương trình 4 Phát sóng của chương trình 5 Giải thưởng của chương trình

* Đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha

Độ tin cậy được dùng để mô tả độ lỗi của phép đo, bởi vì chúng ta không thể biết chính xác mức độ biến thiên của biến đúng và biến lỗi, không thể tính được trực tiếp mức độ tin cậy của thang đo Tuy nhiên, chúng ta có thể thiết lập độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach alpha Hệ số này cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bản câu hỏi, được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và

mối tương quan giữa các biến [Bob E Hayes, 1998, tài liệu 11]

Bảng 2.20 -Cronbach Alpha các thành phần thang đo cho trò chơi truyền hình

TB thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến

Trang 35

Kết cấu chương trình, Cronbach alpha = 0.784

TB thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

Sức hấp dẫn của trò chơi, Cronbach alpha = 0.652

Sau khi đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha, không có biến nào có hệ số Cronbach alpha <0.4 nên sẽ không có biến nào bị loại Do vậy sau khi kiểm định thang đo bằng EFA và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, tác giả thấy có các nhóm yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sở thích xem trò chơi truyền hình của người dân Tp.HCM gồm:

1 Nội dung chương trình 2 Sức hấp dẫn của trò chơi 3 Kết cấu của chương trình 4 Phát sóng của chương trình 5 Giải thưởng của chương trình

2.2.4 Kiểm định giả thuyết

Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với các biến Nội dung chương trình, Sức hấp dẫn của trò chơi, Kết cấu chương trình, Phát sóng và Giải thưởng với mức độ Hài lòng chung

Trang 36

Mục đích của việc này là để đánh giá tác động của các nhóm yếu tố này đến mức độ thỏa mãn, hài lòng chung của khán giả Tp.HCM đối với trò chơi truyền hình

Bảng 2.21 – Đánh giá mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến hài lòng chung (Bảng 2.21a)

Khoảng tin cậy không

Std Error of the Estimate

R Square Change

F

Sig F Change

a Predictors: (Constant), Giaithuong, NoiDung, Phatsong, SucHapDan, KetCau

Qua bảng chúng ta thấy rằng, với mức ý nghĩa là 95% thì có 03 nhóm độc lập có mức ý nghĩa t (sig.) lớn hơn 0.05 nên bị loại là Sức hấp dẫn của trò chơi, Giải thưởng và Phát sóng của chương trình

* Do vậy tiến hành loại từng biến để kiểm tra: Loại biến giải thưởng, ta có

Trang 37

Std Error of the Estimate

R Square Change

F

Sig F Change

a Predictors: (Constant), Phatsong, NoiDung, SucHapDan, KetCau

Qua bảng chúng ta thấy rằng, với mức ý nghĩa là 95% thì có 02 nhóm độc lập có mức ý nghĩa t (sig.) lớn hơn 0.05 nên bị loại là Sức hấp dẫn của trò chơi và Phát sóng của chương trình

Tiếp tục loại biến Phát sóng của chương trình

(Bảng 2.21e)

Coefficients(a)

Khoảng tin cậy

không chuẩn hóa Khoảng tin cậy chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa của t (Sig.)

Trang 38

Bằng phương pháp hồi qui, đánh giá mức độ thỏa mãn chung của khán giả Tp.HCM đối với các chương trình trò chơi truyền hình, qua bảng chúng ta thấy rằng, với mức ý nghĩa là 95% thì có 02 nhóm độc lập có mức ý nghĩa t (sig.) lớn hơn 0.05 nên bị loại là Giải thưởng và Phát sóng của chương trình

Thực tế cho thấy giải thưởng trong các trò chơi truyền hình hiện nay là không lớn (trừ một vài chương trình) và ảnh hưởng chủ yếu đối với người chơi còn khán giả truyền hình đôi khi họ không ấn tượng lắm với giải thưởng trừ khi giải thưởng của chương trình là rất lớn hoặc giải thưởng dành cho khán giả xem chương trình trong quá trình tương tác; phát sóng ở đây cũng chỉ giúp thu hút khán giả xem chương trình mà chưa góp phần vào sự hài lòng chung đối với chương trình Ba (03) biến độc lập còn lại được chấp nhận là Nội dung chương trình, Kết cấu chương trình và Sức hấp dẫn của chương trình là 03 nhân tố chính đóng góp vào sự hài lòng chung của khán giả xem trò chơi truyền hình

Bảng 2.22 – Đánh giá R bình phương

R Square

Adjusted R Square

Std Error of

the

R Square Change

F

Sig F Chang

a Predictors: (Constant), KetCau, NoiDung, SucHapDan

Các giá trị thống kê đánh giá sự phù hợp của mô hình như R, R2 (R Square), R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) và sai số chuẩn (Std Error of the Estimate) đều đạt yêu cầu với R2=0.829 > 0.4

Với giá trị F=250.206, sig=0.0000 (rất nhỏ) cho ta thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0, mô hình hồi quy tuyến tính bội của chúng ta phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được

Với các giá trị ước lượng và các thông số thống kê cho thấy tính phù hợp của mô hình Do đó, có thế kết luận rằng có 03 nhóm yếu tố là nội dung chương

Trang 39

trình, sức hấp dẫn của trò chơi và kết cấu của chương trình tác động vào mức độ hài lòng chung của khán giả Các giả thuyết H1, H2, H3 được chấp nhận

Mô hình được biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện sự tác động của 03 thành phần thực tiễn là Nội dung, Kết cấu và Sức hấp dẫn đến mức độ hài lòng của khán giả xem chương trình trò chơi truyền hình

(Phương trình 1)

Các hệ số hồi quy (chưa chuẩn hóa) đều mang dấu dương, chứng tỏ các yếu tố trong mô hình ảnh hưởng tỉ lệ thuận đến sự hài lòng chung về xem trò chơi truyền hình của người dân Tp.HCM

Các nhân tố trong mô hình gồm: nộâi dung chương trình, sức hấp dẫn của trò chơi, kết cấu của chương trình là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng chung Thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số Beta (Standardized Coefficients – Hệ số hồi qui đã chuẩn hóa) Yếu tố nào có trị tuyệt đối của hệ số Beta càng lớn thì ảnh hưởng đến mức độ hài lòng càng nhiều Do đó trong mô hình này, sự hài lòng của khán giả thành phố về xem trò chơi truyền hình chịu ảnh hưởng quan trọng nhất là kết cấu của chương trình (beta = 0.487), quan trọng thứ nhì là nộâi dung chương trình (beta = 0.486) (nhưng ở đây mức độ quan trọng của kết cấu và nộâi dung chương trình gần tương đương nhau với Beta = 0.487 & Beta=0.486), thứ ba là sức hấp dẫn của trò chơi (beta = 0.086)

Như vậy, với kết quả phân tích này cho thấy các nhà sản xuất chương trình trò chơi truyền hình quan tâm và tác động đến các thành phần có giá trị tuyện đối của hệ số beta lớn thì sẽ càng làm tăng mức độ hài lòng của khán giả thành phố đối với các chương trình trò chơi truyền hình Đây chính là một trong

Mức độ hài lòng của khán giả = -0.314 + 0.577 * Kết cấu chương trình + 0.459 * Nội dung chương trình + 0.093*Sức hấp dẫn của trò chơi

Trang 40

những căn cứ để xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc

lựa chọn ý tưởng, thiết kế và xây dựng các chương trình trò chơi truyền hình

2.2.5 Đánh giá mức độ hài lòng chung của khán giả Tp.HCM đối với các chương trình trò chơi truyền hình

Bảng 2.23 – Đánh giá mức độ hài lòng chung

Trung bìnhNhìn chung Anh/Chị thấy trò chơi truyền hình hấp dẫn 3.5061

Anh/Chị thường xuyên xem trò chơi truyền hình 3.4251

Nhìn chung Anh/Chị đánh giá cao trò chơi truyền hình 3.3806

Nhìn chung ta thấy người dân thành phố phần nào thỏa mãn với số lượng và chất lượng trò chơi truyền hình hiện tại Tuy nhiên với mức độ thỏa mãn trung bình chỉ đạt từ 3.38 đến 3.5 cho thấy sự thỏa mãn của người dân thành phố đối với các chương trình trò chơi truyền hình hiện có là chưa cao và vẫn còn nhiều vấn đề chưa được hài lòng như: người dẫn chương trình truyền hình chuyên nghiệp chưa nhiều, nội dung câu hỏi có nhiều chổ chưa phù hợp, yếu tố

gây cấn, bất ngờ của các trò chơi chưa cao, giờ phát sóng chưa phù hợp, Bảng 2.24 – Đánh giá mức độ hài lòng đối với nội dung chương trình

I NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Ngày đăng: 31/10/2012, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(xem phụ lục 1-bảng 1 cơ cấu dân số Tp.HCM chia theo giới tính) *. Dân số và cơ cấu dân số theo khu vực thành thị-nông thôn:   - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
xem phụ lục 1-bảng 1 cơ cấu dân số Tp.HCM chia theo giới tính) *. Dân số và cơ cấu dân số theo khu vực thành thị-nông thôn: (Trang 6)
Bảng 1. 5– Tỉ lệ giữa số lượng TV màu và TV đen trắng tại Tp.HCM - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 1. 5– Tỉ lệ giữa số lượng TV màu và TV đen trắng tại Tp.HCM (Trang 9)
Bảng 1.4 –Số truyềnhình trung bình/hộ gia đình Tp.HCM - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 1.4 –Số truyềnhình trung bình/hộ gia đình Tp.HCM (Trang 9)
1.7.1 Số lượng trò chơi truyềnhình ngày càng gia tăng - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
1.7.1 Số lượng trò chơi truyềnhình ngày càng gia tăng (Trang 14)
Bảng 1. 7– Chỉ số người xem chương trình Gặp Nhau Cuối Tuần - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 1. 7– Chỉ số người xem chương trình Gặp Nhau Cuối Tuần (Trang 15)
Bảng 1.9 – Chỉ số người xem chương trình Vui Cùng Hugo - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 1.9 – Chỉ số người xem chương trình Vui Cùng Hugo (Trang 16)
Bảng 1.11 – Chỉ số người xem chương trình Stinky &amp; Stomper - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 1.11 – Chỉ số người xem chương trình Stinky &amp; Stomper (Trang 17)
Hình 2: Phàn nàn của khán giả về trò chơi Chung Sức - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Hình 2 Phàn nàn của khán giả về trò chơi Chung Sức (Trang 18)
Bảng 2.4-Giá trị trungbình của các biến nghiên cứu Thống kê mô tả  - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 2.4 Giá trị trungbình của các biến nghiên cứu Thống kê mô tả (Trang 23)
Bảng 2. 5– Các nhóm biến nghiên cứu - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 2. 5– Các nhóm biến nghiên cứu (Trang 24)
Bảng 2.12: Mẫu nghiên cứu trò chơi Chung Sức chia theo giới tính - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 2.12 Mẫu nghiên cứu trò chơi Chung Sức chia theo giới tính (Trang 30)
Bảng 2.13: Mẫu nghiên cứu trò chơi Chung Sức chia theo trình độ học vấn - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 2.13 Mẫu nghiên cứu trò chơi Chung Sức chia theo trình độ học vấn (Trang 30)
Bảng 2.15: Chỉ số người xem chương trình Chiếc Nón Kỳ Diệu (Rating %) - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 2.15 Chỉ số người xem chương trình Chiếc Nón Kỳ Diệu (Rating %) (Trang 31)
Bảng 2.16: Mẫu nghiên cứu trò chơi Chiếc Nón Kỳ Diệu chia theo giới tính - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 2.16 Mẫu nghiên cứu trò chơi Chiếc Nón Kỳ Diệu chia theo giới tính (Trang 31)
(Bảng 2.21b) - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 2.21b (Trang 36)
(Bảng 2.21c) - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 2.21c (Trang 37)
Bảng 2.26 –Đánh giá mức độ hài lòng đối với kết cấu của chương trình - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 2.26 –Đánh giá mức độ hài lòng đối với kết cấu của chương trình (Trang 42)
Bảng 2.32a –Đánh giá tác động của giới tính đến các biến độc lập bằng Anova - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 2.32a –Đánh giá tác động của giới tính đến các biến độc lập bằng Anova (Trang 47)
Bảng 3.2– Khảo sát về người dẫn chương trình - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 3.2 – Khảo sát về người dẫn chương trình (Trang 62)
Bảng 3.3– Khảo sát về hình thức tương tác - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 3.3 – Khảo sát về hình thức tương tác (Trang 63)
Bảng 3.7– Khảo sát về các phương tiện dùm để quảng bá chương trình - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
Bảng 3.7 – Khảo sát về các phương tiện dùm để quảng bá chương trình (Trang 64)
Phụ lục 1– Bảng 1 cơ cấu dân số Tp.HCM chia theo giới tính - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
h ụ lục 1– Bảng 1 cơ cấu dân số Tp.HCM chia theo giới tính (Trang 71)
Phụ lục 1– Bảng 4 cơ cấu dân số Tp.HCM theo thu nhập - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
h ụ lục 1– Bảng 4 cơ cấu dân số Tp.HCM theo thu nhập (Trang 72)
Chủ đề của Trò chơi truyềnhình Số trường hợp Phần trăm - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
h ủ đề của Trò chơi truyềnhình Số trường hợp Phần trăm (Trang 74)
Phụ lục 2– Bảng 2: Khảo sát sở thích về chủ đề các chương trình trò chơi truyền hình của khán giả Tp.HCM  - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
h ụ lục 2– Bảng 2: Khảo sát sở thích về chủ đề các chương trình trò chơi truyền hình của khán giả Tp.HCM (Trang 74)
Phụ lục 3– Bảng 4: Khảo sát tần suất xem trò chơi truyềnhình của khán giả Tp.HCM  - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
h ụ lục 3– Bảng 4: Khảo sát tần suất xem trò chơi truyềnhình của khán giả Tp.HCM (Trang 76)
Anh/Chị thường xuyên xem trò chơi truyềnhình - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
nh Chị thường xuyên xem trò chơi truyềnhình (Trang 76)
Phụ lục 3– Bảng 8: Khảo sát mức độ thỏa mãn của khán giả Tp.HCM về nội dung câu hỏi của các chương trình trò chơi truyền hình hiện tại  - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
h ụ lục 3– Bảng 8: Khảo sát mức độ thỏa mãn của khán giả Tp.HCM về nội dung câu hỏi của các chương trình trò chơi truyền hình hiện tại (Trang 78)
Phụ lục 3– Bảng 17: Khảo sát mức độ thỏa mãn của khán giả Tp.HCM về cách chơi trong các chương trình trò chơi truyền hình hiện tại - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
h ụ lục 3– Bảng 17: Khảo sát mức độ thỏa mãn của khán giả Tp.HCM về cách chơi trong các chương trình trò chơi truyền hình hiện tại (Trang 80)
Chất lượng âm thanh, hình ảnh - Nghiên cứu sở thích xem trò chơi truyền hình cùa người dân TP.HCM
h ất lượng âm thanh, hình ảnh (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w