Hạt tinh bột; 2-7 quá trình đổi màu của hạt tinh bột khi tác dụng với dung dịch Lugol

Một phần của tài liệu Phân biệt một số dược liệu có nhầm lẫn bằng phương pháp hiển vi (Trang 30)

ở Tmng Quốc người ta thưòíng dùng hạt của cây Coix lachryma -jobi

L., cây Cao lương (Sorghum vulgare Pers.) và cây Đại mạch {Hordeum vulgare L.) thay thế Ý đĩ. Hạt của cây Sorghum vulgare Pers. hình trứng, màu trắng ngà, chiều dài khoảng 0.2 - 0.45 cm, đường kính khoảng 0.2 - 0.4 cm. Mặt ngoài nhẵn, mặt trong có rãnh chiếm khoảng 1/2 đến 1/3 chiều dài cuả hạt. Một đầu rãnh đôi khi còn sót lại mảnh vỏ màu nâu [20]. Hạt Đại mạch hình trứng dài, dài khoảng 0.3 - 0.6 cm, đường kính 0.3 cm. Mặt ngoài nhẵn màu trắng ngà, mặt trong có rãnh hình máng, chạy dọc theo chiều dài của hạt [20].

Ý đĩ vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, lợi niệu, thanh nhiệt bài nung, bổ phế [1]. Ngoài ra trong hạt Ý đĩ còn có chứa Coixenolit một chất lỏng sánh, màu vàng nhạt, khó tan trong nước có tác dụng chống ung thư [12].

3.2.5.2. Thực nghiệm:

Hình dáng bên ngoài:

Hiện nay trên thị tniờng có hai loại Ý đĩ: Ý đĩ bắc và Ý đĩ nam. Hình dáng bên ngoài của từng lọai như sau:

+ Ý đĩ nam: Hạt hình trứng ngắn, dài 0.45 - 0.7 cm, đường kính 0.4 - 0.5 cm. Mặt ngoài nhẵn, màu trắng ngà, mặt trong có rãng hình máng màu vàng nhạt, rộng khoảng 1- 2 mm, chạy dọc theo chiều dài của hạt, đôi khi một đầu rãnh còn sót lại mảnh vỡ màu đen. Giòn, chắc khó nghiền hofn, chỗ vỡ có bột. (ảnh lóa)

+ Ý đĩ bắc: Hạt hình tiíừig, màu trắng ngà, dài 0.25 - 0.5 cm, đường kính 0.25 - 0.4c m. Mặt ngoài nhẵn, màu trắng ngà, mặt trong có rãnh kéo dài tới 1/3-1/2 chiều dài của hạt. Đầu rãnh đôi khi còn sót lại mảnh vỡ màu đen. Chất bột, dễ nghiền vỡ, chỗ vỡ có bột. (ảnhlób)

Đặc điểm bột:

+ Ý đĩ nam: Bột màu trắng hơi xám, vị ngọt bùi, soi trên kính hiển vi thấy; Hạt tinh bột đơn, có rốn phân nhánh thành hình sao, đa số tinh bột hình tròn hoặc hơi tròn, đôi khi có hạt hình chuông, hình đa giác đứng riêng lẻ (2) hoặc tạo thành từng đám (1), kích thước 0.009 - 0.023 mm. Gặp dung dịch Lugol, tinh bột biến thành màu tím đen (3-8), có những hạt không bắt màu tím đen (9). (ảnh 17)

+ Ý đĩ bắc: Bột màu trắng hơi xám, vị ngọt bùi, soi trên kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột đơn, có rốn phân nhánh thành hình sao, nhiều hình dạng, một số tinh bột hình tròn hoặc hơi tròn, hình trứng, hình chuông, đôi khi hình đa giác 4, 5 hoặc 6 cạnh (1), kích thước 0.0125 - 0.045 mm. Gặp dung dịch Lugol, tinh bột biến thành màu tím đen (2-8). (ảnh 18)

3.2.S.3. Nhận xét:

Qua kết quả thực nghiêm cho ta thấy:

- Mâu Ý đĩ nam kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm theo Dược điển Việt Namll, tập 3.

Căn cứ vào hình dáng bên ngoài của mẫu Ý đĩ bắc có thể kết luân: Dược liệu Ý đĩ bắc hiện đang lim hành trên thị tiirờng bị thay thế, giả mạo bởi hạt Cao lươiig {Sorghum vulgare Pers.)

Việc thay thế, giả mạo này một lần nữa khẳng định tình hình phức tạp của thị trường đông dược hiện nay. Riêng đối với vị thuốc Ý đĩ còn có một điều bất cập là trong khi chúng ta nhập và sử dụng số lưọmg lớn Ý đĩ bắc thì giữa Dược điển Việt Nam và Dược điển Tmng Quốc lại có những quy định khác nhau về vị thuốc này. Như vậy, không tính đến tiTíờng hợp Ý đĩ bị thay thế bằng một loại khác thì ngay cả Ý đĩ bắc chính phẩm Tmng Quốc khi đưa

sang nước ta cũng không thể tránh khỏi những sai khác rất khó cho vấn đề sử dụng cũng như quản lý mặt hàng này.

PHẦN IV

Một phần của tài liệu Phân biệt một số dược liệu có nhầm lẫn bằng phương pháp hiển vi (Trang 30)