Chính sách tỉ giá hối đoái của Việt Nam
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIÊN NGÂN HÀNG ******************** BÀI THU HOẠCH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Họ và tên : Trần Đăng Khoa Nguyễn Thế Tài (Nhóm Trưởng) HÀ NỘI – Năm 2010 Mục lục 1 Lời nói đầu Trong nền kinh tế hiện đại, xu thế toàn cầu hóa là một xu thế có tính tất yếu. Nó là xu thế được cả thế giới công nhận, và việt nam cũng không phải là ngoại lệ, kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đến nay, nước ta đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, chúng ta quan hệ với các nước ngoài trên rất nhiều mặt, kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhưng một trong những ưu tiên hàng đầu của các nước đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng đó là ưu tiên phát triển về mặt kinh tế, một trong những hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại là hoạt động giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, và một trong những vấn đề nảy sinh khi chúng ta có quan hệ giao thương với nước ngoài là chúng ta phải xác định chính sách tỷ giá như thế nào cho phù hợp. Đây là một vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến cán cân thương mại của các quốc gia, và có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp của quốc gia, đặc biệt là những nước mà nguồn thu chủ yếu là từ xuất khẩu. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nhóm chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này để tìm ra những ưu nhược điểm của chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam qua các thời kì, với hi vọng có thể có những đóng góp hữu ích cho việc hoạch định chính sách tỷ giá hối đoái của nước nhà. Do trình độ còn hạn chế, nên trong quá trình nghiên cứu có thể có những sai sót. Rất mong nhận được các ý kiến phản biện và đóng góp. 2 Xin trân trọng cảm ơn! 3 Chương I: Chính sách tỷ giá hối đoái và các khái niệm liên quan I. Khái niệm Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (mà đại diện thường là ngân hàng trung ương) thông qua một chế độ tỷ giá nhất định và một hệ thống các công cụ can thiệp nhất định nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay có những tác động nhằm làm cho tỷ giá biến động phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia. Phân loại: dựa vào mức độ can thiệp của chính phủ người ta phân ra 3 loại chế độ tỷ giá cơ bản đó là: chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết và chế độ tỷ giá cố định. 1) Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn là chế độ tỷ giá mà ở đó tỷ giá được xác định thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường mà không có sự quan hệ của ngân hàng trung uơng hay chính phủ. Ở chế độ tỷ giá này tỷ giá được xác định thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường mà không chịu các tác động can thiệp của ngân hàng trung ương, nên tỷ giá biến động theo đúng quan hệ cung cầu của thị trường, vì vậy nó phản ánh đúng giá trị đồng tiền của các nước, nhưng đồng thời nó cũng mang trong mình những bất ổn là tỷ giá có thể biến đổi liên tục, thất thường và có biên độ biến đổi rộng. Và chính điều đó gây khó khăn cho việc giao thương quốc tế do sự không ổn định của tỷ giá. Vì vậy trên thực tế các nước ở các nước theo đuổi chính sách tỷ giá này thì ngân hàng trung ương vẫn có những sự can thiệp nhất định, nhưng mức độ can thiệp có thể thấp hơn các chế độ tỷ giá khác, và ngân hàng trung ương cũng không đưa ra các cam kết cụ thể về tỷ giá. Nói chung chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn có những ưu nhược điểm sau: - Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi: 4 • . Giúp cán cân thanh toán cân bằng: khi có một nước nào đó có cán cân vãng lai thâm hụt khiến nội tệ giảm giá. Điều đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân bằng • Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ. • Góp phần ổn định kinh tế, tránh được những cú sốc bất lợi từ bên ngoài, vì khi giá cả nước ngoài tăng sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh theo cơ chế PPP để ngăn ngừa các tác động ngoại lai. - Nhược điểm của chế độ tỷ giá thả nổi: • Là nguyên nhân gây nên sự bất ổn do các hoạt động đầu cơ làm méo mó, sai lệch thị trường, có khả năng gây nên lạm phát cao và tăng nợ nước ngoài. • Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm lý lo sợ sự biến động theo hướng bất lợi của tỷ giá. 2) Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, là chế độ tỷ giá mà trong đó ngân hàng trung ương có những can thiệp tích cực trên thị trường nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định, phù hợp với các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Ở chế độ này tỷ giá trên forex vẫn được xác định thông qua quan hệ cung cầu. Ngân hàng trung ương không đưa ra cam kết sẽ duy trì tỷ giá ở một biên độ hẹp xung quanh một tỷ giá cố định nhưng cam kết can thiệp để tỷ giá chỉ có thể biến động trong những phạm vi nhất định, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Vì vậy người ta coi đây là sự kết hợp giữa chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn và chế độ tỷ giá cố định. 3) Chế độ tỷ giá cố định 5 Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá mà ngân hàng trung ương các nước cam kết duy trì tỷ giá cố định ở một mức tỷ giá gọi là tỷ giá trung tâm, tỷ giá chỉ dao động ở một biên độ hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm. Ở chế độ tỷ giá này ngân hàng trung ương sẽ phải hoạt động rất tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá cố định, vì vậy nó đòi hỏi các quốc gia theo đuổi chế độ tỷ giá này phải có một quĩ dự trự ngoại hối đủ mạnh, nếu không sẽ không thể duy trì được tỷ giá cố định theo mong muốn trước những biến động lớn của thị trường. Chế độ tỷ giá cố định tạo điều kiện tốt cho giao thương quốc tế, nhưng nó cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trung ương khi áp dụng chế độ tỷ giá này. Chế độ tỷ giá cố định có những ưu nhược điểm cơ bản sau: - Ưu điểm • Tỷ giá cố định thúc đẩy đầu tư và thương mại quốc tế, do tỷ giá được duy trì ở mức cố định nên các nhà đầu tư có thể tránh được các rủi ro tỷ giá, tính toán được lợi ích kinh tế thu được khi giao thương diễn ra. • Tỷ giá cố định buộc chính phủ các nước phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô một cách có kỉ luật hơn. Khi chính phủ các nước theo đuổi chế độ tỷ giá cố định, họ buộc phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô một cách rất có kỉ luật mới có thể duy trì được tỷ giá ở mức cố định, nếu không họ sẽ đối mặt với một áp lực rất lớn từ thị trường, có thể sẽ phải phá giá đồng tiền, có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. • Chế độ tỷ giá cố định thúc đẩy hợp tác quốc tế, các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá cố định thường phải thỏa thuận với các nước đối tác các biện pháp tiến hành khi tỷ giá đứng trước áp lực tăng hay giảm, nếu không có sự thỏa thuận thì rất dễ dẫn đến sự cạnh tranh thương mại quốc tế không lành mạnh. Dẫn đến sự phá giá đồng tiền, vì vậy việc duy trì hợp tác quốc tế giúp ích cho việc tạo ra môi trường tốt cho thương mại quốc tế. 6 4) Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá +) Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá dài hạn: • Mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại. • Chính sách ngoại thương: thuế quan ( thuế nhập khẩu ) và quota (hạn chế khối lượng hàng ngoại nhập ). Khi một nước áp dụng 1 loại thuế hoặc quota với hàng nhập khẩu sẽ làm tăng nhu cầu về hàng nội địa, nội tệ có xu hướng tăng giá bởi vì hàng nội sẽ tiếp tục được bán tốt ngay cả khi đồng nội tệ lên giá. (áp dụng thuế quan và hạn ngạch về lâu dài sẽ làm cho nội tệ lên giá, tức tỷ giá giảm) • Ứng xử của công chúng : sự ưa thích hàng nội hay hàng ngoại. Nếu sự ưa thích hàng nhập ngoại tăng làm cho ngoại tệ tăng giá vì hàng ngoại sẽ được bán tốt ngay cả với giá trị cao của đồng ngoại tệ. Nếu cầu về hàng xuất khẩu của một nước tăng lên về lâu dài làm cho đồng tiền của nước đó tăng giá • Năng suất lao động và mức thu nhập giữa các quốc gia: nếu năng suất lao động của một nước cao hơn nước khác thì giá hàng nội tệ của nước đó có thể hạ tương đối so với hàng ngoại mà vẫn thu được lãi ( cầu về hàng nội tệ tăng và đồng nội tệ có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu năng suất lao động của một nước thấp hơn nước khác thì hàng hóa đó trở nên tương đối đắt hơn và đồng tiền của nước đó có xu hướng giảm. (về lâu dài, năng suất lao động của một 7 nước cao hơn tương đối so với nước khác dẫn đến dòng tiền nước đó tăng giá ) +) Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá trong ngắn hạn • Mức lãi suất so sánh ở hai nước : thay đổi mức lãi suất ở hai nước ảnh hưởng đến tỷ giá dựa trên điều kiện ngang giá lãi suất. Điều kiện ngang giá lãi suất được phát biểu rằng, lãi suất trong nước bằng lãi suất nước ngoài trừ đi mức tăng giá của đồng nội tệ , hay lãi suất trong nước bằng lãi suất nước ngoài cộng mức tăng giá dự tính của đồng ngoại tệ (E t – E 0 )/E 0 = i – i * =E Trong đó : E t : tỷ giá dự tính E 0 : tỷ giá hiện hành i : lãi suất trong nước (nội tệ ) i * : lãi suất nước ngoài ( ngoại tệ ) Yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá là : thay đổi lãi suất nước ngoài ( i * ): tăng lãi suất nước ngoài làm tăng lợi tức dự tính của tiền gửi nước ngoài và làm cho đồng tiền ngoại tệ sụt giảm II) Các công cụ của chính sách tỷ giá 1) Lãi suất chiết khấu: - Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất NHTW áp dụng khi cho các NHTG vay dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá của NHTG. Lãi suất tái chiết khấu liên quan đến chi phí sử dụng vốn của các NHTG. - Ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu đối với TGHĐ + Khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu đối với giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ 8 làm cho chi phí sử dụng vốn của các NHTG tăng. Để có lãi buộc các NHTG phải điều chỉnh mức lãi suất:tăng lãi suất cho vay hoặc giảm lãi suất huy động bằng ngoại tệ. Đối với Việt Nam, vẫn chưa có tự do hóa chu chuyển dòng vốn ra, hầu hết ngoại tệ đều được gửi tại các NHTM trong nước. Vì vậy NHTM sẽ chọn cách giảm lãi suất huy động tiền gửi bằng ngoại tệ. Những người nắm giữ ngoại tệ sẽ bán ngoại tệ đi để nhận lấy nội tệ do đầu tư vào nội tệ có lợi hơn. Do đó, cung ngoại tệ sẽ tăng lên hay cầu nội tệ tăng, nội tệ lên giá và TGHĐ giảm. + Trong trường hợp khi NHTW giảm lãi suất chiết khấu sẽ có tác dụng ngược lại, làm TGHĐ tăng. 2) Nghiệp vụ thị trường mở - Nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động mua bán giấy tờ có giá giữa NHTW và các tổ chức tín dụng. - Ảnh hưởng khi NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở lên TGHĐ: Thông thường, hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán nội tệ nhằm duy trì 1TG cố định ( trong chế độ tỷ giá cố định) hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới 1 mức nhất định trong mục tiêu đã đề ra ( trong chế độ TG thả nổi ) thường làm thay đổi lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Nó có thể gây ra hiện tượng lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế. Chính vì vậy thông thường các NHTW phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông. Thông qua hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, NHTW tác động trực tiếp lên nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ. + Khi NHTW mua vào các giấy tờ có giá sẽ bù đắp lượng tiền thiếu hụt trong lưu thông. Do đó, giảm áp lực thiểu phát. + Khi NHTW bán ra các giấy tờ có giá, sẽ hút bớt lượng nội tệ đang dư thừa trong lưu thông, làm giảm áp lực lạm phát. 3) Các công cụ khác 9 a) Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: là 1 quy định của NHTW về tỉ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi bằng ngoại tệ mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. - Ảnh hưởng của quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: + Khi NHTW tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, khiến cho số dư thương mại giảm, làm giảm lợi nhuận của NHTM. Để duy trì lợi nhuận các NHTM có thể giảm lãi suất huy động hoặc tăng lãi suất cho vay. Khi TMQT được tự do hóa, thị trường tài chính nội địa liên kết với thị trường tài chính quốc tế, thì các NHTM thường không thể tác động làm thay đổi mức lãi suất cho vay bằng ngoại tệ. Nếu NHTM tăng lãi suất cho vay đối với ngoại tệ lớn hơn mức lãi suất quốc tế, thì các DN XNK trong nước sẽ chuyển sang đi vay nước ngoài. Mặt khác, những người có ngoại tệ hầy như không có cơ hội để gửi ngoại tệ ra nước ngoài, vì vậy, các NHTM chỉ còn cách hạ lãi suất huy động ngợi tệ nhằm thu được lợi nhuận. Lãi suất huy động ngoại tệ giảm, làm giảm sự hấp dẫn đối với người gửi tiền. Họ sẽ bán ngoại tệ để lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ hay tăng cầu nội tệ. Do đó, nội tệ lên giá, TGHĐ giảm. + Ngược lại, khi nHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, làm nội tệ giảm giá, TGHĐ tăng. b) Quy định trần lãi suất tiền gửi đối với tiền gửi bằng ngoại tệ: - Trần lãi suất tiền gửi đối với tiền gửi bằng ngoại tệ: là lãi suất cao nhất mà người gửi ngoại tệ tại NHTM được hưởng. - Ảnh hưởng của quy định trần lãi suất tiền gửi: + Khi NHTW quy định trần lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ thấp: việc gửi tiền bằng ngoại tệ kém hấp dẫn đối với người gửi. Do đó, người gửi tiền sẽ bán ngoại tệ để lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ hay tăng cầu nội tệ. Do đó, nội tệ lên giá, TGHĐ giảm. + Khi NHTW quy định trần lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ cao, sẽ làm nội tệ giảm giá, TGHĐ tăng c) Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM: - Trạng thái ngoại tệ của 1 NHTM: là số dư ngoại tệ mua vào ( giao ngay và kỳ hạn ) mà chưa bán ra, hoặc bán ra ( giao ngay và kỳ hạn ) mà chưa mua vào. - Ảnh hưởng của việc quy định trạng thái ngoại tệ đến TGHĐ: 10