Những khoản chi này gồm: Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế, Giáo dục và Đào tạo công lập, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và côngnghệ,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LÊ MAI TRANG
HÀ NỘI, NĂM 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõràng Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào
Tác giả luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình này được hoàn thành với sựgiúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các Thầy cô giáo đã nhiệt tình truyền đạt kiếnthức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạcsĩ
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Lê Mai Trang Người trực tiếp chỉbảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận vănThạc sĩ
Nhân dịp này cho tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể đội ngũ cán bộ, côngchức đang công tác trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiệngiúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoànthành Luận văn
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè, đồng nghiệp đãđộng viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn!
, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 7
1.1 Khái quát chung về chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 7
1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 7
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước 7
1.1.1.2 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 10
1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 11
1.1.3 Các nội dung chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 12
1.1.4 Vai trò của chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 13
1.1.5 Điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 14
1.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 15
1.2.1 Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 15
1.2.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 18
1.2.3 Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 20
1.2.3.1 Xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách cấp huyện 27
1.2.3.2 Lập dự toán chi thường xuyên 21
1.2.3.3 Phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 23
1.2.3.4 Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 24
1.2.3.5 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 26
1.2.3.6 Kiểm tra, kiểm soát chi ngân thường xuyên ngân sách cấp huyện 27
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 28
1.3 Kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện tại một số địa phương 32
Trang 61.3.1 Kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện của một
số địa phương 32
1.3.2 Một số bài học rút ra về quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện đối với huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 35
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2017 – 2019 38
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng chi thường xuyên ngân sách cấp huyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 38
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh tác động đến quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 38
2.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên 38
2.1.1.2 Về tình hình kinh tế - xã hội 39
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NSNN tại huyện Gia Bình 41
2.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 – 2019 48
2.2.1 Thực trạng xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách cấp huyện 49
2.2.2 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên 50
2.2.3 Thực trạng phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 52
2.2.4 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 55
2.2.5 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện 57
2.2.6 Thực trạng kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách cấp huyện .60
2.3 Đánh giá về quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 – 2019 62
2.3.1 Những kết quả đạt được trong quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 62
2.3.2 Những hạn chế trong quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và những nguyên nhân chủ yếu 63
Trang 72.3.2.1 Những hạn chế trong quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện của
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 63
2.3.2.2 Nguyên nhân những hạn chế 66
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝCHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA HUYỆN GIABÌNH, TỈNH BẮC NINH 68
3.1 Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường
xuyên ngân sách huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 68
3.1.1 Bối cảnh chung tác động đến quản lý chi thường xuyên ngân sách cấphuyện 68
3.1.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninhgiai đoạn 2020 – 2025 68
3.1.1.2 Phương hướng cải cách tài chính công 69
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyệncủa huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh 70
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách của huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2025 71
3.2.1 Hoàn thiện xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách cấp huyện 71
3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán chi thường xuyên 74
3.2.3 Tăng cường công tác phối hợp trong phân bổ và giao dự toán chi thườngxuyên ngân sách cấp huyện 75
3.2.4 Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện theo quy địnhcủa pháp luật 77
3.2.5 Thực hiện nghiêm túc công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sáchcấp huyện 81
3.2.6 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi ngân thường xuyên ngân sách cấphuyện 82
3.2.7 Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản
lý tài chính 84
KẾT LUẬN 89
Trang 8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 9Kế hoạchKhoa học công nghệKinh phí công đoànKinh tế - Xã hộiMục tiêu quốc giaNgân sách
Ngân sách địa phương
Ngân sách nhà nước
Ủy ban nhân dân
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngân sách nhà nước (NSNN) là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất củanền tài chính quốc gia NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước trong
dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Trong những nămqua, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính vàsuy thoái kinh tế thế giới nên tốc độ phục hồi chậm Trong khi giá cả, lạm pháttăng cao, thu ngân sách hạn chế, bội chi ngân sách lớn mà nhu cầu về nguồn lực
để đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên của NSNN cho các hoạt động củacác cơ quan nhà nước đặt ra ngày càng cao Chính vì vậy, việc quản lý chặt chẽcác khoản chi nhằm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả là hết sức quan trọng
Chi thường xuyên NSNN với nhiệm vụ chủ yếu là duy trì hoạt động của cơquan Đảng, Nhà nước, an ninh, quốc phòng và các hoạt động sự nghiệp y tế, giáodục, văn hoá, thông tin, thể thao, khoa học công nghệ, kinh tế, chính sách an sinh
xã hội nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng vàphát triển đất nước Vì vậy, quản lý chi thường xuyên NSNN nhằm bảo đảm tiếtkiệm và hiệu quả, tăng tích luỹ để tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp hoá,hiện đại hoá (CNH, HĐH) trong giai đoạn hiện nay Với nhiệm vụ quan trong đó,trong những năm qua, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động triển khai đồng bộcác giải pháp của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội,tích cực xây dựng hành lang pháp lý, phân định trách nhiệm giữa các cấp, cácngành, các cơ quan nhà nước về quản lý chi NSNN nói chung và chi thường xuyênngân sách nói riêng Cải cách thủ tục hành chính, công khai minh bạch các quytrình nghiệp vụ, hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách trong việc xây dựng định mứcphân bổ và giám sát quá trình chi thường xuyên NSNN Tuy nhiên, trong quá trìnhlập, chấp hành, quyết toán chi thường xuyên ngân sách vẫn còn những vấn đề bấtcập như: Xây dựng dự toán chưa gắn
Trang 11kết với nhiệm vụ của đơn vị, phân bổ ngân sách chưa được chú trọng đúng mức,
hệ thống tiêu chí chưa thích hợp để xác định thứ tự ưu tiên trong phân bổ ngânsách cho phù hợp; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên còn chưa sátvới thực tế Công tác quản lý chi thường xuyên chưa chặt chẽ, giám sát, thanhquyết toán chưa nghiêm, vẫn còn biểu hiện tiêu cực, lãng phí trong chi thườngxuyên ngân sách
Huyện Gia Bình là một huyện chủ yếu là nông nghiệp, còn nhiều khó khăn.Đến nay vẫn là một huyện nghèo, vì vậy nhu cầu kinh phí để đầu tư cho huyện
là rất lớn trong khi số thu ngân sách trên địa bàn chỉ chiếm trên dưới 10% nhucầu chi ngân sách hàng năm của huyện Chi thường xuyên của huyện còn chiếm
tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu chi ngân sách nên việc quản lý, sử dụng tiếtkiệm, hiệu quả các khoản chi thường xuyên nhằm đảm bảo sự phát triển các lĩnhvực xã hội, phục vụ nhu cầu hoạt động của cấp uỷ, chính quyền địa phương làhết sức quan trọng Trong những năm qua, việc quản lý chi thường xuyênNSNN của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chithường xuyên ngân sách cấp huyện Số bổ sung ngoài dự toán ngân sách huyệnhàng năm còn cao, kinh phí chuyển nguồn sang năm sau còn lớn nhưng một sốnhiệm vụ của các cơ quan lại chưa hoàn thành theo kế hoạch Những hạn chế đócần được khắc phục trong quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện trênđịa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, đó cũng chính là lý do của việc chọn đề
tài: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Gia bình, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chi thường xuyên một cách hiệu quả, tiết kiệm sẽ đảm bảo hoạt độngthường xuyên của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đếnđịa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốcgia, mỗi địa phương cũng như góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị củacác cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập Trong những năm gầnđây, việc nghiên cứu để tìm ra phương thức quản lý chi thường xuyên phù hợp,hiệu quả cũng đã được một số nhà nghiên cứu chú trọng Song việc quản lý chi
Trang 12thường xuyên ngân sách của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh cũng mới được cácnhà nghiên cứu đề cập ở góc độ chung trong phương thức quản lý NSNN, quản
lý ngân sách xã, phường hay phân cấp quản lý ngân sách trên địa bàn huyện màchưa có công trình đi sâu nghiên cứu chi tiết theo góc độ quản lý chi thườngxuyên ngân sách cấp huyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trên cả hai mặt
là quản lý chi thường xuyên theo chu trình ngân sách đồng thời quản lý trên cảlĩnh vực chi Dưới đây là một số công trình có ý nghĩa tham khảo liên quan chặtchẽ với đề tài nghiên cứu:
Đặng Văn Thanh, Bùi Đức Thụ, Nguyễn Minh Tân (2015), Một số vấn
đề về quản lý và điều hành NSNN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Trong cuốn
sách gồm 262 trang, các tác giả làm rõ những nội dung cơ bản về NSNN vànhững vấn đề về quản lý và điều hành NSNN; đánh giá thực trạng quản lý, điềuhành NSNN ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới quản lý điềuhành NSNN ở nước ta trong điều kiện mới
Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2016), Giáo trình quản lý chi NSNN, Nxb
Tài chính, Hà Nội Trong giáo trình, các tác giả làm rõ những vấn đề chung vàrất cơ bản về NSNN, chi NSNN và quản lý chi NSNN nói chung Từ những vấn
đề chung về quản lý chi NSNN trong cuốn sách, có thể kế thừa và áp dụng đểnghiên cứu những nội dung cơ bản về quản lý chi thường xuyên NSNN ở cấphuyện
Nguyễn Đức Tuấn (2017), Quản lý chi NSNN huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, Luận văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính khu
vực I Tác giả luận văn làm rõ được cơ sở lý luận của quản lý NSNN và quản lýchi ngân sách cấp huyện, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sáchcấp huyện trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Từ đó, chỉ ra những hạnchế còn tồn tại và đề xuất hệ thống các giải pháp căn bản nhằm hoàn thiện vànâng cao chất lượng quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Văn Bàn
Vũ Hoài Nam (2017), Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học quốc gia thành phố
Trang 13Hồ Chí Minh Trong công trình này, tác làm rõ được những vấn đề lý luận cơbản của quản lý ngân sách trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sựnghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra những hạn chế trong việc sửdụng nguồn kinh phí từ NSNN của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và
đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách địaphương tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bànthành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Hải Sơn (2018), Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học TháiNguyên Nội dung chủ yếu của Luận văn là hệ thống hóa các sơ sở lý luận dựatrên phân tích thực tế quản lý, sử dụng nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB, từ
đó đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả vốn NSNN cho đầu tư XDCB trên địabàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Các công trình nghiện cứu trên đã làm rõ những vấn đề về bản chất củaNSNN, phân cấp ngân sách và những giải pháp về kiểm soát chi thường xuyên quakho bạc nhà nước Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích, đánhgiá thực trạng về quản lý chi thường xuyên NSNN một cách toàn diện tổng thể, đặcbiệt là quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện và giải pháp về quản lý chithường xuyên ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
3 Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu luận văn là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận vàthực tiễn có liên quan để đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyênngân sách cấp huyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu luận văn đặt ra gồm:
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên ngânsách cấp huyện, bao gồm từ khái niệm, vai trò, nội dung, các nhân tố tác độngđến quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Trang 14 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấphuyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019; chỉ ra những kếtquả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý chi thườngxuyên ngân sách cấp huyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 -2025
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài tập trung làm rõ quản lý của chính quyền cấp huyệnđối với chi thường xuyên ngân sách cấp huyện qua thực tế ở huyện Gia Bình,tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi nghiên cứu:
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là vấn đề rộng Do khuônkhổ luận văn có hạn, thời gian tiến hành nghiên cứu không nhiều nên việcnghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của quản lý chithường xuyên ngân sách cấp huyện theo chu trình ngân sách, với chủ thể quản lýchi thường xuyên ngân sách cấp huyện là UBND huyện
Về không gian: Việc nghiên cứu đề tài chủ yếu làm rõ những nội dungchi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện trên địa bànhuyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Về thời gian: Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý chi thườngxuyên ngân sách cấp huyện chủ yếu từ năm 2017 đến nay Các số liệu về thựctrạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện của huyện Gia Bình, tỉnhBắc Ninh trong giai đoạn 2017 - 2019; các giải pháp đề xuất định hướng chogiai đoạn 2020 - 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng,trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànước; trên cơ sở kế thừa các thành tựu khoa học đã được công bố
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, một số phương pháp cụ thể được sử
Trang 15dụng như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá.
6 Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa khoa học của luận văn
Hệ thống hoá có chọn lọc để làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về chithường xuyên ngân sách cấp huyện và hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngânsách cấp huyện Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước vềnâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện và rút ra bài họccho huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấphuyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2017-2019 để chỉ ra nhữngkết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế cần khắc phục trong quản lý chithường xuyên ngân sách cấp huyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Qua việc nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện và vai trò, trách nhiệm trongquản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan chuyên môn, các đơn vị thụ hưởngngân sách trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh để góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội và tăng cường hội nhập quốc tế của địa phương
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho chính quyền cấphuyện, các đơn vị thuộc ngành tài chính và cơ quan sử dụng ngân sách trong quátrình quản lý chi thường xuyên NSNN ở cấp huyện
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, phần nội dung chínhcủa luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện của
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 - 2019
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường
xuyên ngân sách cấp huyện của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạnhiện nay
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
1.1 Khái quát chung về chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước
- Khái niệm Ngân sách nhà nước
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư về kinh tế của Pháp định nghĩa: “Ngânsách là văn kiện được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong
đó, các nghiệp vụ tài chính (thu, chi) của một tổ chức công (Nhà nước, chínhquyền địa phương, đơn vị công) hoặc tư (doanh nghiệp, hiệp hội) được dự kiến
và cho phép”
Tại Việt Nam, cũng có nhiều khái niệm khác nhau về NSNN Theo giáotrình Quản lý thu Ngân sách nhà nước (2010) của Học viện Tài chính [39] địnhnghĩa: “NSNN là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử NSNN được đặc trưngbằng sự vận động gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trungcủa nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trên cơ sở luật định
Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phátsinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyêntắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu”
Theo Khoản 14, Điều 04, Luật Ngân sách Nhà nước (83/2017/QH13),thông qua tại kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2017: “NSNN là toàn
bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong mộtkhoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đểbảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [2]
Các quan điểm trên xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau và có nhân
tố hợp lý của chúng song chưa đầy đủ Khái niệm NSNN là một khái niệm trừutượng nhưng NSNN là hoạt động tài chính cụ thể của Nhà nước, nó là một bộphận quan trọng cấu thành tài chính Nhà nước Vì vậy, khái niệm NSNN phải
Trang 17thể hiện được nội dung kinh tế - xã hội của NSNN, phải được xem xét trên cácmặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN.
Về mặt hình thức, hoạt động của NSNN được biểu hiện dưới hình thức củacác khoản thu và chi tài chính của Nhà nước ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xãhội Các khoản thu, chi này được tổng hợp trong một bảng dự toán thu - chi tàichính được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Trong đó, với cáckhoản thu mang tính chất bắt buộc (thuế, phí, lệ phí…) của NSNN là một bộphận các nguồn tài chính chủ yếu được tạo ra thông qua việc phân phối thu nhậpquốc dân, được tạo ra trong các hoạt động kinh tế và các khoản chi cơ bản củaNgân sách mang tính chất cấp phát phục vụ cho sự nghiệp đầu tư phát triển vàtiêu dùng của xã hội Do đó, về mặt hình thức có thể hiểu: NSNN là toàn bộ cáckhoản thu chi của Nhà nước có trong dự toán, đã được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt (Quốc hội) và được thực hiện trong một năm để đảm bảoviệc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
Về nội dung, ẩn sau hình thức biểu hiện ra bên ngoài của NSNN là một quỹtiền tệ với các khoản thu và các khoản chi của nó, NSNN là hệ thống các quan
hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội đểtạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của Nhà nước
Về bản chất, NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền vớiquá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khiNhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện cácchức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định
Các quan niệm trên đã thể hiện được mặt cụ thể, mặt vật chất của NSNN,nhưng chưa thể hiện được nội dung kinh tế, xã hội của NSNN
- Khái niệm chi ngân sách
Theo quyết định số 1187/KB/KHTH ngày 10/9/2003 hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước, Hà Nội[31] định nghĩa: Chi ngân sách một công cụ của chính sách tài chính quốc gia cótác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Chi NSNN thể hiện các
Trang 18quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNNnhằm trang trải cho các chi phí bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năngkinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận theo các nguyên tắc nhất định.
Theo đó, chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảmbảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định ChiNSNN là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vàoNSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng Do đó, Chi NSNN là những việc cụthể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu,từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của Nhà nước
Những khoản chi này gồm:
Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế, Giáo dục và Đào tạo công lập, y tế,
xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và côngnghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý;
Chi quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương);
Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;
Chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Chi thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phươngquản lý;
Chi chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;
Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
Chi các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
Chi NSNN bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau là quá trình phân phối vàquá trình sử dụng Việc phân biệt hai quá trình này trong chi tiêu NSNN có ýnghĩa quan trọng trong quản lý NSNN
Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thànhcác loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng; Quá trình phân phối được thực hiện trên
Trang 19dự toán và trên thực tế (chấp hành NSNN), dựa trên nhiều tiêu thức khác nhaunhư chức năng, nhiệm vụ, quy mô hoạt động, đặc điểm tự nhiên, xã hội thểhiện cụ thể dưới dạng định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi ngân sách.
Quá trình sử dụng: là việc sử dụng phần quỹ ngân sách đã được phân phốicủa các đối tượng được hưởng thụ, hay còn gọi là quá trình thực hiện chi tiêutrực tiếp các khoản tiền của NSNN NSNN được sử dụng ở các khâu tài chínhNhà nước trực tiếp, gián tiếp và các khâu tài chính khác phi Nhà nước
1.1.1.2 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là quá trình phân phối và sử dụngcác nguồn tài chính đã tập trung và NSNN cấp huyện để đáp ứng cho các nhucầu chi giúp bộ máy nhà nước cấp huyện vận hành và thực hiện nhiệm vụ củamình đồng thời đảm bảo chi cho các hoạt động sự nghiệp nhằm cung ứng cáchàng hóa công cộng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hộitrên địa bàn tỉnh Đây là những khoản chi mang tính chất ổn định, định kỳ, lặp đilặp lại và là khoản chi mang tính chất tiêu dùng, vì vậy nó không có tích luỹ.Những khoản chi này gồm:
Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội,văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ,môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý;
Chi quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương);
Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;
Chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Chi thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
Chi chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;
Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
Trang 20 Chi các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Chi thường xuyên ngân sách cấp huyện có một số đặc điểm gắn liền vớitính chất chi (thường xuyên), gắn với ngân sách cấp I, gắn với tính địa phương
Cụ thể như sau:
Một là, các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp huyện thường ít có biến
động lớn qua các năm, các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét
và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng, hàng quý, hàng năm.Các chính sách, chế độ về chi thường xuyên cùa ngân sách cấp huyện cho cơquan nhà nước thường chậm thay đổi và có nguy cơ tụt hậu so với các nhu cầuthực tiễn
Hai là, phạm vi, mức độ chi thường xuyên ngân sách cấp huyện gắn với cơ
cấu, tổ chức và hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước cấp huyện và sự lựachọn trong việc cung ứng các hàng hóa, dịch vụ công cộng Bởi lẽ, phần lớn cáckhoản chi thường xuyên nhằm duy trì bảo đảm hoạt động bình thường, hiệu quảcủa bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) Hơn nữa, những quan điểm, chủ trương,chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của huyện cũng ảnh hưởngtrực tiếp đến việc định hướng, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN cấphuyện
Ba là, xét theo cơ cấu chi ở từng niên độ và mục đích cuối cùng của vốn
cấp phát thì chi thường xuyên của ngân sách cấp huyện cho các hoạt động sựnghiệp có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêudùng xã hội Hầu hết các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp huyện nhằmtrang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp, về anninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động xã hội khác của huyện.Các hoạt động này hầu như không trực tiếp tạo ra của cải vật chất Tuy nhiên,những khoản chi thường xuyên ngân sách cấp huyện có tác dụng quan trọng đốivới phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nó tạo ra một môi trường kinh tế ổnđịnh, nâng cao chất lượng lao động thông qua các khoản chi cho giáo dục - đàotạo
Trang 211.1.3 Các nội dung chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Nội dung chi thường xuyên ngân sách cấp huyện được phân biệt theo lĩnhvực chi, đối tượng chi và tính chất chi tiêu Cụ thể như sau:
Theo lĩnh vực chi trả, chi thường xuyên ngân sách cấp bao gồm các nội
dung chi theo quy định tại mục 3, Điều 36, luật NSNN 2019 gồm: Quốc phòng;
an ninh và trật tự, an toàn xã hội; sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; sựnghiệp khoa học và công nghệ; sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; sự nghiệp vănhóa thông tin; sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; sự nghiệp thể dụcthể thao; sự nghiệp bảo vệ môi trường; các hoạt động kinh tế; hoạt động của các
cơ quan QLNN, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạtđộng cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xãhội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; chi bảo đảm xã hội, bao gồm cảchi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; cáckhoản chi khác theo quy định của pháp luật
Theo đối tượng chi trả, chi thường xuyên ngân sách cấp huyện bao gồm các
nội dung chủ yếu sau:
Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính - sự nghiệp củahuyện như: tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, vệ sinh,học bổng cho học sinh và sinh viên v.v
Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan nhà nước như: vănphòng phẩm, sách, báo, dịch vụ viễn thông và thông tin, điện, nước, công tácphí, chi phí hội nghị v.v
Các khoản chi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hội hay thực hiện các chính sách anh sinh xã hội do HĐND huyện quyết định
Các khoản chi trả lãi tiền vay
Các khoản chi khác
Theo tính chất của từng khoản chi, nội dung chi thường xuyên ngân sách
cấp huyện bao gồm các khoản như sau:
Chi thanh toán cá nhân: là các khoản chi liên quan trực tiếp đến con
Trang 22người như: chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, chi học bổng, sinh hoạt phícủa học sinh, sinh viên, chi đóng bảo hiểm xã hội cho người hưởng lương từNSNN, chi tiền thưởng, phúc lợi tập thể.
Chi nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản chi đảm bảo hoạt động thườngxuyên của đơn vị thụ hưởng NSNN như: chi mua văn phòng phẩm, chi trả dịch
vụ công cộng, chi mua hàng hoá vật tư, công cụ dụng cụ dùng trong công tácchuyên môn của từng ngành, chi bảo hộ lao động, trang phục, đồng phục và cáckhoản chi nghiệp vụ chuyên môn khác
Chi mua sắm, sửa chữa: chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản khác
Chi khác: là các khoản chi ngoài các khoản chi nêu trên chẳng hạn nhưchi hoàn thuế giá trị gia tăng, chi xử lý tài sản được xác lập sở hữu nhà nước vàcác khoản khác
1.1.4 Vai trò của chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Chi thường xuyên NSNN cấp huyện có vai trò rất quan trọng Vai trò đóthể hiện trên các mặt cụ thể như sau:
Thứ nhất, chi thường xuyên ngân sách cấp huyện đảm bảo nguồn lực tài
chính cho hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp huyện
Thứ hai, chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là thước đo quan trọng để
đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước của huyện khi đem sosánh giữa số chi NSNN với các mặt kinh tế, hiệu suất, hiệu ích của các khoảnchi này
Thứ ba, chi thường xuyên ngân sách cấp huyện có thể đảm bảo cho nhà
nước thực hiện sản xuất và cung ứng một phần hàng hóa, dịch vụ công cộng trênđịa bàn Ngoài ra, chi thường xuyên còn là công cụ ổn định chính trị, xã hội,quốc phòng, an ninh Thông qua chi thường xuyên ngân sách cấp huyện, các địaphương sẽ thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo ổn định, an toàn xã hội và
an ninh quốc phòng
Thứ tư, chi thường xuyên ngân sách cấp huyện còn góp phần tạo nguồn lực
cho phát triển kinh tế của địa phương
Trang 231.1.5 Điều kiện cấp phát, thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Khác với nhiều loại chi tiêu khác, chi thường xuyên ngân sác cấp huyệnphải tuân thủ, đảm bảo những điều kiện về cấp phát, thanh toán NSNN theođúng những quy định pháp luật rất chặt chẽ Cụ thể như sau:
Một là, các khoản chi đã có trong dự toán NSNN được giao, trừ các trường
hợp sau:
Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương
án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định,
cơ quan Tài chính và KBNN tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi sau: chilương và các khoản có tính chất tiền lương; chi nghiệp vụ phí và công vụ phí;một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy, trừ cáckhoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa; chi cho dự án chuyển tiếp thuộc cácchương trình quốc gia
Chi từ nguồn tăng thu so dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền
Hai là, bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền
quy định
Ba là, đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy
quyền quyết định chi
Bốn là, trường hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để mua sắm trang thiết bị,
phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm địnhgiá thì còn phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của phápluật;
Năm là, các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm
để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thờiđiểm như mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thườngxuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp I giao cùngvới giao dự toán năm
Trang 241.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
1.2.1 Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
1.2.1.1 Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước
Trong lĩnh vực chi NSNN, có thể hiểu quản lý chi NSNN là việc nhà nướcphân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các cức năng của nhànước theo những nguyên tắc đã được xác lập, là hoạt động của các chủ thể quản
lý chi NSNN thông qua việc sư dụng có chủ định các phương pháp quản lý vàcác công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của chi NSNN nhằmđạt được mục tiêu đã định
Quản lý chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửdụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chiNSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độchính sách đã được Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chứcnăng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ
Theo cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN ở nước ta, quản lý chi NSNN đượcphân quyền cho hai cơ quan quản lý chính là cơ quan tài chính công (Bộ Tàichính; cơ quan tài chính địa phương) và Kho bạc nhà nước (KBNN) Cơ quan tàichính có nhiệm vụ quản lý quá trình phân bổ NSNN theo đúng mục đích và chế
độ đã được Nhà nước quy định KBNN giám sát quá trình sử dụng thực tếNSNN nhằm đảm bảo việc sử dụng NSNN theo đúng chế độ hiện hành Trongkhuôn khổ luận văn này, quản lý chi NSNN chỉ được xem xét trong phạm viquyền hạn, chức năng của cơ quan quản lý tài chính công
Quản lý chi NSNN của cơ quan quản lý tài chính công được phân chia theohai hai tuyến: Trung ương và địa phương Ở trung ương, Bộ Tài chính là đầumối quản lý chi ngân sách trung ương (NSTW) Ở địa phương, sở tài chính làđầu mối quản lý chi ngân sách địa phương (NSĐP) có phân cấp ở mức độ nhấtđịnh cho các phòng tài chính cấp huyện và tài chính xã Tuy nhiên, do hệ thốngNSNN ở Việt Nam được cấu trúc theo nguyên tắc thống nhất nên NSĐP vàNSTW đều được Chính phủ phê duyệt (hàng năm hoặc giao ổn định 3-5 năm),được chế định trong một luật duy nhất, được chi tiêu theo chế độ chung
Trang 25Đối tượng tác động của quản lý chi NSNN của cơ quan tài chính công làquá trình phân bổ và sử dụng các khoản chi của NSNN hàng năm Quá trìnhphân bổ các khoản chi NSNN được thực hiện theo quy trình hai bước: lập danhmục các nhiệm vụ cần chi NSNN và phân bổ NSNN theo tiến độ thực hiệnnhiệm vụ đã được duyệt Quá trình sử dụng NSNN bao gồm các hoạt động tiêudùng tiền NSNN trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được tài trợ bằngNSNN.
Thực chất của quản lý chi NSNN là giám sát quá trình xác định các nhiệm
vụ cần chi NSNN, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa các khoản chi cho cácnhiệm vụ đó và giám sát quá trình sử dụng thực tế NSNN Để làm việc này, cơquan quản lý tài chính công thực hiện có hệ thống các biện pháp và công cụ đặcthù như mục lục ngân sách, định mức, chế độ chi NSNN, dự toán NSNN, quyếttoán NSNN…
Mục tiêu của quản lý chi NSNN là đảm bảo việc sử dụng NSNN tiết kiệm,hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế, đúng chính sách, chế độ của Nhànước, tạo tiền đề vật chất để Nhà nước thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ củamình trong từng thời kỳ nhất định
Chủ thể quản lý chi NSNN là Nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước đượcgiao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động phân phối và sử dụng dụng các quỹNSNN
Đối tượng quản lý chi NSNN là các hoạt động chi bằng tiền của NSNN Trong quá trình quản lý chi NSNN có thể sử dụng các phương pháp vàcông cụ quản lý như: Phương pháp tổ chức, phương pháp hành chính, phươngpháp kinh tế, hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý NSNN, các đòn bảykinh tế, tài chính, kiểm tra, thanh tra, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chiNSNN…
Phương pháp tổ chức: Được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản
lý trong việc bố trí, sắp xếp các hoạt động của chi ngân sách theo những khuônmẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó củaquản lý chi NSNN
Trang 26Phương pháp hành chính: Được sử dụng khi các chủ thể quản lý chiNSNN muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ mộtcách vô điều kiện Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính.
Phương pháp kinh tế: Được sử dụng thông qua việc dùng các đòn bẩykinh tế để kích thích tích cực các khách thể quản lý, tức là tác động đến các tổchức, cá nhân đang tổ chức các hoạt động chi NSNN
Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý chi NSNN: Được sử dụng đểquản lý và điều hành các hoạt động quản lý chi NSNN, được xem như là mộtcông cụ quản lý có vai trò dặc biệt quan trọng
Các công cụ pháp luật được sử dụng dưới dạng là các chính sách, cơ chếquản lý tài chính, các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê, các định mức,tiêu chuẩn về tài chính, mục lục NSNN… Cùng với pháp luật là hàng loạt cáccông cụ phổ biến khác được sử dụng trong quản lý chi NSNN như kiểm tra,thanh tra, áp dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN
1.2.1.2 Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là quá trình các cơ quanQLNN có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào hoạt độngchi thường xuyên NSNN cấp huyện, đảm bảo cho các khoản chi thường xuyênngân sách cáp tỉnh được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả
Chủ thể quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là các cơ quanQLNN có thẩm quyền đối với lĩnh vực chi NSNN trên địa bàn tỉnh (HĐNDhuyện, UBND huyện, Sở Tài chính, KBNN…) và các đơn vị sử dụng ngân sáchcấp huyện (Cơ quan hành chính nhà nước cáp tỉnh, các đơn vị sư nghiệp cônglập, các tổ chức chính trị, tổ chức chính - xã hội, các đơn vị sử dụng NSNN cấphuyện)
Đối tượng quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện là các hoạt độngchi thường xuyên ngân sách cấp huyện, hoạt động đó bao gồm từ việc lập dựtoán, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán, kiểm soát, thanh tra, kiểm tra, thanhtoán, quyết toán các khoản chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Trang 27Công cụ và phương pháp quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện:Công cụ quản lý gồm các chế độ, chính sách, các tiêu chuẩn, định mức do các cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành tác động lên đối tượng và chủ thể quản
lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua việc thựchiện các chức năng quan lý nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của quản lý chithường xuyên ngân sách cáp tỉnh Đó là mục tiêu sử dụng ngân sách tỉnh mộtcách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốcphòng - an ninh trên địa bàn tỉnh
1.2.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
- Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Dự toán là khâu mở đầu của một chutrình NSNN Những khoản chi thường xuyên một khi đã được ghi vào dự toánchi và đã được cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt được coi là chỉ tiêu pháplệnh Xét trên giác độ quản lý, số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toánthể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý tài chính nhà nước với cácđơn vị thụ hưởng NSNN Từ đó nảy sinh nguyên tắc quản lý chi thường xuyêntheo dự toán
- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Tiết kiệm, hiệu quả là một trong nhữngnguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lựcthì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì không có giới hạn Do vậy, trong quátrình phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao chovới chi phí ít nhất nhưng phải đạt hiệu quả một cách tốt nhất
Mặt khác, do đặc thù của hoạt động NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đadạng và phức tạp Nhu cầu chi từ NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanh trongkhi khả năng huy động nguồn thu có hạn Nên càng phải tôn trọng nguyên tắctiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên của NSNN
- Nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN: Một trong những chức năng quantrọng của KBNN là quản lý quỹ NSNN Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa cótrách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoảnchi thường xuyên Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi
Trang 28thường xuyên của NSNN, hiện nay ở nước ta và đang thực hiện việc chi trực tiếp qua KBNN như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này.
Để thực hiện được nguyên tắc chi trực tiếp qua KBNN cần phải giải quyếttốt một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước,
trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toánNSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quiđịnh và phải được thủ trưởng ĐVSD kinh phí NSNN hoặc người được uỷ quyềnquyết định chi
Thứ hai, tất cả các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án… sử dụng kinh phí
NSNN( gọi chung là ĐVSD ngân sách nhà nước ) phải mở tài khoản tại Kho bạcnhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của CQTC, KBNN trong quá trình lập dựtoán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán và quyết toánNSNN
Thứ ba, BTC, Sở tài chính - vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Phòng
tài chính kế hoạch quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung làCQTC) có trách nhiệm thẩm định dự toán và thông báo dự toán đã được thẩmtra cho các đơn vị thụ hưởng kinh phí NS; kiểm tra việc sử dụng kinh phí, xétduyệt quyết toán chi của các đơn vị và tổng hợp quyết toán chi NSNN
Thứ tư, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi
và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quiđịnh; tham gia với các CQTC, cơ quan QLNN có thẩm quyền trong việc kiểmtra tình hình sử dụng NSNN và xác định số thực chi NSNN KBNN có quyềntạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả và thông báo cho các ĐVSD NSNN biếtđồng gửi cho CQTC đồng cấp giải quyết trong các trường hợp sau:
- Chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt
- Chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu tài chính nhà nước
- Không đủ các điều kiện về chi theo qui định
Thứ năm, mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo
từng niên độ NS, từng cấp NS và MLNSNN Các khoản chi NSNN bằng ngoại
Trang 29tệ, hiện vật, ngày công lao động được qui đổi và hạch toán bằng đồng Việt Namtheo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan có thẩm quyềnqui định.
Thứ sáu, trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN, các
khoản chi sai phải thu hồi giảm chi Căn cứ vào quyết định của CQTC hoặcquyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồigiảm chi NSNN
1.2.3 Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Ngân sách cấp huyện là tuy là cấp ngân sách cao nhất ở địa phương, nhưngchủ yếu vẫn là khâu triển khai thực hiện Theo Luật NSNN năm 2002 và gầnđây là Luật NSNN 2019, cấp huyện được chủ động trong quản lý ngân sáchtrong khung khổ phân cấp cho tỉnh Do đó, quản lý chi thường xuyên ngân sáchcấp huyện có các nội dung cơ bản như: xây dựng hệ thống định mức, lập dự toánchi; phân bổ và giao dự toán chi; chấp hành dự toán chi; quyết toán chi; kiểmtra, kiểm soát chi ngân thường xuyên ngân sách cấp huyện
1.2.3.1 Xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách cấp huyện
Đây là công cụ rất quan trọng để cơ quan tài chính các cấp có căn cứ để lậpphương án phân bổ ngân sách, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách và thẩmtra xét duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách Bên cạnh đó địnhmức chi cũng là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thựchiện dự toán ngân sách được giao theo đúng chế độ quy định Định mức chi baogồm hai loại: định mức phân bổ và định mức sử dụng ngân sách
Định mức phân bổ ngân sách Đây là định mức mang tính chất tổng hợp
Loại định mức này biểu hiện như: định mức kinh phí hành chính trên một biên chế,định mức chi tổng hợp cho một học sinh thuộc các cấp học, một giường bệnh; địnhmức cho sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao tínhtrên một người dân… Định mức này có thể ban hành hàng năm hoặc tính cho cảmột thời kỳ ổn định ngân sách có tính đến yếu tố điều chỉnh tăng hàng năm do trượtgiá Trên cơ sở tổng chi NSĐP được Chính phủ giao và định mức phân bổ ngânsách của Thủ tướng chính phủ, các địa phương xây dựng
Trang 30và ban hành các định mức phân bổ cho các ngành, các cấp, các đơn vị thụ hưởngngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách của địaphương mình.
Định mức sử dụng ngân sách: Loại định mức này biểu hiện như chế độ tiềnlương, phụ cấp lương, chế độ công tác phí, thanh toán cước phí điện thoại… Loạiđịnh mức này khá đa dạng do chi thường xuyên bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau.Theo quy định hiện hành phần lớn các định mức này do Bộ Tài chính và các cơquan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với Bộ Tài chính ban hành
Đối với địa phương thì HĐND huyện được ban hành một số định mức, chế
độ chi tiêu phù hợp với đặc thù địa phương Đây là cơ sở pháp lý để các đơn vị
sử dụng ngân sách chấp hành khi chi tiêu ngân sách được cấp và cũng là cơ sở
để KBNN thực hiện kiểm soát chi
Do tầm quan trọng của định mức đối với công tác quản lý chi thường xuyênnên khi xây dựng định mức cần chú ý các yêu cầu sau:
+ Định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học, không mang tính
áp đặt chủ quan từ cấp trên, phải phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng đơn
vị với từng nội dung chi
+ Định mức chi phải mang tính thực tiễn cao, phản ảnh được mức độ phùhợp của các định mức chi với nhu cầu kinh phí cho hoạt động Tổ chức theo dõi
và đánh giá tình hình hình thực hiện định mức, từ đó điểu chỉnh kịp thời cho phùhợp với biến động của thực tiễn
+ Định mức phải mang tính ổn định nhằm đảm bảo ổn định chi thườngxuyên trong cân đối ngân sách cũng như thực hiện hiện chính sách khoán chihành chính, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.3.2 Lập dự toán chi thường xuyên
Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện do UBND huyện,
Sở Tài chính thực hiện Trong đó, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan đượcquy định cụ thể như sau:
UBND huyện có nhiệm vụ: Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ,
Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ Kế
Trang 31hoạch và Đầu tư UBND huyện tổ chức hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về
dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện, tổ chức và chỉđạo các đơn vị trực thuộc lập dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý
Sau khi có ý kiến của Thường trực HĐND huyện, UBND huyện gửi báocáo dự toán NSĐP đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản
lý các chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi chương trình mục tiêuquốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước để Bộ Tài chính kiểm tra,tổng hợp trình Chính phủ
Căn cứ nhiệm vụ chi ngân sách được cấp trên giao, UBND huyện trìnhHĐND huyện quyết định dự toán NSĐP và phương án phân bổ ngân sách cấpmình, Chậm nhất 5 ngày sau khi HĐND huyện quyết định dự toán ngân sáchhoặc dự toán ngân sách điều chỉnh, UBND huyện có trách nhiệm báo cáo Bộ Tàichính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện, giao nhiệm vụ chi ngân sách chotừng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ chi và mức bổ sung ngân sách chocấp dưới
Lập phương án điều chỉnh dự toán NSĐP và phương án phân bổ dự toánchi ngân sách cấp huyện, trình HĐND huyện quyết định theo yêu cầu của BộTài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong trường hợp nghị quyết của HĐNDhuyện không phù hợp với nhiệm vụ chi ngân sách cấp trên giao
Kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp huyện; yêu cầuHĐND cấp huyện điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết;
Sở Tài chính có nhiệm vụ: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc tỉnh, dự toán chingân sách của các huyện; lập dự toán chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sáchcác huyện và dự toán ngân sách cấp huyện), dự toán chi Chương trình mục tiêuquốc gia, dự toán các khoản kinh phí ủy quyền báo cáo UBND cấp huyện đểtrình Thường trực HĐND xem xét trước ngày 20 tháng 7 năm trước
Tổ chức làm việc với các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện về dự toánchi ngân sách hàng năm Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, Sở Tài
Trang 32chính tổ chức làm việc, thống nhất với các cơ quan, đơn vị cùng cấp về dự toánchi ngân sách; yêu cầu bố trí lại những khoản chi trong dự toán chưa đúng chế
độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng ngânsách và định hướng phát triển KT-XH trên địa bàn Đối với các năm tiếp theocủa thời kỳ ổn định ngân sách, Sở Tài chính chỉ làm việc, thống nhất với đơn vịkhi các đơn vị dự toán có đề nghị Trong quá trình làm việc, dự toán ngân sách
và phương án phân bổ ngân sách còn có ý kiến khác nhau giữa Sở Tài chính vớicác cơ quan sử dụng ngân sách cấp huyện, Sở Tài chính phải báo cáo UBNDhuyện xem xét, quyết định;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổng hợp,lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên ngânsách cấp huyện theo lĩnh vực, nhiệm vụ chi được phân cấp
Khi lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên các căn cứ sau:
+ Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng liên quan đến chi thường xuyên
+ Chính sách của Nhà nước về hoạt động của bộ máy QLNN, các hoạtđộng sự nghiệp, an ninh - quốc phòng và các hoạt động khác trong từng giaiđoạn nhất định
+ Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định;định mức phân bổ dự toán ngân sách do Thủ tướng chính phủ, HĐND huyện,
+ Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và dự toán NSNN; thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bõ Tài chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp
+ Số kiểm tra về dự toán ngân sách được cơ quan có thẩm quyền thông báo, tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo và các năm liền kề
1.2.3.3 Phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Căn cứ vào nghị quyết của HĐND huyện về dự toán NSĐP và phương ánphân bổ ngân sách cấp huyện, UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ chi
thường xuyên ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện
Trang 33cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện trước ngày 10/12 hàng năm Trườnghợp đơn vị dự toán là cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghịđịnh số 130/2005/NĐ-CP, ngày 17/10/2005 của Chính phủ, việc phân bổ và giao
dự toán chi tiết theo 2 phần: phần dự toán chi NSNN giao thực hiện chế độ tựchủ, tự chịu trách nhiệm; phần dự toán chi NSNN giao không thực hiện chế độ
tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Trường hợp đơn vị dự toán là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CPngày 25/4/2006 của Chính phủ (nay là Nghị định số16/2019/NĐ-CP ngày14/02/2019 của Chính phủ), việc phân bổ và giao dự toán chi NSNN được căn
cứ vào nhiệm vụ được giao, phân loại đơn vị sự nghiệp (là đơn vị sự nghiệp tựbảo đảm một phần chi phí hoạt động hoặc đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảmtoàn bộ chi phí hoạt động) Dự toán được giao chi tiết theo 2 phần: phần dự toánchi NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên và phần dự toán chi hoạt độngkhông thường xuyên
Khi phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, UBNDhuyện và đơn vị dự toán cấp I phải bảo đảm phân bổ hết dự toán ngân sách đượcgiao Trường hợp có các nhiệm vụ chi chưa xác định được rõ đơn vị thực hiệntrong dự toán đầu năm thì được giữ lại để phân bổ sau, nhưng khi phân bổ chocác nhiệm vụ này, đơn vị dự toán cấp I phải lập phương án phân bổ gửi Sở Tàichính để thẩm tra
Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổtheo từng loại của Mục lục NSNN, theo các nhóm mục: Chi thanh toán cá nhân;Chi nghiệp vụ chuyên môn; Chi mua sắm, sửa chữa; Các khoản chi khác
1.2.3.4 Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Đây là nội dung rất quan trọng trong chi ngân sách, là khâu thứ hai trong chutrình quản lý ngân sách Mục tiêu chính của việc tổ chức chấp hành dự toán chithường xuyên là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí được phân bổmột cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả Muốn vậy, trong quá trình tổ chức chấp
Trang 34hành dự toán chi thường xuyên cần chú trọng các yêu cầu sau: phân phối nguồnvốn một cách hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm trên cở sở dự toán chi đã xácđịnh; đảm bảo cấp phát vốn kịp thời, đúng nguyên tắc; tuân thủ đúng nguyên tắctiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng vốn NSNN Trong khâu này cần tăng cườngcông tác kiểm tra giám sát của cơ quan tài chính các cấp, công tác kiểm soát chicủa KBNN và hơn hết là nâng cao ý thức chấp hành dự toán, sử dụng có hiệuquả, tiết kiệm nguồn kinh phí được cấp của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý như sau:
Sở Tài chính:
Thực hiện thẩm tra việc phân bổ dự toán NSNN của đơn vị dự toán cấp Icho các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện đảm bảo phù hợp với nội dung dựtoán được UBND huyện giao, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.Theo dõi, cập nhật tình hình thu ngân sách trên địa bàn và các khoản trợcấp của ngân sách cấp trên để bố trí nguồn chi, đáp ứng nhu cầu chi trả, thanhtoán của các đơn vị dự toán Trong quá trình chấp hành dự toán, tại những thờiđiểm nhu cầu chi vượt quá khả năng thu Sở Tài chính chủ động thực hiện cácbiện pháp vay tạm thời theo quy định để bảo đảm nguồn chi trả Nếu thực hiệncác giải pháp trên mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu chi, Sở Tài chính ban hànhvăn bản yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán một số khoản chi về mua sắm, sửachữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo cân đối quỹ ngân sách tỉnh, nhưngkhông làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính được giao củađơn vị;
Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán và sử dụng ngân sách
ở các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện nhằm phát hiện kịp thời việc chậmtrễ trong chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách, báo cáo UBNDhuyện để giải pháp khắc phục, hoặc điều chỉnh dự toán để bảo đảm sử dụngngân sách đúng theo mục tiêu, chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả
KBNN tỉnh:
Thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN căn cứ vào dự toán
Trang 35được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợppháp của các tài liệu cần thiết khác theo quy định Khi có các khoản chi ngânsách không đủ điều kiện chi theo quy định, KBNN tỉnh thực hiện từ chối thanhtoán hoặc tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan Tài chính Giám đốcKBNN tỉnh chịu trách nhiệm về các quyết định của mình về việc chấp nhậnthanh toán, tạm ứng hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách theo quy định củapháp luật.
Đơn vị dự toán cấp I:
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnhvực do cơ quan mình quản lý và của các đơn vị trực thuộc Định kỳ, đơn vị dựtoán cấp I phải báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách với cơ quan tàichính và lập các báo cáo tài chính khác theo quy định của pháp luật Thủ trưởngđơn vị dự toán cấp I phải chịu trách nhiệm về những sai phạm của các đơn vị, tổchức trực thuộc
Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện:
Quyết định chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và trong phạm vi dự toánđược cấp có thẩm quyền giao; tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhànước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệuquả
1.2.3.5 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Đây là khâu kết thúc của chu trình quản lý các khoản chi thường xuyên củangân sách Quyết toán chi thường xuyên cũng được lập từ cơ sở và tổng hợp từdưới lên theo hệ thống các cấp dự toán và các cấp ngân sách Quá trình quyếttoán chi thường xuyên phải đảm các nội dung sau:
Phải lập đầy đủ các loại báo cáo quyết toán và gởi kịp thời các loại báocáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xét duyệt hoặc phê chuẩn theoquy định của luật NSNN
Số liệu trong báo cáo quyết toán phải đảm bảo chính xác, trung thực, theo đúng mục lục ngân sách quy định
Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán và của ngân sách các cấp
Trang 36phải được KBNN đồng cấp xác nhận về tổng số và chi tiết trước khi trình cấp cóthẩm quyền xem xét phê duyệt.
Qua công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách sẽ giúp các cơ quanquản lý phân tích đánh giá quá trình chấp hành ngân sách, chấp hành các địnhmức nhà nước đã quy định của các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng như củacác cấp ngân sách, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình sử dụngngân sách; làm cơ sở cho việc xây dựng cũng như điều chỉnh các định mức phân
bổ ngân sách, xây dựng dự toán ngân sách ở hầu hết các quốc gia trên thế giới,
hệ thống NSNN được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy quản lýhành chính nhà nước Ở nước ta bộ máy quản lý hành chính Nhà nước được tổchức 4 cấp: trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn Mỗi cấp chính quyền đều phải
có ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật
và phù hợp với khả năng quản lý của cấp chính quyền đó
1.2.3.6 Kiểm tra, kiểm soát chi ngân thường xuyên ngân sách cấp huyện
UBND huyện có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành các chế độ
quản lý chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị thực hiệnviệc tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới trực thuộc
Việc kiểm tra được thực hiện trong tất cả các khâu của chu trình quản lý chingân sách, từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách đến việc chấp hành dựtoán và quyết toán chi ngân sách cấp huyện Việc kiểm tra, kiểm soát được gắn vớichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan QLNN cấp huyện
Sở Tài chính, KBNN tỉnh, đơn vị dự toán thuộc cấp huyện theo chức năngnhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm trathường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân, đơn vị sử dụng ngân sáchcấp huyện Trong quá trình kiểm tra, xét duyệt và thẩm định quyết toán, nếuphát hiện các khoản chi không đúng chế độ quy định của pháp luật phải thu hồingay cho NSNN và hạch toán giảm chi ngân sách cấp huyện
Sở Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra toàn bộ các khâu trong chutrình quản lý chi ngân sách, đảm bảo cho dự toán được lập chính xác; đảm bảo
Trang 37việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách đúng định mức;đảm bảo hạch toán kế toán đúng chế độ và quyết toán ngân sách đầy đủ, đúngthời gian.
KBNN tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành dự toáncủa các đơn vị sử dụng ngân sách thông qua việc kiểm soát, thanh toán cáckhoản chi của ngân sách cấp huyện
Thủ trưởng đơn vị dự toán tự tổ chức kiểm tra việc chấp hành dự toán vàkiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí theo tiêu chuẩn định mức chi tiêu hiệnhành của Nhà nước
Hàng năm, Thanh tra nhà nước tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra tình hình
sử dụng ngân sách trên địa bàn trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt và triểnkhai thực hiện Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ thanh tra tình hình sử dụng ngân sách
và việc chấp hành các chế độ về quản lý chi ngân sách của các đơn vị dự toán,các tổ chức được ngân sách tỉnh hỗ trợ và cá nhân thụ hưởng ngân sách theo quyđịnh của luật pháp
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH dựa trênchủ trương đúng đắn, sáng suốt, kịp thời sẽ làm cơ sở cho việc luận chứng cókhoa học và thực tiễn về mục tiêu, định hướng phát triển KT-XH, hệ thống
Trang 38những giải pháp, bao gồm các chương trình, dự án, các KH-ĐT, kế hoạch hợptác, các chính sách phát huy các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương tất cảnhững nhân tố trên sẽ làm cơ sở cho việc tăng cường QLNN nói chung, quản lýchi thường xuyên ngân sách cấp huyện nói riêng và đặc biệt trong các nhiệm vụchi, cấp chính quyền căn cứ vào quy hoạch tổng thể sẽ xác định thứ tự ưu tiên,nhiệm vụ trong tâm, bức thiết của từng năm, từng giai đoạn gắn với tiềm lựccủa địa phương, các nguồn thu, chủ động cân đối và điều hành NSNN địaphương mang lại hiệu quả.
Quản lý chi ngân sách chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế - xãhội và mức thu nhập của người dân trên địa bàn Khi trình độ kinh tế phát triển
và mức thu nhập bình quân của người dân tăng thì nguồn thu của ngân sáchcũng tăng, do đó việc quản lý chi NSNN ít phải đối mặt với mâu thuẫn giữa nhucầu chi cao mà nguồn thu thấp Mặt khác, tại địa phương có trình độ dân trí caothì ý thức tuân thủ pháp luật và các chính sách của Nhà nước của các tổ chức, cánhân được nâng cao; năng lực sử dụng NSNN tại các tổ chức và cá nhân thuhưởng NSNN được cải thiện thì việc sử dụng NSNN sẽ có hiệu quả cao hơn,mức độ vi phạm cũng sẽ thấp hơn Ngược lại khi trình độ phát triển kinh tế vàtrình độ dân trí trên địa bàn thấp, cũng như ý thức về sử dụng các khoản chichưa cao thì sẽ tồn tại tình trạng ỷ lại nhà nước, lạm dụng chi NSNN làm choquá trình quản lý chi NSNN khó khăn, phức tạp hơn ”
“HHệ thống thanh tra, kiểm tra: Hệ thống này chủ yếu các nội dung kiểm tra,thanh tra, kiểm toán, giám sát Kiểm tra là xem xét đánh giá, chủ thể rộng, mụcđích là uốn nắn, chấn chỉnh đối tượng có thứ bậc Thanh tra là xem xét việc làmtại chỗ của cơ quan, địa phương nhân danh quyền lực nhà nước Nhằm phòngngừa, phát hiện ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật Kiểm toán là đánh giánhận xét tính đúng đắn trung thực của báo cáo tài chính, quyết toán, đánh giátuân thủ pháp luật, hiệu quả hiệu lực trong quản lý sử dụng NSNN Giám sát làtheo dõi một hoạt động và buộc đối tượng phải làm theo một tiêu chuẩn, nguyêntắc nhất định
Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhằm phòng ngừa, phát
Trang 39hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện tham nhũng, lãng phí;phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong quản lý tài chính, pháp luật để kiến nghịvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy cácnhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN, bảo vệ lợiích hợp pháp của nhà nhà nước, lợi ích hợp pháp của các đơn vị, tổ chức kinh tế
và cá nhân Đây là một nhân tố có tác động và ảnh hưởng lớn đến kết quả vàhiệu quả của công tác quản lý nói chung và công tác quản lý chi thường xuyênngân sách cấp huyện nói riêng
Về chế độ quản lý tài chính - ngân sách: Đó là sự ảnh hưởng từ những vănbản của Nhà nước có tính chất quy phạm luật chi phối hoạt động của các cơquan nhà nước trong quá trình quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyệnnhư: như Luật NSNN, luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật doanhnghiệp, Luật đất đai, Luật phòng chống tham nhũng, Luật thuế, Luật lao động
Cụ thể là các văn bản quy định phạm vi, đối tượng chi NSNN của các cấp chínhquyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chicủa các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyếttoán ngân sách; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhànước trong quá trình quản lý chi ngân sách và sử dụng quỹ ngân sách; quy định,chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu Các văn bản này cóhảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách trên một địa bàn nhấtđịnh - đặc biệt là Luật NSNN”:
Trang 40thực hiện lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Để tổ chứcquản lý chi NSNN nói chung và chi thường xuyên ngân sách nói riêng, UBNDhuyện phải xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, phù hợp vớithẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ quy định Tại mỗi cơ quanđơn vị sử dụng ngân sách lại có mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ riêng để đảmbảo thự hiện các chức năng nhiệm vụ của mình Hiệu quả hoạt động và chấtlượng cán bộ của từng cơ quan đơn vị có tác động rất lớn đến chất lượng quản lýnói chung và đặc biệt là trong quản lý chi NSNN nói riêng Tổ chức bộ máy tinhgọn và chất lượng nguồn nhân lực cao luôn là mục tiêu hướng tới của Chính phủ
và các cấp chính quyền tại mỗi địa phương, bộ máy cồng kềnh với chất lượngnguồn nhân lực thấp sẽ kéo theo sự trì trệ trong phát triển kinh tế - xã hội, lãngphí thời gian, tài sản, tiền của của Nhà nước
Tổ chức bộ máy nhà nước và trình độ cán bộ là yếu tố quan trọng quyếtđịnh đến hiệu quả hoạt động của quản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện.Các chính sách pháo luạt đều do con người trực tiếp triển khai thực hiện, nếu tổchức bộ máy quản lý chi NSNN cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo;đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp không nhận thức đúng đắn và đầy đủthì hành vi ứng xử trong các tình huống, không hạn chế tối đa những sai lầmtrong trong quá trình thực thi nhiệm vụ, điều tất yếu dẫn đến là nhà nước phảiđón nhận một hiệu quả quản lý thấp
Năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộcông chức trong quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện sẽ là nhân tố quyếtđịnh trực tiếp hiệu quả sử dụng NSNN cấp huyện Nếu công tác tổ chức bộ máyquản lý NSNN tốt, đội ngũ cán bộ có ý thức chấp hành kỷ cương, pháp luật vàtinh thần phối kết hợp giữa các cấp, giữa các đơn vị sẽ tạo nên sức mạnh tập thể,tạo nên khối đoàn kết, đồng lòng, vì mục đích chung của địa phương ”
Về ảnh hưởng của cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin trongquản lý chi thường xuyên ngân sách cấp huyện
Trong quá trình quản lý chi NSNN cần sử dụng các công cụ quản lý, cácphương tiện, cơ sở vật chất hiện đại sẽ góp phần tích cực trong việc quản lý chi