1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ý KIẾN CÁ NHÂN

7 346 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 21,97 KB

Nội dung

Nhóm 1 _Đề Tài _ Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________ _____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Ý KIẾN NHÂN Đạo đức kinh doanh vẫn còn là một vấn đề mới ở VN.Các vấn đề về đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp …. Mới chỉ nổi lên khi VN thực hiện chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa . Trước đó trong thời kinh tế kế hoạch tập trung những vấn đề này chưa bao giờ được nhắc tới .trong thời kỳ bao cấp mọi hoạt động kinh doanh đều do nhà nước chỉ đạo , vì thế những hành vi đạo đức được coi là tuân thủ pháp luật , lệnh câp trên .Do khan hiếm hầu hết hàng hóa tiêu dùng , để mua được đã là rất khó nên không ai có thể phàn nàn về chất lượng hàng hóa .Vì cầu vượt quá cung , chất lượng phục vụ trong mạng lưới cung cấp vô cùng thấp nhưng ít người dám than phiền .Tuy nhiên từ khi tham gia vào sân chơi quốc tế , khái niệm về đạo đức kinh doanh , văn hóa kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội Việt Nam .Dù được nghe về đạo đức kinh doanh ,nhưng cách hiểu của người dân , các doanh nghiệp vẫn khá mơ hồ .Chính sự hiểu biết mơ hồ này về đạo đức kinh doanh đã dẫn tới nhưng thiếu hụt trong thực thi của các doanh nghiệp. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm gọn: Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức! Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Bổn phận kinh tế của doanh nghiệp là sản xuất và cung ứng hàng hóa - dịch vụ để có được lợi nhuận cần thiết. Nhưng bổn phận ấy chỉ thật sự hoàn thành khi lợi nhuận được phân bổ đúng đắn cho việc phát triển doanh nghiệp và phân phối đồng thời cho tất cả các thành viên liên quan nhằm không chỉ góp phần trực tiếp vào việc mở rộng sự tái tạo vĩ mô của các thành viên ấy mà còn gián tiếp vào sự tái sinh mở rộng xã hội. Vì thế, bổn phận kinh tế phải đi liền với bổn phận luân lý của doanh nghiệp, hiểu theo “nghĩa tối thiểu” là doanh nghiệp phải tuân thủ nền luân lý xã hội được thiết chế trong những quy định pháp lý của Nhà nước. Theo “nghĩa tối đa”, bổn phận trên chỉ được cáng đáng hoàn chỉnh khi doanh nghiệp không chỉ tôn trọng pháp chế mà còn góp phần vào việc pháp điển hóa những quy tắc kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển môi trường sống của xã hội (nôm na là góp sức vào việc xây dựng một “môi trường kinh tế rộng mở cho xã hội” chứ không phải là thủ thế độc quyền trục lợi hay/và thừa cơ “luật hở thì lách”!). Bổn phận đạo đức của doanh nghiệp được minh chứng thông qua những hành vi mang tính chất “tự nguyện”, nghĩa là những hoạt động “vị nhân” không nằm trong khuôn khổ các đòi hỏi thuộc bổn phận kinh tế và luân lý. Tính chất vừa nói cũng không nằm trong các “chương trình đóng góp từ thiện của doanh nghiệp” - thực chất vốn chỉ là những “hành xử quan hệ công cộng/PR” - mà khởi nguyên được thể hiện bởi sự ràng buộc giữa doanh nghiệp với chính lương tâm của nó trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh đối với tất cả mọi đối tác. Thí dụ: dựa vào sự bất đối xứng thông tin trong một - 1 - 1 Nhóm 1 _Đề Tài _ Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________ _____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ cơ chế kinh tế tập quyền nhằm huyễn hoặc người tiêu dùng thì doanh nghiệp có thể không vi phạm luân lý xã hội - vì pháp chế không ngăn cấm - nhưng lại là một hành vi vô đạo đức trong kinh doanh vì mang tính chất “phỉ báng lương tâm nghề nghiệp”! Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loài người, bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học. Đạo đức liên quan tới những cam kết về luân lý, trách nhiệm và công bằng xã hội Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định. Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở Việt Nam. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… mới chỉ nổi lên kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và tòan cầu hóa vào năm 1991 Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán… và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội .Nhận thức của người Việt Nam về đạo đức kinh doanh,mặc dù thường được nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của người dân, của các doanh nghiệp về vấn đề này còn khá mơ hồ. Thực trạng đó đã được thể hiện khá rõ qua kết quả của cuộc điều tra. 40/60 số người được hỏi thường xuyên nghe nhắc đến những vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, 20/60 đôi khi nghe nhắc đến vấn đề này. Lưu ý là cuộc điều tra này được tiến hành ở Hà Nội, thủ đô và là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam, nên con số này chưa phải là cao. Nhưng khi được hỏi về quan niệm, thế nào là đạo đức kinh doanh, 55/60 số người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật”, chỉ có 5/60 người được hỏi cho “Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng” và không ai cho đạo đức kinh doanh phải bao gồm cả hai khái niệm trên! Chính sự hiểu biết mơ hồ này về đao đức kinh doanh đã dẫn đến những thiếu hụt trong thực thi của doanh nghiệp .Trách nhiệm của doanh ngiệp với xã hội.Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tập trung vào 3 khía cạnh, trách nhiệm của doanh nghiệp với chất lượng hàng hóa và vấn đề bảo vệ môi trường. Câu hỏi thứ nhất về vấn đề này được đặt ra là: “Doanh nghiệp sẽ làm gì khi nhận được thông tin là có một số hàng hóa của mình bị kẻ xấu tráo đổi với những hàng kém chất lượng, mà bằng hình thức bên ngoài không có khả năng phân biệt được, có thể gây tác hại cho người tiêu dùng?”. Câu hỏi thứ ba là: “Chữ tín có mâu thuẫn với lợi nhuận?” - 2 - 2 Nhóm 1 _Đề Tài _ Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________ _____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Con người Việt Nam thường có câu ngạn ngữ: “Bán buôn gìn giữ ngay lòng, chớ cho ai lận chớ hòng lận ai, hãy mãi mãi thuận nhân tình” nghĩa là buôn bán phải phù hợp với tình người, với đạo làm người. Và đừng để vì lợi nhuận mà làm mất chứ “ Tín”, làm mất lòng tin khách hàng. Vấn đề về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.Có thể nói đây là vấn đề nóng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước đang phát triển khác. Tình trạng vi phạm SHTT tràn lan ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân. Trước hết, cho đến đầu thế kỷ XX Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu, những thành tựu về các sản phẩm cần bảo hộ như kiểu dáng công nghiệp, phát minh,… hầu như chưa có, nên không có các quy định về bảo hộ SHTT. Hơn nữa, là nước có nền văn hóa trọng tập thể, người Việt Nam không có truyền thống bảo hộ sở hữu nhân. Vấn đề này chỉ được thật sự đặt ra sau năm 1991, khi Việt Nam tham gia vào tiến trình hội nhập và nhất là sau năm 1997. Quan hệ giữa chủ doanh ngiệp và người lao động Thời gian qua, đình công đang là một vấn đề nóng ở Việt Nam Các nguyên nhân chính dẫn đến đình công bao gồm: - Người lao động không hài lòng với điều kiện làm việc, môi trường ô nhiễm, công cụ lao động không được thẩm tra, an toàn lao động kém, không có kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân công và tình trạng tai nạn nghề nghiệp khá phổ biến. - Để thu hút đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư Việt Nam đưa ra mức lương tối thiểu rất thấp (chỉ có 35USD/tháng trong Luật ĐTNN 1997) nên mặc dù không làm trái luật pháp nhưng mức lương các doanh nghiệp trả cho lao động vẫn rất thấp so với mặt bằng giá cả. Vì thế, người lao động không hài lòng và không trung thành với doanh nghiệp. - Xuất thân từ nông dân, hầu hết người lao động thiếu kiến thức về Luật Lao động và thiếu kỹ năng làm việc trong môi trường công nghiệp nên nanwg suất lao động thấp và có những phản ứng trái pháp luật khi có xung đột. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam * Đánh giá về thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.Hiểu biết của nhà kinh doanh cũng như người dân Việt Nam nói chung về đạo đức kinh doanh còn rất hạn chế, hầu hết đều gắn khái niệm đạo đức kinh doanh với tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Ý thức của người dân về những phạm trù như: Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, Nghĩa vụ và - 3 - 3 Nhóm 1 _Đề Tài _ Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________ _____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ trách nhiệm về măt đạo đức của doanh nghiệp với các nhà đầu tư còn khá mơ hồ, lệ thuộc vào luật pháp chứ chưa ý thức được trách nhiệm của nhà kinh doanh với khách hàng và xã hội.Tuy nhiên, cuộc điều tra cũng cho thấy một số tín hiệu đáng mừng về tương lai của đạo đức kinh doanh ở Việt Nam. Một số đề xuất nhằm phát triển và hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam .Một số đề xuất nhằm phát triển và hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam Cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh của mình.Các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp để khuyến khích doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh như trong các giải Sao Vàng Đất Việt, Bông Hồng Vàng… có thể đưa việc có thành tích trong đạo đức kinh doanh là một tiêu chuẩn để xét. Các cơ quan thông tin đại chúng có thể đăng bài tôn vinh những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này.Ngược lại, các cơ quan quản lý cũng cần có biện pháp phạt những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh với mức phạt tương xứng. KẾT LUẬN - 4 - 4 Nhóm 1 _Đề Tài _ Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________ _____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Những vấn đề được đưa ra ở trên giúp chúng ta hiểu được rõ hơn về đạo đức kinh doanh .có thể nói đạo đức kinh doanh là cần thiết , đạo đức kinh doanh là một vấn đề nhức nhối và phức tạp cần nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện.ngoài những biện pháp tuyên truyền giáo dục nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức hiểu về đạo đức kinh doanh thì cũng cần phải có những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh của mình.Chúng ta cần ý thức rằng không có ranh giới cố định nào cho đạo đức , rất khó kiểm soát đạo đức vì nó vượt xa hơn việc tuân thủ luật pháp rất nhiều . Xác lập được đạo kinh doanh sẽ là bước đầu tiên để chúng ta xây dựng một văn hoá kinh doanh. cái khó của giới doanh nghiệp là tìm ra giải pháp để có thể cân bằng giữa việc tối đa hoá lợi nhuận và việc bảo đảm các nghĩa vụ về đạo đức, đóng góp cho xã hội, tuân thủ các quy định về môi trường xã hội, tuân thủ các chuẩn mực về bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên hay thực hiện các biện pháp phòng tránh những biểu hiện lừa dối khách hàng. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền KTQD. Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ nhân cũng như phúc lợi xã hội. Tiến hành kinh doanh theo một cách có đạo đức và có trách nhiệm tạo ra niềm tin và dẫn tới các mối quan hệ giúp tăng cường năng suất và đổi mới. Tóm lại, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với các nhân, đối với doanh nghiệp và đối với xã hội và sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia nói chung. Các cổ đông muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có chương trình đạo đức hiệu quả, quan tâm đến xã hội và có danh tiếng tốt. Các nhân viên thích làm việc trong một công ty để họ có thể tin tưởng được và khách hàng đánh giá cao về tính liêm chính trong các mối quan hệ kinh doanh. Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tư cách công dân của doanh nghiệp cũng có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận mang lại của các khoản đầu tư, tài sản và tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia. Đạo đức kinh doanh nên được tập thể quan tâm trong khi lập kế hoạch chiến lược như các lĩnh vực kinh doanh khác, như sản xuất, tài chính, đào tạo nhân viên, và các mối quan hệ với khách hàng - 5 - 5 Nhóm 1 _Đề Tài _ Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________ _____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn hóa kinh doanh-Dương Thị Liễu Văn hóa doanh nghiệp-Đỗ Thị Phi Hoài Các trang web : +www.doanhnhan.net +www.365ngay.com +www.VHDN.vn - 6 - 6 Nhóm 1 _Đề Tài _ Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________ _____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Đề cương môn học “văn hóa và đạo đức kinh doanh “ Trương ĐH mở TP.HCM Đạo đức kinh doanh ở VN –thực tại và giải pháp –TS.Nguyễn Hoàng Ánh –ĐH ngoại thương HN - 7 - 7 . Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Ý KIẾN CÁ NHÂN Đạo đức kinh doanh vẫn còn là một vấn đề mới ở VN.Các vấn đề về đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh. tuyên truyền giáo dục cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức hiểu về đạo đức kinh doanh thì cũng cần phải có những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp nâng

Ngày đăng: 24/10/2013, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w