TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA VẬT LÝ === === NGÔ THỊ THÙY LINH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI CHỦ ĐỀ “NỐT NHẠC TRÁI CÂY” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH KH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ
=== ===
NGÔ THỊ THÙY LINH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI CHỦ ĐỀ “NỐT NHẠC TRÁI CÂY” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
THỰC NGHIỆM CHO HỌC SINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học vật lí
HÀ NỘI - 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ
=== ===
NGÔ THỊ THÙY LINH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI CHỦ ĐỀ “NỐT NHẠC TRÁI CÂY” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC
NGHIỆM CHO HỌC SINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học vật lí
Người hướng dẫn khoa học
ThS LÊ THỊ XUYẾN
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Lê Thị Xuyến, người đãđịnh hướng chọn đề tài và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này Em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Vật lí đãgiúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thựchiện khoá luận tốt nghiệp Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giámhiệu, các thầy cô trong tổ tự nhiên và các em học sinh trường THPT Dương
Xá – Gia Lâm – Hà Nội, đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ emtrong công tác hoàn thành phiếu điều tra, khảo sát thực tế môi trường họcđường Trong khuôn khổ của một bài khoá luận, do điều kiện thời gian, trình
độ có hạn và cũng là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học cho nên không tránhkhỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định Vì vậy, em kính mong nhận được sựgóp ý của các thầy giáo, cô giáo và toàn thể bạn đọc để khoá luận được hoànthiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Ngô Thị Thùy Linh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Thị Xuyến khoáluận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Vật lí với đề tài “Tổ chức hoạt động trảinghiệm với chủ đề “Nốt nhạc trái cây”” được hoàn thành bởi nhận thức của
em, không trùng lặp với bất kì công trình khoa học nào khác
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khoá luận này, em đã kế thừanhững thành tựu của các nhà khoa học với lòng biết ơn trân trọng
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Ngô Thị Thùy Linh
Trang 54 HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
5 HĐTN Hoạt động trải nghiệm; Hoạt động trải nghiệm,
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Cấu trúc năng lực thực nghiệm 13
Bảng 1.2 Tiêu chí đánh giá năng lực thực nghiệm qua HĐTN 15
Bảng 2.1 Quy định về luật màu 27
Bảng 2.2 Bảng kết nối Buzzer 31
Bảng 2.3 Tiêu chí đánh giá NLTN của học sinh qua trò chơi “Nốt nhạc trái cây” 46
Bảng 2.4 Tiêu chí đánh giá sản phẩm của mỗi đội chơi 53
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Điện trở (thiết bị) loại 4 và 5 vòng màu 27
Hình 2.2 Bố trí dân dẫn trên bo test 2 28
Hình 2.3 Bo test có nguồn cấp từ 2 hàng ngang phía trên 29
Hình 2.4 Bo test có nguồn cấp từ 2 hàng ngang phía trên và dưới 29
Hình 2.5 Bo test có điện trở mắc song song 30
Hình 2.6 Board UnoX 30
Hình 2.7 Buzzer 31
Hình 2.8 Dụng cụ thí nghiệm 33
Hình 2.9 Máy tính và đồng hồ bấm giờ 33
Hình 2.10 Sơ đồ nguyên lí (phần điện) của chiếc đàn trái cây 34
Hình 2.11 Sơ đồ nguyên lí xét với một nốt nhạc trong chiếc đàn trái cây 34
Hình 2.12 Đàn trái cây có 4 nốt nhạc khác cao độ 35
Hình 2.13 Mạch điện nguyên lí (phần điện) của chiếc đàn trái cây 41
Hình 2.14 Hình ảnh minh họa chiếc đàn trái cây của mỗi đội chơi 44
Trang 8MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phương pháp nghiên cứu 2
7 Đóng góp của đề tài 3
8 Cấu trúc khoá luận 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Lí luận về hoạt động trải nghiệm 4
1.1.1 Khái niệm hoạt động trải nghiệm 4
1.1.2 Vị trí, vai trò 5
1.1.3 Hình thức tổ chức 7
1.1.4 Quy trình thiết kế và tổ chức HĐTN 8
1.2 Lí luận về năng lực thực nghiệm 10
1.2.1 Khái niệm năng lực 10
1.2.2 Khái niệm thực nghiệm 12
1.2.3 Năng lực thực nghiệm 12
1.2.4 Cấu trúc năng lực thực nghiệm 12
1.3 Đánh giá năng lực thực nghiệm qua hoạt động trải nghiệm 14
1.4 Điều tra thực trạng tổ chức HĐTN và phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT 20
1.4.1 Mục đích điều tra 20
1.4.2 Phương pháp điều tra 20
1.4.3 Phân tích số liệu điều tra 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
Trang 9CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI CHỦ ĐỀ
“NỐT NHẠC TRÁI CÂY” 25
2.1 Mục tiêu chủ đề 25
2.1.1 Về kiến thức 25
2.1.2 Về kĩ năng 25
2.1.3 Về thái độ 26
2.1.4 Về năng lực 26
2.2 Kiến thức vật lí trong chủ đề 26
2.2.1 Kiến thức vật lí trong chủ đề 26
2.2.2 Xây dựng thí nghiệm sử dụng trong chủ đề 32
2.3 Tiến trình tổ chức 35
2.3.1 Kế hoạch tổ chức 35
2.3.2 Gợi ý chi tiết hoạt động 36
2.3.3 Tổ chức HĐTN với chủ đề “Nốt nhạc trái cây” 38
2.3.4 Vai trò phát triển NLTN của từng vòng thi 45
2.3.5 Bảng tiêu chí đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh qua trò chơi “Nốt nhạc trái cây” 46
2.3.6 Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của mỗi đội chơi sau các vòng chơi 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 58
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 58
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 58
3.3 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 58
3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 58
3.5 Dự kiến thực nghiệm sư phạm 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59
KẾT LUẬN CHUNG 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC PL1
Trang 10PHỤ LỤC 1 PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN VẬT LÍ PL1PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH PL7PHỤ LỤC 3 BẢNG KẾT QUẢ PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN VẬT LÍ PL11PHỤ LỤC 4 BẢNG KẾT QUẢ PHỎNG VẤN HỌC SINH PL19PHỤ LỤC 5 PHIẾU QUY ĐỊNH THỂ LỆ TRÒ CHƠI VÀ NHIỆM VỤ TRÒ
CHƠI PL24PHỤ LỤC 6 PHIẾU GIÁO VIÊN ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC THỰC NGHIỆM CỦA HỌC SINH QUA TRÒ CHƠI “NỐT NHẠC
TRÁI CÂY” PL27PHỤ LỤC 7 PHIẾU TỪNG ĐỘI CHƠI ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA ĐỘI
CHƠI KHÁC TRONG TRÒ CHƠI “NỐT NHẠC TRÁI CÂY” PL28
Trang 11Một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện đường lối trên là
sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để đưa học sinh vào vị trí chủ thểhoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà chiếm lĩnhkiến thức, phát triển năng lực, trí tuệ
Với đặc thù của bộ môn vật lí, vật lí là một bộ môn gắn liền với thựcnghiệm Các khái niệm vật lí, các định luật vật lí dù được tìm ra bằng conđường lý thuyết hay thực nghiệm đều được kiểm tra tính đúng đắn, xem nó
có phù hợp với thực tiễn cuộc sống hay không Những kiến thức vật lí là gắnliền với thực tiễn, giúp mô tả và giải thích các hiện tượng trong đời sống Do
đó một trong những thế mạnh của dạy học vật lí là có cơ hội tổ chức cho họcsinh trải nghiệm những kiến thức vật lí ở ngoài đời sống là rất cao
Các phương pháp dạy học đổi mới đã và đang được áp dụng trong cáckhối lớp và đã có những thành công đáng kể với các bộ môn trong hệ thốnggiáo dục nói chung và vật lí nói riêng Song việc nghiên cứu về thiết kế và tổchức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực thực nghiệm thì chưa cómột nghiên cứu nào đề cập đến
Trang 12Chính vì tất cả những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Tổ chức hoạt
động trải nghiệm với chủ đề “Nốt nhạc trái cây” nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Nốt nhạc trái cây” nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy và học liên quan đến chủ đề
“Nốt nhạc trái cây” của giáo viên và học sinh THPT
Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT với chủ đề “Nốt nhạc trái cây”
4 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Nốt nhạc tráicây” sẽ phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số cơ sở lí luận của HĐTN
Nghiên cứu năng lực thực nghiệm của học sinh
Điều tra thực nghiệm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinhTHPT
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp điều tra thực tiễn
Trang 137 Đóng góp của đề tài
Về mặt lí luận: Hệ thống hoá lí luận về hoạt động trải nghiệm, vềnăng lực thực nghiệm và về sự đánh giá năng lực thực nghiệm qua hoạt động trảinghiệm
8 Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục, khoá luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI CHỦ
ĐỀ “NỐT NHẠC TRÁI CÂY”
CHƯƠNG 3 DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Trang 14CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI 1.1 Lí luận về hoạt động trải nghiệm
1.1.1 Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Theo bản thảo chính thức ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT –BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT, chươngtrình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc,các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn họclựa chọn) và các môn học tự chọn Trong đó hoạt động giáo dục bắt buộc sẽgồm Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học và Hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông [1]
Bản thảo chính thức về chương trình giáo dục phổ thông, đã tách biệtHoạt động trải nghiệm sáng tạo Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trảinghiệm, hướng nghiệp Nên nếu nhắc tới Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tacũng có thể hiểu là Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướngnghiệp (HĐTN) và ngược lại
Theo quan điểm hiện hành HĐTN là hoạt động giáo dục do nhà giáodục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếpcận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã
có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau đểthực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thựctiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó,chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mớigóp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống,môi trường và nghề nghiệp tương lai [1]
Song song với các môn học, HĐTN là hoạt động giáo dục học sinh bắtbuộc phải tham gia, tương ứng với các số tiết quy định riêng cho mỗi khốilớp
Trong HĐTN, người giáo dục có vai trò định hướng, thiết kế và hướngdẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế bằng cách đặt học sinhvào một tình huống có vấn đề với bối cảnh gắn liền với thực tiễn cuộc sống,
có thể diễn ra trong hoặc ngoài trường Về phía học sinh, để giải quyết được
Trang 15tình huống, học sinh phải vận dụng tất cả những kiến thức, kĩ năng không chỉtrong trường lớp mà cả trong thực tiễn cuộc sống Học sinh được tự mình chủđộng xây dựng kế hoạch, tổ chức các công việc để giải quyết nhiệm vụ trongHĐTN.
Đây là một hình thức cho học sinh học tập qua chính sự trải nghiệm củabản thân mình, tạo điều kiện cho các em cơ hội khám phá thực tế cuộc sốngngay trong hoạt động học tập của mình Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, họcsinh hình thành được những phẩm chất, năng lực nhất định
Theo Dewey (1938), Balleux (2000) thì học sinh học tập qua sự trảinghiệm sẽ gắn kết nhà trường với cuộc sống Khi môi trường học tập khôngtách khỏi xã hội thực tế thì sẽ tạo cơ hội học tập suốt đời cho học sinh TheoLindeman (1926), học sinh học tập qua hoạt động trải nghiệm sẽ có cơ hộikhám phá cuộc sống ngoài nhà trường, giải quyết các tình huống thực tiễnbằng chính kinh nghiệm cá nhân của mình và hiểu được bản chất, hoạt độngcủa những đối tượng xung quanh cuộc sống của mình Theo Piaget, Lewin,Kolb trong quá trình trải nghiệm, học sinh luôn phải huy động kiến thức, kĩnăng, kinh nghiệm cho phù hợp với bối cảnh, do đó học sinh luôn phải sángtạo để thích nghi với các tình huống và sự biến đổi của môi trường học tập.Cũng theo Dewey, Piaget et Kolb, quá trình học tập dựa trên sự trải nghiệm,học sinh luôn huy động các kiến thức, kĩ năng của mình cho phù hợp với cảmxúc, nhận thức của người khác, của bối cảnh xã hội mà học sinh sống Quátrình điều phối sẽ giúp học sinh thích nghi với môi trường, với mọi người vàbối cảnh xã hội và cũng giúp học sinh tự rèn luyện, phát triển năng lực sángtạo của bản thân [5]
Một cách khái quát nhất có thể hiểu: HĐTN là hoạt động giáo dục trong
đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặctrong xã hội dưới sự định hướng, thiết kế, hướng dẫn thực hiện và tổ chứccủa nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹkinh nghiệm riêng của cá nhân
1.1.2 Vị trí, vai trò
Trang 16Chương trình giáo dục phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục hìnhthành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Mỗi nội dung giáo dụcđều được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục Căn cứ mụctiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở từng giai đoạn giáodục và từng cấp học, chương trình mỗi môn học và hoạt động giáo dục xácđịnh mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dụccủa môn học, hoạt động giáo dục đó.
HĐTN với vị trí là một bộ phận của chương trình giáo dục, có nhữngvai trò riêng để giúp hoàn thành mục tiêu giáo dục [1]:
HĐTN góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lựcchung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xâydựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội,với tự nhiên và với nghề nghiệp
Nội dung HĐTN được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục
cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Giai đoạn giáo dục cơ bản:
Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạtđộng khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan
hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình Các hoạt động xã hội và tìmhiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nộidung, hình thức phù hợp với lứa tuổi
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệptập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạtđộng hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tụctriển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:
Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dungHoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học phổ thông tập trunghơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực địnhhướng nghề nghiệp Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được
Trang 17đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghềnghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyệnphẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai.
lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ HộiLiên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địaphương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội.[1]
Mỗi một hình thức tổ chức, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong số
đó phải kể đến mục tiêu của người giáo dục khi tổ chức HĐTN Với mục tiêukhóa luận của mình, chúng tôi sẽ nghiên cứu và trình bày sâu hơn về hìnhthức hoạt động câu lạc bộ
Câu lạc bộ (CLB) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhómhọc sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng củanhững nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữacác học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớnkhác Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiếnthức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó pháttriển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe vàbiểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năngchụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyếtvấn đề,… [8]
CLB là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình nhưquyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động
Trang 18văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổbiến thông tin,… Thông qua hoạt động của các CLB, nhà giáo dục hiểu vàquan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em.[8]
CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạtđịnh kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: CLB họcthuật; CLB thể dục thể thao; CLB văn hóa nghệ thuật; CLB võ thuật; CLBhoạt động thực tế; CLB trò chơi dân gian…[8]
1.1.4 Quy trình thiết kế và tổ chức HĐTN
Việc thiết kế các HĐTN có thể được tiến hành theo các bước sau [11]:Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm Công
việc này bao gồm một số việc:
Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cầntiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành
Xác định rõ đối tượng thực hiện Việc hiểu rõ đặc điểm học sinh thamgia vừa giúp nhà giáo dục thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừagiúp có các biện pháp phòng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho học sinh
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động
- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh
Bước 3: Xác định mục tiêu của từng hoạt động
Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từngtháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó
Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động
Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phùhợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩnăng, thái độ và định hướng giá trị
Trang 19Khi xác định được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức
độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)
- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?
- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thứccủa hoạt động
Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy
đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động
Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, cácđiều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh
để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động Cần liệt kê đầy đủ cácnội dung hoạt động phải thực hiện
Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định nhữngphương tiện cần có để tiến hành hoạt động Từ đó lựa chọn hình thức hoạtđộng tương ứng
Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thựchiện đan xen hoặc trong dó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thứckhác là phụ trợ
Bước 5: Lập kế hoạch
Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực(nhân lực – vật lực – tài liệu) và thời gian, không gian… cần cho việc hoànthành các mục tiêu
Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định Hơn nữa phải tìm raphương án chi phí ít nhất cho việc thực hiên mỗi một mục tiêu Vì đạt đượcmục tiêu với chi phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc
Trang 20Đó là điều mà bất kỳ người quản lý nào cũng mong muốn và cố gắng đạtđược.
Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồnlực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu Nó cũng không cho phép tậptrung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mụctiêu khác đã lựa chọn
Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thựchiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi ngườigiáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có,thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theomột phương án tối ưu
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Trong bước này, cần phải xác định:
Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?
Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?
Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?
Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân
Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thựchiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạtđược
Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nộidung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh
Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thểhóa chương trình đó bằng căn bản Đó là giáo án tổ chức hoạt động
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh
1.2 Lí luận về năng lực thực nghiệm
1.2.1 Khái niệm năng lực
Trang 21Về khái niệm năng lực, có nhiều định nghĩa khác nhau Khái niệm nănglực được tiếp cận theo 2 góc độ chính Theo góc độ tâm lý học, năng lực là tổhợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của mộthoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả Còn theo góc độgiáo dục học, năng lực là sự làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái
độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành côngnhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống [14]
Tuy nhiên, việc tiếp cận khái niệm năng lực theo góc độ tâm lý học sẽ
có những khó khăn cho người giáo dục trong việc đánh năng lực người học.[3]
Vì vậy, để thuận tiện, dễ dàng trong việc đánh giá năng lực của họcsinh nên tìm hiểu khái niệm năng lực dưới góc độ giáo dục học Xét dưới góc
độ giáo dục học, cũng có những quan điểm khác nhau về năng lực [3,12,14]:
Năng lực gồm những kĩ năng nhận thức và kĩ xảo của cá nhân có thể làhọc được hoặc sẵn có, nhằm giải quyết các vấn đề xác định, cũng như sự sẵnsàng cho mọi hành động có hiệu quả và có trách nhiệm trong các tình huốnglinh hoạt khác nhau Năng lực sẽ phản ánh khả năng của một cá nhân có thểgiải quyết được các dạng khác nhau của các vấn đề trong những tình huống
cụ thể hoặc có thể vượt qua cả những tình huống cụ thể [3]
Năng lực là khả năng cá nhân có thể vận dụng các kiến thức, kĩ năng,thái độ một cách linh hoạt, có tổ chức và tác động một cách tự nhiên lênnhững tình huống cụ thể để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra với tinh thần tráchnhiệm cao và thực hiện thành công nhiệm vụ đó [3]
Dưới góc độ giáo dục học, dù theo quan điểm nào nhưng ta có thể thấynhững điểm chung nhất định về năng lực Khi nhắc đến năng lực sẽ gắn đếnmột đối tượng cụ thể, với việc hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể, nhờ sự kếthợp của các yếu tố như kiến thức, kĩ năng, một thái độ tích cực Nhấn mạnhđến khả năng làm được, giải quyết được vấn đề của học sinh, chứ không chỉdừng lại ở việc thu nhận kiến thức
Như vậy, có thể hiểu: Năng lực chính là khả năng làm chủ kiến thức, kĩnăng, thái độ của một cá nhân, và kết nối chúng một cách hợp lý để giải quyết
Trang 22thành công một công việc hay một nhiệm vụ Năng lực mang tính chất cánhân, tính riêng biệt cho cá nhân đó.
1.2.2 Khái niệm thực nghiệm
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1999), thực nghiệm làtạo ra những biến đổi nhất định của sự vật để xem xét những hiện tượng nào
đó hoặc kiểm tra tính đúng sai của các lý thuyết, của những ý kiến hoặc gợi ranhững ý kiến mới [3]
Theo Từ điển Giáo dục học (Bùi Hiền, 2013), thực nghiệm là phươngpháp nghiên cứu khoa học nhằm theo dõi, quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quảthu được theo giả thuyết đã nêu bằng cách tạo ra những điều kiện nhất địnhcho sự vật, hiện tượng được đưa vào thử [14]
Từ đây, ta có thể khái quát: Thực nghiệm là quá trình thực hiện hoạtđộng nghiên cứu khoa học nhằm kiểm tra những dự đoán, những giả thuyếtkhoa học hoặc kết quả thu được từ những dự đoán, giả thuyết khoa học đãnêu
1.2.3 Năng lực thực nghiệm
Theo chúng tôi, mỗi một năng lực sẽ được phát triển qua từng nhiệm
vụ khác nhau mà học sinh giải quyết được Qua việc giải quyết được nhiệm
vụ yêu cầu tư duy sáng tạo, học sinh sẽ phát triển được năng lực sáng tạo;qua việc giải quyết được các nhiệm vụ thực nghiệm, học sinh sẽ phát triểnđược năng lực thực nghiệm
Kết hợp khái niệm về thực nghiệm và khái niệm năng lực đã đưa ra ởtrên, trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm NLTN như sau: NLTN làkhả năng sử dụng kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân để thực hiệnthành công hoạt động thực nghiệm
Với bộ môn vật lí thì NLTN là một trong những năng lực chuyên biệt
1.2.4 Cấu trúc năng lực thực nghiệm
Trang 23Dựa vào khái niệm của NLTN và trên cơ sở điều tra thực tiễn tạitrường THPT, theo quan điểm của chúng tôi, năng lực thực nghiệm có thểchia nó dưới góc độ hợp thành của nhiều thành tố để phù hợp trong việc đánhgiá học sinh như sau [4,14]:
Bảng 1.1 Cấu trúc năng lực thực nghiệm
NL thành phần 1: Năng lực xác định 1.1 Đặt ra được các câu hỏi về đốivấn đề cần nghiên cứu và đưa ra dự tượng, hiện tượng vật lí liên quan đếnđoán, giả thuyết khoa học vấn đề thực nghiệm
1.2 Phát biểu được vấn đề cầnnghiên cứu
1.3 Đưa ra các giả thuyết thựcnghiệm, dự đoán thực nghiệm
NL thành phần 2: Năng lực thiết kế 2.1 Đề xuất được các phương án
2.2 Lựa chọn được phương án thínghiệm khả thi
2.3 Trình bày được tiến trình thựcnghiệm khả thi
2.4 Nêu được nguyên lí hoạt động,
sơ đồ nguyên lí của sản phẩm thựcnghiệm (nếu có)
NL thành phần 3: Năng lực tiến hành 3.1 Lựa chọn được các dụng cụ,thực nghiệm và thu thập kết quả thực thiết bị cần thiết và trình bày được
của chúng
3.2 Kiểm tra hoạt động và tiếnhành một số hiệu chỉnh (nếu cần) củacác thiết bị, dụng cụ
Trang 243.3 Lắp ráp được các dụng cụ, thiếtbị.
3.4 Đưa ra dự đoán có cơ sở về kếtquả thí nghiệm (với một số thínghiệm nhất định) và tiến hành đượcthí nghiệm
3.5 Quan sát, thu thập kết quả thínghiệm
NL thành phần 4: Năng lực xử lý, 4.1 Xử lý được các dữ liệu thựcphân tích, trình bày kết quả thực nghiệm
nghiệm và rút ra kết luận
4.2 Phân tích được kết quả thựcnghiệm sau khi đã xử lý
4.3 Biểu diễn được kết quả thựcnghiệm dưới các dạng khác nhau nhưbiểu đồ, đồ thị,…
4.4 Giải thích được kết quả thựcnghiệm thu được và rút ra được kếtluận khoa học
4.5 Đưa ra và tiến hành được một
số đề xuất để giúp giảm sai số phépđo
1.3 Đánh giá năng lực thực nghiệm qua hoạt động trải nghiệm
Để đánh giá NLTN cần xây dựng hệ thống tiêu chí đáng giá ở đó có sựphân chia các mức độ hành vi Ở đây chúng tôi dựa vào khả năng làm đượchay không và có hay không sự trợ giúp của giáo viên để chia thành các mức
độ đánh giá khác nhau
Dưới đây là bảng tiêu chí đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinhnhư sau [4,15]:
Trang 25Bảng 1.2 Tiêu chí đánh giá năng lực thực nghiệm qua HĐTN
Cấp độ Thành tố
phần 1: Năng được các câu được những câu hỏi được các câulực xác định hỏi về đối câu hỏi về sự nghiên cứu hỏi nghiênvấn đề cần tượng, hiện kiện vật lí dưới sự định cứu nào liênnghiên cứu tượng vật lí liên quan đến hướng, trợ đến vấn đề
và đưa ra dự liên quan đến vấn đề cần giúp của giáo thực nghiệm.đoán, giả vấn đề thực nghiên cứu viên
thuyết thực nghiệm
nghiệm
1.2 Phát biểu Tự phát biểu Phát biểu Không phát
cần nghiên xác trọng tâm nghiên cứu vấn đề nghiên
dự đoán thực thuyết thực nghiệm dưới thuyết thực
Trang 26thuyết thựcnghiệm
hợp lý
lực thiết kế phương án thí án thí nghiệm nhiều phương kì phương án
phương án thí án thí nghiệm nghiệm khả phương án thí
trợ giúp củagiáo viên
2.3 Trình bày Tự trình bày Trình bày Không trình
trình thực trình thực trình thực tiết tiến trình
lựa chọn lựa chọn dưới
giúp của GV
Trang 27động, sơ đồ hoạt động hoạt động lí hoạt độngnguyên lí của hoặc sơ đồ hoặc sơ đồ hay sơ đồsản phẩm thực nguyên lí của nguyên lí của nguyên lí của
(nếu có) (nếu có) dưới (nếu có)
giúp của giáoviên
lực tiến hành
dụng cụ, thiết loại các dụng giúp của giáo thừa các loại
thực nghiệm
và thu thập bị cần thiết cụ, thiết bị viên lựa dụng cụ, thiết
nghiệm
đúng loại cácdụng cụ, thiết
bị cần thiết
3.2 Kiểm tra Tự kiểm tra Dưới sự trợ Không kiểmhoạt động và được sự hoạt giúp của GV tra được vàtiến hành một động ổn định kiểm tra được tiến hành
số hiệu chỉnh của thiết bị, sự hoạt hiệu chỉnh(nếu cần) của dụng cụ và có động ổn định được thiết bị,các thiết bị, khả năng hiệu và có khả dụng cụ
Trang 283.5 Quan sát, Tự quan sát, Dưới sự trợ Không thuthu thập kết thu thập được giúp của giáo thập được kết
nghiệm
phần 4: Năng dữ liệu thực được các dữ hướng dẫn, được các dữ
diễn được kết liệu đã xử lý, được kết quả diễn được kết
nghiệm dưới được kết quả theo yêu cầu nghiệm saucác dạng khác thí nghiệm nhờ vào sự khi đã xử lý
đồ, đồ thị,… được yêu cầu hỗ trợ của
Trang 29giáo viên.
4.3 Tính Tự tính được Tính được sai Không tínhđược sai số sai số phép số và rút ra được sai sốphép đo và rút đo và từ đó được kết luận và không đưa
luận khoa học nhận xét, kết hướng dẫn luận về kết
luận khoa của giáo viên quả
học
4.4 Giải thích Tự giải thích Giải thích Không rút rađược kết quả được kết quả được kết quả được kết luậnthực nghiệm thực nghiệm thực nghiệm khoa học
rút ra được kết rút ra được rút ra được
luận khoa học kết luận khoa kết luận khoa
của giáo viên
4.5 Đưa ra Tự đưa ra và Đưa ra và Không đưa ra
và tiến hành tiến hành tiến hành và tiến hành
Trang 301.4 Điều tra thực trạng tổ chức HĐTN và phát triển năng lực thực
nghiệm cho học sinh THPT
1.4.1 Mục đích điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra tại trường Trung học phổ thông để:
Nắm bắt được thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường Trung học phổ thông
Tìm hiểu quan điểm của thầy cô về khái niệm NLTN
Tìm hiểu phong cách học tập của học sinh
Từ đó tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp để phát triển năng lựcthực nghiệm cho học sinh
1.4.2 Phương pháp điều tra
Gặp gỡ trao đổi đồng thời sử dụng các phiếu phỏng vấn với giáo viêndạy bộ môn giảng dạy Vật lí ở các trường THPT
Trao đổi trực tiếp và sử dụng các phiếu khảo sát học sinh
1.4.3 Phân tích số liệu điều tra
Chúng tôi đã phát phiếu điều tra, tìm hiểu thưc trạng tổ chức hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) hay hoạt động trải nghiệm, hoạt động trảinghiệm, hướng nghiệp (HĐTN) và thực trạng phát triển năng lực thựcnghiệm cho học sinh, kết hợp tìm hiểu phong cách học tập của học sinh trong
bộ môn vật lí ở trường THPT Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội, gồm:
Số phiếu điều tra giáo viên: 6
Số giáo viên cho biết ý kiến: 6
Số phiếu điều tra học sinh: 99
Số học sinh cho biết ý kiến: 99
Kết quả điều tra: Xem phụ lục 3 và phụ lục 4
Đối với giáo viên
Tất cả GV (100%) được hỏi ý kiến đều đã tiếp cận với HĐTN nhưngqua các nguồn thông tin khác nhau: tự nghiên cứu (33%), trong đào tạo đạihọc và sau đại học (50%) và trong các đợt tập huấn giáo viên THPT (33%) vàcác thầy cô đều đã từng thiết kế và tổ chức HĐTN nhưng chưa tổ chức đượcthường xuyên, đều đặn
Trang 31Mỗi thầy cô biết đến và tổ chức HĐTN với những hình thức là khácnhau: câu lạc bộ (33%), hội thi/cuộc thi (33%), tham quan học tập (33%) vàmột số hình thức khác (17%).
Trong quá trình tổ chức HĐTN hầu hết các thầy cô gặp khó khăn dogiáo viên và học sinh đều chưa có kinh nghiệm tổ chức và tham gia(83%).Bên cạnh đó, còn một số khó khăn khác như chưa có tài liệu hướng dẫn cho
GV (50%) hay như khó khăn về nguồn kinh phí và thời gian tổ chức phải phùhợp với kế hoạch nhà trường (17%) Có thể thấy, HĐTN không phải là hoạtđộng quá xa lạ, tuy nhiên vẫn còn một số trường vẫn gặp khó khăn khi tổchức Như vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các hoạt động trải nghiệm trongtrường phổ thông sẽ giúp cho GV có cơ hội tiếp cận với nguồn tài liệu phongphú hơn, khắc phục một số khó khăn kể trên
Và toàn bộ các thầy cô (100%) đều đánh giá việc hình thành năng lựcthực nghiệm cho học sinh trong dạy học bộ môn vật lí là rất cần thiết
Về quan điểm của chúng tôi về khái niệm và cấu trúc NLTN nhận được
sự nhất trí, đồng tình cao của các thầy cô Theo thầy cô, những quan điểm củachúng tôi đã đáp ứng được yêu cầu về độ chính xác của phép đo, sự hoạtđộng kết nối đồng bộ của dụng cụ đo, sự làm chủ thiết bị, dụng cụ của họcsinh về vai trò, tác dụng của dụng cụ trong tiến trình thí nghiệm Từ đó, chúngtôi sẽ cân nhắc trong việc lựa chọn nhiệm vụ để đánh giá từng thành tố củaNLTN của HS
Trong việc hình thành, phát triển NLTN của học sinh, các thầy cô tậptrung vào hoạt động tổ chức, hướng dẫn học sinh tiến hành một số nhiệm vụthực nghiệm như thiết kế dụng cụ thí nghiệm, tự thiết kế, tiến hành thí nghiệm tựchế phục vụ cho bài học (100%); hoạt động giáo viên tích cực sử dụng thínghiệm biểu diễn trong quá trình học (83%); giáo viên cho học sinh tiến hànhcác thí nghiệm trong tiết thực hành (83%); hoặc một số hoạt động cũng được cácgiáo viên tổ chức như kiểm tra đánh giá học sinh bằng những câu hỏi, bài tậpphải huy động tính sáng tạo và năng lực thực nghiệm để giải quyết (67%); chohọc sinh quan sát, tìm hiểu hình ảnh, dụng cụ thí nghiệm trong sách giáo khoa(50%) và tổ chức các HĐTN (50%) Tuy nhiên các thầy cô đều đồng tình chorằng khi tổ chức HĐTN với các nội dung vật lí thì cơ hội phát triển năng lực thựcnghiệm cho học sinh là rất thuận lợi (67%) và thuận lợi (33%)
Trang 32Khi hỏi ý kiến thầy cô về một số chủ đề TNST liên quan đến kiến thứcphần điện trong chương trình vật lí lớp 11, các thầy cô có thể hoặc đã từng tổchức, phần lớn thầy cô cho rằng có thể tổ chức và chính thầy cô đã tổ chứcchủ đề “Dòng điện trong các môi trường”, chủ đề “Pin điện hóa”, riêng vềchủ đề “Nốt nhạc trái cây” các thầy cô chưa biết đến trước đó Như vậy, chủ
đề chúng tôi nghiên cứu là một chủ để có tính mới
Từ tất cả những nhận xét trên, theo chúng tôi, việc tổ chức HĐTN vớichủ đề “Nốt nhạc trái cây” để hình thành NLTN cho cho học sinh là phù hợpvới nhu cầu của bộ môn vật lí nói riêng và trong dạy học nói chung
Đối với học sinh
Phần lớn các em đều đã biết đến HĐTNST hay HĐTN nhưng số lượngcác em được trực tiếp tham gia còn chưa nhiều (26%) so với số học sinh đãtừng biết nhưng chưa được tham gia (38%) Nhưng số lượng các em chưabiết đến HĐTN cũng còn khá đáng kể (35%) Tuy nhiên khoảng hơn 60% là
số lượng các em học sinh đã biết tới HĐTN đây là một thuận lợi rất lớn khi tổchức HĐTN ở các trường THPT
Với sự đa dạng dưới các hình thức tổ chức của HĐTN, nhưng hìnhthức các em đã được tham gia hoặc biết đến nhiều hơn cả là hình thức các hộithi/cuộc thi (40%), tiếp theo đó là hình thức các câu lạc bộ (22%), và một sốhình thức khác với số lượng ít hơn như tham quan học tập (11%), dự án thựctiễn (11%) Kết hợp với việc khi giải quyết các nhiệm vụ học tập, các em đềumuốn tự tìm hiểu trước sau đó trao đổi nhóm với nhau đưa ra kết luận (48%)hoặc muốn được trao đổi nhóm với nhau (39%) Từ đây, có thể thấy, việc tổchức HĐTN với hình thức CLB sẽ không quá xa lạ gây khó khăn đối với họcsinh, lại rất phù hợp với nhu cầu muốn hoạt động, trao đổi nhóm trong quátrình học tập của các em
Về phong cách học tập của học sinh, hầu hết các em mong muốn đượchọc tập với các dụng cụ thí nghiệm (41%), phần mềm mô hình thí nghiệm (41%)hoặc với các video (46%) là những phương tiện học tâp mà các em ít khi đượctham gia Và đa số các em đều mong muốn nhận được nhiệm vụ học tập là tiếnhành các thí nghiệm (50%), điều này chứng tỏ các em có nhu cầu và có niềmmong muốn nhất định trong việc tiến hành các thí nghiệm Nhưng trong quátrình học tập thực tiễn các em không được tham gia nhiệu vụ này
Trang 33nhiều Nên theo chúng tôi việc tổ chức cho HS học tập nhiều hơn với phươngtiện học tập là các dụng cụ thí nghiệm sẽ tạo được sự hứng thú cho các em,đồng thời tạo điều kiện cho các em phát triển NLTN của mình.
Nhưng việc giải quyết các nhiệm vụ thực nghiệm liên quan đến kiếnthức thực tế, học sinh thường gặp những khó khăn nhất định, do khó khăn, bỡngỡ trong việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện nhiệm vụthực nghiệm, do quen với việc học, giải quyết các bài tập lí thuyết (56%), dochưa gắn chặt giữa cơ sở lí thuyết và thực tiễn, nên sẽ khó khăn trong việcthiết kế phương án thí nghiệm và thực hành thí nghiệm hoặc một số lí dokhác
Khi đưa ra một vài câu hỏi liên quan đến chủ đề “Nốt nhạc trái cây”,các em học sinh đã có những câu trả lời xuất phát từ kinh nghiệm sốngthường ngày của các em Đại đa số các em cho rằng những vật liệu trong đờisống có thể tạo ra nhạc cụ đó là cốc thủy tinh đừng nước (74%), cũng có rấtnhiều em đưa ra các đáp án như ống nhựa, những dụng cụ học tập, nhà bếp,hoa quả khô, Đặc biệt khi hỏi về quan điểm “Có thể tạo ra nhạc cụ từ tráicây hay không?”, hầu hết các em đều cho rằng điều này là có thể (72%) Điềunày cũng có thể coi là điểm thuận lợi cho chúng tôi khi thực hiện chủ đề, cóthể tạo ra sự tò mò, hấp dẫn cho học sinh
Trang 34 Lí luận về năng lực thực nghiệm.
Đáng giá năng lực thực nghiệm qua HĐTN
Khảo sát tìm hiểu về thưc trạng HĐTNST hay HĐTN và phát triểnnăng lực thực nghiệm cho học sinh, kết hợp tìm hiểu phong cách học tập củahọc sinh trong bộ môn vật lí
Những nghiên cứu về lí luận và thực tiễn trong chương 1 là cơ sở đểchúng tôi hoàn thiện cơ sở lí luận và xây dựng các nhiệm vụ trong HĐTN vớichủ đề “Nốt nhạc trái cây” để phù hợp trong việc phát triển NLTN cho họcsinh
Trang 35CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI CHỦ ĐỀ
Đọc được giá trị điện trở đối với điện trở (thiết bị) qua các vòng màu
Trình bày được công dụng, chức năng của một số thiết bị, dụng cụcho trước để tạo ra đàn trái cây như board UnoX, bread board, buzzer, điện trở,máy tính, cốc nước
Vận dụng được kiến thức về đoạn mạch chỉ có điện trở thuần và kiếnthức về bo mạch khung (bo test), lắp ráp được điện trở song song với nhau
Lắp ráp được các điện trở với các trái cây, kết nối hệ thống bo test, bread UnoX với máy tính
Làm được còi buzzer phát ra âm thanh
Tiến hành được thí nghiệm tạo ra chiếc đàn trái cây trong 2 trường hợp: 4 nốt nhạc cùng độ và 4 nốt nhạc khác cao độ
Trình được rành mạch, rõ ràng về lý do chọn phương án thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm
Đưa ra và tiến hành được một số đề xuất để khắc phục sai sót thí nghiệm khi không tạo được đán trái cây đúng yêu cầu
Trang 36 Phát triển một số kĩ năng khác: chia sẻ, thảo luận ý tưởng, thuyết trình và phản biện ý kiến.
Trang 37 Cách đọc giá trị điện trở (thiết bị) qua các vịng màu:
+ Loại 4 vịng màu: R = AB.10C ± sai số
+ Loại 5 vịng màu: R = ABC.10D ± sai số
(Trong đĩ: A, B, C, D là giá trị tương ứng với các vịng màu.)
Số thứ nhất
Số thứ nhất Số thứ hai Số thứ hai
Số thứ ba Số mũ
Số mũ Vòng sai số
Vòng sai số
Loại 4 vòng màu Loại 5 vòng màu
Hình 2.1 Điện trở (thiết bị) loại 4 và 5 vịng màu
Quy định về luật màu trên điện trở (thiết bị):
Bảng 2.1 Quy định về luật màu
Trang 3827
Trang 39b Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở thuận R:
c Hoạt động của bread board (bo mạch khung – bo test)
Một bread board là một bảng mạch tạm thời để thử nghiệm và tạo mẫu mạch
Hình 2.2 Bố trí dân dẫn trên bo test 1
Bố trí dây dẫn trên bread board
Trong hàng ngang để kết nối nguồn và cột dọc cho các linh kiện
Hai hàng lỗ ở 2 đầu là dùng để dẫn nguồn cung cấp: một hàng cho dương nguồn, một cho âm nguồn
Khi cấp nguồn cho các linh kiện, ta sẽ cấp nguồn theo cột hàng dọc.Dùng dây nhảy ghim lần lượt vào 2 đường nguồn chính bên cấp nguồn cho 2 cộthàng dọc (5 lỗ) gióng thẳng xuống phía dưới Điều này sẽ làm thành 1 mạch khépkín cho phép dòng điện từ một phía này của nguồn chạy tới phía bên kia thông quacác vật dẫn (Hình 2.2)
Trang 40Hình 2.3 Bo test có nguồn cấp từ 2 hàng ngang phía trên
Ta cũng có thể cấp nguồn từ hàng ngang phía trên xuống hàng ngangphía dưới và nối các linh kiện từ vùng hàng dọc phía dưới, xuống vùng hàng dọcphía trên (Hình 2.3)
Hình 2.4 Bo test có nguồn cấp từ 2 hàng ngang phía trên và dưới
Một mạch song song sẽ là các linh kiện được gắn chung chân cùngphân cực (chân âm nối chân âm và chân dương nối chân dương) Như vậy, hai cột
là cần thiết để chứa bất kỳ thành phần nào với hai chân song song, các thành phầnnày sẽ chia sẻ cùng các cột nhưng phải đặt trong các lỗ riêng biệt (Hình 2.4)
29