Vàinétvềkháiniệm “tài liệu”, “tài liệuđiện tử” 1 TS. Nguyễn Lệ Nhung Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn đã sản sinh ra một loại hình tàiliệu mới. Đó là tàiliệuđiện tử. Vềkháiniệmtàiliệu và tàiliệuđiệntử cũng còn nhiều điều cần được trao đổi thống nhất. Trong bài này, chúng tôi xin được trình bày đôi điều vềkháiniệmtàiliệu và tàiliệuđiệntử qua tìm hiểu một số tiêu chuẩn quốc gia Liên bang Nga về văn thư và công tác lưu trữ, đồng thời có sự so sánh với kháiniệmtàiliệuđiệntử của lưu trữ quốc gia Mỹ. Kháiniệmtàiliệu - Phân tích sự phát triển của kháiniệm “tài liệu” có thể khẳng định tính không tách rời của vật mang tin và của thông tin ghi trên nó. Nhưng những định nghĩa sớm hơn lại nhấn mạnh sự chú ý vào đối tượng vật chất - vật mang thông tin, còn những định nghĩa muộn hơn lại dành sự chú ý nhiều hơn tới thành tố thông tin của tài liệu. Ở nước Nga, theo tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên về thuật ngữ GOST 16487-70 “Văn thư và công tác lưu trữ. Các thuật ngữ và định nghĩa”, kháiniệm “tài liệu” đã được định nghĩa là “phương tiện để giữ lại các tin tức về những sự việc, sự kiện, hiện tượng của thực tiễn khách quan và hoạt động tư duy của con người”. Trong tiêu chuẩn GOST 16487-83 “Văn thư và công tác lưu trữ. Các thuật ngữ và định nghĩa”, thuật ngữ “tài liệu” đã được định nghĩa như là “đối tượng vật chất cùng với thông tin được ghi nhận bởi con người, bởi phương pháp để truyền nó trong thời gian và không gian”. Ngày nay kháiniệm “tài liệu 2 ” được định nghĩa như sau: “Tài liệu - là thông tin được gắn trên vật mang tin với những tiêu chí cho phép nhận dạng nó”. Đối với công tác quản lý, văn thư, lưu trữ, điều quan trọng là làm sao có thể nhận dạng được thông tin chứa đựng trong tài liệu, sao cho tàiliệu được trình bày theo trật tự được thiết lập với những tiêu chí nhất định (các yếu tố trình bày tài liệu). Cần phải nói thêm rằng, tàiliệu còn có hai đặc điểm phân biệt nữa. Thứ nhất, thông tin chứa đựng trong tàiliệu nhờ sự tham gia sáng tạo của con người, vì vậy tàiliệu phản ánh quá trình quản lý hay hoạt động cá nhân; tàiliệu không chỉ đơn giản là tập hợp các dữ liệu mà còn là kết quả hoặc là sản phẩm của một sự kiện nào đó. Thứ hai, một thành phần mang tính pháp lý của tàiliệu - khả năng dùng làm bằng chứng của nó đóng vai trò không kém phần quan trọng trong hoạt động quản lý và hoạt động cá nhân. Chính vì vậy, trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489, “tài liệu” được hiểu là thông tin được tạo lập, tiếp nhận và 1 Bài viết được hoàn thành theo quan điểm của các tiêu chuẩn quốc gia Nga về “Văn thư và công tác lưu trữ” 2 Xem luật liên bang về “Thông tin, thông tin hoá và bảo mật thông tin” và tiêu chuẩn quốc gia GOST R 51141- 98 1 lưu giữ bởi tổ chức hoặc cá nhân như là bản chứng nhận để khẳng định trách nhiệm pháp lý hay hoạt động quản lý. Nghĩa là, khác biệt với thông tin và dữ liệu, trước tiên tàiliệu là bằng chứng về hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội. Tương đương với thuật ngữ đang sử dụng, “tài liệu” là thuật ngữ tiếng Anh “record” mà định nghĩa của nó trong văn học nước ngoài khác với định nghĩa của thuật ngữ chung hơn “document”. Và trong khi bất cứ tàiliệu nào đều là bản ghi, thì không phải bản ghi nào cũng là tài liệu. Thuật ngữ “tài liệu 3 ” (thuật ngữ tiếng Anh tương tự với nó được chấp nhận là “document”) được định nghĩa như là thông tin (dữ liệu có giá trị) và vật mang tin tương ứng có thể là giấy, ảnh, vật liệu từ, điệntử hay đĩa quang. Dạng chung của tàiliệu là bản ghi (thuật ngữ tiếng Anh tương tự “record”) – là tàiliệu chứa đựng các kết quả đã đạt được hoặc xác nhận hoạt động đã hoàn thành. Theo chúng tôi, việc sử dụng các thuật ngữ “tài liệu” và “bản ghi” như vậy có thể coi là có sai sót. Thuật ngữ “bản ghi” theo ISO 15489 nghĩa là thông tin (hay đối tượng) đã ghi có thể được coi là một đơn vị riêng (đơn vị nguyên vẹn). Đặc điểm cơ bản của bản ghi là tính linh hoạt của nó. Các bản ghi có thể được tạo dựng bởi nhiều người, tồn tại dưới một vài phiên bản qua các giai đoạn hình thành trong suốt các chu trình thời gian khác nhau. Đặc điểm then chốt của tàiliệu là tính bất biến của nó. Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng tàiliệu khác biệt với bản ghi bởi nó là bằng chứng về hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội, có sức mạnh pháp lý. Trong phạm vi quản lý, thuật ngữ “tài liệu” có các cụm từ đồng nghĩa: “thông tin được tàiliệu hoá”, “tài liệu công vụ”, “tài liệu công việc”, “tài liệu quản lý”. Tàiliệu có thể là một hay vài bản ghi, là thành phần của văn kiện (tiếng Anh: documentation). Kháiniệmtàiliệu lưu trữ - Đó là tàiliệu cần lưu giữ cho các công dân, xã hội và quốc gia theo mức độ giá trị của vật mang tin và của thông tin. Các cơ quan, tổ chức nhà nước và công dân hoạt động kinh doanh phải bảo đảm việc giữ gìn các tàiliệu lưu trữ (không phụ thuộc vào dạng vật mang tin) theo những mức độ thời hạn bảo quản đã được quy định. Thuật ngữ “tài liệuđiện tử” đã xuất hiện vào đầu những năm 1990, nhưng đối với công tác quản lý tàiliệu ở Nga, chỉ vào cuối những năm 1990 nó mới bắt đầu được sử dụng tích cực. Tới thời điểm đó, trong các sách trong nước và nước ngoài có các thuật ngữ được chấp nhận chung là “tài liệu đọc được bằng máy”, “tài liệu trên vật mang là máy tính (từ tính)”, “tài liệu được máy tính dẫn hướng” và “đồ họa máy tính”. Cụ thể, định nghĩa thuật ngữ “tài liệu trên vật mang tin là máy tính” có trong tiêu chuẩn hiện hành GOST R 51141- 98: “đó là tàiliệu được tạo lập do sử dụng các vật mang tin và các phương pháp ghi bảo đảm xử lý thông tin của nó bằng máy tính điện tử”. Cần chỉ ra rằng bất cứ tàiliệuđiệntử nào cũng đều là tàiliệu đọc được bằng máy, song không phải cứ mỗi tàiliệu đọc được bằng máy lại là tàiliệu 3 Theo GOST R ISO 9000 2 điện tử. Sự phát triển của công nghệ máy tính vào những năm 1990 đã làm cho thuật ngữ “tài liệu đọc được bằng máy” và đặc điểm cơ bản của nó - tiện lợi cho máy đọc trở thành không còn khả năng tồn tại: trong các điều kiện đương đại, thông tin từ bất kỳ tàiliệu giấy nào đều có thể đọc bằng máy (quét hình). Xuất hiện nhu cầu vềkháiniệm mới liên quan tới tàiliệu ở tất cả các giai đoạn vòng đời của nó - từ tạo lập tới hủy - dưới dạng điện tử. “Tài liệuđiện tử” đã trở thành kháiniệm như vậy. Nhiều định nghĩa thuật ngữ “tài liệuđiện tử” hiện có đang nhấn mạnh sự giống nhau của các kháiniệm “tài liệu” và “tài liệuđiện tử”. Ở đây điểm nhấn được dành cho thành tố thông tin của khái niệm. Trong pháp luật Nga, định nghĩa tàiliệuđiệntử lần đầu tiên xuất hiện ở Luật liên bang về “Chữ ký điệntử số”: “tài liệuđiệntử - đó là tàiliệu mà thông tin của nó được thể hiện dưới dạng điệntử - số”. Định nghĩa này không ràng buộc kháiniệm “tài liệuđiện tử” với cả những vật mang tin đặc biệt (ví dụ như máy tính) lẫn các phương tiện bảo mật thông tin và chứng nhận tác giả (ví dụ như chữ ký điệntử số), nó còn tạo sự nhấn mạnh cơ bản vào phương pháp diễn đạt thông tin. Thuật ngữ trao đổi thông tin điệntử đã có sự khẳng định pháp lý trong tiêu chuẩn GOST R 52292-2004 “Trao đổi thông tin điện tử. Các thuật ngữ và định nghĩa” thuộc tập các tiêu chuẩn “Công nghệ thông tin” do Bộ Công nghệ thông tin và liên lạc Liên bang Nga soạn thảo. Tiêu chuẩn này lấy cơ sở là các tiêu chuẩn quốc tế về thuật ngữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệuđiệntử và xử lý thông tin trong các hệ thống phân phối. Các tiêu chuẩn quốc tế đặt ra những quy định bảo đảm sự thoả thuận các vấn đề liên quan tới các khía cạnh xã hội của chuyển tài liệuđiệntử (thông tin công việc, các hợp đồng, những thoả thuận và quy tắc thống nhất giữa các tổ chức, trong đó cả các vấn đề bảo mật, độ trung thực v.v.) và đặc biệt các vấn đề công nghệ thông tin (các năng lực chức năng, các dịch vụ giao diện, những thủ tục v.v.). Vì vậy, tiêu chuẩn GOST R 52292 phản ánh cách tiếp cận hiện đại tới việc phân định hai khía cạnh của một hiện tượng: khía cạnh xã hội và khía cạnh công nghệ đã được thông qua trong các tiêu chuẩn trên. Nó xuất phát từ luận điểm cho rằng tàiliệu chỉ tồn tại trong xã hội của những chủ thể có tư duy và là thông báo ghi nhận một sự việc nào đó. Theo GOST R 52292, tàiliệu là hiện tượng xã hội, nó dùng để lập luận hình thức cho những hành động này hoặc hành động khác của các chủ thể tác động qua lại với nhau thông qua nó. Bất luận là tàiliệu đang tồn tại hay được trình bày dưới dạng nào đó, nó phải thể hiện được các mối quan hệ xã hội và thực thi các chức năng xã hội. Tiêu chuẩn quốc gia này bao gồm, ví dụ, các thuật ngữ và định nghĩa như: môi trường số - môi trường của những đối tượng logic, nó được sử dụng để mô tả (mô hình hoá) các môi trường khác (cụ thể như điệntử và xã hội) trên cơ sở các quy luật toán học; 3 môi trường điệntử - là môi trường của các thiết bị kỹ thuật (phương tiện máy móc), hoạt động trên cơ sở các quy luật vật lý và được sử dụng vào công nghệ thông tin để xử lý, lưu giữ và truyền tải các dữ liệu; các dữ liệu - đó là sự diễn đạt thông tin được diễn giải bằng phương pháp hình thức thích hợp cho truyền thông, thuyết minh và xử lý (theo ISO/MEK 2382); tàiliệu - là đối tượng của sự tác động tương hỗ thông tin trong môi trường xã hội, để biểu thị hình thức các mối quan hệ xã hội giữa những đối tượng khác nhau của môi trường đó; tàiliệuđiệntử - đó là một hình thức trình bày tàiliệu dưới dạng tập hợp các thực hiện liên quan với nhau trong môi trường điệntử và các thực hiện liên quan với nhau tương ứng với chúng trong môi trường số; Tiêu chuẩn GOST R 52292 đặt ra cho tàiliệu trong môi trường xã hội những yêu cầu chính sau đây: 1) tính ghi nhận (của tài liệu) - thuộc tính chức năng của tài liệu, nó chỉ ra rằng tàiliệu phản ánh các tin tức chứa đựng trong nó không phụ thuộc vào hình thức trình bày; 2) tính tiếp cận (của tài liệu) - thuộc tính của tài liệu, phản ảnh hình thức trình bày tàiliệu bảo đảm khả năng hiển thị các tham số đã cho của việc trình bày tàiliệu đó (nội dung, tính chất, công nghệ) bằng các phương tiện sẵn có tại những thời điểm đã cho trong khoảng thời gian có giới hạn; 3) tính toàn vẹn (của tài liệu) - thuộc tính của tài liệu, chỉ ra rằng trong bất cứ sự trình bày tàiliệu nào thì các giá trị cho trước của các tham số của tàiliệu được trình bày phải thoả mãn những yêu cầu đặc thù; 4) tính pháp lý (của tài liệu) - thuộc tính của tài liệu, nói rằng sự trình bày tàiliệu chứa các tham số khẳng định tính hợp pháp khách quan của công nghệ được sử dụng trong suốt vòng đời của tài liệu. Việc đưa thuật ngữ quốc tế vào tiêu chuẩn quốc gia đang vạch ra sự thâm nhập mạnh mẽ từ kinh nghiệm nước ngoài vào cơ sở tiêu chuẩn trong nước mà không phải lúc nào nó cũng trùng hợp với các kháiniệm quen thuộc trong lĩnh vực làm việc với tài liệu. Việc thông qua các tiêu chuẩn tương tự như vậy, theo chúng tôi, nên được dự báo bằng sự đánh giá thẩm định không chỉ của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà cả của các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý tài liệu, bởi vì một trong những nguyên tắc của tiêu chuẩn hoá là phải có sự lưu ý tối đa đến những lợi ích của tất cả các bên đang quan tâm. Trong các văn bản pháp lý của nước ngoài, những định nghĩa “tài liệuđiện tử” khác biệt nhau, nhưng đa phần chúng khẳng định tính bất biến của sự tồn tại các loại tàiliệu dưới dạng điện tử, công nhận tài liệuđiệntử như dạng đặc biệt của tài liệu. Đặc điểm của tài liệuđiệntử là ở chỗ, thông tin của nó được trình bày dưới dạng “điện tử - số” và kết quả là chúng ta chỉ có thể cảm nhận được nó nhờ sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật và chương trình tương thích. Mặc dù vậy, tàiliệuđiệntử đang thực hiện chính các chức năng và có giá trị đích 4 thực như tàiliệu truyền thống. Chính vì vậy, trong luật lưu trữ của một số nước phát triển, trong định nghĩa các kháiniệm “tài liệu” và ”tài liệuđiện tử” điểm nhấn không dành cho hình thức của các tàiliệu mà cho các chức năng của chúng. Theo định nghĩa của Lưu trữ quốc gia Mỹ, tàiliệuđiện tử, đó là tàiliệu chứa đựng thông tin số, đồ thị và văn bản có thể được ghi trên bất cứ vật mang máy tính nào (nghĩa là chứa thông tin được ghi dưới hình thức thích hợp cho xử lý chỉ nhờ sự hỗ trợ của máy tính) và nó tương thích với định nghĩa “tài liệu”: “tất cả các tưliệu sách, giấy, đồ bản, ảnh chụp mà máy đọc được và các bản viết khác không phụ thuộc vào hình thức và tính chất vật lý của chúng, được xây dựng và tiếp nhận bởi cơ quan liên bang của Mỹ theo pháp luật liên bang hoặc để thực hiện hoạt động của nhà nước và được lưu giữ ở cơ quan đó hoặc đơn vị có quyền thừa kế chúng để làm bằng chứng về hoạt động (về tổ chức, các chức năng, quy định, giải pháp, thủ tục, hành động hay những thứ khác) của chính quyền liên bang hoặc vì giá trị thông tin của các dữ liệu”. Ở đây, không nằm trong kháiniệm “tài liệu” là các tưliệu thư viện, bảo tàng được xây dựng hay tiếp nhận và lưu giữ vì mục đích tra cứu hoặc triển lãm, những bản sao bổ sung tàiliệu được bảo quản để thuận lợi cho tra cứu cũng như những tuyển tập các ấn phẩm phát hành và các sưu tập những tưliệu viết 4 đã được lựa chọn. Như vậy, định nghĩa chính thức của thuật ngữ “tài liệu” trong luật pháp Mỹ có ba khía cạnh then chốt: 1. Tàiliệu được xây dựng và tiếp nhận bởi cơ quan liên bang của Mỹ hoặc theo quy định pháp luật, hoặc để thực hiện hoạt động của nhà nước. Vì vậy, chúng thuộc sở hữu của chính phủ và được chuyển đi hủy hay bảo quản chỉ sau khi có phê duyệt của Lưu trữ quốc gia Mỹ. 2. Tàiliệu được bảo quản là bằng chứng hoặc chứa đựng thông tin có giá trị về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và hoạt động của cơ quan, tổ chức và các vấn đề khác. 3. Tàiliệu có thể là khác biệt theo hình thức hay những đặc trưng vật lý. Có thể là tàiliệu giấy, tàiliệuđiện tử, tàiliệu nghe-nhìn,… Song, khác với những tàiliệu truyền thống, đặc trưng của tàiliệuđiệntử không phải là tính nguyên vẹn vật lý mà là tính nguyên vẹn logic. Chính dấu hiệu nguyên vẹn logic phải được chú ý khi nhận dạng tàiliệuđiệntử trong những trường hợp với các cơ sở dữ liệu, với các tàiliệu kiểu siêu văn bản, bảng biểu, đa phương tiện. Ưu điểm của việc sử dụng tàiliệuđiệntử là: a) vào bất cứ thời gian nào, các nhân viên chức năng đều có thể tiếp cận được thông tin; b) dễ dàng thực hiện và kiểm tra sự tiếp cận và đưa vào những sửa đổi; c) phân phát thông tin được thực hiện tức thì, dễ dàng kiểm tra bản in các bản sao tàiliệu bằng giấy; 4 Các tổ chức phải lưu giữ các tàiliệu mà trên cơ sở các tàiliệu đó, các thông báo được chuẩn bị nhờ kết quả xử lý các tưliệu viết 5 d) có khả năng tiếp cận tàiliệu ở cách xa về lãnh thổ; e) có thể đơn giản và hiệu quả loại bỏ các tàiliệu đã hết hạn sử dụng. TÀILIỆU THAM KHẢO 1. Luật liên bang Nga về “Thông tin, thông tin hoá và bảo mật thông tin” 2. Luật liên bang Nga về “Chữ ký điệntử số” 3. Tiêu chuẩn GOST 16487-83 “Văn thư và công tác lưu trữ. Các thuật ngữ và định nghĩa” 4. Tiêu chuẩn quốc gia GOST R 51141- 98 “Văn thư và công tác lưu trữ. Các thuật ngữ và định nghĩa” 5. Tiêu chuẩn GOST R 52292-2004 “Trao đổi thông tin điện tử. Các thuật ngữ và định nghĩa” 6. Tiêu chuẩn GOST 16487-70 “Văn thư và công tác lưu trữ. Các thuật ngữ và định nghĩa” 7. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489 về công tác văn thư. 8. Kozlov VP - Những nguyên tắc dựa trên nền tảng "Pháp luật cơ bản của Liên bang Nga về Phông lưu trữ Liên bang Nga và các lưu trữ". T/c Lưu trữ Nga số 2 /1997, tr. 66-70 9. Ki-si-lov I. N. Công nghệ thông tin lưu trữ trong thời kỳ hiện đại. T/c Lưu trữ Nga số 4/2008, trang 24 – 30 10.Xa-vin V. A. - Những nguồn thông tin lưu trữ điệntử Liên bang Nga: đồng nhất (tương đồng) và phân loại. t/c Lưu trữ Nga số 4/2008, tr. 31-37 6 . thực tiễn đã sản sinh ra một loại hình tài liệu mới. Đó là tài liệu điện tử. Về khái niệm tài liệu và tài liệu điện tử cũng còn nhiều điều cần được trao. có sự so sánh với khái niệm tài liệu điện tử của lưu trữ quốc gia Mỹ. Khái niệm tài liệu - Phân tích sự phát triển của khái niệm tài liệu có thể khẳng