Tình trạng nhiễm HIVAIDS tại việt nam

6 352 0
Tình trạng nhiễm HIVAIDS tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

HIV/AIDS UNDP làm việc với các Quốc gia để có những hiểu biết và phản ứng đối với kích cỡ phát triển của HIV và sức khỏe, giúp họ nhận ra các hoạt động phát triển nằm ngoài lĩnh vực sức khỏe cũng có những tác động khả quan lên vấn đề này. Là một nhà đồng bảo trợ sáng lập ra UNAIDS, UNDP được giao trách nhiệm bởi UNAIDS đối với những vấn đề lien quan đến HIV. UNDP đã đặt những vấn đề về HIV trong các kế hoạch và xu hướng phát triển, sự quản lý của chính phủ, các luật và quyền con người, bình đẳng giới. Ngoài ra, UNDP còn có những đóng góp tới sức khỏe cộng đồng và quan hệ phát triển thông qua sự hợp tác với Quỹ toàn cầu chống lại AIDS, bệnh lao và sốt rét (Global Fund to Fight AIDS, Tuberculosis and Malaria), và các chương trình đặc biệt về sức khỏe sinh sản và bệnh lây nhiễm, làm mất cân đối trong bộ phận dân số nghèo. UNDP hỗ trợ vận động chính sách và các nghiên cứu để đáp ứng các mục tiêu thiên niên kỉ (MDGs), bao gồm việc xúc tiến các ưu tiên của MDGs để tạo ra sự hợp lực giữa các mục tiêu HIV và các MDGs khác. Hoạt động của UNDP tại các nước đang phát triển, cũng như ở Việt Nam, nhằm ngăn chặn lây lan của HIV và cắt giảm những tác động của nó. Là một đối tác phát triển đáng tin cậy, UNDP đặt vấn đề HIV/AIDS ở trung tâm của tất cả các chính sách và ngân sách quốc gia và hỗ trợ cộng đồng. Vì HIV/AIDS là vấn đề mang tính toàn cầu, UNDP cung cấp những kiến thức, nguồn lực và sự thực hành tốt nhất trên toàn thế giới. Tình trạng nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam Tại Việt Nam, HIV/AIDS ảnh hưởng đến con người ở tất cả các tỉnh thành và cộng đồng. Nếu không được kiểm soát, dịch bệnh này có thể làm đảo ngược tất cả những thành tựu dã dạt được trong việc cắt giảm đói nghèo ở Việt Nam. Mặc dù có 1 tỉ lệ nhiễm bệnh mới hang năm thấp. nhưng chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong tỉ lệ HIV/AIDS trong tổng số dân số lớn của Việ Nam cũng làm gia tăng số người thực sự bị ảnh hưởng. Theo báo cáo của UNAIDS Việt Nam ước tính theo bảng báo cáo dự án và ước tính năm 2005: Tỷ lệ nhiễm bệnh trong dân số nói chung: 0.53%. Số người sống chung với HIV dự đoán đến năm 2007: 293.000 Theo dữ liệu được báo cáo lũy tích ngày 31/8/2007, có 132.628 trường hợp nhiễm HIV, và 26.828 trường hợp bị AIDS. Có khoảng 15.007 người đã chết vì AIDS ở Việt Nam. Trong số các trường hợp bị nhiễm HIV, 78.9% nằm trong độ tuổi từ 20 – 39; trong đó, nam chiếm 85.2% tổng số các trường hợp bị nhiễm. Số người sống chung với HIV ngày càng trẻ hơn và vấn đề truyền bệnh do tình dục với người đồng giới đang trở nên ngày càng phức tạp. Cacs ca nhiễm HIV tập trung theo vùng địa lý, tại các tỉnh thành phố lớn, nơi có dịch tập trung chủ yếu ở nhóm người tiêm chích ma túy, mại dâm và nam tình dục đồng giới. Quảng ninh là tỉnh có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất (trên 100000 người), HCM có số trường hợp báo cáo phát hiện nhiễm HIV cao nhất (tính đến 31/7/2006, có 23.321 trường hợp nhiễm, chếm 17.32% tổng số trường hợp báo cáo nhiễm trên toàn quốc). Tỉ lệ nhiễm bệnh ở những người tiêm trích ma túy cao nhất trong số 3 nhớm nhiễm bênh (28.6%). Tỷ lệ người nhiễm HIV ở phụ nữ mại dâm là 4.4%. Theo báo cáo của UNAIDS theo phần mềm EPP: Ưu tiên chiến lược của UNDP về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam UNDP góp phần to lớn trong việc giảm thiểu những tác động của HIV/AIDS gây nên. Theo báo cáo của UNDP, HIV/AIDS làm chậm lại quá trình cắt giảm nghèo đói và gây tổn thương cho nhiều hộ gia đình tại VIệt Nam Biểu đồ tác động của AIDS lên quá trình cắt giảm nghèo đói ở Việt Nam Nguồn: Báo cáo “Tác động của HIV/AIDS lên tình trạngđói nghèo và dễ tổn thương ở Việt Nam”_UNDP, 2005 Do đó, vai trò của UNDP là hỗ trợ để giúp ngăn chặn tình trạng lây lan HIV/AIDS, phân tích những thách thức và cơ hội, hỗ trợ CHính phủ lập báo cáo về tình trạng HIV/AIDS là tác động của nó lên đời sống kinh tế-xã hội của Việt Nam. UNDP kết hợp với UNAIDS đang tích cực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam từ năm 1996 đẻ đầy lùi dịch bệnh này. UNDP cùng UNAIDS đã tập trung duy trì xung lực về chính trị; tăng cường hồ trợ cho việc điều phối và huy động các nguồn lwujc trong nước, đẩy nhanh tốc độ tiếp cận với dịch vụ chăm sóc HIV; trên cơ sỏ lưu ý mối quan hệ không thể tách rời giữa việc phòng chống và chăm sóc với việc quan tâm tới khía cạnh công bằng và khả năng chi trả; tăng cường hỗ trợ kĩ thuật cũng như quản lý tri thức. Vai trò của UNDP là: Tuyên truyền Tuyên truyền hoạt động cho các đối phó liên ngành, được điều phối tốt và được cung cấp kinh phí đầy đủ, áp dụng những tiêu chí kĩ thuật cao và hỗ trợ chính phủ giải quyết vấn đề HIV/AIDS với mức độ ưu tiên và cam kết phù hợp. Tạo điều kiện tham vấn giữa các đối tác trong nước và nước ngoài thông qua việc tuyên truyền và lồng ghép phòng chống và chăm sóc HIV/AIDS, cũng như tránh trùng lập và lãng phí nguồn lực Cung cấp thông tin cập nhật về HIV/AIDS cũng như thực hành các cách tốt nhất và các bài học kinh nghiệm quốc tế cho các nhà tài trợ song phương, công chúng và các chủ thể khác. Hỗ trợ tất cả các đối tác hạn chế sự phân biệt đối xử có ảnh hưởng tiêu cực đến những người sống chung với HIV/AIDS, kể cả tập quán cho thôi làm các công việc thường nhật vì lý do bị các bệnh liên quan đến HIV hoặc AIDS. Hỗ trợ kĩ thuật sáng tạo và phù hợp Tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm kĩ thuật về HIV/AIDS giữa các nước trong khu vực và ở cấp toàn cầu kể cả việc tăng cường quan hệ đối tác giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước, trong đó đặc biệt chú trọng việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các cấp tỉnh, Trung ương và địa phương Cung cấp các ví dụ điển hình nhất Cung cấp các công cụ phù hợp để theo dõi và đánh giá các hoạt động đối phó của quốc gia với HIV/AIDS và tác động của các hoạt động của chương trình. Với vai trò này, tại Việt Nam, tháng 5/2004, giữa lãnh đạo tỉnh Hải Dương và đại diện của UNDP đã cam kết dành ưu tiên cho cuộc chiến đấu đẩy lùi HIV/AIDS. Vai trò các cấp lãnh đạo và phương thức ứng phó liên ngành là những vấn đề chính được thảo luận tại Diễn đàn ở Hải Dương, để phòng ngừa và đối phó với căn bệnh thế kỉ này. Từ các dự án thí điểm đến chính sách Xác định các ưu tiên và xây dựng quy trình nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết về những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS trong nước Dự báo và dự tính các xu hướng tương lai cũng như nhu cầu can thiệp liên quan đến bệnh dịch. Chú trọng tìm hiểu những hành vi có khả năng gây bùng nổ dịch trong dân số nói chung. Hỗ trợ quốc gia theo dõi và đánh giá các cách thức mới trong công tác chăm sóc và điều trị những người chung sống với HIV/AIDS, sử dụng phương thức nghiên cứu thực tiễn. Phối hợp xây dựng các chính sách phù hợp trong lĩnh vực phòng chống và chăm sóc HIV/AIDS. UNDP kết hợp với Aus-AID đã thiết lập báo cáo về tác động của HIV/AIDS đến tình trạng dễ bị tổn thương và nghèo đói của các hộ gia đình ở Việt Nam. Trong khi tác động chung của HIV/AIDS đối với kinh tế vĩ mô vẫn còn thấp, nhưng đại dịch này đã có tác động đáng kể lên những người dân nghèo ở Việt Nam, tác động lên công cuộc xóa đói giảm nghèo và tác động tới việc đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ thứ nhất do đó là loại bỏ tình trạng cực kỳ nghèo đói. Thẳng thắn mà nói, HIV/AIDS có sức mạnh làm giảm đi và thậm chí làm đảo ngược những thành quả giành được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo do đẩy những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vào đói nghèo. Báo cáo đã chỉ ra tác động của dịch đối với cấp độ vi mô đồng thời cũng đưa ra một tiếp cận mới trong phân tích các tác động của dịch HIV/AIDS đối với phát triển kinh tế xã hội đó là liên hệ các tác động của dịch đối với nghèo đói cấp độ hộ gia đình. Có các chiến lược để làm giảm nhẹ các áp lực đè nặng lên cấp độ hộ gia đình. Đồng thời, UNDP kết hợp với Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (Sida) hỗ trợ Đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường công tác điều phối và thực hiện Chiến lược Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS (tháng 12/2005). Dự án này có ngân sách 1,97 triệu Đôla và thời gian thực hiện 3 năm. Các cơ quan thực hiện dự án là Ban Khoa Giáo Trung ương và Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương. Ngoài cấp trung ương, dự án còn hỗ trợ cho Đảng bộ ở ba tỉnh - Lạng Sơn, Khánh Hoà và An Giang - trong việc lồng ghép các vấn đề liên quan tới HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đảm bảo công tác phòng chống HIV/AIDS ở địa phương huy động được sự tham gia và hợp tác của các ban, ngành. Dự án cũng sẽ hỗ trợ Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò chỉ đạo trong việc tăng cường và hướng dẫn thực hiện các chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi nhằm xoá bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người sống chung với HIV/AIDS. Kết quả • Hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về HIV/AIDS • Củng cố tổ chức và bổ sung nhân sự cho hệ thống phòng chống HIV/AIDS cấp tỉnh, thành phố ở trên 90% các địa phương. • Thực hiện chủ trương “Ba thống nhất” với khung theo dõi và đánh giá chương trình • Mở rộng nhanh độ bao phủ các can thiệp dự phòng đối với nhóm có nguy cơ cao • Tăng khả năng tiếp cận với điều trị ARV cho người nhiễm HIV • Tạo điều kiện và hỗ trợ sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội trong hoạt động dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. • Tăng đầu tư cho ngân sách quốc gia, dự phòng, chăm sóc HIV bên cạnh sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Biểu đồ: Số lượng người lớn được điều trị ARV ở Việt Nam từ 2005 đến quý 3 2007 Nguồn: Báo cáo quốc gia lần 3 về việc thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS Bình đẳng giới Mặc dù Việt Nam đã tiến những bước dài trong việc hướng tới đạt được bình đẳng giới, nhưng tình trạng chênh lệch giới vẫn còn tồn tại. Nếu đánh giá dựa vào các chỉ số quan trọng về giới thì Việt Nam chỉ xếp ở thứ hạng của các nước có thu nhập thấp trong khu vực. Việt Nam xếp thứ 87/144 nước được xếp loại theo chỉ số phát triển giới của UNDP. Thực trạng phân chia lao động cứng nhắc, bất bình đẳng trong thu nhập, bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục-đào tạo và bất bình đẳng trong chai se việc nhà, chăm sóc con cái và các thành viên khác trong gia đình đồng nghĩa với việc chi phí và thành quả phát triển kinh tế không được phân chia bình đẳng giữa nam và nữ. UNDP đã xây dựng các chiến lược ưu tiên để thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. Trong đó, việc gia tăng vai trò của người phụ nữ trong quản lý khu vực công là dự án được thực hiện gần đây (2009) giữa Bộ ngoại giao Vệt Nam và UNDP nhằm trang bị cho họ những kĩ năng và những kiến thức cần thiết đẻ đảm bảo cho họ những vị trí lãnh đạo cao hơn. Dự án 5 năm này được thực hiện bởi Bộ ngoại giao với sự hợp tác của UNDP. Nó sẽ giúp xóa bỏ rào cản vô hình mà người phụ nữa tkhu vực công phải đối mặt. Đặc biệt, dự án tập trung vào nghiên cứu để xác định những thách thức mà người phụ nữ trong khu vực công phải đối mặt, sự phát triển của những gợi ý chính sách, học bổng cho những người phụ nữ Việt Nam tài năng làm việc trong lĩnh vực công để có cơ hội học tập ở nước ngoài, nghiên cứu và tham dự các hội thảo rất bổ ích; đồng thời tạo ra một mạng lưới để khuyến khích vai trò lãnh đạo của người phụ nữ trong khu vực này. Trong thời kỳ quá độ kinh tế của Việt Nam, khu vực công cần rất nhiều người có năng lực. Phần lớn các nhân viên trong khu vực này hiện nay là phụ nữ. Và phụ nữ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và chủ động. Chính phủ dang phát triển những chính sách nhằm nhằm giúp ddwox những người phụ nữ trong khu vực này và đang tuyển dụng nhiều người tài năng hơn, cả nam và nữ để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển knih tế và thời kỳ quá độ. Xấp xỉ 47% lao động nữ ở Việt Nam làm việc trong khu vực công và các số liệu từ năm 2004 chỉ ra rằng. Phụ nũ trong lĩnh vực này đang được hưởng một mức lương có phần cao hơn nam giới trong các lĩnh vực khác. Năm 2008, Việt Nam xếp thứ 96 trong 179 nước về chỉ số phát triển giới và số 62 trong xếp hạng về quyền lực của người phụ nữ. Việt Nam cũng xếp vị trí thứ 31 trên thế giới và thứ nhất tại ASEAN về tỷ lệ đại biểu quốc hội là nữ. Ngoài ra. UNDP còn hỗ trợ nguồn kinh phí để xây dựng dự án: Các chiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. UNDP đã góp phần đề xuất các chính sách ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam như: thúc đẩy bình đẳng giới trong nền kinh tế sản xuất, nâng cao chất lượng chăm sóc, khuyến khích sức khỏe sinh sản và sức khỏe giới tính, chấm dứt bạo lực trong gia đình, thúc đẩy sự tham gia của phụ nũ vào đời sống chính trị.

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan