1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GA Am nhac 1

36 213 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 578,5 KB

Nội dung

Tuần : 1 Ngày soạn: Tiết: 1 Ngày giảng: Học hát: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP (Dân Ca Nùng – Đặt Lời: Anh Hoàng) I. Yêu cầu - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết vỗ tay và gõ đệm theo bài hát. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Hát chuẩn xác bài quê hương tươi đẹp. - Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách), máy nghe, băng hát mẫu. - Tranh minh hoạ, ( Nếu có) về dân tộc ít người thuộc vùng núi phía Bắc. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. 1. ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là bài đầu tiên 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1: Dạy bài hát Quê hương tươi đẹp. - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. + Giới thiệu qua cho HS biết: - Cho HS nghe băng hát mẫu( GV vừa đệm đàn vừa hát). - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca từng câu ngắn ( bài chia làm 5 câu). -Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát 2 – 3 lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Chú ý những tiếng cuối cấu hát ứng với trường độ từng nốt để nhắc HS ngân đúng phách - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Sửa cho HS ( nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét. *Hoạt động 2: hát kết hợp với vận động phụ họa. - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gỗ đệm theo phách. Quê hương em biết bao tươi đẹp… x x x x - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách ( mỗi bên gõ 2 phách) * Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò: - Cho HS ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách 1 lần trước khi kết thúc tiết học. - Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, dân ca của dân tộc nào? - Nhận xét chung ( khen thưởng các em thuộc lời, gõ phách và biết vận động phụ họa nhịp nhàng, đúng yêu cầu; nhắc nhở các em yêu cầu trung trong tiết học cần cố gắng hơn). Dặn HS về ôn bài hát vừa tập -Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe Nghe băng mẫu ( hoặc nghe GV hát mẫu) - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý tư thế ngồi hát ngay ngắn. Hát ngân đúng phách theo hướng dẫn của GV. HS thực hiện hướng dẫn của GV + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: Song loan, thanh phách, trống nhỏ…. Theo hướng dẫn của GV - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách - Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV - Trả lời + Bài; Quê hương tươi đẹp. + Dân ca Nùng - Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ Tuần : 2 Ngày soạn: Tiết: 2 Ngày giảng: Ôn Tập Bài: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP I. Yêu cầu : Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. -Biết hát và vỗ tay đệm theo bài hát, đệm theo tiết tấu bài hát. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Đàn, máy nghe và băng nhạc. - Nhạc cụ gõ ( Song loan, thanh phách) III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. 1. ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động1 : Ôn bài hát quê hương tươi đẹp. - Cho HS nghe giai điệu bài hát Quê hương tươi đẹp. - Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, đó là dân ca của dân tộc nào? - HD HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: + Bắt giọng cho HS hát + Đệm đàn và bắt nhịp cho HS. + Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách - Hướng dẫn HS đứng hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng ( tiếng quê bước sang trái nhún chụm hai chân, tiếng bao bước sang phải) theo nhịp 2 - Mời HS lên biễu diễn trước lớp. - Nhận xét: *Hoạt động2: hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - GV hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo tiết tấu - Nhận xét ( có thể mời HS nhận xét trước khi GV nhận xét) * Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò -GV đệm đàn cùng hát lại với HS đã học. ( hoặc mở băng mẫu để HS hát và vận động theo nhạc) - Nhận xét ( khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cốgắng hơn. - Dặn HS về ôn lại bài hát Quê hương tươi đẹp, tập võ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát. - Trả lời: + Tên bài hát: Quê hương tươi đẹp + Dân ca của dân tộc Nùng - Hát theo hướng dẫn của GV + Hát không có nhạc. + Hát theo nhạc đệm + Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. - Hát kết hợp với vận động phụ họa theo hướng dẫn. - HS biễu diễn trước lớp:+ Từng nhóm + Cá nhân - Chú ý nghe và xem GV làm mẫu -HS thực hiện gõ đệm theo tiết tấu. + Cả lớp. + Từng dãy, nhóm + Cá nhân - Nhận xét các bạn hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca ( xem bạn nào, nhóm nào thực hiện đúng, hay nhất, nhóm nào chưa đều) - HS thực hiện đúng hướng dẫn. - HS lắng nghe Ghi nhớ Tuần : 3 Ngày soạn: Tiết: 3 Ngày giảng: Học Hát: MỜI BẠN VUI MÚA CA (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) I. Yêu cầu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát - Biết gõ đệm theo phách của bài hát. II. Chuẩn bị của GV: - Hát chuẩn xác bài Mời bạn vui múa ca. - Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách…), máy nghe, băng hát mẫu III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, cho cả lớp hát lại. 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1:Dạy bài hát Mời bạn vui múa ca. - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. Bài hát này được trích từ nhạc cảnh Mèo đi câu cá của nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Cho HS nghe băng hát mẫu - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca từng câu ngắn - Đọc mẫu, có thể đọc theo tiết tấu lời ca đẻ khi ghép giai điệu vào HS dễ thuộc hơn. - Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Chú ý những chổ lấy hơi ( sau nốt trắng) để hướng dẫn HS lấy hơi và ngân đúng phách. - Sau khi tập xong bài hát , cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát - Sửa cho HS ( nếu các em hát chưa đúng yêu cầu) * Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ họa - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. Chim ca líu lo. Hoa như đón chào. x x xx x x xx - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Chim ca líu lo. Hoa như đón chào. x x xx x x xx * Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò. - Cho HS ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách một lần trước khi kết thúc tiết học. - Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát. - Nhận xét chung ( khen những em hát thuộc lời, gõ phách và biết vận động phụ họa nhịp nhàng, đúng yêu cầu; nhắc nhỡ những em chưa tập trung trong tiết học cần cố gắng hơn ). Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập . - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe - Nghe băng mẫu - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Chú ý tư thê ngồi hát ngay ngắn. Hát ngân đúng phách theo hướng dãn của GV. - Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm + Hát cá nhân . - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, … theo hướng dẫn của GV. - Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca ( dùng thanh phách ) -Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV. - Trả lời: + Bài : mời bạn vui múa ca. + Tác giả Phạm Tuyên. - Chú ý nghe giáo viên nhận xét, dặn dò và nghi nhớ. Tuần : 4 Ngày soạn: Tiết: 4 Ngày giảng: Ôn Tập Bài Hát: MỜI BẠN VUI MÚA CA Trò Chơi: Theo Bài Đồng Dao Ngựa Ông Đã Về I.Yêu cầu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản -Tham gia tập biểu diễn bài hát. -Tham gia trò chơi II. Chuẩn bị của GV: - Đàn đệm, máy nghe và băng nhạc - Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách…) - Nắm vững trò chơi, chuẩn bị một vài thanh tre hoặc que dài 0,5m giả làm roi ngựa. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. 1. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca. - Cho HS nghe giai điệu bài hát Mời bạn vui múa ca. - Hỏi học sinh tên bài hát vừa được nghe giai điệu, sáng tác của nhạc sĩ nào. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức. + Bắt giọng cho HS hát ( GV giữ nhịp bằng tay) + Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa (vỗ tay, chân nhún nhịp nhàng sang trái, sang phải theo nhịp bài ca). - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. - Nhận xét * Hoạt động 2:Trò chơi theo đồng dao:Ngựa ông đã về. - Hướng dẫn HS đọc câu đồng dao theo âm hình tiết tấu. Nhong nhong nhong ngựa ông đã về Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn - Sau khi đã đọc thuộc bài đồng dao đúng tiết tất, GV hướng dẫn HS trò chơi “ cưỡi ngựa” như sau: - HS Nam: Miệng đọc câu đồng dao, hai chân kẹp que giả làm ngựa vào đầu gối và nhảy theo phách, ai để rơi que là thua cuộc. + HS nữ: Một tay cầm roi ngựa, một tay giải như đang nắm cương ngựa, chân nhảy theo phách, ai nhảy không đúng là thua. * Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. - Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát Mời bạn cùng múa ca ( hoặc mở băng mẫu để HS hát và vận động theo nhạc. - Nhận xét ( khen cá nhân và những nhóm biễu biễn chưa đạt cần cố gắng hơn). - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát. - Đoán tên bài hát và tác giả + Tên bài: Mời bạn vui múa ca. + Tác giả: Phạm Tuyên - Hát theo hướng dẫn của GV + Hát không có nhạc + Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. - Hát kết hợp với vận dộng phụ họa theo hướng dẫn. HS biễu diễn trước lớp. + Từng nhóm + Cá nhân. - Chú ý nghe GV đọc mẫu. - HS thực hiện đọc câu đồng dao và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu. Sử dụng thanh phách để gõ đệm. + Cả lớp. + Từng dãy. + Cá nhân - HS nghe hướng dẫn - HS tham gia trò chơi, mỗi đội chia thành hai nhóm ( nam, nữ). Nhóm nam thi trước. Các bạn còn lại ở dưới lớp vừa đọc đồng thanh bài đồng dao vừa vỗ tay theo phách. - HS ôn hát theo hướng dẫn - HS lắng nghe và ghi nhớ Tuần : 5 Ngày soạn: Tiết: 5 Ngày giảng: Ôn tập hai bài hát: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP, MỜI BẠN VUI MÚA CA I. Yêu cầu: - Biết hát theo đúng lời ca 2 bài hát. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản và tham gia biểu diễn bài hát. Tham gia trò chơi âm nhạc II. Chuẩn bị của GV: - Đàn, máy nghe, băng nhạc - Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách…) - Một vài thanh tre hoặc que dài 0,5m giả làm roi ngựa III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Quê hương tươi đẹp. - Cho HS nghe giai điệu bài hát Quê hương tươi đẹp - Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, là dân ca của dân tộc nào? - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: + Bắt giọng cho HS hát ( GV giữ nhịp bằng tay) + Đệm đàn và bắt nhịp cho HS. + Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, tiết tấu lời ca ( Hoặc gõ đệm) + Hướng dẫn HS hát kết hợp với vận động phụ hoạ. ( Nhún theo nhịp) - Mời HS lên biểu diễn trước lớp ( Hát kết hợp vận động phụ họa) - Nhận xét *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca. - GV treo tranh minh hoạ kết hợp cho HS nghe giai điệu bài hát để HS đoán tên bài hát, tác giả sáng tác. - GV hướng dẫn HS ôn bài hát ( Cách thức như ở bài Quê hương tươi đẹp) - Nhận xét Hoạt động 3: Trò chơi theo bài đồng dao Ngựa ông đã về. - Hướng dẫn lại cách thức chơi, ôn đọc lại bài đồng dao Ngựa ông đã về. Sau đó GV chia lớp thành 2 hoặc 3 đội chơi, mỗi đội gồm 2 nhóm nam và nữ riêng, tiến hành trò chơi như ở tiết trước. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Kết thúc tiết học, GV nhận xét ( khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). Nhắc HS về ôn lại 2 bài hát đã học - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát. + Quê hương tươi đẹp + Dân ca Nùng - Hát theo hướng dẫn của giáo viên + Hát không có nhạc + Hát theo nhạc đệm + Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. - Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn. - HS biểu diễn trước lớp + Từng nhóm. + Cá nhân - HS xem tranh, nghe giai điệu và trả lời: + Bài hát: Mời bạn vui múa ca. + Tác giả: Phạm Tuyên - HS ôn hát theo hướng dẫn. + Cả lớp hát. + Từng dãy, nhóm, cá nhân hát. - HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. - HS thực hiện đọc câu đồng dao và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu . Sử dụng thanh phách và tiết tấu lời ca. - HS tham gia trò chơi, những em ở tiết trước chưa tham gia nên tích cực hơn ở tiết này. - HS lắng nghe và ghi nhớ. Tuần : 6 Ngày soạn: Tiết: 6 Ngày giảng: Học Hát Bài: TÌM BẠN THÂN (Nhạc và lời: Việt Anh) I. Yêu cầu: - Biết hát đúng giai điệu, kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát. II. Chuẩn bị của GV: - Hát chuẩn xác bài Tìm bạn thân - Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách…), máy nghe, băng hát mẫu III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. 1. ổn định tổ chức, nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, cho cả lớp hát lại. GV đệm đàn và bắt giọng, gọi một vài em hát lại, GV nhận xét 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1: Dạy bài hát Tìm bạn thân (lời 1) - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát + Giới thiệu qua cho HS biết: Bài hát này có 2 lời ca, tiết tấu rộn ràng, giai điệu đẹp, nói về tình bạn thân ái của Tuổi nhi đồng thơ ngây. Bài hát được tác giả Việt Anh sáng tác vào khoảng năm 1960. Cho đến nay vẫn được các thế hệ trẻ em hát và ghi nhớ - Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát. - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca. Chia lời 1 thành 4 câu. + Đọc mẫu, có thể đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép giai điệu vào HS dễ thuộc hơn. - Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Chú ý những chổ lấy hơi ( sau mỗi câu hát) để hướng dẫn HS lấy hơi và ngân đúng phách. - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Sửa cho HS ( nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét. *Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm theo phách. - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. GV làm mẫu: Nào ai ngoan ai xinh ai tươi. x x x * Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò. - Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách một lần trước khi kết thúc tiết học - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe - Nghe băng mẫu ( hoặc nghe GV hát mẫu) - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý tư thế ngồi hát ngay ngắn. hát đúng giai điệu và tiết tấu theo hướng dẫn của GV. - Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV , chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng + Hát đồng thanh + hát theo dãy, nhóm + Hát cá nhân - HS xem GV hát và gõ đệm theo phách - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách, trống nhỏ…theo hướng dẫn của GV - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Tuần : 7 Ngày soạn: Tiết: 7 Ngày giảng: Học Hát Bài: TÌM BẠN THÂN (tiếp theo) I. Yêu cầu : Biết hát đúng 2 lời của bài hát. -Biết hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ. II. Chuẩn bị của GV: - Hát chuẩn xác bài Tìm bạn thân - Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách…), máy nghe, băng hát mẫu - Chuẩn bị vài động tác vận động phụ họa. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu. 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, cho cả lớp hát lại lời 1. GV đệm đàn và bắt giọng, gọi một vài em hát lại. GV nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1: Dạy bài hát Tìm bạn thân (Lời 2). - Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát lời 2: - Hướng dẫn HS tập đọc lời 2. Chia thành 4 câu như ở lời 1- Dạy hát từng câu lời 2, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Sửa cho HS ( Nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét - Hướng dẫn HS hát lời 2 và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. GV làm mẫu. - GV nhận xét, sửa cho những em hát chưa đúng hoặc gõ đệm chưa đều. *Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ họa. - Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa. + Nhún chân theo phách, nhún chân trái – phải ứng với mỗi phách, thực hiện động tác nhún chân nhịp nhàng suốt bài bát. + Câu 1, 2: Kết hợp với nhún chân, tay giơ lên như vẫy gọi bạn.( câu 1 tay trái, câu 2: tay phải) + câu 3: Giơ hai tay lên tạo thành vòng tròn trên cao, nghiêng mình sang trái, sáng phải theo chân nhún + Câu 4: Tay giữ nguyên ở tư thế 3, chân quay một vòng tại chổ. * Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò - Trước khi kết thúc tiết học, GV cho HS hát kết hợp vận động phụ họa cả bài hát, GV đệm đàn hoặc mở băng. - Nhận xét chung ( Khen những HS hát thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu, biết hát kết hợp vận gõ đệm theo phách và vận động phụ họa). HS HS về ôn lại bài hát vừa tập. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe băng mẫu - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV - Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV - HS xem GV hát và gõ đệm theo phách. + Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: Song loan, thanh phách, trống nhỏ….theo hướng dẫn của GV HS xem GV thực hiện động tác mẫu. - HS thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV. Chú ý thực hiện đúng động tác, đều, đẹp - Sau khi tập xong, HS hát kết hợp vận động phụ họa thật nhịp nhàng. - HS hát và vận động phụ họa theo nhạc - Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ Tuần : 8 Ngày soạn: Tiết: 8 Ngày giảng: Học Hát Bài: LÝ CÂY XANH (Dân Ca Nam Bộ) I. YÊU CẦU: - HS biết đây là bài hát dân ca Nam Bộ - Biết hát theo giai điệu và kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. II. CHUẨN BỊ: - Hát chuẩn xác bài Lý cây xanh - Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách…), máy nghe, băng hát mẫu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi HS nhắc lại tên các bài hát đã học, đệm đàn cho HS hát lại một trong các bài hát, vỗ tay đệm theo phách, nhịp hoặc tiết tấu lời ca. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1: Dạy bài hát: Lý cây bông - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. + Cho HS biết: Bài hát hình thành từ câu thơ lục bát. + Bài Lý cây xanh là dân ca Nam Bộ, sau đó cho HS xem một vài tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ - Cho HS nghe băng hát mẫu - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca từng câu ngắn. Có thể đọc theo tiết tấu lời ca để ghi ghép giai điệu vào HS dễ thuộc hơn. - Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Chú ý những tiếng có luyến như “ đậu “ trên” “ líu”. - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Sửa cho HS ,nhận xét *Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ họa. - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh x x xx x x x x - Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Sau đó GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động ( Nhún chân nhịp nhàng, phách mạnh nhún chân trái, hai tay chống hông). * Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò - Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách một lần trước khi kết thúc tiết học. - Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, dân ca của miền nào. - Nhận xét:khen những em hát thuộc lời biết vận động phụ hoạ, đúng yêu cầu; nhắc nhở những em chưa tập trung, Dặn HS về ôn tập bài hát vừa tập Ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghe - HS xem tranh - Nghe băng mẫu ( hoặc nghe GV hát mẫu) - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV - Tập hát từng câu một theo hướng dẫn của GV. - Chú ý tư thế ngồi hát. Hát thể hiện đúng những tiếng có luyến - Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý tư thế học hát. - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: theo hướng dẫn của GV. - HS hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Hát tiếng nào, gõ tiếng đó. - Hát kết hợp vận động phụ họa, nhún chân nhịp nhàng theo hướng dẫn của GV - Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV. - Trả lời: + Bài: Lý cây xanh + Dân ca Nam Bộ - Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ Tuần : 9 Ngày soạn: Tiết: 9 Ngày giảng: Ôn tập bài hát: LÝ CÂY XANH TẬP NÓI THƠ THEO TIẾT TẤU I. YÊU CẦU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca và biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. - Tập nói thơ theo tiết tấu của bài hát “Lý cây xanh” II. CHUẨN BỊ: - Đàn, máy nghe và băng nhạc - Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách…) - Sưu tầm một số bài thơ 4 chữ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: Nnhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Lí cây xanh. - Cho HS nghe giai điệu bài hát Lí cây xanh - Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, đó là dân ca miền nào. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức + Bắt giọng cho HS hát ( GV giữ nhịp bằng tay) + Đệm đàn và bắt nhịp cho HS + Cho HS hát và võ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa ( vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, chân nhún nhịp nhàng - Mời HS lên biểu diễn trước lớp - Nhận xét * Hoạt động 2: tập nói thơ theo tiết tấu - GV hướng dẫn HS tập vỗ tay hoặc gõ đệm theo âm hình tiết tấu. Miệng đọc: Ta ta ta ta , ta ta ta ta - Sau khi HS đọc và vỗ tay nhuần nhuyễn âm hình tiết tấu của bài Lí cây xanh, GV cho HS nói theo âm hình tiết tấu bài Lí cây xanh - Từ cách nói theo âm hình tiết tấu trên, GV cho HS vận dụng vào các bài thơ 4 chữ để đọc theo âm hình - GV cho HS biết: Bài thơ trên nói về các loài chim như: Chim sáo, chim liếu tiếu, chim chìa vôi… * Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò - Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát Lí cây xanh ( hoặc mở băng mẫu để HS hát và gõ đệm thật nhịp nhàng) - Nhận xét ( khen cá nhân tốt, nhắc nhở … - Dặn HS về ôn lại bài hát Lí cây xanh. Tập vỗ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát - Trả lời:+ Bài hát: Lí cây xanh + Dân ca Nam Bộ - Hát theo hướng dẫn của GV + Hát không có nhạc + Hát theo nhạc đệm + Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.( HS luyện tập theo hình thức hát tập hể, nhóm, tổ…) - Hát kết hợp với vận động phụ họa theo hướng dẫn - HS biểu diễn trước lớp + Từng nhóm + Cá nhân - Chú ý nghe và xem GV làm mẫu. + HS đọc âm hình tiết tấu bằng âm tượng thanh : ta + HS đọc kết hợp vỗ, gõ theo âm hình tiết tấu ( nhiều lần để nhớ âm hình tiết tấu) - HS đọc bài Lí cây xanh theo tiết tấu ( kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ, gõ theo tiết tấu) + Cả lớp + Từng dãy, nhóm + Cá nhân - HS tiếp tục đọc các câu thơ 4 chữ khác theo hương dẫn ( vừa đọc vừa gõ theo tiết tấu) - HS thực hiện theo hướng dẫn - HS thực hiện theo yêu cầu của GV - HS lắng nghe - Ghi nhớ Tuần : 10 Ngày soạn: Tiết: 10 Ngày giảng: Ôn Tập Hai Bài Hát: TÌM BẠN THÂN, LÝ CÂY XANH I. YÊU CẦU: - Thuộc lời ca của hai bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản, biết đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu bài hát Lí cây - Đối với HS TB, các em hát thuộc lời ca 2 bài hát và biết gõ đệm theo tiết tấu của bài hát. II. CHUẨN BỊ: - Đàn, máy nghe và băng nhạc. - Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách…). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tìm bạn thân - Cho HS nghe giai điệu bài hát Tìm bạn thân. - Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, ai là tác giả sáng tác bài hát. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức. + Bắt giọng cho HS hát ( GV giữ nhịp bằng tay) + Đệm đàn và bắt nhịp cho HS + Cho HS hát và vỗ tay theo phách , theo tiết tấu lời ca - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa - Mời HS lên biểu diễn trước lớp ( hát kết hợp vận động phụ họa - Nhận xét *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát lí cây xanh - GV cho HS nghe giai điệu bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết lời ca để HS đoán tên bài hát, dân ca miền nào. - GV hướng dẫn HS ôn bài hát Lí cây xanh. - Hướng dẫn HS ôn nói thơ 4 chữ theo tiết tấu bài Lí cây xanh. *Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò - Kết thúc tiết học, GV nhận xét ( khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn) . Nhắc HS về ôn lại 2 bài hát đã được học. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát - Đoán tên bài hát và tác giả + Bài : Tìm bạn thân + Tác: Việt Anh - Hát theo hướng dẫn của GV + Hát không có nhạc + Hát theo nhạc đệm + Hát kết hợp vỗ tay đệm - Hát kết hợp với vận động phụ họa - HS biểu diễn trước lớp + Từng nhóm + Cá nhân - HS lắng nghe - HS nghe giai điệu và tiết tấu lời ca, trả lời. + Bài hát: lí cây xanh + Dân ca Nam Bộ - HS ôn hát theo hướng dẫn: + cả lớp hát + Từng dãy, nhóm, cá nhân hát. - HS tập kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. - HS tập biểu diễn kết hợp vận động phụ họa - HS thực hiện đọc thơ và vỗ hoặc gõ đệm theo tiết tấu. Sử dụng thanh phách để gõ đệm - HS lắng nghe và ghi nhớ [...]... Chỉ định 1- 2 em HS đọc 1- 2 HS thực hiện + Tập hát từng câu: -GV đàn giai điệu câu 1 , bắt giọng 1- 2 cho HS hát -HS tập hát Hát 1- 2 lần -Chỉ định 1- 2 HS hát lại câu 1 1-2 HS hát -GV đàn câu 2 - HS hát theo -HS hát câu 2 Chỉ định 2 em hát lại 1- 2 HS hát -Nhóm 2 câu hát lại GV đàn giai điệu rồi bắt giọng cho HS -Hát nhóm câu 1, 2 theo tiếng đàn đệm hát lại theo đàn cảu GV Chỉ định 2 em hát 2 câu 1- 2 HS hát...Tuần 11 : Tiết: 11 Ngày soạn: Ngày giảng: Học Hát Bài: Đàn Con (Nhạc: Phi - Líp - Pen - Cô; Lời: Việt Anh) I YÊU CẦU: - Biết hát theo giai điệu với lời 1 của bài hát -Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát II CHUẨN BỊ: - Hát chuẩn xác bài Đàn con - Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách…), máy nghe, băng hát mẫu III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 1 Ổn định tổ chức: Nhắc... Tuần 15 : Tiết: 15 Ngày soạn: Ngày giảng: Ôn Tập 2 Bài Hát: ĐÀN CON, SẮP ĐẾN TẾT RỒI I YÊU CẦU: II CHUẨN BỊ - Đàn, máy nghe và băng nhạc - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, ) - Tranh minh hoạ 2 bài hát (nếu có) III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1 Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát 3 Bài mới: Hoạt động của GV *Hoạt động 1: ... - Yêu mến thầy cô giáo biểu diễn bài hát - Ghi nhớ Tuần 18 : Tiết: 18 Ngày soạn: Ngày giảng: Tập Biểu Diễn Các Bài Hát Đã Học I YÊU CẦU: - HS tham gia biểu diễn một vài bài hỏt đã học II CHUẨN BỊ: - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách) - Máy nghe, băng nhạc mẫu III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 1 Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2 Kiểm tra bài cũ: HS ôn lại các bài hát đã học... Tuần 21 : Tiết: 21 Ngày soạn: Ngày giảng: Học Hát Bài: TẬP TẦM VÔNG (Nhạc:lê Hữu Lộc – Lời: Theo Đồng Dao) I YÊU CẦU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca -Tham gia trò chơi Tập tầm vông II CHUẨN BỊ: - Hát chuẩn xác bài Tập tầm vông - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc mẫu - Vài vật nhỏ để tổ chức trò chơi (viên bi, kẹo,…) III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 1 Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn... Xuống, Đi Ngang I YÊU CẦU: -Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca, biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp -Biết phân biệt chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang II CHUẨN BỊ: - Đàn, máy nghe, băng nhạc - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, trống nhỏ,…) - Bảng phụ minh hoạ chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 1 Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn... ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: 1 Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2 Kiểm tra bài cũ: GV cho ôn hát lại lời 1 và lời 2 bài Quả GV bắt giọng hoặc mở băng, đệm cho HS hát 3 Bài mới: Hoạt động của GV *Hoạt động 1: Dạy bài hát Quả (lời 3) - Cho HS nghe băng nhạc mẫu lời 3 hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu bài hát (như đã hướng dẫn lời 1, 2) - Tập hát từng câu,... 2/4gồm có 2 phách mạnh – nhẹ được diễn ra đều đặn bằng cách đếm 1- 2 -1- 2 -1- 2 (1 là phách mạnh, 2 là phách nhẹ) Nếu thể hiện bằng cách vỗ tay thì tiếng mỗi tiếng vỗ tay là một phách cứ thế vỗ đều Còn đánh nhịp 2/4 là thể hiện động tác tay để làm rõ 2 phách - GV làm mẫu cách đánh nhịp 24 bài hát Hoà bình cho bé Tuần 28 : Hoạt động của HS - Ngồi ngay ngắn, xem tranh Trả lời:+ Bài hát: Hoà bình cho bé + Tác... kết hợp vận động phụ hoạ - Hướng dẫn HS vài động tác vận động phụ họa + Lời 1: Câu 1 và 2 một tay chống hông, tay kia đưa ngón trỏ chỉ bên trái – phải, câu 3 và 4 tay hơi co lên ngang hông, chân nhấp hơi nhanh như động tác chạy + Lời 2: Câu 1 diễn tả động tác vung thóc, câu 2 như đang uống nước, câu 3 và 4 động tác tay như lời 1, chân bước tại chỗ theo phách, ngực hơi ưỡn về phía trước như sau khi ăn... tập ghi nhớ Tuần 14 : Tiết: 14 Ngày soạn: Ngày giảng: Ôn Tập Bài Hát: SẮP ĐẾN TẾT RỒI I YÊU CẦU: -Biết hát theo giai điệu và lời ca Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản -Tập đọc lời ca theo tiết tấu II CHUẨN BỊ: - Đàn, máy nghe và băng nhạc - Nhạc cụ gõ ( thanh phách để gõ đệm theo tiết tấu lời ca) III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU 1 Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2 Kiểm tra . : 11 Ngày soạn: Tiết: 11 Ngày giảng: Học Hát Bài: Đàn Gà Con (Nhạc: Phi - Líp - Pen - Cô; Lời: Việt Anh) I. YÊU CẦU: - Biết hát theo giai điệu với lời 1. yếu. 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, cho cả lớp hát lại lời 1.

Ngày đăng: 24/10/2013, 06:11

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- HD HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: + Bắt giọng cho HS hát  - GA Am nhac 1
n lại bài hát bằng nhiều hình thức: + Bắt giọng cho HS hát (Trang 2)
+ Cho HS biết: Bài hát hình thành từ câu thơ lục bát. - GA Am nhac 1
ho HS biết: Bài hát hình thành từ câu thơ lục bát (Trang 8)
-Gọi một nhóm lên bảng trình bày bài hát. - GA Am nhac 1
i một nhóm lên bảng trình bày bài hát (Trang 32)
w