1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện bạch thông, tỉnh bắc kạn (1)

105 101 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 274,79 KB

Nội dung

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS, TS NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, các thông tin, tài liệu trình bàytrong luận văn có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận văn chưatừng được công bố trong bất cứ công trình nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học trường Đại học Thương mại và các thầygiáo, cô giáo đã taọ điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiêncứu để hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo PGS,TS Nguyễn Thị Bích Loan đã

tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúpđỡ, động viên và khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp trong quá trìnhtôi thực hiện và hoàn thành luận văn.

Bắc Kạn, ngày tháng năm

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hảo

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNGXUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 8

1.1 Khái niệm, công cụ, phương pháp quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước 8

1.1.1 Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 8

1.1.2 Công cụ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 12

1.1.3 Phương pháp và nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước 15

1.2 Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 18

1.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 18

1.2.2 Phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 20

1.2.3 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 21

1.2.4 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 22

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước 23

Trang 6

1.3.1 Chính sách của Nhà nước 23

1.3.2 Kinh tế địa phương 24

1.3.3 Văn hóa, xã hội của địa phương 25

2.2.3 Về nội dung quản lý 41

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 52

2.3.1 Chính sách của Nhà nước 52

2.3.2 Kinh tế của huyện Bạch Thông 53

2.3.3 Văn hóa, xã hội của huyện Bạch Thông 56

Trang 7

3.2.2 Hoàn thiện quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện 71

3.2.3 Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN 72

3.2.4 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cấp huyện 73

3.2.5 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý NSNN 74

3.2.6 Các giải pháp khác 75

3.3 Một số kiến nghị 76

3.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính 76

3.3.2 Kiến nghị với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn 77

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 77

KẾT LUẬN 78TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Tổng chi ngân sách địa phương của huyện Bạch Thông – Bắc Kạngiai đoạn 2014-2016 30Bảng 2.2: Tỉ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN của huyện BạchThông giai đoạn 2014-2016 31Bảng 2.3: Tổng hợp chi thường xuyên và cơ cấu các khoản chi trong chithường xuyên của huyện Bạch Thông – Bắc Kạn 35Bảng 2.4 : Một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện BạchThông giai đoạn 2014 - 2016 37Bảng 2.5: Một số nhiệm vụ, chương trình, dự án của huyện Bạch Thônggiai đoạn 2014-2016 38Bảng 2.6: Tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSNN huyện Bạch Thông –Bắc Kạn 44Bảng 2.7: Phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN của một số đơn vị củahuyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 47Bảng 2.8: Quyết toán chi thường xuyên NSNN huyện Bạch Thông giai đoạn2014 – 2016 49Bảng 2.9: Chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước sang năm sau của huyệnBạch Thông giai đoạn 2014-2016 50Bảng 2.10: Tổng hợp thanh tra tình hình chi thường xuyên NSNN của huyệnBạch Thông giai đoạn 2014-2016 52Bảng 2.11: Tình hình phát triển kinh tế của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạngiai đoạn 2014-2016 54Bảng 2.12 : Cán bộ thuộc Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Bạch Thông từnăm 2014 – 2016 58

Trang 9

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNNhuyện Bạch Thông – Bắc Kạn 29Y

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chi ngân sách nhà nước là một trong những công cụ mà Đảng, Nhà nước vàcác cấp chính quyền cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, đảmbảo quốc phòng an ninh góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước

Quản lý chi NSNN giữ một vị trí đặt biệt quan trọng bởi NSNN luôn giữ vaitrò chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính, bảo đảm thực hiện các chức năngnhiệm vụ của Nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu chiếnlược của quốc gia Quản lý chi NSNN góp phần quan trọng để NSNN phát huyđược vai trò chủ đạo và NSNN thực sự trở thành công cụ hữu hiệu hướng tới cácmục tiêu đã định.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, các cấp quản lý đã có nhiều biệnpháp nhằm nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước (NSNN), trongđó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy khi nguồnthu Ngân sách Nhà nước không có bước đột phá, xuất hiện nhiền hạn chế thì tìnhhình bội chi lại liên tục tăng cao Đáng ngại hơn nữa là tốc độ tăng chi thườngxuyên còn ở mức cao hơn hẳn so với chi cho đầu tư phát triển

Huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn thành lập năm 1998 Trong những năm qua,để đảm bảo phục vụ yêu cầu phát triển KTXH địa phương hoàn thành các mục tiêucủa huyện, của tỉnh góp phần vào phát triển kinh tế đất nước Nhu cầu chi thườngxuyên NSNN ngày một tăng lên và để đáp ứng được nhu cầu đặt ra đòi hỏi việcquản lý NSNN phải chặt chẽ, hiệu quả.

Trong thời gian qua, quản lý chi thường xuyên NSNN của huyện Bạch Thôngđược thực hiện theo đúng quy định và kịp thời Các đơn vị sử dụng ngân sách từngbước chủ động hơn trong việc sử dụng ngân sách, tất cả những kết quả trên đã gópphần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bạch Thông Tuy nhiên, quátrình thực hiện chi thường xuyên ở huyện Bạch Thông vẫn còn nhiều hạn chế như:số thực hiện vượt mức kế hoạch,cơ cấu một số khoản chi chưa hợp lý, cơ chế quản

Trang 12

lý chi ngân sách trên địa bàn đôi lúc còn trong tình trạng bị động, kiểm soát chi ởmột số đơn vị còn mạng nặng tính hình thức khiến cho việc sử dụng nguồn NSNNkém hiệu quả, lãng phí Vì vậy, quản lý chặt chẽ các khoản chi thường xuyên nhằmđảm bảo các khoản chi NSNN được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệmvà hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lýchi thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”

làm luận văn tốt nghiệp.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình, đề tài khoa học nghiên cứu vềquản lý ngân sách nhà nước Các công trình này đều đã trình bày được những nộidung, đưa ra được những vấn đề trong quản lý nhà nước về ngân sách cần đượcnghiên cứu Tuy nhiên, các công trình và đề tài nghiên cứu về chi thường xuyênngân sách nhà nước tại huyện cụ thể còn ít chủ yếu là nghiên cứu với tư cách là mộtnội dung, khía cạnh lớn hơn như: chi ngân sách của huyện, chi ngân sách của tỉnh, Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tham khảo một số luận văn, côngtrình nghiên cứu liên quan đến vấn đề chi thường xuyên ngân sách nhà nước như:

- Bài viết: “Kiểm soát chi ngân sách, những kiến nghị” năm 2013 của Lâm

Hồng Cường – tạp chí Ngân quỹ quốc gia, số 129 Bài viết đã chỉ ra được vai tròcủa kiểm soát chi ở các đơn vị sử dụng Ngân sách là tiền đề để quản lý chi Ngânsách, đồng thời tác giả cũng đưa ra được những vướng mắc trong các khâu trongquá trình kiểm soát như thanh toán trực tiếp, tạm ứng, chuẩn chi các khoản thanhtoán Bài viết cũng đã đưa ra được những giải pháp cụ thể trong tổ chức kiểm soátđể kiểm soát chi NSNN chặt chẽ, đúng mục đích và hiệu quả hơn.

- Bài viết: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của các đơn vịthuộc ngành nông nghiệp tại kho bạc nhà nước Khánh Hòa” năm 2015 của Nguyễn

Thị Minh Hiền – Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản Bài viết đã hệ thống hóađược những vấn đề mang tính lý luận về ngân sách nhà nước, kiểm soát chi ngânsách nhà nước, đưa ra được thực trạng cũng như ưu – nhược điểm của kiểm soát chi

Trang 13

thường xuyên và có đề xuất các giải pháp định hướng nhằm hoàn thiện kiểm soátchi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tuy nhiên, phạm vi nghiên cứumới chỉ dừng lại nghiên cứu các khoản chi thường xuyên của các đơn vị thuộcngành nông nghiệp.

- Luận án tiến sĩ: “Đổi mới quản lý NS địa phương các tỉnh vùng đồng bằngsông Hồng” năm 2009 của Trần Quốc Vinh – Luận án Tiến sĩ kinh tế Luận án đã

làm rõ được những vấn đề về quản lý NSNN ảnh hưởng đến quản lý NS địa phươngqua phân tích thực trạng một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng; qua phân tích tácgiả đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới quản lý NS địa phương các tỉnhvùng đồng bằng sông Hồng đến 2020.

- Luận án tiến sĩ: “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020” năm 2012 của Tô Thiện Hiền – Đại học Ngân

hàng Tp Hồ Chí Minh Tác giả đã khái quát được nhưng nội dung trong quản lýNSNN nói chung và quản lý NSNN tại An Giang Luận án đã làm rõ được vai tròcủa ngân sách địa phương và mối quan hệ trong quan hệ cân đối giữa ngân sách TWvà ngân sách địa phương theo nguyên tắc phát triển kinh tế vùng và lãnh thổ Tácgiả cũng đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý trên các góc độ khác nhau như:phân định quản lý thu – chi, quan hệ về quy trình, vai trò của chính quyền địaphương trong tự chủ ngân sách.

- Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Đức Phổ” năm

2011 của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liêm – Đại học Đà Nẵng Luận văn đã đề cập đếnnhững vấn đề cụ thể trong chi ngân sách cấp huyện và các vấn đề cụ thể trong chithường xuyên Luận văn đã đánh giá được đúng vai trò, tình hình quản lý NSNNcấp huyện góp phần thực hiện công khai hóa hoạt động tài chính Tuy nhiên, luậnvăn chỉ tập trung nhiều vào vấn đề cân đối thu – chi ngân sách tại huyện.

- Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngânsách xã của Kho Bạc Nhà nước Thanh Hà, tỉnh Hải Dương” năm 2015 của Đào

Anh Đức – Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tác giả đã đi sâu nghiên cứu cáckhoản chi thường xuyên thông qua Kho bạc Nhà nước từ đó đưa ra các nhóm giải

Trang 14

pháp cụ thể như kiểm soát, quyết toán các khoản chi hiệu quả cao hơn tránh tìnhtrạng thu sai, thất thoát ngân sách.

- Luận văn thạc sĩ: “Tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước trên địa bàn thị xã Sơn Tây” năm 2015 của Nguyễn Quang Hán – Đại học

Thăng Long Luận văn đã hệ thống được lý luận về quản lý chi thường xuyên, từviệc nghiên cứu thực trạng cụ thể chi thường xuyên tại một số địa phương và cụ thểsâu hơn tại thị xã Sơn Tây, tác giả đã tìm ra được 3 nhóm nguyên nhân chính gây ranhững hạn chế trong quản lý chi thường xuyên đó là cơ quan quản lý, cán bộ và cơchế chính sách nhà nước.

- Luận văn thạc sĩ: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam TừLiêm, thành phố Hà Nội” năm 2015 của Trần Thị Thúy – học viên cao học khóa 21

trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã đi sâu phân tíchthực trạng quản lý chi thường xuyên tại quận Nam Từ Liêm chỉ ra được những ưu –nhược điểm và cụ thể hóa vấn đề quản lý chi thường xuyên ngân sách quận/huyệnnhằm hạn chế những biểu hiện tham ô, lãng phí.

- Luận văn thạc sĩ: “Quản lý ngân sách nhà nước của huyện Thanh Sơn, tỉnhPhú Thọ” năm 2016 của Trần Thị Bảo Hòa – Đại học Thương mại Luận văn

nghiên cứu thực trạng quản lý ngân sách huyện Thanh Sơn – Phú Thọ, chỉ ra đượcnhững tồn tại cụ thể trong các khâu như: lập dự toán ngân sách, chế độ công khai tàichính, chất lượng đội ngũ cán bộ, Luận văn cũng đã đưa ra được một số giải phápcó tính ứng dụng cao đổi mới trong quản lý NSNN tại địa phương.

- Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh NamĐịnh” năm 2016 của Nguyễn Đức Hiển – Đại học Thương mại Luận văn đã đi sâu

nghiên cứu quản lý chi NSNN tại tỉnh Nam Định từ đó luận văn đã đưa ra nhữnggiải pháp cụ thể, đáp ứng cầu đổi mới cải cách có hiệu quả hơn trong quản lý chingân sách nhà nước.

Ngoài các công trình nghiên cứu trên thì còn rất nhiều các công trìnhnghiên cứu khác liên quan đến quản lý NSNN Các công trình, đề tài nghiêncứu này đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi

Trang 15

NSNN tuy nhiên mỗi đề tài có một cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khácnhau và chưa có một luận văn nào nghiên cứu về quản lý chi thường xuyênNSNN tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lýchi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên NSNN- Phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn, đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân thực trạng.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN củahuyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước ở cấp huyện

- Phạm vi nội dung: Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi thườngxuyên Ngân sách Nhà nước tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Có hai cấp quảnlý chi thường xuyên NSNN: cấp trung ương và cấp địa phương, luận văn giới hạnphạm vi nghiên cứu quản lý chi thường xuyên NSNN ở cấp địa phương, cụ thể ởhuyện Bạch Thông - Tỉnh Bắc Kạn

Trang 16

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịchsử ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp thuthập dữ liệu, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp thống kê, tổng hợp – phântích, so sánh kết hợp với thực tiễn và các tài liệu liên quan.

Phương pháp thu thập dữ liệu:

- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo chi ngân sách của huyện BạchThông, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 – 2016; giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế,các sách và tài liệu lý luận về NSNN, chi thường xuyên NSNN, quản lý chi thườngxuyên NSNN ở thư viện; công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận ántiến sĩ có liên quan đã được công bố của các tác giả

- Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát điều tra đối với hai đối tượng đó làcán bộ quản lý chi thường xuyên NSNN (Cán bộ thuộcUBND, HĐND, KBNNhuyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) và cán bộ làm nghiệp vụ chi thường xuyên củacác đơn vị thụ hưởng tại huyện Bạch Thông, Bắc Kạn Ngoài ra số liệu sơ cấp cònđược thu thập qua câu hỏi phỏng vấn một số cán bộ quản lý cấp huyện để có thểđánh giá được thực tế, những tồn tại và nguyên ngân trong quản lý chi thườngxuyên NSNN của huyện Bạch Thông, Bắc Kạn.

- Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp, sắp xếp theo năm, nhập số liệu, xử lý trênphần mềm excel và trình bày số liệu trên Word

- Dữ liệu sơ cấp: Tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu

+ Đối tượng 1: cán bộ quản lý tại các phòng, ban thuộc huyện UBND, HĐNDvà KBNN huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Số phiếu phát ra: 20 phiếu (100%)Số phiếu thu về: 18 phiếu (90%)Số phiếu hợp lệ: 18 phiếu (90%)

+ Đối tượng 2: cán bộ thực hiện chi thường xuyên NSNN thuộc các đơn vị thụhưởng NS của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Số phiếu phát ra: 40 phiếu (100%)

Trang 17

Số phiếu thu về: 39 phiếu (97,5%)Số phiếu hợp lệ: 36 phiếu (90%)Phương pháp xử lý số liệu:

Dữ liệu thứ cấp được xử lý bằng cách: tổng hợp số liệu, sử dụng phương phápso sánh và phân tích sử dụng cho việc phân tích các nội dung trong luận văn.

Dữ liệu sơ cấp được xử lý bằng cách: tập hợp phiếu điều tra Để thuận tiện choviệc nhận xét, luận văn sử dụng số tương đối kết cấu, nhập và xử lý số liệu trênExcel Đưa ra các biểu đồ dựa trên số liệu thu thập được làm căn cứ để nhận xét cácnội dung trong đề tài nghiên cứu.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN huyện, quản lýchi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Phân tích cụ tích thực trạng quảnlý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Từđó chỉ ra được những ưu – nhược điểm trong nghiên cứu quản lý chi thường xuyên,tìm ra được những nguyên nhân để có thể đề xuất được giải pháp phù hợp đối vớiquản lý chi thường xuyên tránh tình trạng sử dụng thiếu hiệu quả, tham ô, lãng phí.

Đề tài cũng là tài liệu nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế xã hội cho địaphương, tài liệu tham khảo cho các cấp và các đơn vị trong và ngoài huyện BạchThông, tỉnh Bắc Kạn

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nướcChương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyệnBạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Chương 3:Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhànước huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Trang 18

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm, công cụ, phương pháp quản lý chi thường xuyên ngânsách nhà nước

1.1.1 Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.1.1.1 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước

a) Khái niệm

Chi ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan gắn liềnvới sự tồn tại của Nhà nước Chi ngân sách nhà nước là việc Nhà nước phân phối vàsử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động vàthực hiện các chức năng đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế - xã hội dựa trên cácnguyên tắc nhất định.

Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹtiền tệ của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệmvụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội

Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội các nhiệm vụ thường xuyên củaNhà nước ngày càng gia tăng, do đó đã làm phong phú nội dung chi thường xuyêncủa NSNN

Chi thường xuyên là những khoản chi mang những đặc trưng cơ bản sau: Chi thường xuyên mang tính ổn định

 Là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội

 Phạm vi, mức chi thường xuyên gắn chặt với cơ cấu tổ chức bộ máy Nhànước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng

b) Phân loại chi thường xuyên

Các khoản chi thường xuyên thường được tập hợp theo từng lĩnh vực và nộidung chi bao gồm các khoản chi cơ bản:

Chi quốc phòng, an ninh:

Khoản chi này nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo ra sự yên bình chonhân dân Chi quốc phòng nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống lại sự

Trang 19

xâm lấn của các thế lực thù địch bên ngoài Quy mô của khoản chi này phụ thuộc vàsự biến động chính trị - xã hội trong nước và các yếu tố bất ổn bên ngoài.

Chi sự nghiệp kinh tế, bao gồm:

 Chi sự nghiệp nông – lâm – ngư nghiệp, sự nghiệp thủy lợi, sự nghiệp giaothông, sự nghiệp kiến thiết thị chính và sự nghiệp kinh tế công cộng khác.

 Chi định canh, định cư và kinh tế mới.

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề, bao gồm:

 Các khoản chi về lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,phúc lợi tập thể Khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi của ngânsách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.

 Chi mua sắm, sửa chữa: đây là khoản chi dùng để mua sắm thêm các tài sảnvà sửa chữa các tài sản đang trong quá trình sử dụng, nhằm phục vụ kịp thời chonhu cầu hoạt động và nâng cao hiệu suất sử dụng các tài sản đó

Chi sự nghiệp y tế bao gồm:

 Các khoản chi cho con người: Đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ chođội ngũ cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như quản lý vềy tế.

 Chi cho các nghiệp vụ chuyên môn là các khoản chi đặc thù cho lĩnh vực y tế

 Chi mua sắm, sửa chữa gồm các khoản chi chỉ yếu cho tài sản cố định.

Chi sự nghiệp dân số và kế hoạch hóa gia đình bao gồm:

 Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số - kế hoạch hóa giađình Đào tạo, tập huấn cán bộ về dân số - kế hoạch hóa gia đình tại các xã, phườngtrọng điểm.

 Xây dựng chính sách, giám sát, đánh giá chương trình dân số - kế hoạchhóa gia đình, xây dựng hệ thống thông tin, điều tra định kỳ nhân khẩu học.

Chi sự nghiệp văn hóa, thông tin, du lịch bao gồm:

Đảm bảo duy trì hoạt động văn hóa thông tin trên địa bàn Quản lý bảo vệ cácdi tích lịch sử văn hóa theo phân cấp của Tỉnh.

Trang 20

Chi sự nghiệp thể dục thể thao:

Khoản chi cho hoạt động thể dục thể thao, khoản chi này không chỉ nhằm mụcđích nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sức khỏe về tinh thần cho người dân mà cònphát huy bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao hình ảnh địa phương.

Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội:

Khoản chi này nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân khi gặp khó khăn doốm đau, bệnh tật hoặc những người già không nơi nương tựa nhằm ổn định xã hội.

Chi sự nghiệp môi trường, gồm:

 Quản lý, hỗ trợ phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trườngở khu dân cư, nơi công cộng.

 Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường địa phương Tuyêntruyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường: tập huấn chuyên môn nghiệp vụvề bảo vệ môi trường.

Chi sự nghiệp hành chính, Đảng, đoàn thể:

Khoản chi này nhằm đảm bảo hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lýNhà nước từ Trung ương (TW) đến địa phương như chi cho hệ thống cơ quan quyềnlực, cơ quan hành chính, cơ quan chuyên môn các cấp, viện kiểm sát và tòa án Cáckhoản chi quản lý hành chính không chỉ dừng lại ở việc duy trì hoạt động quản lýcủa bộ máy Nhà nước mà còn nhằm mục đích phục vụ xã hội.

Hoạt động này nhằm bảo vệ, hỗ trợ cho các chủ thể và các hoạt động kinh tếphát triển, chẳng hạn hoạt động cấp phép, công chứng, hộ khẩu,

Các khoản chi khác:

Chi khác ngân sách: đây là một khoản chi nằm trong cơ cấu chi thường xuyêncủa ngân sách nhà nước và là khoản chi có thời hạn tác động ngắn nhưng chưa đề cậpđến trong các nhóm mục chi trên Nó thường bao gồm các mục chi như: chi kỉ niệmcác ngày lễ lớn, chi các khoản phí và lệ phí của các đơn vị dự toán, chi tiếp khách,

1.1.1.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng một hệthống phương pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, tiếp cận đếnmục tiêu cuối cùng phục vụ cho lợi ích của con người Quản lý là hoạt động có mục

Trang 21

đích của chủ thể tuân theo nguyên tắc nhất định và là quá trình thực hiện đồng thờihàng loạt các chức năng liên kết hữu cơ với nhau từ dự toán, kế hoạch hóa, tổ chứcthực hiện, động viên phối hợp, điều chỉnh, hạch toán và kiểm tra.

Quản lý NSNN là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hợp để tậptrung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước vàthực hiện phân phối, sử dụng nguồn quỹ đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm thỏamãn các nhu cầu của Nhà nước và đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội.

Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phốivà sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện cácchức năng của Nhà nước.

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước là quá trình các cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào hoạt độngchi thường xuyên ngân sách nhà nước, đảm bảo cho các khoản chi thường xuyênngân sách được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Quản lý chi NSNN được phân thành quản lý cấp TW và quản lý cấp địa phương Quản lý chi NSNN cấp TW là việc sử dụng công cụ, biện pháp tổng hợp đểthực hiện phân phối và sử dụng ngân sách trung ương nhằm đảm bảo thực hiện cácnhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia.

Quản lý chi NS địa phương (bao gồm quản lý chi NS cấp tỉnh và quản lý chiNS cấp huyện) là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hợp để thực hiệnphân phối, sử dụng quỹ NS của địa phương một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm thựchiện các yêu cầu của Nhà nước giao cho địa phương, đạt được các mục tiêu kinh tế,xã hội của địa phương

Quản lý chi NSNN cấp huyện là quá trình lập dự toán, phẩn bổ dự toán, kiểmsoát và quyết toán chi NSNN cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật, nhằm sửdụng NSNN đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu pháttriển KTXH trên địa bàn huyện

Chủ thể quản lý chi thường xuyên ngân sách là các cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền đối với lĩnh vực chi NSNN (ở TW là Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính,

Trang 22

Kho bạc Nhà nước, Ở địa phương, cụ thể ở cấp tỉnh là HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sởTài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; ở cấp huyện là HĐND huyện, UBND huyện(Phòng Tài chính – Kế hoạch), Kho bạc Nhà nước huyện Đối tượng quản lý là hoạtđộng chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Mục tiêu trong việc điều hành NSNN nói chung hay quản lý chi thường xuyênNSNN nói riêng chính là thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bên vững trong điều kiệnsử dụng nguồn lực hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo cácmục tiêu chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại Mục tiêu này được thiếtlập phù hợp với chiến lược, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trongtừng thời kỳ.

Quản lý chi thường xuyên NSNN là làm sao mang lại một kết quả tốt nhất vềphát triển kinh tế - xã hội đồng thời giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tếgiữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể khác trong xã hội, đáp ứngđược các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1.2 Công cụ quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Công cụ quản lý chi thường xuyên NSNN là các chế độ, chính sách; các tiêuchuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tác động lên đốitượng và chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngânsách Sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua việc thựchiện các chức năng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của quản lý chithường xuyên ngân sách Đó là mục tiêu sử dụng ngân sách một cách hợp lý, tiếtkiệm, hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị, văn hóa, an ninhquốc phòng,

1.1.2.1 Công cụ pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, là công cụđiều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấpcầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước

Trang 23

Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạomôi trường thuận lợi cho sự phát triển ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sốngxã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

Ở Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật bao gồm 3 loại:

+ Văn bản do Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Hiến pháp,luật, nghị quyết, pháp lệnh.

+ Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở TW ban hành đểthi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hộiban hành: lệnh, quyết định, chỉ thị, nghị quyết, thông tư

+ Văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành để thihành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nướccấp trên; văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hộiđồng nhân dân cùng cấp

Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật là những văn bản có tính chất cá biệt docác cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhưng không có đầy đủ các yếu tốcủa văn bản quy phạm pháp luật, thường được ban hành để giải quyết các nhiệm vụcụ thể với đối tượng cụ thể

Công cụ pháp luật được sử dụng trong quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước cấp huyện thông qua quyết định, báo cáo do Hội đồng nhân dân cấphuyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.

Công cụ pháp luật được sử dụng tạo lập tiền đề pháp lý vững chắc để tổ chức,điều chỉnh kịp thời và hợp lý các quan hệ kinh tế, hoạt động quản lý chi thườngxuyên của huyện theo các nội dung được đưa ra trong các văn bản của UBND,HĐND và cơ quan Nhà nước tại địa phương ; thể hiện được sự bình đẳng, xác địnhrõ được quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh tế

Trang 24

công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, bản thân là một hệ thống bao gồmnhiều nội dung và hoạt động.

Quá trình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng kế hoạch, tổ chức vàđiều hành Chức năng kế hoạch bao gồm quyết định về kết quả cuối cùng và toàn bộhoạt động quản lý với công cụ và phương pháp thích đáng để thu được kết quả, làchức năng chủ yếu của quá trình quản lý và làm cơ sở để xác định nhiệm vụ quảnlý Chức năng tổ chức tiến hành phân giải nhiệm vụ quản lý cho các ngành, các cấpvà giao quyền cho các ngành, các cấp quản lý Chức năng điều hành bao gồm toànbộ những hành động được sử dụng để đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện Nhưvậy, kế hoạch là hạt nhân của quá trình quản lý

Công cụ kế hoạch được sử dụng trong quản lý chi thường xuyên ngân sách cấphuyện thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các chương trình,dự án và ngân sách sử dụng

Kế hoạch ngân sách phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội củahuyện và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội Kế hoạch ngân sách phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểmcủa chính sách tài chính địa phương trong thời kì, giai đoạn và yêu cầu của LuậtNgân sách Nhà nước Trật tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi thường xuyên đượcthực hiện ngay từ khâu lập ngân sách đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của Luật Ngânsách nhà nước: xác định phạm vi, mức độ của nội dung các khoản chi ngân sáchhuyện, cân đối ngân sách

1.1.2.3 Công cụ chính sách

Hệ thống chính sách là toàn bộ các chính sách mà nhà nước sử dụng trong mỗigiai đoạn phát triển cụ thể Chính sách là một trong các công cụ chủ yếu của Nhànước sử dụng để quản lý nền kinh tế quốc dân

Dưới dạng chung nhất, mỗi chính sách cụ thể là một tập hợp các giải phápnhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới các mục tieuchung của sự phát triển kinh tế - xã hội Một chính sách bất kỳ thường gồm hai bộphận: các mục tiêu cần đạt và các giải pháp cần áp dụng để thực hiện mục tiêu.

Trang 25

Chính sách là công cụ đặc thù và không thể thiếu được mà Nhà nước sử dụngđể quản lý kinh tế vĩ mô Trong hệ thống các công cụ quản lý, công cụ chính sách làbộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao trước những biến động trong đời sốngkinh tế - xã hội của nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề mà xã hội đặt ra.

Trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước nói chung, quản lý chi thườngxuyên ngân sách nhà nước nói riêng công cụ chính sách được sử dụng thông quacác chính sách cụ thể về kinh tế, chính sách dân số và kế hóa hoạch gia đình, chínhsách lao động việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách giáo dục, Cộng cụ chính sách được lựa chọn và áp dụng thích hợp đã tác động tích cực đếnviệc sử dụng ngân sách, thực hiện các nhiệm vụ chi có hiệu quả theo đúng mục tiêuđã đề ra góp phần thực hiện các mục tiêu chung của phát triển kinh tế quốc dân.

1.1.3 Phương pháp và nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.1.3.1 Phương pháp quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những cách thức tácđộng có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân và các bộphận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế quốc dân

a) Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính trong quản lý nhà nước về kinh tế là cách thức tácđộng trực tiếp của Nhà nước thông qua các quyết định dứt khoát có tính bắt buộclên đối tượng quản lý nhà nước về kinh tế, nhằm thực hiện các mục tiêu của quản lýkinh tế vĩ mô trong các tình huống nhất định

Đặc điểm cơ bản của phương pháp hành chính là tính bắt buộc và tính quyềnlực Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh cáctác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời thích đáng Tính quyền lựcđòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chínhđúng với thẩm quyền của mình.

Việc sử dụng phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế xác lập trật tựkỷ cương làm việc trong hệ thống, kết nối các phương pháp khác lại thành một

Trang 26

hệ thống có thể giấu được ý đồ và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý rấtnhanh chóng

Phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản lý theo hướng: tác độngvề mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý kinh tế Chủthể quản lý ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và đưa ra các quyết định quảnlý bắt buộc cấp dưới thực hiện

Đặc trưng của phương pháp hành chính là cưỡng chế đơn phương của chủ thểquản lý Khi các chủ thể quản lý NSNN muốn các yêu cầu của mình phải đượckhách thể quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện Đó là khi các chủ thể quản lý racác mệnh lệnh hành chính.

b) Phương pháp kinh tế

Phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước về kinh tế là cách thức tác độnggián tiếp của Nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn, lên đốitượng quản lý nhà nước về kinh tế nhằm làm cho họ quan tâm tới hiệu quả cuốicùng của sự hoạt động, từ đó mà tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao, không cần phải có sự tác động thường xuyên của Nhà nước bằng phương pháphành chính.

Phương pháp kinh tế tác động vào lợi ích kinh tế của đối tượng quản lý xuấtphát từ đó mà họ lựa chọn phương án hoạt động vừa bảo đảm lợi ích riêng vừa bảođảm lợi ích chung cũng được thực hiện Đối tượng quản lý chịu tác động khôngbằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là chỉ đề ra mục tiêu nhiệm vụ phảiđặt ra, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, phương tiện vật chất có thểsử dụng để họ tự tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Phương pháp kinh tế: được sử dụng thông qua việc dùng các đòn bẩy kinh tếđể kích thích tính tích cực của các khách hàng để quản lý, tức là tác động tới các tổchức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động quản lý NSNN.

c) Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục trong quản lý nhà nước về kinh tế là cách thức tác độngcủa Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của những con người thuộc đối tượng

Trang 27

quản lý nhà nước về kinh tế, nhằm nâng cao tính tự giác, tính tích cực và nhiệt tìnhlao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản lý kinh tế vì đối tượngquản lý là con người – một thực thể năng động và là tổng hòa của nhiều mối quanhệ xã hội.

Phương pháp giáo dục được sử dụng thông qua giáo dục đường lối, chủ trươngchính sách của Nhà nước để mọi người dân hiểu, ủng hộ và quyết tâm xây dựng đấtnước; giáo dục ý thức lao động sáng tạo, năng suất, có hiệu quả, tổ chức; xóa bỏtâm lý chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, nhỏ mọn; xóa bỏ suy nghĩ lạc hậu, thói đạo đứcgiả, nói một đằng làm một nẻo; xây dựng tác phong công nghiệp, hiện thực, kỷ luật,có trách nhiệm, tiết kiệm.

1.1.3.2 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Nguyên tắc quản lý theo dự toán:

Hoạt động của NSNN, đặt biệt là cơ cấu thu, chi của NSNN phụ thuộc vàoquyền phán quyết của cơ quan quyền lực nhà nước Do vậy, mọi khoản chi từNSNN chỉ có thể trở thành hiện thực khi các khoản chi đó nằm trong cơ cấu chitheo dự toán đã được cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt và thông qua.

Phạm vi của chi NSNN rất đa dạng, liên quan đến nhiều loại hình đơn vị thuộcnhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau Mức chi cho mỗi hoạt động được xác định theođối tượng riêng, định mức riêng và ngay giữa các cơ quan trong cùng một lĩnh vựchoạt động nhưng hoạt động khác nhau, điều kiện về trang bị cơ sở vật chất khácnhau, quy mô và tính chất hoạt động khác nhau sẽ dẫn đến các mức chi từ NSNNcho mỗi cơ quan khác nhau.

Quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu cầu cân đối của NSNN tạo điềukiện thuận lợi cho việc điều hành NSNN; hạn chế tính tùy tiện trong quản lý và sửdụng kinh phí ngân sách tại các đơn vị dự toán

Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:

Nguyên tắc này đòi hỏi bảo đảm với chi phí thấp nhất sẽ phải thu được lợiích lớn nhất Trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, nguyên tắc

Trang 28

tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi việc chi một đồng ngân sách phải tạo ra lợi ích lớnnhất có thể.

Tiết kiệm không đồng nghĩa với việc hạn chế chi tiêu, tiết kiệm là sự chi tiêuhợp lý Đó là chi đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thờicác nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách Chi tiêu hợp lý sẽ tạo ra tác động lớn đốivới sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Hiệu quả được xác định bằng kết quả so với chi phí bỏ ra Chi tiêu hợp lý sẽđảm bảo ngân sách được sử dụng có hiệu quả, chi tiêu càng hợp lý ngân sách đượcsử dụng hiệu quả càng cao.

Hiệu quả của chi tiêu ngân sách phải được xem xét trên nhiều mặt, hiệu quảkinh tế, xã hội, chính trị, ;hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.

Chi tiêu ngân sách không tiết kiệm không chỉ gây lãng phí ngân sách, lãng phínguồn lực mà còn tạo ra hệ lụy cho nền kinh tế Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quảcũng phải được quán triệt trong các khâu của quá trình chi thường xuyên ngân sách.Để chi thường xuyên ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, quản lý chi thường xuyênNSNN phải đảm bảo xác định được đúng đối tượng chi, thứ tự ưu tiên các khoảnchi, tiêu chí, định mức, cơ cấu phân bổ ngân sách cho chi thường xuyên hợp lý.

1.2 Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quản lý chi thường xuyên NSNN phân thành cấp TW và cấp địa phương, luậnvăn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở cấp địa phương cụ thể nội dung quản lý chithường xuyên NSNN được đề cập đến trong luận văn là quản lý cấp huyện, tiếp cậntheo góc độ tác nghiệp bao gồm các nội dung sau:

1.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Dự toán chi thường xuyên là một bộ phận quan trọng của dự toán chi ngânsách Nhà nước Đây là khâu mở đầu cho một chu trình ngân sách, nhằm mục đíchđể phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của nhà nướcnhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi ngân sách nhà nước hàng năm một cách đúng đắn,có căn cứ khoa học và thực tiễn.

Khi lập dự toán chi thường xuyên NSNN phải dựa trên các căn cứ như sau:

Trang 29

 Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động của bộ máyquản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động an ninh quốc phòng và cáchoạt động xã hội khác trong từng giai đoạn nhất định Dự vào các căn cứ này sẽgiúp cho việc xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN của huyện có một cáchnhìn tổng thể về những mục tiêu, nhiệm vụ mà NSNN hướng tới.

 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: các chỉ tiêu đặc biệt làcác chỉ tiêu có liên quan đến việc cấp phát kinh phí thường xuyên của NSNN kỳ kếhoạch Đây chính là việc cụ thể hóa các chủ trương của Nhà nước trong từng giaiđoạn kết hợp với các định mức phân bổ, chế độ, tiêu chuẩn là những yếu tố cơ bảnđể xác lập dự toán chi thường xuyên của NSNN

 Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳkế hoạch của địa phương Muốn dự toán được khả năng này phải dựa vào cơ cấu thuNSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kỳ kế hoạch

 Các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành và dự kiến những điềuchỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch Đây là cơ sở pháp lý cho việctính toán và bảo vệ dự toán chi thường xuyên NSNN Đồng thời cũng là cơ sở choquá trình chấp hành dự toán không bị rơi vào tình trạng hụt hẫng khi có điều chỉnhhoặc thay đổi một số chế độ, chính sách.

 Tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm trước và một số năm liền kề,thực hiện ngân sách năm hiện hành của địa phương Các kết quả phân tích, đánh giátình hình quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên kỳ báo cáo sẽ cung cấ cácthông tin cần thiết cho việc lập dự toán chi theo phương diện: tính phù hợp của cácđịnh mức chi, tính thích hợp của hình thức cấp phát, hướng gia tăng của các khoảnchi cả về tốc độ và cơ cấu như thế nào.

 Dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến ngân sách năm kế hoạch.Trình tự lập dự toán chi thường xuyên NSNN tuân theo một trình tự chặt chẽ từtrên xuống dưới Ở Việt Nam, trình tự lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyệnđược thực hiện như sau:

Trang 30

 Căn cứ vào các văn bản Chính phủ, UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tàichính về việc lập dự toán ngân sách cấp huyện UBND huyện tổ chức hội nghị triểnkhai xây dựng dự toán ngân sách và giao số kiểm tra cho các phòng, ban, ngành,đoàn thể, đơn vị UBND huyện chỉ đạo phòng Tài chính – Kế hoạch huyện hướngdẫn các đơn vị dự toán cấp huyện lập dự toán NSNN năm sau, trong đó có dự toánchi thường xuyên.

 Các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị lập dự toán chi thường xuyên ngânsách của đơn vị mình.

 Trên cơ sở dự toán NSNN do các đơn vị dự toán cấp huyện trình Phòng Tàichính – Kế hoạch huyện xem xét và tổng hợp dự toán chi NSNN cấp huyện trongđó có dự toán chi thường xuyên trình UBND huyện xem xét

 UBND huyện trình Ban Thường vụ Huyện ủy thông qua và trình Sở TàiChính tổng hợp trên phạm vi toàn tỉnh UBND tỉnh xem xét trình Ban Thường vụTỉnh ủy thông quâ, trình HĐND tỉnh quyết định dự toán NSNN cấp tỉnh Sau khiHĐND tỉnh quyết định dự toán, UBND tỉnh phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện

1.2.2 Phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Căn cứ phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN: Dựa trên định mức phân bổchi thường xuyên NSNN do Thủ tướng Chính phủ ban hành, căn cứ vào khả năngtài chính và đặc điểm tình hình địa phương, UBND các cấp trình HĐND cùng cấpxây dựng, ban hành định mức phân bổ chi NS địa phương đảm bảo phù hợp vớitừng cấp chính quyền địa phương, phù hợp với thực tế của từng lĩnh vực chi và theođúng quy định của Luật Ngân sách để làm căn cứ phân bổ ngân sách.

Phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN được thực hiện: Sau khi HĐND tỉnhquyết định dự toán, UBND tỉnh phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện Trên cơ sởdự toán NSNN cấp huyện được UBND tỉnh phân bổ, UBND huyện chỉ đạo phòngTài chính – Kế hoạch hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp huyện hoàn chỉnh dự toán,tổng hợp trình UBND huyện xem xét và cho ý kiến chính thức UBND huyện trìnhHuyện ủy thông qua để trình HĐND huyện quyết định Trên cơ sở xem xét báo cáocủa UBND huyện về dự toán chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ NSNN

Trang 31

cấp huyện và ý kiến của đại biểu HĐND huyện, HĐND huyện phê chuẩn dự toánchi NSNN cấp huyện, trong đó có dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện.UBND huyện giao dự toán cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể đồng gửi phòng Tàichính – Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện thực hiện công khai dự toánngân sách huyện.

Trong quá trình phân bổ NSNN thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các địaphương phải quán triệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính;thực hiện công khai, minh bạch NS theo quy định.

1.2.3 Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước là tổng kết quá trình thựchiện dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước nhằm đánh giá kết quả hoạtđộng của một năm, từ đó rút ra ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho quản lýchi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Quyết toán chi thường xuyên NSNN là quá trình nhằm kiểm soát, chỉnh lý lạicác số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giákết quả chấp hành dự toán rút ra được những kinh nghiệm và bài học cần thiết chokỳ chấp hành dự toán tiếp theo Giai đoạn này được tính từ khi năm ngân sách kếtthúc cho đến khi cấp thẩm quyền phê chuẩn báo cáo quyết toán NSNN

Yêu cầu của quyết toán chi NSNN cấp huyện

Tất cả các nghiệp vụ chi thường xuyên NSNN phát sinh trong năm tài khóađều phải được hạch toán, quyết toán kịp thời, đầy đủ và chính xác, phải đánh giáđược tính tuân thủ, tính hiệu lực của chi NSNN.

Quyết toán chi NSNN phải đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán, đúngmục lục ngân sách và đúng niên độ ngân sách, kiểm toán, thực hiện đúng quytrình và công khai minh bạch theo Luật pháp Các chứng từ chi phải hợp pháp.Sổ sách và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu củaKho bạc Nhà nước

Nội dung quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện

Trang 32

Các đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN, cơ quan tài chính phải tổ chức kế toán,quyết toán chi NSNN theo quy định Pháp luật về kế toán cụ thể:

Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán ngân sách và các cấp phảithực hiện khóa sổ kế toán theo quy định

Thực hiện điều chỉnh quyết toán ngân sách trong thời gian chỉnh lý, là thờigian các cấp ngân sách thực hiện giải quyết các tồn đọng của năm báo cáo và đốichiếu, điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán, kế toán, hoàn chỉnh sốliệu để quyết toán chi NSNN năm báo cáo

Việc thẩm tra quyết toán năm của các đơn vị sử dụng ngân sách và ngân sáchcấp dưới phải được phòng Tài chính – Kế hoạch huyện thực hiện, trước khi tổnghợp quyết toán chi NSNN trên địa bàn huyện

Báo cáo quyết toán chi NSNN huyện phải được Sở Tài chính thẩm định,HĐND huyện phê chuẩn theo thẩm quyền.

1.2.4 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Kiếm soát chi thường xuyên NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền thực hiện kiểm tra, rà soát và đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của cáckhoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nướcquy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trongquá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN

Yêu cầu của kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp huyện

Làm cho hoạt động chi ngân sách đạt hiệu quả cao nhất, có tác động tích cựcđến phát triển kinh tế - xã hội, tránh tình trạng làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phântán, gây căng thẳng trong quá trình điều hành ngân sách

Phải được tiến hành một cách chặt chẽ, thận trọng nhưng không được máymóc, gây phiền hà cho đơn vị sử dụng ngân sách.

Tổ chức bộ máy đơn giản, gọn nhẹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính

Kiểm soát chi phải được đồng bộ, nhất quán, thống nhất với việc quản lýNSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN

Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp huyện

Trang 33

Trên cơ sở dự toán được duyệt và các chính sách chế độ chi thường xuyênngân sách nhà nước, thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện dựtoán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các ngành, các cấp, các đơn vị sửdụng NSNN.

Kiểm tra, đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN, đảm bảo các khoảnchi phải có trong dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản dựtoán của đơn vị còn đủ để chi.

Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từngkhoản chi.

Tính hợp pháp của con dấu, chữ ký của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sáchThực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa phòng Tài chính – Kế hoạch huyệnvà KBNN để đảm bảo chi đúng, chi đủ cho các đơn vị.

Thực hiện thanh tra theo định kỳ bằng việc thẩm định các báo cáo chi thườngxuyên ngân sách hàng quý của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thuộc huyện.Thanh tra tài chính phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra của mình Thực hiệncác kiểm tra một cách đột xuất tại đơn vị bằng việc tổ chức thanh tra tài chính Hìnhthức này sẽ do cơ quan chức năng chuyên trách của ngành hoặc của Nhà nước thựchiện, mỗi khi phát hiện thấy có dấu hiệu không lành mạnh trong quản lý tài chínhcủa đơn vị nào đó

Mục đích thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN nhằm phòng ngừa,phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí,phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị vớicơ quan Nhà nước có thẩm quyền góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ lợiích hợp pháp của tổ chức kinh tế và cá nhân Tăng cường kiểm tra việc chấp hànhngân sách các đơn vị nhằm đảm bảo tính hiệu quả và trung thực trong quản lýNSNN, ngăn ngừa sai phạm tiêu cực trong quản lý, điều hành và sử dụng ngân sáchnhà nước góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương bền vững hơn

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1.3.1 Chính sách của Nhà nước

Trang 34

Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó củaChính phủ bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thựchiện các mục tiêu đó Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên cáclĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường.

Khi đưa ra một chính sách quan trọng, Chính phủ luôn luôn phải đánh giá,xem xét và nhìn nhận dưới nhiều chiều nhất là tầm ảnh hưởng của nó đến sự ổnđịnh về chính trị, xã hội Do vậy, việc đưa ra các chính sách luôn được Chính phủquan tâm, có tác động trực tiếp đến nền hành chính nhà nước.

Dựa trên các chính sách từ TW , địa phương ban hành các văn bản hướng dẫnchỉ đạo thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo thực hiện các mục tiêu theo địnhhướng phát triển kinh tế - xã hội

Các văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối hoạt động củacác cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý ngân sách, quy định các biện pháp cụthể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, Cụ thểlà các văn bản quy định phạm vi, đối tượng chi thường xuyên ngân sách của các cấpchính quyền; quy định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của cáccấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập dự toán, chấp hành và quyết toánngân sách; quy định chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan nhà nướctrong quá trình quản lý chi thường xuyên và sử dụng quỹ ngân sách; quy định, chếđịnh những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu, Các văn bản có ảnh hưởng rấtlớn đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách trên một địa bàn nhất định, dovậy đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những văn bản đúng đắn, phù hợp với điềukiện thực tế thì quản lý chi NSNN mới đạt hiệu quả.

1.3.2 Kinh tế địa phương

Xu hướng và thực trạng phát triển kinh tế của từng địa phương có tác độngtrực tiếp đến định hướng phát triển kinh tế của địa phương, ảnh hưởng đến nhu cầuchi thường xuyên ngân sách nhà nước Phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng địaphương mà nhu cầu chi cho từng lĩnh vực là khác nhau

Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu chi thường xuyên ngân sách nhànước không ngừng tăng lên về cả số lượng và cơ cấu Sử dụng có hiệu quả nguồn

Trang 35

vốn ngân sách đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững, đây là yếutố quyết định tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, đi cùng với tăng chi ngân sách cần cócơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm chống thất thoát, lãng phí.

1.3.3 Văn hóa, xã hội của địa phương

Văn hóa là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất và tinh thần do conngười kiến tạo nên và mang tính đặc thù riêng của mỗi dân

Với tư cách là một lĩnh vực, một loại hình hoạt động của xã hội, quản lý nhànước thể hiện văn hóa Hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước vừa phụ thuộc vàophương thức quản lý vừa phụ thuộc vào nhân cách của chủ thể quản lý.

Mỗi địa phương có đặc điểm về văn hóa, xã hội khác nhau Yếu tố văn hóa, xãhội là một trong những yếu tố tạo ra tiền đề cho việc hình thành nội dung, cơ cấuchi thường xuyên ngân sách nhà nước được thể hiện trong định hướng phát triểnkinh tế - xã hội từng địa phương.

Tốc động tăng trưởng dân số: quy mô dân số mở rộng trong điều kiện trangthiết bị còn hạn chế từ đó làm giảm phúc lợi xã hội Để đảm bảo phúc lợi xã hội chongười dân khi dân số tăng đồng nghĩa thêm với việc đầu tư thêm về phúc hợp chotoàn xã hội về mọi mặt nói chung, trang thiết bị cho các ngành, lĩnh vực làm giatăng các khoản chi để có thể đáp ứng được các nhu cầu như giáo dục, y tế, môitrường, thể dục, văn hóa, văn nghệ,

1.3.4 Đội ngũ cán bộ quản lý

Tổ chức bộ máy nhà nước và trình độ cán bộ quản lý là yếu tố quan trọngquyết định đến hiệu quả thực thi công vụ Tổ chức bộ máy cồng kềnh với đội ngũcán bộ có năng lực và trình độ thấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự trì trệ, lạchậu trong tổ chức, điều hành, gây cản trở lớn đến sự phát triển của một quốc gia.

Các chính sách, pháp luật đều do con người trực tiếp triển khai thực hiện Tổchức bộ máy cồng kềnh, nhiệm vụ chồng chéo lên nhau, năng lực của đội ngũ cánbộ thấp, chưa nhận thức được đúng đắn và đầy đủ, chưa linh hoạt trong việc xử lýcác tình huống công việc khác nhau, không hạn chế được những sai lầm trong việcthực thi công vụ tất yếu dẫn đến hiệu quả quản lý thấp

Trang 36

Ngày này, các quốc gia đều rất quan tâm đến yếu tố quan trọng này, chú trọngphát triển nguồn nhân lực thông qua việc tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo,nghiên cứu sắp xếp bộ máy tổ chức từ TW đến địa phương đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.Bộ máy quản lý chi NSNN ngày càng được hoàn thiện và chuyên môn hóa,phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong quản lý tài chính.Bên cạnh đó việc phân công, phân cấp hoàn thiện quy chế làm việc của các cơ quantrong quản lý chi NSNN cũng được chỉ đạo triển khai khá đồng bộ đã tạo sự chủđộng, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành cho các cấp ngân sách góp phần nâng caohiệu quả chi NSNN

Trình độ, năng lực cán bộ cũng ảnh hướng lớn đến quản lý chi NSNN, chấtlượng nguồn nhân lực cao luôn là mục tiêu hướng tới của Chính phủ và các cấpchính quyền tại mỗi địa phương

1.3.5 Các yếu tố khác

Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc là các yếu tố không thể thiếu trong quátrình quản lý chi NSNN, để thực hiện được chức năng quản lý theo nhiệm vụ đượcgiao các cơ quản quản lý từ TW đến địa phương không thể không có những thôngtin cơ bản cần thiết là sự kết nối tích hợp các thông tin theo yêu cầu quản lý

Xu hướng hội nhập và phát triển, các phương thức thu thập thông tin thủ côngkhông còn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng về thời gian cũngnhư độ chính xác cao và an toàn Khoa học công nghệ ngày một hiện đại hơn, vệcsử dụng các phát minh, thành tựu mới đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực Hoạt độngcủa mạng thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, các vănbản, tài liệu được thực hiện dưới dạng điện tử; trong đó có việc triển khai thực hiệnhệ thống thống quản lý ngân sách và Kho bạc - Tabmis đã góp phần nâng cao hiệuquả quản lý chi NSNN.

Vì vậy xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứngdụng công nghệ trong quản lý là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương.Thực hiện tốt nhiệm vụ này có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý.

Trang 37

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày được những nội dung chính sau: Kháiquát những vấn đề lý luận về chi thường xuyên, quản lý chi thường xuyên NSNN cấphuyện Luận văn cũng tập trung làm rõ được các nội dụng trong quản lý chi thườngxuyên NSNN cấp huyện bao gồm lập dự toán, phân bổ dự toán, quyết toán chi thườngxuyên NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn đã nhận diện các yếu tốảnh hưởng tới quản lý chi thường xuyên NSNN của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN

2.1 Khái quát tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước của huyệnBạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

2.1.1 Bộ máy tổ chức quản lý chi thường xuyên NSNN của huyện BạchThông, tỉnh Bắc Kạn

Cơ cấu tổ chức và cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên NSNNcấp huyện:

- HĐND huyện gồm có Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng, Thườngtrực Hội đồng và 29 Đại biểu HĐND có trình độ đại học và sau đại học HĐNDhuyện thực hiện quyết định về dự toán chi thường xuyên NSNN, quyết định phânbổ dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện, phê chuẩn quyết toán NSNN cấphuyện, quyết định các chủ trương, chính sách, biện pháp để thực hiện chi ngân sáchhuyện, quyết định điều chỉnh, bổ sung ngân sách cấp huyện trong các trường hợpcần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định (phụ lục 3)

- UBND huyện gồm Chủ tịch UBND huyện, 02 Phó chủ tịch UBND huyện và13 thành viên UBND huyện có trình độ đại học và sau đại học UBND huyện tổchức quản lý thống nhất ngân sách huyện và các hoạt động tài chính khác củahuyện, gồm: lập dự toán và phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sáchcấp huyện, điều hành dự toán, quyết toán ngân sách cấp huyện (phụ lục 3)

- Phòng tài chính – kế hoạch tham mưu giúp UBND huyện trong việc lậpdự toán và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện, điều hành dự toán, quyếttoán ngân sách cấp huyện và tham mưu quản lý Nhà nước về tài chính, ngân sáchtrên địa bàn huyện Phòng TCKH có 07 cán bộ, công chức, gồm: Trưởng phòng,01 Phó trưởng phòng, 01 kế toán ngân sách huyện, 04 cán bộ quản lý ngân sáchxã, tất cả có trình độ đại học và trên đại học

- KBNN huyện Bạch Thông: là cơ quan kiểm soát các hoạt động chi NSNNtheo quy định Luật NSNN KBNN huyện gồm có: 01 Giám đốc; 01 Phó giám đốc,

Trang 39

07 cán bộ, trong đó có 02 cán bộ quản lý thanh toán vốn đầu tư, 04 kế toán viên, 01thủ quỹ tất cả đều có trình độ đại học và trên đại học.( xem phụ lục 3)

- Các đơn vị dự toán, gồm: 01 thị trấn, 16 xã, 16 trường Mầm non, 14 trườngTiểu học, 10 trường THCS,1 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyênhuyện Bạch Thông, 17 trạm y tế xã, đơn vị HCSN cấp huyện Mỗi đơn vị dự toánđều có 01 kế toán, có trình độ trung cấp đến đại học.( phụ lục 3)

( Nguồn: Phòng TCKH huyện Bạch Thông)

Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN huyệnBạch Thông – Bắc Kạn

2.1.2 Tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện BạchThông, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014-2016

Kinh tế của huyện Bạch Thông trong thời gian vừa qua đã có những bước pháttriển phù hợp với xu thế chung, định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn Thungân sách nhà nước qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, tiếp tục chủđộng nguồn thu cụ thể năm 2014 thu ngân sách địa phương là 249.522.596.381đồng, năm 2015 là 258.852.644.587 đồng và năm 2016 là 261.748.239.703 đồng Tuy nhiên huyện vẫn chưa tự cân đối được ngân sách địa phương

Huyện Bạch Thông cũng đã có nhiều cố gắng trong việc chỉ đạo các cơ quanchức năng thực hiện luật NSNN và các chế độ quản lý kinh tế tài chính, từng bướcđưa quản lý tài chính vào việc hoạt động có nề nếp từ khâu lập dự toán đến khâuquyết toán ngân sách, phát huy hiệu quả sử dụng nguồn NSNN phục vụ thực hiệncác mục tiêu đã đề ra.

HĐND huyện Bạch Thông

UBND huyện Bạch Thông

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

Bạch Thông Kho bạc NN huyện Bạch Thông

Trang 40

Giai đoạn từ 2014 – 2016, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhữngbiến động, gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạnnói chung và của huyện Bạch Thông nói riêng Quy mô dân số của huyện ngày càngtăng, yêu cầu về vốn đảm bảo cho các hoạt động đầu tư phát triển, đảm bảo hoạtđộng lãnh đạo, quản lý, điều hành an ninh quốc phòng và các hoạt động phục vụcho nhân dân tăng cao chi phối đến hoạt động thu, chi và quản lý NSNN của huyện.

Năm 2014 đến năm 2015 tổng chi NSNN tăng từ 208.193.850.650 đồng lên214.552.469.078 đồng tăng 3%, tuy nhiên đến năm 2016 tổng chi NSNN có xuhướng giảm xuống còn 214.552.469.078 đồng Chi đầu tư phát triển có chiều hướnggiảm ( chi đầu tư phát triển năm 2014 là 17.511.109.454 đồng, năm 2015 là19.122.342.769 đồng cho đến năm 2016 là 7.563.636.675 giảm hơn 60% so vớinăm 2015) Giảm chi đầu tư phát triển có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đếnsự phát triển của huyện trong thời gian sắp tới Tình hình chi ngân sách địa phươngcủa huyện Bạch Thông được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tổng chi ngân sách địa phương của huyện Bạch Thông – Bắc Kạngiai đoạn 2014-2016

Đv: đồng,%

TT Nội dung chi

2014201520162015/20142016/2015Số tiền%Số tiền%

1 Tổng chi NSNN 208.193.850.650 214.552.469.078 208.502.455.440 6.358.618.428103,05-6.050.013.63897,182 Chi đầu tư phát triển 17511.109.454 19.122.342.7697.563.636.675 1.611.233.315109,2 -11.558.706.09439,553 Chi thường xuyên 190.682.741.196 195.430.126.309 200.938.818.765 4.747.385.113102,495.508.692.456102,82

( Nguồn: Phòng TCKH huyện Bạch Thông)

Chi thường xuyên của huyện Bạch Thông giai đoạn từ 2014 – 2016 chiềuhướng tăng Năm 2014 là 190.682.741.196 đồng, năm 2015 là 195.430.126.309đồng tăng 2,49% so với 2014, đến năm 2016 là 200.938.818.765 đồng so với 2015tăng 2,8 % Chi thường xuyên của huyện chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi NSNN năm2014 là 91,6% đến năm 2016 tăng lên 96,3%, quy mô chi thường xuyên ngân sáchđịa phương tăng (khoảng 5%) Hoạt động chi theo hướng tích cực, trong đó tập

Ngày đăng: 02/02/2020, 08:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Đào Hoàng Liên (2010), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước Quảng Bình, luận văn Thạc sĩ trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nướcQuảng Bình
Tác giả: Đào Hoàng Liên
Năm: 2010
14. Huỳnh Thị Cẩm Liêm (2011), Hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Đức Phổ, luận văn Thạc sĩ trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Đức Phổ
Tác giả: Huỳnh Thị Cẩm Liêm
Năm: 2011
15. Phạm Văn Thịnh (2011), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát, luận văn Thạc sĩ trường Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyệnPhù Cát
Tác giả: Phạm Văn Thịnh
Năm: 2011
16. Trần Thị Thúy (2015), Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, luận văn Thạc sĩ trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm,thành phố Hà Nội
Tác giả: Trần Thị Thúy
Năm: 2015
17. GS, TS. Đỗ Hoàng Toàn – PGS, TS. Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý nhànước về kinh tế
Tác giả: GS, TS. Đỗ Hoàng Toàn – PGS, TS. Mai Văn Bưu
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
19. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 1890/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020 Khác
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2007), Quyết định số 691/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Thông giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020 Khác
21. Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông (2013), Quyết định số 3333/QĐ – UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 Khác
22. Ủy Ban Nhân Dân huyện Bạch Thông, Báo cáo quyết toán tổng hợp chi NSNN trên địa bàn huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn từ năm 2014 – 2016 Khác
23. Ủy Ban Nhân Dân huyện Bạch Thông , Báo cáo một số nhiệm vụ, chương trình, dự án trên địa bàn huyện Bạch Thông giai đoạn 2014-2017 Khác
24. Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông (2014), Quyết định số 2888/QĐ – UBND về việc giao chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w