Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học địa lí 12 trung học phổ thông ở tỉnh thái nguyên

127 21 0
Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học địa lí 12 trung học phổ thông ở tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VI THỊ KHUYÊN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VI THỊ KHUYÊN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lí Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ VÂN ANH THÁI NGUYÊN 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Vân Anh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Vi Thị Khuyên ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Vân Anh, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn này. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên; phòng Đào tạo, thư viện Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chuyển lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Trường THPT Gang Thép, trường THPT Dương Tự Minh và trường THPT Phú Lương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả thực nghiệm sư phạm và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, cổ vũ, động viên và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Vi Thị Khuyên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH...................................................................vii MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 5 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................ 6 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 6 6. Đóng góp của đề tài......................................................................................... 9 7. Cấu trúc đề tài.................................................................................................. 9 NỘI DUNG....................................................................................................... 10 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 ......... 10 1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................... 10 1.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 10 1.1.2. Phân loại năng lực ................................................................................... 18 1.1.3. Các thành tố năng lực tự học trong dạy học Địa lí ở các trường THPT . 19 1.1.4. Các yếu tố tác động đến phát triển năng lực tự học Địa lí của học sinh . 24 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 THPT.................................................................................. 28 1.2.1. Mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình Địa lí lớp 12 Trung học phổ thông ................................................................................................... 28 1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh lớp 12 về năng lực tự học của HS THPT...................................................................................... 31 1.2.3. Thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học Địa lí 12 THPT .......................................................................... 33 Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 34 iv Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC 35CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN ........................................... 35 2.1. Nguyên tắc của việc phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 35 2.2. Các biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS trong dạy học Địa lí ở trường THPT ............................................................................................. 36 2.2.1. Một số yêu cầu khi tiến hành các biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS trong dạy học Địa lí ở trường THPT ............................................ 36 2.2.2. Các biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học ĐL ở trường THPT .. 37 2.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên. ......................................................... 54 2.3.1. Các nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NLTH ............................ 54 2.3.2. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NLTH môn ĐL cho HS.......... 54 2.3.3. Một số tiêu chí đánh giá NLTH môn ĐL cho HS trong bài cụ thể ......... 55 2.4. Thiết kế một số kế hoạch dạy học về phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học Địa lí 12 Trung học phổ thông........................................ 57 2.4.1. Những nội dung có thể tổ chức dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh trong chương trình Địa lí lớp12 Trung học phổ thông......................... 57 2.4.2. Một số kế hoạch dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 THPT .......................................................................... 62 Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 63 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 64 3.1. Mục đích, nguyên tắc thực nghiệm ........................................................... 64 3.1.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................. 64 3.1.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm.......................................................... 64 3.2. Nội dung thực nghiệm............................................................................... 65 3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.......................................................... 65 3.2.2. Nội dung thực nghiệm............................................................................. 65 v 3.3. Tổ chức thực nghiệm................................................................................. 65 3.3.1. Thời gian thực nghiệm............................................................................. 65 3.3.2. Chọn trường, lớp, giáo viên thực nghiệm................................................ 65 3.3.3. Phương pháp thực nghiệm....................................................................... 66 3.3.4. Đánh giá kết quả học tập Địa lí của học sinh lớp thực nghiệm............... 68 3.4. Kết quả thực nghiệm.................................................................................. 69 3.4.1. Bài thực nghiệm số 1............................................................................... 69 3.4.2. Bài thực nghiệm số 2............................................................................... 71 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm................................................................... 72 3.5.1. Đánh giá về mặt định lượng .................................................................... 72 3.5.2. Đánh giá về mặt định tính........................................................................ 73 3.5.3. Kết quả khảo sát năng lực tự học sau khi TNSP..................................... 73 3.5.4. Thăm dò ý kiến của GV về các biện pháp sư phạm đã đề xuất thông qua giáo án thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 74 Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 76 KẾT LUẬN....................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 79 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ ĐL Địa lí GD ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh KNTH Kĩ năng tự học NL Năng lực NLTH Năng lực tự học NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TH Tự học ĐC Đối chứng vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng: Bảng 2.1. Các mức độ đánh giá hoàn thành nhiệm vụ học tập chủa học sinh.... 49 Bảng 2.2. Quy trình luyện tập KN TH của HS và những tác động của GV.... 50 Bảng 2.3. Đặc điểm các miền tự nhiên Việt Nam........................................... 51 Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực tự học cho HS trong dạy học môn Địa lí 12 THPT qua bài học.................................................................. 55 Bảng 2.5. Một số nội dung có thể tổ chức dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 Trung học phổ thông... 58 Bảng 3.1. Danh sách trường, lớp tham gia thực nghiệm sư phạm.............. 66 Bảng 3.2. Danh sách giáo viên dạy thực nghiệm ............................................ 66 Bảng 3.3. Điều tra khảo sát năng lực tự học sinh............................................ 68 Bảng 3.4. Kết quả của HS nhóm TN, ĐC trước khi TNSP............................. 69 Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 ........................................... 70 Bảng 3.6. Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 ...................... 70 Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 ........................................... 71 Bảng 3.8. Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 ...................... 71 Bảng 3.9. Kết quả của HS nhóm TN, ĐC trước khi TNSP và sau khi TNSP. 74 Bảng 3.10. Điều tra GV về nội dung bài học TNSP ......................................... 75 Bảng 3.11. Điều tra HS về các tiết học trong quá trình TNSP.......................... 75 Hình: Hình 1.1. Sơ đồ biểu hiện của người có năng lực tự học................................ 13 Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................................................. 70 Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................................................. 72 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”; “Phải đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, đảm bảo điều kiện và thời gian TH, tự nghiên cứu” 21. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711QĐTTg ngày 1362012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” 2. Yêu cầu của đổi mới PPDH là phải sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp TH của HS. Việc TH, tự đào tạo ngày càng có vai trò quan trọng đối với giáo dục nói chung và nhu cầu nắm vững tri thức của mỗi cá nhân nói riêng. Việc tìm ra các biện pháp hữu hiệu tổ chức có hiệu quả hoạt động TH để trang bị cho người học NLTH là nhu cầu bức thiết và mang ý nghĩa chiến lược đối với lợi ích trước mắt và lâu dài của ngành Giáo dục nói riêng và quốc gia nói chung. Địa lí là môn học phản ánh chân thực nhất về các sự vật, hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội đã và đang xảy ra. Chính vì thế, có những kiến thức, thông tin Địa lí HS có thể tự nắm bắt thông qua khả năng quan sát, thu thập thông tin từ mọi người hoặc trên mạng thông tin. Đặc biệt là đối với chương trình Địa lí lớp 12 chủ yếu cung cấp cho các em kiến thức về Địa lí 2 tự nhiên và Địa lí dân cư, Địa lí các ngành kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là nội dung liên quan tới sử dụng atlat Địa lí Việt Nam để trả lời các câu hỏi. Đòi hỏi HS phải phát triển năng lực tự học của mình rất nhiều, kết hợp với sự hướng dẫn của Giáo viên. Qua đó, HS tự rèn cho mình các kĩ năng cần thiết như quan sát, đọc átlat… Hiện nay, trong dạy học môn Địa lí, khả năng tự học của HS chưa tích cực. Đa phần, HS chủ yếu học trên lớp nghe Giáo viên giảng bài, ghi chép. Việc tự học ở nhà hay trên lớp dưới sự hướng dẫn của GV rất ít, chỉ tập trung ở một số em có học lực khá tốt. Mặt khác, nhiều giáo viên còn nặng về việc truyền tải kiến thức cho HS, chưa chú trọng đến việc hình thành và phát triển các năng lực, đặc biệt là năng lực tự học cho HS. Chính vì vậy, Giáo viên cần phải xây dựng, thiết kế, tổ chức các bài giảng nhằm nâng cao phát triển năng lực tự học của HS. Xuất phát từ những lí do trên, học viên chọn đề tài: “Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Lí luận và phương pháp dạy học Địa lí với mong muốn đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh, góp phần đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Trên thế giới N.A.Rubakin (18621946) trong tác phẩm “TH như thế nào”, NXB Thanh niên năm 1990, đã trình bày đặc biệt là phương pháp sử dụng tài liệu và ông đã nhấn mạnh “việc giáo dục động cơ đúng đắn là điều kiện cơ bản để bạn tích cực, chủ động trong TH”; “Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi rồi tự mình lấy câu trả lời,đó là phương pháp TH”. Trong công trình của mình ông đã nhấn mạnh nhiệm vụ của người thầy phải xây dựng được các bài tập, hình thành cho HS nhu cầu giải quyết các bài tập, đây chính là một trong các biện pháp hình thành và phát triển NLTH cho HS 20. 3 Các nước Tây Âu và Mĩ đã quan tâm tìm phương pháp giáo dục mới, dựa trên cơ sở cách tiếp cận “lấy người học làm trung tâm”, với mong muốn giải phóng năng lực sáng tạo ở người học. Đã có nhiều quan điểm, tư tưởng lớn đề cập đến những khía cạnh khác nhau của TH. Những tư tưởng này đều có điểm chung đó là đề cao vai trò của TH trong quá trình nâng cao nhận thức. Mặc dù những tư tưởng này đã có từ lâu tuy nhiên đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được phát triển trong giáo dục hiện đại. Tác giả Dimitrios Thamasoulas, trong cuốn “TH là như thế nào và làm thế nào bồi dưỡng việc TH” 4 cho rằng: Khái niệm TH là sự độc lập và tự chủ của người học. Nó là một vấn đề quan trọng nhất trong việc giảng dạy. Người học học tập một cách độc lập và có trách nhiệm đối với việc học của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó tác giả cũng không phủ nhận vai trò hướng dẫn của GV đối với việc TH của HS. Bên cạnh đó, tác giả phân tích khá kĩ về việc mỗi cá nhân đều khác nhau về thói quen học tập, sở thích, nhu cầu và động lực. Từ đó ông đưa ra trong nghiên cứu của mình quan niệm về TH, điều kiện để TH, chiến lược học tập hiệu quả cũng như những biện pháp khuyến khích HS TH và tự kiểm tra đánh giá việc học của bản thân. Nhìn chung, các công trình đề cập đến vai trò của TH trong học tập, các biện pháp giúp GV hướng dẫn cho HS TH một cách hiệu quả ở trên lớp và ở nhà. Đây sẽ là những định hướng quan trọng giúp tác giả luận văn lựa chọn và áp dụng trong nghiên cứu năng lực tự học môn Địa lí. 2.2. Việt Nam Hiện nay vấn đề đổi mới về phương pháp dạy học đang được quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, tuy nhiên có rất ít tác giả có công trình nghiên cứu về định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học Địa Lí lớp 12. Trong cuốn “Giáo dục học”, tập 1 NXB Giáo dục (1987), tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt đã đề cập đến việc hướng dẫn dùng sách ở trên lớp, ở 4 nhà và những yêu cầu cơ bản về phương pháp sử dụng SGK. Đây là một trong những phương pháp rất quan trọng trong việc rèn luyện cho HS NLTH 22. Nguyễn Cảnh Toàn, một trong những tác giả có công nghiên cứu rất nhiều về TH và làm thế nào để TH có hiệu quả, ông cùng một số tác giả xuất bản khá nhiều đầu sách viết về vấn đề này tiêu biểu như: “Quá trình dạy TH”, NXB Giáo dục 1996; “Học và dạy cách học”, NXB Đại học Sư phạm 2002; “Tự học như thế nào cho tốt”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009; “Học để đuổi kịp và vượt”, NXB Lao động năm 2010. Qua các công trình của mình, ông cho rằng: TH là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ như: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến nó thành sở hữu của mình. Những tác phẩm trên như lời tâm sự, đúc rút kinh nghiệm về TH đồng thời cũng là những cẩm nang quý giá về nghiên cứu phương pháp TH 26, 27. Trong cuốn “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” NXB Giáo dục (2008), Thái Duy Tuyên đã đề cập nhiều đến vấn đề TH. Tác giả đã dành hẳn chương VIII để nói về việc bồi dưỡng NLTH 28. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nghiên cứu về định hướng phát triển năng lực tự học cho HS. Hiện nay có rất ít tác giả nghiên cứu về phát triển năng lực tự học trong dạy học Địa lí lớp 12. Có một số tác giả nghiên cứu về tổ chức dạy học tích hợp như: Đặng Tiến Dũng (2015) với đề tài: Tổ chức Dạy học tích hợp trong môn Địa lí lớp 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực, Luận văn thạc sỹ 9, hay Tác giả Đặng Thị Linh 17 với đề tài: Kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở các bộ môn khoa học khác như trong dạy học Lịch sử, Hóa học,... Các nghiên cứu này đã đưa ra các khái niệm, cấu trúc, biểu hiện và cách bồi dưỡng, phát hiện năng lực giải quyết vấn đề đặc thù ở từng bộ môn. 5 Như vậy, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước tập trung nhiều hơn về các biện pháp, phương pháp dạy học nói chung. Các tác giả đều khẳng định về vai trò ý nghĩa của việc tự học nói chung việc phát triển năng lực tự cho HS nói riêng trong việc nâng cao chát lượng học tập, rèn luyện khả năng tư duy, độc lập sáng tạo của người học. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên biệt về phát triển năng lực tự học cho HS thông qua quá trình dạy học bộ môn Địa Lí. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu của các tác giả là những tài liệu bổ ích giúp cho tác giả luận văn có những định hướng khoa học quan trọng, trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp dạy học nói chung cho tác giả trong những nghiên cứu của luận văn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy học và phát triển năng lực tự học, đề tài tập trung xác định mục tiêu nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá năng lực tự học của HS ở trường THPT và đề xuất các biện pháp sư phạm phát triển năng lực tự học cho HS trong dạy học Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên nhằm góp phần phát triển năng lực tự học cho HS và đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu về các biện pháp và hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất các bước tiến hành tổ chức dạy học theo phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên. Triển khai thực nghiệm sư phạm tại một số trường THPT trên địa bàn Thái Nguyên. 6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp, hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa Lí lớp 12 THPT Thái Nguyên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Nghiên cứu các biện pháp và cách thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên. Thời gian: Số liệu nghiên cứu, thời gian thực nghiệm từ tháng 102019 đến tháng 52020. Địa bàn khảo sát: 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên với đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 12. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm 5.1.1. Quan điểm hệ thống Các yếu tố của quá trình dạy học như nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo viên, học sinh và môi trường giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu một yếu tố thay đổi thì quá trình dạy học cũng sẽ thay đổi theo. Đề tài vận dụng quan điểm hệ thống để xác định mục tiêu, quy trình và biện pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 trong của quá trình dạy học. 5.1.2. Quan điểm công nghệ dạy học Với tác động của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng 4.0 đã tác động rõ rệt tới quá trình dạy học. Ở đây, quan niệm công nghệ được hiểu là phương tiện để giáo sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy học, đồng thời quá trình dạy học giống như một công nghệ hoàn chỉnh: thầy thiết kế trò thi công nhiệm vụ. Đề tài vận dụng quan điểm này để xây dựng quy trình, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát huy năng lực tự học cho học sinh. 7 5.1.3. Quan điểm dạy học tích cực Dạy học tích cực nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo của học. Quan điểm này là cơ sở định hướng giáo viên khai thác các phương tiên, phương pháp, kĩ thuật dạy học để học sinh chủ động, tích cực để từ đó HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo và năng lực nhất định. Đề tài vận dụng quan điểm này để xác định rõ vai trò, vị trí của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, từ đó sử dụng phương pháp dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em, tạo hứng thú, đem lại không khí giờ học vui tươi, bổ ích, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học. 5.1.4. Quan điểm dạy học phát triển năng lực Với mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống hàng ngày, quan điểm dạy học phát triển năng lực trên cơ sở phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh sẽ. Đề tài vận dụng quan điểm này đề Giáo viên và học sinh có thể tiếp cận với hướng dạy học phát triển năng lực. Qua đó, HS hình thành và phát triển các năng lực đặc biệt là năng lực tự học của mình. 5.1.5. Quan điểm thực tiễn Vì lẽ, thực tiễn là nguồn gốc, vừa là mục tiêu vừa là động lực, vừa là tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của quá trình nhận thức, em cho rằng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho HS là rất cần thiết. Vì rèn cho HS tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc học tập.Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và tiến hành thực nghiệp sư phạm với mong muốn là góp phần phát triển năng lực tự học cho HS. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: 8 5.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Để có cơ sở lý luận, làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài bản thân đã hệ thống, thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu khoa học, các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các văn bản có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 5.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp điều tra: Đề tài sử dụng phương pháp này trong việc điều tra về thực trạng giảng dạy theo hướng phát triển năng lực tự học của Giáo viên trên địa bàn tỉnh và thực trạng tự học của HS b. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học của giáo viên ở các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đưa ra được phương pháp dạy học phù hợp, tích cực để nâng cao năng lực tự học của HS. c. Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, trò chuyện với giáo viên và HS của các trường THPT trên Tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu về thực trạng, đưa ra các biện pháp, kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao năng lực tự học của HS. d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Qua thực hiện để thấy rõ được hiệu quả của dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh ở các trường THPT trên tỉnh Thái Nguyên. e. Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia, các đồng nghiệp, các nhà quản lý để xác định tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất. 5.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp Trong quá trình nghiên cứu các văn bản, các tài liệu lí luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bằng cách phân chia tài liệu từng phần, từng mặt theo không gian và thời gian để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện. Qua đó, có thể nhìn nhận được các quan điểm, chọn lọc thông tin, phân tích và tổng hợp các nội dung cần thể hiện. 9 5.2.4. Các phương pháp bổ trợ Sử dụng các công thức toán thống kê để phân tích định lượng và định tính các kết quả nghiên cứu để tạo ra kết quả nghiên cứu có tính chính xác, đảm bảo độ tin cậy. Từ những kết quả thu được, có thể thống kê, phân tích, chứng minh tính hiệu quả và khả thi khi sử dụng các biện pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học Địa lí 12 ở các trường THPT trên tỉnh Thái Nguyên. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần kế thừa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới giáo dục và phương pháp giảng dạy, trong đó có dạy học theo phát triển năng lực tự học cho học sinh. Đề xuất một số biện pháp, cách thức tổ chức phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao được năng lực tự học cho HS, nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Xây dựng kế hoạch dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12. Chương 2: Tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 THPT tỉnh Thái Nguyên. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 10 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Tự học và tự học Địa lí của học sinh Nhiều công trình nghiên cứu, các tác giả đều nói rằng: Học cốt lõi là tự học. Quá trình tự học của HS có tính chất rèn cho HS tính tích cực chủ động và có tính quyết định chất lượng giáo dục, sự phát triển con người. Nay, có rất nhiều tác giả đưa ra định nghĩa khác nhau về tự học: Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là động não, suy nghĩa, sử dụng năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích…) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của chính bản thân người học (tính trung thực, khánh quan, có chí tiến thủ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học) cả động cơ, tình cảm, cá nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” 277. Theo Thái Duy Tuyên: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo,… và kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người nói chung cả chính bản thân người học” 28Error Reference source not found.. Theo Tác giả Lưu Xuân Mới cho rằng: “Tự học là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính học sinh tiến hành trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã quy định. Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân như có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học” 19. Đặng Vũ Hoạt cho rằng, TH là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, hoặc không theo chương trình và sách 11 giáo khoa đã được quy định. TH có quan hệ chặt chẽ tới quá trình dạy học, nhưng có tính độc lập cao và mang đậm nét, sắc thái cá nhân. Tác giả Nguyễn Hiến Lê nhận định rằng: “TH là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm” 155. Qua các định nghĩa trên, các tác giả đều đưa ra được khái niệm khái quát và cơ bản nhất về TH. Tuy nhiên, mỗi khái niệm lại đi vào những khía cạnh khác nhau như: hình thức, tác dụng, phương pháp học... Nhưng trong đó, các tác giả đều khẳng định được hình thức TH là mỗi cá nhân tự mình chủ động, tích cực trong việc tìm tòi, lĩnh hội các kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản cho bản thân mình. Do vậy, việc TH của mỗi cá nhân sẽ mang sắc thái khác nhau tùy thuộc vào việc lựa chọn hình thức, phương pháp học tập. Bởi lẽ, hoạt động TH diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: TH mà không có sự hướng dẫn của GV, TH dưới sự hướng dẫn của GV, TH trong cuộc sống hàng ngày… Đối với tự học trong môn học, khả năng hứng thú của HS trong việc tự học của từng môn học là khác nhau. Tuy nhiên, đặc thù riêng đối với môn Địa lí là môn học mà đối tượng nghiên cứu là thể tổng hợp tự nhiên và thể tổng hợp kinh tế xã hội đã và đang diễn ra xung quanh đời sống con người. Các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng kinh tế xã hội đang hiện hữu theo không gian và thời gian. Có nhiều hiện tượng rất gần gũi và bản thân hiện tượng đó sẽ thu hút khả năng tìm tòi, hiểu biết của HS về thế giới xung quanh. Chính sự thu hút và nhu cầu hiểu biết của bản thân là nhân tố đầu tiên để khuyến khích khả năng tự học của học sinh. Để làm tốt được việc đó, cần trang bị cho học sinh một số năng lực cần thiết như năng lực quan sát, năng lực khái quát, năng lực sáng tạo và độc lập trong quá trình nghiên cứu những hiện tượng. TH Địa lí là việc HS luôn chủ động, tích cực trong việc tìm tòi, khám phá, tiếp thu những kiến thức mới về các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng kinh tế xã hội. Từ đó, đánh thức trí tò mò của HS trong môn học Địa lí, tạo sự hứng thú trong học tập. Mục đích cuối cùng nhằm rèn luyện và phát huy năng lực tự học cho HS. 12 1.1.1.2. Năng lực và năng lực tự học + Năng lực Năng lực là một phạm trù đã từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo từ điển tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.. Theo Cosmovici: “Năng lực là tổ hợp đặc điểm của cá nhân, giải thích sự khác biệt giữa người này với người khác ở khả năng đạt được những kiến thức và hành vi nhất định”. Còn theo A.N.Leonchiev cho rằng: “năng lực là đặc điểm cá nhân quy định việc thực hiện thành công một hoạt động nhất định” dẫn theo 24). Trên cơ sở các định nghĩa, khái niệm của nhiều tác giả, có thể hiểu năng lực như sau: “Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm vui, ý chí… năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống”. Như vậy, năng lực của học sinh là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội… thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội. + Năng lực tự học Theo Nguyễn Cảnh Toàn quan niệm như sau: “Năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kỹ năng rất phức tạp. Nó bao gồm kỹ năng và kỹ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra” 25. 13 Năng lực tự học là sự bao hàm cả cách học, kỹ năng học và nội dung học: “Năng lực tự học là sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống vấn đề khác nhau”. Những biểu hiện của năng lực tự học Năng lực tự học là một khái niệm trìu tượng và bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Trong nghiên cứu khoa học, để xác định được sự thay đổi các yếu tố của năng lực tự học sau một quá trình học tập, các nhà nghiên cứu đã tập trung mô phỏng, xác định những dấu hiệu của năng lực tự học được bộc lộ ra ngoài. Điều này đã được thể hiện trong một số nghiên cứu Tác giả Taylor khi nghiên cứu về vấn đề tự học của học sinh trong trường phổ thông đã xác định năng lực tự học có những biểu hiện sau (dẫn theo 207): Hình 1.1. Sơ đồ biểu hiện của người có năng lực tự học Như vậy “Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh Người có năng lực tự học Thái độ Tính cách Kĩ năng 1. Chịu trách nhiệm với việc học tập của bản thân. 2. Dám đối mặt với những thách thức. 3. Mong muốn được thay đổi. 4. Mong muốn được học 1. Có động cơ học tập 2. Chủ động thể hiện kết quả học tập. 3. Độc lập. 4. Tính kỷ luật. 5. Tự tin. 6. HĐ có mục đích. 7. Thích học 8. Tò mò ở mức độ cao. 9. Kiên nhẫn 1.Có kĩ năng thực hiện các hoạt động học tập. 2. Có kĩ năng quản lí thời gian học tập. 3. Lập kế hoạch 14 những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập”. Nội dung của năng lực tự học Địa lí Môn Địa lí là bộ môn tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng kinh tế xã hội. Các hiện tượng đó luôn biến đổi không ngừng theo không gian và thời gian, do vậy đòi hỏi HS phải luôn tự tìm tòi và khám phá bổ sung, tiếp thu những kiến thức mới để bắt kịp với thời đại mới. Hơn nữa, đặc thù môn Địa lí không chỉ tiếp thu những kiến thức mới, còn HS phải tự rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết khi làm việc với các dạng bài tập liên quan tới biểu đồ, bảng số liệu, lược đồ, atlat Địa lí.., vì vậy để học tốt môn học này cần phải có hoạt động TH. Theo Tác giả, NLTH Địa Lí là khả năng thực hiện thành công hoạt động TH Địa lí nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức về phương pháp TH, vận dụng thành thạo các KN TH và hình thành động cơ, thái độ TH đúng đắn. Kiến thức về phương pháp TH bộ môn Địa Lí Kiến thức về phương pháp TH là những hiểu biết nói chung về các hoạt động TH của bộ môn Địa Lí. Hiểu biết về phương pháp TH bộ môn Địa Lí là yếu tố cần thiết, đầu tiên, có tác dụng định hướng, hướng dẫn quá trình TH Địa Lí của HS. Đặc trưng của kiến thức Địa Lí là nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên và hiện tượng kinh tế xã hội. Tất cả hiện tượng đó đều mang tính biến đổi theo không gian và thời gian… GV cần căn cứ vào những đặc trưng này để phát triển cho HS phương pháp TH bộ môn. Nhóm KN TH Địa lí Kĩ năng: là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động. Muốn có kĩ năng, trước hết phải có kiến thức làm cơ sở cho việc hiểu biết về nội dung công việc mà kĩ năng hướng vào và tri thức về bản thân kĩ năng như quy trình luyện tập từng thao tác riêng lẻ cho đến khi thực hiện một hành động đúng với mục đích yêu cầu đã đề ra. 15 Mức độ phát triển cao của KN là kĩ xảo. Kĩ xảo là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo, linh hoạt, sang tạo phù hợp với những mục tiêu trong các điều kiện khác nhau. Để đạt tới kĩ xảo cần phải trải qua các giai đoạn tập luyện trên cơ sở đã có các kĩ năng sao cho mỗi hành động người ta hoàn toàn không bận tâm đến các thao tác nữa mà mọi suy nghĩ tập trung vào việc tìm ra các biện pháp, phương pháp tốt nhất phù hợp với những hoàn cảnh, điều kiện luôn biến động để đạt được mục đích. Để HS phổ thông có NLTH Địa Lí cần rèn luyện và phát triển cho các em các KN TH ở trên lớp và ở nhà. Bởi vì NLTH có quan hệ mật thiết với KN TH. Nếu NLTH là thuộc tính tâm lí, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó có KN thì KN TH là những hành động riêng lẻ của hoạt đông TH do HS thực hiện trong học tập ĐL. Đó là: KN tự làm việc với các tài liệu học tập; KN nghe giảng kết hợp với tự ghi chép; KN phát hiện, giải quyết và trình bày vấn đề vấn đề; KN tư duy (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…); KN tự ôn tập củng cố kiến thức; KN tự kiểm tra đánh giá 8. Thái độ đối với hoạt động TH bộ môn Địa Lí NLTH Địa Lí còn bao gồm yếu tố nhu cầu học tập, thái độ, đạo đức, phẩm chất như niềm say mê, ý chí, lòng quyết tâm, tính kiên trì, tinh thần vượt khó, ý thức trách nhiệm… trong học tập. Thông qua rèn luyện các KN TH GV sẽ trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng về phương pháp học tập bộ môn. Bởi vì KN đòi hỏi con người phải có tri thức về hành động và các kinh nghiệm cần thiết. Mặt khác muốn rèn luyện được KN TH Địa Lí, HS cần phải có ý chí quyết tâm, tính kiên trì, tinh thần vượt khó trong học tập, việc TH đạt kết quả cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự nỗ lực của người học đóng vai trò quyết định. Nếu GV có kiến thức Địa Lí vững chắc, phương pháp giảng dạy rất hay, nhưng HS không chịu đầu tư thời gian TH, không có sự nỗ lực lao động của cá nhân, không có kế hoạch và phương pháp học tập hợp lý, không tự giác tích cực học tập thì kết quả học ĐL sẽ không cao. 16 Như vậy mối quan hệ giữa NL với kiến thức, KN và thái độ được thể hiện như sau: NL được thể hiện thông qua việc thực hiện nhiệm vụ nên HS cần chuyển hóa những kiến thức, KN, thái độ có được vào giải quyết những tình huống nhằm chiến lĩnh tri thức. Như vậy, có thể nói kiến thức là cơ sở để hình thành NL. KN theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện hoạt động học. Tuy nhiên nếu chỉ có kiến thức về phương pháp TH, KN TH thôi thì chưa đủ để tạo nên NLTH mà cần cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm của bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ học tập. 1.1.1.3. Định hướng phát triển năng lực tự học Một nguyên tắc trong giáo dục là luôn phải nhìn nhận HS theo quan điểm phát triển. Hay nói cách khác việc rèn luyện cho HS có khả năng TH và ngày càng nâng cao năng lực này trong học tập môn Địa Lí là có thể thực hiện được, không HS nào không thể rèn luyện để có năng lực đó. Tuy nhiên, việc phát triển NLTH của mỗi HS là khác nhau do sự tác động của cả yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Theo những định nghĩa khái niệm tìm hiểu ở trên, có thể rút ra kết luận rằng: phát triển là sự lớn mạnh, trưởng thành hơn của cái mới so với cái cũ đã được hình thành hay xuất hiện từ trước. Hay nói cách khác, phát triển là sự thay đổi của cái mới tiến bộ hơn cái cũ. Vậy phát triển NLTH Địa Lí tức là: Hiểu rõ kiến thức về TH, về phương pháp tự học tập bộ môn. Hoàn thiện hệ KN TH: thể hiện trong nhận thức, trong thực tế khi HS tiến hành TH (HS biết cách tìm kiếm tài liệu, tổ chức và sử dụng nguồn tài liệu hợp lí phục vụ cho quá trình TH…). Hệ thái độ: Người học có động cơ tự học, có sự hứng thú, say mê, chủ động trong quá trình học tập nhằm biến kiến thức của nhân loại thành sở hữu của mình một cách hiệu quả nhất. 17 Việc định hướng phát triển NLTH Địa Lí là trên cơ sở hình thành NLTH cho HS, GV phát triển NLTH cho HS bằng cách thường xuyên tiến hành luyện tập giúp HS nhận thức sâu sắc kiến thức về PP TH, vận dụng thành thục các KN và có sự say mê tích cực trong học tập. Sự tác động sư phạm này sẽ làm NL của HS thay đổi theo chiều hướng tích cực. Qua khảo sát bước đầu chúng tôi thấy rằng HS ở cấp THPT hầu hết đã được hình thành NLTH từ cấp học THCS, tuy nhiên NL của các em mới chỉ ở mức độ thấp, các em chưa được thực hành rèn luyện nhiều để phát triển NLTH ở mức cao hơn. Do vậy trong khuôn khổ của luận án các biện pháp sư phạm chúng tôi đề ra chủ yếu tập trung vào giai đoạn phát triển NLTH cho HS trong dạy học Địa Lí ở trường THPT. Thang năng lực: Để đánh giá việc phát triển NLTH ĐL cho HS, chúng tôi làm rõ các mức độ khác nhau của thang NL. NL của mỗi cá nhân là một phổ từ NL bậc thấp như nhận biết, tìm kiếm thông tin, tới NL bậc cao như khái quát hóa, phân tích. Theo nghiên cứu của OECD (2004) thì có ba thang NL từ thấp đến cao: tái tạo, kết nối, khái quát phản ánh. Trong dạy học Địa Lí, để thuận lợi cho việc GV đánh giá và HS có thể tự đánh giá mức độ phát triển NLTH Địa Lí chúng tôi đưa ra thang NL như sau: Nhận biết: ở mức độ này GV yêu cầu HS ghi nhớ và nhận biết được các khái niệm về hiện tượng tự nhiên, đặc điểm dân cư xã hội, đặc điểm kinh tế của các khu vực và quốc gia, đặc điểm tự nhiên Việt Nam, đặc điểm tự nhiên dân cư kinh tế của các vùng,… Các KN TH chưa được thành thạo, cần có sự làm mẫu và hỗ trợ tự GV. Chưa thực sự yêu thích môn học 6. Thông hiểu: Ở mức độ này đòi hỏi HS phải hiểu bản chất và đặc điểm của các hiện tượng, trên cơ sở đó biết khái quát, so sánh, xâu chuỗi các đặc điểm, lý giải được mối quan hệ giữa các đặc điểm này với đặc điểm khác. Các KN TH chưa thành thạo, cần có sự hướng dẫn hỗ trợ của GV. Đã bắt đầu có nhu cầu TH và tự tìm hiểu những kiến thức Địa Lí khi ở nhà. Vận dụng ở cấp độ thấp: HS vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không 18 hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. Việc vận dụng các KN TH Địa Lí một cách linh hoạt và mềm dẻo. Có hứng thú trong việc tìm hiểu và học hỏi bộ môn. Vận dụng ở cấp độ cao: Ở mức độ này đòi hỏi trên cơ sở hiểu bản chất hiện tượng Địa Lí, yêu cầu HS đánh giá nhận xét, bày tỏ những chính kiến, quan điểm, thái độ về các vấn đề LS, biết liên hệ với thực tiễn và vận dụng những kiến thức Địa Lí giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn, biết rút ra những bài học kinh nghiệm. Các KN TH được vận dụng một cách thành thục thành kĩ xảo. Thái độ học tập với bộ môn thể hiện ở mức cao, yêu thích và say mê tự học môn Địa Lí. 1.1.2. Phân loại năng lực Phân loại năng lực: Năng lực phân làm 2 loại: Năng lực chung và Năng lực chuyên biệt. Năng lực chung: là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động. Một số năng lực cốt lõi của HS THPT: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự QL, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. Trong môn Địa lí, năng lực chung là (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo). Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,… Một số ví dụ về năng lực chuyên biệt của HS thông qua môn toán: năng lực khái quát hóa, tổng hợp hóa, tương tự hóa, vẽ hình, tính toán…198. Năng lực chuyên biệt địa lí như: nhận thức khoa học địa lí (nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí); 19 tìm hiểu địa lí (sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập thực địa); vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn). Các năng lực này được hình thành và phát triển thông qua việc trang bị những kiến thức về địa lí đại cương, địa lí kinh tế xã hội thế giới, địa lí Việt Nam và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. 1.1.3. Các thành tố năng lực tự học trong dạy học Địa lí ở các trường THPT 1.1.3.1. Tài liệu học tập Tài liệu học tập Địa Lí ở đây chúng tôi tập trung chủ yếu vào SGK, Atlat Địa lí Việt Nam, các tài liệu tham khảo khác. SGK là tài liệu học tập cơ bản cho HS. Nội dung của SGK Địa Lí cung cấp cho HS hệ thống tri thức khoa học về hiện tượng tự nhiên và hiện tượng kinh tế xã hội. Có năng lực tự làm việc với SGK Địa Lí có nghĩa là HS hiểu được vai trò tác dụng cũng như cấu trúc của SGK. Từ những hiểu biết này trong quá trình dạy học GV sẽ giúp HS được rèn luyện KN làm việc với SGK như: tìm ý chính, khai thác nội dung thông qua kênh hình, kênh bảng số liệu, biểu đồ và trả lời các câu hỏi trong SGK. Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí cũng là phương pháp giảng dạy học mới theo hướng tích cực. Kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí, bao gồm: các bản đồ, lược đồ, các tranh ảnh, các biểu đồ, bảng số liệu thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat,… Atlát Địa lí là một dạng kênh hình được các giáo viên sử dụng trong dạy và học môn Địa lí mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ một cách máy móc, lại hấp dẫn học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Địa lí...Và do bố cục của Atlat rất phong phú, nên có thể giúp cho việc học môn Địa lí của học sinh đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhiều HS vẫn chưa nhận thấy được vai trò việc sử dụng Atlát Địa lí trong việc học tập. Đặc biệt là đối với HS lớp 12, Atlát Địa lí giống như một cuốn tài liệu kênh hình phục vụ cho nhu cầu học tập hằng ngày và phục vụ cho thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Hơn nữa, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, HS có thể tự khai thác kiến thức, 20 rèn luyện và tạo cho mình kỹ năng, thói quen học độc lập và sáng tạo. Đồng thời việc sử dụng Atlát sẽ làm giảm tâm lý phải học thuộc lòng, giúp các em học tập có hiệu quả hơn, có thể đạt kết quả cao trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi vào các trường Đại học 7. Tài liệu tham khảo là nguồn kiến thức cơ bản trong SGK. Đồng thời, nếu HS thói quen tự làm việc với tài liệu tham khảo sẽ giúp bản thân có ý thức tự đọc sách, tập dược nghiên cứu khoa học, lòng say mê, tự giác học tập, phát triển tư duy và vẫn dụng kiến thức vào thực tiễn. Để phát triển NLTH với tài liệu tham khảo cho HS, GV cần cung cấp tài liệu, hoặc giới thiệu địa chỉ tin cậy để HS tiếp cận với tài liệu, nêu yêu cầu, nội dung, mức độ, hướng dẫn cách đọc, ghi chép và trình bày tài liệu. Các tài liệu tham khảo bao gồm như: Sách khoa học, tài liệu Địa lí, báo chí, sách lí luận, Internet… Các tài liệu này cung cấp, bổ sung kiến thức về khoa học Địa lí, kinh tế xã hội. Tài liệu tham khảo được đối chiếu, so sánh sẽ có thuyết phục cao, có tác dụng giáo dục tư tưởng tình cảm, đồng thời bồi dưỡng năng lực làm việc với sách, bồi dưỡng lòng yêu thích môn học. 1.1.3.2. Vận dụng các thao tác tư duy vào trong học tập Đây là một năng lực rất quan trọng cần phát triển cho HS trong học tập Địa lí ở trường THPT. Phát triển năng lực tư duy không chỉ giúp HS lĩnh hội và nắm vững các khái niệm, nêu quy luật mà còn giáo dục các em tính kiên trì trong học tập góp phần phát triển các năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Để có năng lực tư duy HS cần được được rèn luyện các hoạt động như: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa. Bên cạnh đó, vận dụng các thao tác tư duy ở mức độ cao còn là khả năng đánh giá đúng các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng kinh tế xã hội phù hợp với từng thời điểm. Hiện nay chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng” do vậy có rất nhiều nguồn thông tin, nhiều tư liệu tham khảo, nhiều tư tưởng, nhiều quan niệm nếu không có khả năng tự đánh giá, không được định hướng đúng HS rất dễ hiểu nhầm hoặc hiểu sai một vấn đề tự 21 nhiên hay vấn đề kinh tế nào đó. Đặc biệt, những vấn đề kinh tế của thế giới và các quốc gia là một vấn đề mang tính nhạy cảm. Do vậy, cần trang bị cho HS biết tự đánh giá đúng bản chất các vấn đề giúp các em có cái nhìn đúng đắn về vấn đề Địa lí mà còn góp phần bồi dưỡng cho các em thái độ trân trọng đối với những giá trị mang tính Địa lí, tinh thần yêu quê hương đất nước. 1.1.3.3. Tự ghi chép khi nghe giảng Trong quá trình học tập trên lớp, HS phải biết vận dụng nhiều thao tác như nghe giảng, ghi chép, suy nghĩ, trả lời câu hỏi, trao đổi, thảo luận, hoạt động nhóm… Trong những hoạt động đó HS cần phải biết kết hợp các thao tác nghe, ghi chép và suy nghĩ trả lời câu hỏi. Phát triển được năng lực này sẽ giúp HS học tập hiệu quả hơn, linh hoạt hơn trong tư duy, giáo dục ý thức tự giác, kiên nhẫn và khả năng tư duy nhanh. Vì vậy trong quá trình nghe giảng hay nghe phần thuyết trình, HS phải biết chọn lọc kiến thức để ghi chép theo ý hiểu của cá nhân. Để việc lắng nghe có hiệu quả, HS phải luôn chú ý đến hoạt động của GV, phải theo sát các mục mà GV ghi trên bảng và kết hợp với SGK, trước khi nghe phải tìm hiểu qua nội dung (tên chủ đề, các câu hỏi, các nguồn tài liệu) chuẩn bị các công cụ ghi chép. Tốc độ nói sẽ nhanh hơn tốc độ ghi nên GV cần hướng dẫn HS cách ghi chép cho phù hợp, vừa ghi chép vừa suy nghĩ về vấn đề.Một số KN trong ghi chép như ghi thành các mục để dễ theo dõi, ghi những ý chính, ghi theo ý hiểu, dùng các chữ viết tắt và kí hiệu quy ước một cách nhất quán, có những nội dung có thể khái quát bằng sơ đồ, bảng biểu. Hiện nay, nhiều HS vẫn chưa nhận thức được vai trò của việc ghi chép bài trong quá trình nghe giảng. Chính vì vậy, nhiều HS còn lười ghi chép bài, chưa biết cách nghe, chọn lọc ý chính để ghi bài. Do vậy, GV nên rèn luyện cho HS kỹ năng ghi chép bài khi nghe giảng để tạo cho HS thói quen làm chủ trong việc tiếp thu kiến thức, chúng ta thường nói một lần ghi là một lần nhớ. Từ đó, giúp các em HS nhớ kiến thức một cách ngắn gọn, loogic, dễ hiểu, dễ nhớ và tránh bị thụ động trong quá trình học tập trên lớp 18. 22 1.1.3.4. HS tự khai thác đồ dùng trực quan Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung dạy học m

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VI THỊ KHUYÊN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VI THỊ KHUYÊN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - TRUNG HỌC PHỔ THƠNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Lí luận phương pháp dạy học mơn Địa lí Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS VŨ VÂN ANH THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu riêng tơi hướng dẫn TS Vũ Vân Anh Các số liệu, kết nêu luận văn trung thực chưa cơng bố cơng trình khác Thái Nguyên, tháng năm 2020 Tác giả luận văn Vi Thị Khuyên i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả luận văn xin bày tỏ lịng kính trọng biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Vân Anh, người tận tình bảo hướng dẫn tác giả suốt trình nghiên cứu thực đề tài luận văn Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; phòng Đào tạo, thư viện Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận văn Tác giả xin chuyển lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, thầy, cô giáo trường THPT địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Trường THPT Gang Thép, trường THPT Dương Tự Minh trường THPT Phú Lương tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thực nghiệm sư phạm hoàn thành luận văn Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp chia sẻ khó khăn, cổ vũ, động viên tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn Thái Nguyên, tháng năm 2020 Tác giả luận văn Vi Thị Khuyên ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 Lí chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu phạm vi nghiên cứu Quan điểm phương pháp nghiên cứu 6 Đóng góp đề tài Cấu trúc đề tài NỘI DUNG 10 Chương CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 10 1.1 Cơ sở lí luận 10 1.1.1 Các khái niệm 10 1.1.2 Phân loại lực 18 1.1.3 Các thành tố lực tự học dạy học Địa lí trường THPT 19 1.1.4 Các yếu tố tác động đến phát triển lực tự học Địa lí học sinh 24 1.2 Cơ sở thực tiễn phát triển lực tự học cho học sinh dạy học Địa lí 12 -THPT 28 1.2.1 Mục tiêu, nội dung cấu trúc chương trình Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thông 28 1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lí nhận thức học sinh lớp 12 lực tự học HS THPT 31 1.2.3 Thực trạng dạy học theo định hướng phát triển lực tự học dạy học Địa lí 12 - THPT 33 Tiểu kết chương 34 iii Chương TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC 35CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN 35 2.1 Nguyên tắc việc phát triển lực tự học cho học sinh dạy học Địa lí 12 - THPT tỉnh Thái Nguyên 35 2.2 Các biện pháp phát triển lực tự học cho HS dạy học Địa lí trường THPT 36 2.2.1 Một số yêu cầu tiến hành biện pháp phát triển lực tự học cho HS dạy học Địa lí trường THPT 36 2.2.2 Các biện pháp phát triển NLTH cho HS dạy học ĐL trường THPT 37 2.3 Hệ thống tiêu chí đánh giá lực tự học cho học sinh dạy học Địa lí 12 - THPT tỉnh Thái Nguyên 54 2.3.1 Các nguyên tắc xây dựng tiêu chí đánh giá NLTH 54 2.3.2 Quy trình xây dựng tiêu chí đánh giá NLTH môn ĐL cho HS 54 2.3.3 Một số tiêu chí đánh giá NLTH mơn ĐL cho HS cụ thể 55 2.4 Thiết kế số kế hoạch dạy học phát triển lực tự học cho học sinh qua dạy học Địa lí 12 - Trung học phổ thông 57 2.4.1 Những nội dung tổ chức dạy học phát triển lực tự học cho học sinh chương trình Địa lí lớp12 - Trung học phổ thông 57 2.4.2 Một số kế hoạch dạy học phát triển lực tự học cho học sinh dạy học Địa lí 12 - THPT 62 Tiểu kết chương 63 Chương THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 64 3.1 Mục đích, nguyên tắc thực nghiệm 64 3.1.1 Mục đích thực nghiệm 64 3.1.2 Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 64 3.2 Nội dung thực nghiệm 65 3.2.1 Đối tượng địa bàn thực nghiệm 65 3.2.2 Nội dung thực nghiệm 65 iv 3.3 Tổ chức thực nghiệm 65 3.3.1 Thời gian thực nghiệm 65 3.3.2 Chọn trường, lớp, giáo viên thực nghiệm 65 3.3.3 Phương pháp thực nghiệm 66 3.3.4 Đánh giá kết học tập Địa lí học sinh lớp thực nghiệm 68 3.4 Kết thực nghiệm 69 3.4.1 Bài thực nghiệm số 69 3.4.2 Bài thực nghiệm số 71 3.5 Đánh giá kết thực nghiệm 72 3.5.1 Đánh giá mặt định lượng 72 3.5.2 Đánh giá mặt định tính 73 3.5.3 Kết khảo sát lực tự học sau TNSP 73 3.5.4 Thăm dò ý kiến GV biện pháp sư phạm đề xuất thông qua giáo án thực nghiệm sư phạm 74 Tiểu kết chương 76 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ ĐL Địa lí GD & ĐT Giáo dục đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh KNTH Kĩ tự học NL Năng lực NLTH Năng lực tự học NXB Nhà xuất PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm THCS Trung học sở THPT Trung học phổ thông TH Tự học ĐC Đối chứng vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng: Bảng 2.1 Các mức độ đánh giá hoàn thành nhiệm vụ học tập chủa học sinh 49 Bảng 2.2 Quy trình luyện tập KN TH HS tác động GV 50 Bảng 2.3 Đặc điểm miền tự nhiên Việt Nam 51 Bảng 2.4 Tiêu chí đánh giá lực tự học cho HS dạy học mơn Địa lí 12 - THPT qua học 55 Bảng 2.5 Một số nội dung tổ chức dạy học phát triển lực tự học cho học sinh dạy học Địa lí 12 - Trung học phổ thông 58 Bảng 3.1 Danh sách trường, lớp tham gia thực nghiệm sư phạm 66 Bảng 3.2 Danh sách giáo viên dạy thực nghiệm 66 Bảng 3.3 Điều tra khảo sát lực tự học sinh 68 Bảng 3.4 Kết HS nhóm TN, ĐC trước TNSP 69 Bảng 3.5 Kết kiểm tra thực nghiệm số 70 Bảng 3.6 Tỉ lệ xếp loại kết kiểm tra thực nghiệm số 70 Bảng 3.7 Kết kiểm tra thực nghiệm số 71 Bảng 3.8 Tỉ lệ xếp loại kết kiểm tra thực nghiệm số 71 Bảng 3.9 Kết HS nhóm TN, ĐC trước TNSP sau TNSP 74 Bảng 3.10 Điều tra GV nội dung học TNSP 75 Bảng 3.11 Điều tra HS tiết học trình TNSP 75 Hình: Hình 1.1 Sơ đồ biểu người có lực tự học 13 Hình 3.1 Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết kiểm tra thực nghiệm số lớp thực nghiệm lớp đối chứng 70 Hình 3.2 Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết kiểm tra thực nghiệm số lớp thực nghiệm lớp đối chứng 72 vii MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài Nghị hội nghị Trung ương khóa XI đổi bản, toàn diện Giáo dục đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức, kĩ người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo sở để người học tự cập nhật đổi tri thức, kỹ năng, phát triển lực”; “Phải đổi phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ chiều, rèn luyện thành nếp tư sáng tạo cho người học, đảm bảo điều kiện thời gian TH, tự nghiên cứu” [21] Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 Thủ tướng Chính phủ rõ: “Tiếp tục đổi phương pháp dạy học đánh giá kết học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo lực tự học người học” [2] Yêu cầu đổi PPDH phải sử dụng PPDH phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp TH HS Việc TH, tự đào tạo ngày có vai trị quan trọng giáo dục nói chung nhu cầu nắm vững tri thức cá nhân nói riêng Việc tìm biện pháp hữu hiệu tổ chức có hiệu hoạt động TH để trang bị cho người học NLTH nhu cầu thiết mang ý nghĩa chiến lược lợi ích trước mắt lâu dài ngành Giáo dục nói riêng quốc gia nói chung Địa lí mơn học phản ánh chân thực vật, tượng tự nhiên kinh tế - xã hội xảy Chính thế, có kiến thức, thơng tin Địa lí HS tự nắm bắt thơng qua khả quan sát, thu thập thông tin từ người mạng thơng tin Đặc biệt chương trình Địa lí lớp 12 chủ yếu cung cấp cho em kiến thức Địa lí PL - GIÁO ÁN SỐ Sơ đồ vùng biển Việt Nam PL - GIÁO ÁN SỐ MẪU PHIẾU HOẠT ĐỘNG GHÉP NỐI Ý nghĩa Tự nhiên Kinh tế, văn hóa xã hội quốc phịng Trả lời Cột A Vị trí địa lí quy định đặc điểm thiên nhiên nước ta Tiếp giáp biển Đông Nước ta nằm vùng nhiệt đới bán cầu Bắc Nằm khu vực chịu ảnh hưởng gió mùa châu Á Vị trí tiếp giáp lục địa đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương Địa Trung Hải Nằm đường di lưu, di cư loài động, thực vật Vị trí hình thể Cột B a Tài ngun khống sản phong phú b Khí hậu có mùa rõ rệt c Sự phân hóa đa dạng tự nhiên d Tài nguyên sinh vật phong phú e Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa f Nền nhiệt cao g Nguồn dự trữ nhiệt - ẩm lớn, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc biển Nằm ngã tư đường hàng hải, hàng h Tạo điều kiện chung khơng quốc tế quan trọng sống hịa bình, hợp tác hữu nghị phát triển Vị trí liền kề với nét tương đồng lịch i Tạo thuận lợi giao lưu sử, văn hóa - xã hội với nước - , 2- , - , - , - , - , - , - , - PL - GIÁO ÁN SỐ Thông tin phản hồi Ý nghĩa Cột A Cột B Vị trí địa lí quy định đặc điểm a Tài nguyên khoáng sản thiên nhiên nước ta phong phú Tiếp giáp biển Đơng b Khí hậu có mùa rõ rệt Nước ta nằm vùng nhiệt đới bán c Sự phân hóa đa dạng cầu Bắc Tự nhiên tự nhiên Nằm khu vực chịu ảnh hưởng gió d Tài nguyên sinh vật mùa châu Á gió tín phong phong phú Vị trí tiếp giáp lục địa đại dương, e Mang tính chất nhiệt đới liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình ẩm gió mùa Dương Địa Trung Hải Nằm đường di lưu, di cư loài f Nền nhiệt cao động, thực vật Vị trí hình thể g Nguồn dự trữ nhiệt - ẩm lớn, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc biển Kinh tế, văn hóa xã hội Nằm ngã tư đường hàng hải, hàng h Tạo điều kiện chung không quốc tế quan trọng sống hịa bình, hợp tác hữu nghị phát triển quốc phịng Vị trí liền kề với nét tương đồng lịch i Tạo thuận lợi giao lưu sử, văn hóa - xã hội với nước Trả lời - e , 2- g , - f , -b , -a , -d , -c , - i , -h PHỤ LỤC 3b GIÁO AN THỰC NGHIỆM SỐ BÀI 13: THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI I MỤC TIÊU Sau học, học sinh cần đạt được: Về kiến thức, kỹ năng, thái độ a Kiến thức - Khắc sâu thêm, cụ thể trực quan kiến thức địa hình, sơng ngịi b Kỹ năng: - Đọc hiểu đồ sơng ngịi, địa hình Xác định địa danh - Điền ghi lược đồ số dãy núi đỉnh núi Định hướng phát triển lực - Năng lực chung: lực tự học; lực giải vấn đề; lực hợp tác; lực giao tiếp - Năng lực chuyên biệt: lực sử dụng đồ, bảng số liệu, sơ đồ Phương pháp dạy học - Nêu vấn đề - giải vấn đề - Thuyết trình - Phân tích, tổng hợp - Thảo luận nhóm - Đàm thoại - gợi mở II Chuẩn bị giáo viên học sinh Công tác chuẩn bị giáo viên: - Tài liệu giảng dạy: Giáo án, SGK lớp 12 - Tài liệu tham khảo: Chuẩn kiến thức kĩ - Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: + Bản đồ hình thể Việt Nam + Atlat Địa lí Việt Nam + Bản đồ trống + Các cánh cung, dãy núi, tam giác thể đỉnh núi vẽ sẵn lên giấy dán Yêu cầu chuẩn bị học sinh: - Chuẩn bị kiến thức: Đọc trước , nghiên cứu câu hỏi SGK - Chuẩn bị tài liệu học tập: SGK địa lí 12, átlát Địa lí Việt Nam, ghi, bút, thước kẻ III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: Hoạt động khởi động GV nêu yêu cầu thực hành: - Xác định vị trí dãy núi, đỉnh núi dịng sơng đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) - Điền vào lược đồ trống Việt Nam cánh cung, dãy núi, số đỉnh núi 2.Hoạt động hình thành kiến thức * Hoạt động 1: Xác định vị trí dãy núi, cao nguyên đồ - Hình thức: Cá nhân - Bước 1: GV đặt câu hỏi: ? Em xác định đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 vị trí: + Các dãy núi: Hồng Liên Sơn, Sơng Mã, Hồnh Sơn + Các cao ngun đá vơi: Tà Phình - Sìn Chải - Sơn La - Mộc Châu + Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều + Các cao nguyên: Lâm Viên, Di Linh - Bước 2: Hai HS bàn trao đổi để tìm vị trí dãy núi, cao ngun Atlat Địa lí Việt Nam - Bước 3: GV yêu cầu số HS lên đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường bảng Trong trình HS lên bảng xác định vị trí Gv đưa câu hỏi thêm: ? Em cho biết dãy núi, cao nguyên, cánh cung thuộc khu vực địa hình nào? HS trả lời: + Khu vực Tây Bắc: Hồng Liên Sơn, Tà Phình - Sìn Chải - Sơn La - Mộc Châu + Khu vực Đông Bắc: cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều + Khu vực Trường Sơn Nam: Các cao nguyên Lâm Viên, Di Linh - Bước 4: GV nhận xét cách đồ chuẩn xác lại vị trí cho HS * Hoạt động 2: Xác định vị trí đỉnh núi đồ - Hình thức: lớp - Bước 1: GV đưa nhiệm vụ cho HS Yêu cầu HS gập SGK quan sát đồ hình thể Việt Nam kết hợp Atlat trang 6,7, xác định vị trí độ cao đỉnh núi sau hoàn thành phiếu sau: Phiếu học tập 1a Tên đỉnh núi Độ cao Vị trí Phanxipang Khoan La San Pu Hoạt Tây Côn Lĩnh Ngọc Linh Pu xai lai Leng Rào Cỏ Hoành Sơn Bạch Mã Chưyangsin Lang Biang - Bước 2: Hai HS trao đổi thảo luận để tìm độ cao vị trí đỉnh núi Atlat Địa lí Việt Nam sau hồn thành phiếu học tập số - Bước 3: GV gọi số HS lên bảng đồ treo tường xác định vị trí độ cao đỉnh núi Kết hợp GV gọi HS lên bảng xếp tên đỉnh núi vào khu vực địa hình tương ứng Phiếu số 2a Khu vực địa hình Tên đỉnh núi Vùng núi Tây bắc Vùng núi Đông Bắc Vùng núi Trường Sơn Bắc Vùng núi Trường Sơn Nam - Bước 4: GV nhận xét đồ chuẩn kiến thức cho HS Phiếu phản hồi 1b Tên đỉnh núi Độ cao Vị trí Phanxipang 3143m Vùng Tây Bắc Khoan La San 1853m Vùng Tây Bắc Pu Hoạt 2452m Vùng Trường Sơn Bắc Tây Côn Lĩnh 2419m Vùng Đông bắc Ngọc Linh 2598m Vùng Trường Sơn Nam Pu xai lai Leng 2711m Vùng Trường Sơn Bắc Rào Cỏ 2235m Vùng Trường Sơn Bắc Hoành Sơn 1046m Vùng Trường Sơn Bắc Bạch Mã 1444m Vùng Trường Sơn Bắc Chưyangsin 2405m Vùng Trường Sơn Nam Lang Biang 2167m Vùng Trường Sơn Nam Phiếu phản hồi 2b Khu vực địa hình Tên đỉnh núi Vùng núi Tây bắc Phanxipang Khoan La San Vùng núi Đông Bắc Tây Côn Lĩnh Vùng núi Trường Sơn Bắc Pu Hoạt Pu xai lai Leng Rào Cỏ Hoành Sơn Bạch Mã Ngọc Linh Chưyangsin Vùng núi Trường Sơn Nam Lang Biang * Hoạt động 3: Xác định vị trí sơng đồ - Hình thức: lớp - Bước 1: GV đưa nhiệm vụ cho HS: ? Xác định đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 ) vị trí dịng sơng thuộc miền theo mẫu phiếu sau: Phiếu học tập 3a Các miền Địa lí tự nhiên Các sơng Miền Bắc Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ Nam Bộ - Bước 2: Hai HS trao đổi thảo luận để tìm vị trí dịng sơng - Bước 3: Gv gọi số HS lên bảng đồ xác định vị trí sơng HS khác nhận xét kiểm tra làm phiếu học tập - Bước 4: GV nhận xét chuẩn kiến thức Phiếu phản hồi 3b Các miền Địa lí tự nhiên Các sơng Miền Bắc Đơng Bắc Bắc Bộ Sơng Hồng, Sơng Thái Bình, Sơng Chảy Miền Tây Bắc Bắc Trung Bộ Sông Đà, Sông Mã , Sông Cả Miền Nam Trung Bộ Nam Bộ Sông Thu Bồn, Sông Trà Khúc Sông Đà Rằng,Sông Đồng Nai, Sông Tiền,Sông Hậu * Hoạt động 4: Điền vào lược đồ trống cánh cung, dãy núi, đỉnh núi - Hình thức: Cá nhân - Bước 1: GV chuẩn bị sẵn lược đồ trống bảng tờ giấy dán ghi sẵn tên cánh cung , dãy núi, đỉnh núi (Nội dung này: GV yêu cầu tất HS chuẩn bị lược đồ trống giấy A4 để trình bạn lên bảng làm em phía hoạt động so sánh với kết quả) Sau đó, GV gọi HS lên bảng dán cánh cung, dãy núi, đỉnh núi lên đồ trống - Bước 2: Các HS cịn lại hồn thiện chuẩn bị sẵn nhận xét làm bạn - Bước 3: GV nhận xét biểu dương làm tốt - Bước 4: HS kiểm tra làm hồn thiện Hoạt động luyện tập HS hoàn thành thực hành Giao nhiệm vụ nhà cho HS - GV Yêu cầu HS chuẩn bị đọc trước 14: Sử dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên PHỤ LỤC 3c GIÁO AN THỰC NGHIỆM SỐ BÀI 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I MỤC TIÊU Sau học, học sinh cần đạt được: Về kiến thức, kỹ năng, thái độ a Kiến thức - Phân tích mạnh vùng, trạng khai thác khả phát huy mạnh để phát triển kinh tế xã hội - Hiểu ý nghĩa kinh tế, trị, xã hội sâu sắc việc phát huy mạnh vùng b Kỹ năng: - Đọc phân tích khai thác kiến thức từ Atlat, đồ giáo khoa treo tường đồ SGK - Thu tập xử lí tư liệu thu thập c Về thái độ: - Nhận thức việc phát huy mạnh vùng khơng có ý nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa trị - xã hội sâu sắc Định hướng phát triển lực - Năng lực chung: lực tự học; lực giải vấn đề; lực hợp tác; lực giao tiếp - Năng lực chuyên biệt: lực sử dụng đồ, bảng số liệu, sơ đồ Phương pháp dạy học - Nêu vấn đề - giải vấn đề - Thuyết trình - Phân tích, tổng hợp - Thảo luận nhóm - Đàm thoại - gợi mở II Chuẩn bị giáo viên học sinh Công tác chuẩn bị giáo viên: - Tài liệu giảng dạy: Giáo án, SGK lớp 12 - Tài liệu tham khảo: Chuẩn kiến thức kĩ - Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, đồ kinh tế vùng, átlát Địa lí Việt Nam Yêu cầu chuẩn bị học sinh: - Chuẩn bị kiến thức: Đọc trước , nghiên cứu câu hỏi sgk - Chuẩn bị tài liệu học tập: SGK địa lí 12, átlát Địa lí Việt Nam, ghi, bút, thước kẻ III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động khởi động GV cho HS xem số tranh ảnh cảnh quan tự nhiên, dân tộc người, sở cơng nghiệp vùng GV đưa câu hỏi cho HS: ? Theo em, hình ảnh nói đến vùng nước ta? HS trả lời: Đó vùng trung du miền núi Bắc Bộ GV chuẩn kiến thức cho HS: Đây hình ảnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Vậy vùng có đặc điểm bật mặt tự nhiên, xã hội tình hình phát triền kinh tế xã hội sao? Chúng ta tìm hiểu tiết học Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CƠ BẢN *Hoạt động 1: Khái quát vùng - Hình thức: Cả lớp - Bước 1: GV sử dụng đồ treo tường kết hợp Atlat đưa câu hỏi: ? Xác định vị trí tiếp giáp phạm vi lãnh thổ I Khái quát chung - Gồm 15 tỉnh - DT: 101 000km2 - DS: >12 triệu người (2006) - Tiếp giáp: Trung Quốc, Lào vùng? Nêu ý nghĩa? - Bước 2: HS trả lời - Bước 3: GV chuẩn kiến thức Đồng sông Hồng, giáp biển => VTDL thuận lợi giao lưu với vùng khác nước xây dựng kinh tế mở II CÁC THẾ MẠNH VỀ KINH TẾ * Hoạt động 2: Thế mạnh khai thác , Thế mạnh khai thác , chế biến chế biến khoáng sản thủy điện khoáng sản thủy điện - Hình thức: cặp/ nhóm nhỏ a Điều kiện phát triển - Bước 1: - Thuận lợi: + GV hỏi: ? Vùng có thuận lợi khó khăn việc khai thác , chế biến khống sản thủy điện ? ? Thế mạnh thể tiểu vùng + Giàu khoáng sản + Trữ lượng lớn nước - Khó khăn: + Khai thác KS, xây dựng cơng trình thủy điện địi hỏi phải có vùng? phương tiện đại chi phí cao + GV lập bảng để HS điền thông tin vào phiếu - Bước 2: HS trả lời + Một số loại khoáng sản có nguy cạn kiệt… b Tình hình phát triển - Khai thác, chế biến khoáng sản: + Kim loại: + Năng lượng: Phiếu Loại khoáng sản + Phi kim loại + Vật liệu xây dựng => thuận lợi phát triển cấu công Phân bố nghiệp đa dạng + Thủy điện Phiếu Tên nhà máy Công suất Phân bố Thủy điện (thông tin phản hồi Xem phần phụ lục 1a 2b) * Trong qua trình khai thác cần ý đến vấn đề môi trường sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên Nhiệt điện - Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiên thức cho HS GDNL: - Đây vùng mạnh khống sản, nhiên liệu tiềm thủy điện - Việc khai thác tài nguyên khoáng sản xây dựng nhà máy thủy điện cần ý tới vấn đề môi trường phát triển bền vững - Phân tích loại đồ * Hoạt động 3: Tìm hiểu mạnh trồng Thế mạnh trồng chế biến chế biến công nghiệp, dược liệu, công nghiệp, dược liệu, rau rau cận nhiệt ôn đới chăn nuôi - Hình thức: Chia nhóm - Bước 1: GV phân chia lớp thành nhóm giao nhiệm vụ cho nhóm (GV phát phiếu học tập) cận nhiệt ôn đới a Điều kiện phát triển * Thuận lợi: - Tự nhiên: + Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù + Nhóm chẵn: tìm hiểu mạnh tình hình sa cổ, phù sa… phát triển trồng trọt + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có + Nhóm lẻ: Tìm hiểu mạnh tình hình mùa đông lạnh phát triển chăn nuôi + Địa hình cao - Bước 2: nhóm tiến hành thảo luận, ghi - Kinh tế - xã hội: kết + Có truyền thống, kinh nghiệm sản - Bước 3: Đại diện nhóm lên trình bày, xuất nhóm khác bổ sung + Có sở cơng nghiệp chế biến - Bước 4: GV chuẩn kiến thức - Chính sách, thị trường, vốn, kĩ thuật… thuận lợi * Khó khăn: - Địa hình hiểm trở - Rét, sương muối - Thiếu nước mùa đông lạnh - Cở sở chế biến - Giao thơng vận tải chưa thật hồn thiện b Tình hình phát triển (phiếu học tập xem phần phụ lục 3a) c Ý nghĩa: cho phép phát triển nơng nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh du cư 3.Thế mạnh chăn nuôi gia súc a Điều kiện phát triển: - Nhiều đồng cỏ - Lương thực cho người giải tốt - Khó khăn: vẩn chuyển khó khăn, đồng cỏ nhỏ xuống cấp b Tình hình phát triển phân bố (phiếu học tập xem phần phụ lục 4b) * Hoạt động 4: Tìm hiểu mạnh kinh Kinh tế biển - Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản tế biển - Hình thức: cá nhân - lớp - Du lịch - Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK - Giao thông vận tải biển hiểu biết cá nhân em hãy: * Ý nghĩa: Sử dụng hợp lí nguồn tài ? Nêu mạnh kinh tế biển vùng nguyên thiên nhiên, nâng cao đời nêu ý nghĩa? sống, góp phần bảo vệ an ninh quốc - Bước 2: HS trả lời - Bước 3: GV nhận xét chuẩn kiến thức phòng… * GDDS: - Nhận thức rõ mâu thuẫn mạnh kinh tế với thực trạng kinh tế đời sống nhân dân vùng - Tuyên truyền cộng đồng để thấy tác hại tiến tới chấm dứt di dân tự * GDMT: - TNTN đa dạng - Nhiều ngàn, cơng trình khai thác, sử dụng TNTN ảnh hưởng tới chất lượng môi trường - Nhận biết số ngành, cơng trình có tác động tới mơi trường, có ý thức bảo vệ TNTN Hoạt động luyện tập Sau tìm hiểu nội dung học, HS rèn luyện số câu hỏi trắc nhiệm sau Câu 1: Việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp đặc sản vùng TD MNBB góp phần A Phát triển nơng nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh du cư B Phát triển nông nghiệp cổ truyền C Đảm bảo an ninh lương thực cho người dân D Phát triển công nghiệp chế biến nông sản Câu 2: Điều kiện thuận lợi giúp vùng TD MNBB phát triển ngành chăn ni trâu, bị? A Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa B Sản lượng lương thực lớn C Có nhiều đồng cỏ D Hệ thống chuồng trại tốt Câu 3: Yếu tố sau hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn vùng TD MNBB? A Đồng cỏ có suất thấp B Vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới nơi tiêu thụ C Cơ sở hạ tầng chưa phát triển D Khí hậu có mùa đơng lạnh Câu 4: Việc xây dựng phát triển thủy điện TD MNBB đem lại lợi ích cho vùng? A Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện B Thay đổi mơi trường tự nhiên C phục vụ ngành khai khống sở điện rẻ, dồi D tăng thêm thu nhập cho vùng Câu 5: Khó khăn lớn việc khai thác khoáng sản vùng TD MNBB? A Khoáng sản phân bố rải rác B Địi hỏi chi phí đầu tư lớn cơng nghệ cao C Địa hình hiểm trở, giao thơng khó khăn D Khí hậu thất thường, thiên tai Câu 6: Khó khăn lớn việc khai thác số loại khoáng sản kim loại Trung du miền núi Bắc Bộ A thiếu lao động có kĩ thuật B đồi hỏi phương tiện đại C địa bàn cư trú dân tộc người D mỏ phân bố lẻ tẻ, trữ lượng không lớn Câu 7: Khó khăn lớn vùng trung du miền núi Bắc Bộ việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn A kinh nghiệm chăn ni B địa hình hiểm trở khí hậu lạnh C ngành giao thông vận tải chưa phát triển D thức ăn, vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ hạn chế Giao nhiệm vụ nhà cho học sinh - Về nhà: Học cũ - Chuẩn bị mới: Yêu cầu HS đọc trước nội dung 33: vấn đề chuyển dịch cấu kinh tế theo ngành Đồng sông Hồng Phụ lục Phiếu học tập Phiếu Loại khoáng sản Phân bố Phiếu Tên nhà máy Công suất Phân bố Thủy điện Nhiệt điện Phiếu Tên/Loại Tình hình phát triển phân bố ngành trồng trọt Phiếu Tên/Loại Tình hình phát triển phân bố ngành chăn ni Thơng tin phản hồi Phiếu 1a Loại khống sản Phân bố -Than - Quặng đồng - Niken - Đất - Sắt - Kẽm - chì - Đồng vàng - Thiếc - bôxit - Quảng Ninh - Sơn La - Lai Châu - Yên Bái - Chợ Điền - Bắc Kạn - Lào Cai - Cao - Apatit - Lào Cai Phiếu 2b Tên nhà máy Công suất Phân bố Thủy điện - Thác Bà - Hịa Bình - Sơn La - 110 MW - 1920 MW - 2400 MW - n Bái - Hịa Bình - Sơn La - Tuyên Quang - 342 MW - Tuyên Quang Nhiệt điện - Na Dương - 110 MW - Lạng Sơn - ng Bí - Cao Ngạn - 450 MW - 116 MW - Quảng Ninh - Thái Nguyên - Cẩm Phả - 600 MW - Quảng Ninh Phiếu 3a Tên/Loại - chè - Hồi, Tam thất, đỗ trọng… - Đào, lê, táo, mân - Rau ơn đới Tình hình phát triển phân bố - Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang… - Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn - Lạng Sơn, Cao Bằng, Sapa… Phiếu 4b Tên/Loại - Trâu - Bị - Gia súc nhỏ Tình hình phát triển phân bố - Chăn thả rừng với 1,7 triệu = 50% nước - Lấy thịt + Sữa: phân bố cao nguyên Mộc Châu, Sơn La với 900.000 = 18% nước - Lợn, dê…(Lợn:5,8 triệu con) ... NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - TRUNG HỌC PHỔ THƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 Nguyên tắc việc phát triển lực tự học cho học sinh dạy học Địa lí 12 - THPT tỉnh Thái Nguyên Trên... Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn phát triển lực tự học cho học sinh dạy học Địa lí 12 Chương 2: Tổ chức dạy học nhằm phát triển lực tự học cho học sinh dạy học Địa lí 12 - THPT tỉnh Thái Nguyên Chương... tổ chức dạy học phát triển lực tự học cho học sinh chương trình Địa lí lớp12 - Trung học phổ thông 57 2.4.2 Một số kế hoạch dạy học phát triển lực tự học cho học sinh dạy học Địa lí 12 - THPT

Ngày đăng: 20/11/2020, 14:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan