1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Cồng chiêng ở Kon Tum

3 609 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 184,55 KB

Nội dung

Cồng chiêng Kon Tum Nói đến văn hóa dân gian Tây Nguyên, ít người bỏ qua rượu cần và cồng chiêng. Đúng như thế, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kontum nói riêng coi rượu cần và cồng chiêng là những vật phẩm quý giá, thiêng liêng. Rượu cần và cồng chiêng là thành tố cơ bản tạo thành lễ hội. Mà lễ hội của đồng bào thì kể sao hết được. Với con người, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ maó. Với cây lúa, từ lễ bói điềm, chọn đất đến thu hoạch đại trà, đóng cửa kho. Với cộng đồng, từ lễ tu sửa máng nước đến mừng nhà Rông mới. Đấy là chưa kể đến lễ hội mới, lễ hội cách mạng như mừng Đảng, mừng Xuân, Quốc khánh, sinh nhật Bác Hồ, v.v . Lễ hội có mới, mặc dù đã có bàn tay của tổ chức nhằm tuyên truyền, giáo dục, v.v . nhưng suốt quá trình diễn ra lễ hội thì rượu cần và cồng chiêng vẫn giữ vai trò trụ cột. Tỉnh Kontum có tới 6 thành phần dân tộc bản địa, được hợp thành từ nhiều nhóm dân tộc địa phương, cùng với người Kinh và nhiều fân tộc xen cư khác. Vậy thì, rượu cần và cồng chiêng của mỗi tộc người có giống nhau đâu. Có thể nói rượu cần và cồng chiêng góp phần làm đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc Kontum. Hai dân tộc Giarai và Bahnar, cư trú chính Gia Lai, song Kon Tum, số lượng vẫn còn khá hơn, tuy họ ngành khác (Giarai A ráp và Bahnar Rongao). Dân tộc Giarai quần tụ phía Bắc lòng hồ Yaly (chủ yếu huyện Sa Thầy và thị xã Kon Tum), cồng chiêng của họ bề thế (bộ từ 12 đến 18 cái), có nhiều loại, bài bản hay, đặc trưng cho từng loại lễ hội. Họ có chiêng Pom, chiêng Pát, chiêng Lào, chiêng Kur, chiêng Honh (đồng). Ngày nay, thanh niên còn biết là chiêng cải tiến, đi học lối đánh tận Aynpa mang về làng mình. Làng Kieng, Kàđừ Sa Thầy, thanh niên nam nữ rất thích nghe chiêng này và cùng nhau nhảy múa (xoang). Dân tộc Bahnar Rơngao lại có lối đánh chiêng riêng. Bài bản của họ, ngoài những dân ca thuần túy, có kiêng cữ và có cả màu sắc tôn giáo. Họ cũng biết sáng tác những bài bản mới, múa dân gian cũng được nâng cao. Càng ngược lên phía Bắc, cồng chiêng Giarai, Bahnar thưa dần, chiêng của họ được đồng bào đây gọi chung là chiêng Goong, cũng như một loại hình giao duyên mới Ding dinh (mà họ quen gọi là cải lương dân tộc). Ding dinh là hình thức giao duyên trẻ trung, ứng tác, ứng xử là khá hiệu quả. Kon Tum có hai dân tộc thuộc loại nhỏ nhất trong cả nước, mỗi dân tộc chỉ có trên hai trăm nhân khẩu, đó là Brâu và Rơmăm. Dân tộc Rơmăm cư trú gọn trong một làng (làng Le) thuộc xã Morai huyện Sa Thầy. Họ có ngôn ngữ và cách đánh chiếng rất gần với dân tộc Giarai. Song, đây có điều đặc biệt là cây đàn T'rưng. Họ đánh bằng 3 dùi (thông thường các dân tộc khác là 2 dùi). Thành ra, cách diễn tấu và bài bản rất lạ. Các dân tộc còn lại như Sêđăng, Giẻ Triêng Brâu số lượng cồng chiêng trong mỗi bộ cứ ít dần. Sẽ đăng gốc Giẻ Triêng một bộ có 8 cái, Giẻ Triêng có 3 cái cùng một ống nứa. Brâu có 2 cái. Tên gọi cho từng cái chiếng cứ như tên người. Chiêng Tha của người Brâu gồm 2 cái, Jolieng chồng và chura (vợ). Chiêng Nỉ của người Giẻ Triêng có 3 cái, một ống nứa gọi là Dục tít - tên của chúng: Ko, tray, con, xao (bố, mẹ, con, rể). Người Brâu còn có chiêng Brôm, người Giẻ Triêng có thêm chiêng Ngô. Sát chân núi Ngọc linh, nhóm dân tộc Châu Con có chiêng Pô, điểm phân thủy (Măng đen) giữa đông - Tây Trường Sơn, nhóm Sê đăng (M'nâm) có chiếng Acheo, chiêng Mêh, chiêng Wăch (mỗi loại trọn bộ gồm 4 chiếc). Cồng chiêng Kon Tum khác nhiều so với Gia Lai, Đắc Lắk, Lâm Đồng. Khác về số lượng, khác về cách diễn tấu và sự kết hợp. Cho đến bây giờ, Tây Nguyên chưa tìm thấy nơi sản xuất cồng chiêng và đồng bào cũng công nhận như vậy, họ có nói về nguồn gốc cồng chiêng thông qua tên gọi. Chẳng hạn, chiêng Lào (từ nước Lào), chiêng Kur (từ Campuchia), chiêng Juăn (từ người Kinh)v.v . Đồng bào Kon Tum sử dụng cồng chiêng vào cuộc sống hàng ngày, gắn liền với lễ hội và tín ngưỡng. Ta thử nhìn về dấu vết của nó để có thể nêu giả định: Lệnh và phèng la (1 cái) của người Kinh thường điểm trong nhạc lễ đám tang. Loại chiêng 2 cái (chiêng Tha của người Brâu) 3 cái (Giẻ Triêng), 4 cái (Xêđăng M'măm), v.v . thì cồng chiêng Kon Tum có cấu tạo rất giản đơn so với các dân tộc Bahnar, Giarai, Êđê, v.v . Chiêng Tha của dân tộc Brâu không có giai điệu, chỉ có tiết tấu, chuyển tải thông tin là chính (giống như tiếng kẻng, tiếng còi, tiếng trống trường. Mà thông tin là một trong những chức năng khởi điểm của âm nhạc). Vì thế, cồng chiêng Kon Tum có thế đứng vào loại cổ trong gia đình cồng chiêng nói chung Tây Nguyên. Chúng tôi rất băng khoăn về cồng chiêng Kon Tum. Trước hết đồng bào coi cồng chiêng là của cải vật chất hơn là một nhạc cụ. Mà của cải vật chất có được là do Trời (Yâng) cho nên nó rất thiêng, gắn chặt với tín ngưỡng. Từ sau giải phóng, tỉnh Gialai - Kon Tum (cũ) đã có nhiều cố gắng nhằm đưa cồng chiêng ra đời thường nhưng vẫn gặp không ít khó khăn, cũng như định biến các lễ hội dân gian của đồng bào thành lễ hội mới, hoặc nhà Rông văn hóa, làng văn hóa v.v . Yý định thì hay, nhưng thực hiện chưa được. Khó khăn là từ sự hiểu biết của chúng ta về cồng chiêng còn quá ít. Điều băn khoăn khác là đã có sự lợi dụng của tôn giáo (Tin lành) các địa bàn Đakto, Đaklei, Sa Thầy . dẫn đến việc đồng bào không đánh cồng chiêng, buôn bán cồng chiêng v.v . Kon Tum có 69 xã, khoảng gần 1000 làng dân tộc, mỗi gia đình có thể có từ 1 đến 2 bộ cồng chiêng thì cồng chiêng Kon Tum phải là cả kho tàng, báu vật là đương nhiên, giữ vị trí không nhỏ trong đời sống tinh thần của đồng bào. . đánh cồng chiêng, buôn bán cồng chiêng v.v . Kon Tum có 69 xã, khoảng gần 1000 làng dân tộc, mỗi gia đình có thể có từ 1 đến 2 bộ cồng chiêng thì cồng chiêng. trong những chức năng khởi điểm của âm nhạc). Vì thế, cồng chiêng ở Kon Tum có thế đứng vào loại cổ trong gia đình cồng chiêng nói chung ở Tây Nguyên. Chúng

Ngày đăng: 24/10/2013, 00:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w