1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Nghiệm Xây Dựng Mô Hình Lúa-Cá Kết Hợp Trên Vùng Đất Nhiễm Phèn Ở Huyện U Minh Tỉnh Cà Mau

64 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 4,95 MB

Nội dung

DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1: Theo dõi biến động pH Bảng 4.2: Bảng theo dõi oxy hòa tan Bảng 4.3: Bảng theo dõi hàm lựơng đạm trong ruộng nuôi Bảng 4.4 : Bảng theo dõi độ trong ở các ruộng nu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Ks NGUYỄN HOÀNG THANH

Năm 2010

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Ks.Nguyễn Hoàng Thanh

Năm 2010

Trang 3

đề tài

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Dương Nhựt Long, anh Nguyễn Hoàng Thanh đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báo cho tôi để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Sau cùng là lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã động viên giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp

Xin trân thành cảm ơn

Trang 4

Qua kết quả thực nghiệm cho thấy, các loài cá chọn nuôi (cá rô phi, cá chép, cá sặc rằn) tương đối thích hợp cho đất nhiễm phèn ở Khánh An, U Minh Các yếu tố thủy

lý và thủy hóa biến động khá lớn nhưng có khả năng cải tạo và điều chỉnh để có môi trường thích hợp cho ương nuôi cá

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH SÁCH HÌNH viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2.Mục tiêu của đề tài: 2

1.3.Nội dung của đề tài: 2

1.4.Thời gian thực hiện đề tài: 2

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

2.1.1 Phân loại, phân bố và đặc điểm sinh học của cá Rô Phi (Oreochomis niloticus) 3

2.1.1.1.Phân loại 3

2.1.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng 3

2.1.1.3 Sinh trưởng 4

2.1.1.4 Sinh sản 4

2.1.1.5 Nguồn gốc, phân bố của cá rô phi dòng GIFT (Genetically Improved farmed Tilapia) 4

2.1.1.6.Dinh dưỡng 5

2.1.1.7 Đặc diểm sinh học 5

2.1.2 Phân loại, phân bố và đặc điểm sinh học của cá Chép (Cyprinus carpio, Linnaeus) 6

2.1.2.1.Phân loại 6

2.1.2.2.Phân bố và hình dạng cá chép 6

2.1.2.3.Sinh trưởng 7

2.1.2.4.Dinh dưỡng 7

2.1.2.5.Sinh sản 7

2.1.2.6 Giá trị kinh tế 8

2.1.2.7 Các kết quả nghiên cứu trước đây 8

2.1.3.1.Phân loại và phân bố 10

2.1.3.2.Sự sinh trưởng – phát triển và tính ăn 10

2.1.3.3.Sinh sản 11

2.2.Các tài liệu mới nhất liên quan đế chủ đề của nghiên cứu: 11

2.2.1 Năng suất của mô hình Lúa – Cá kết hợp trong và ngoài nước 11

2.2.1.1 Trong nước 11

2.2.1.2 Ngoài nước 11

2.2.2 Hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình Lúa – Cá kết hợp 12

2.2.2.1 Trong nước 12

2.2.2.2 Ngoài nước 12

Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Vật liệu nghiên cứu 14

Trang 6

3.2 Phương pháp nghiên cứu 17

3.2.1 Thời gian và địa điểm 17

3.2.2.Bố trí thí nghiệm 17

3.2.3.Nguồn cá giống 18

3.2.2.Chọn ruộng nuôi 18

3.2.3.Cải tạo ruộng nuôi 18

3.2.4.Chuyển cá và thả cá nuôi: 19

3.2.5.Theo dõi và quản lý ruộng nuôi 19

3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 19

3.3.1.Các yếu tố thuỷ hoá 19

3.3.1.1.pH 19

3.3.1.2.Oxy hòa tan 20

3.3.1.3.N-NH4/NH3 20

3.3.1.4.Độ kiềm 20

3.3.1.5.Fe 2+ 20

3.3.1.6.Độ trong 21

3.3.1.7.Theo dõi tăng trọng của cá 21

3.3.1.8.Nhiệt độ 21

3.3.2.Các yếu tố thuỷ sinh: 21

3.3.2.1.Thực vật thuỷ sinh: 21

3.3.2.2.Động vật phiêu sinh 21

3.3.2.3.Động vật đáy 22

3.3.3.Phân tích mẫu động vật phù du và thực vật phù du : 22

3.3.3.1.Thực vật phiêu sinh 22

3.3.3.2.Động vật phiêu sinh 22

3.3.3.3.Động vật đáy 22

3.3.3.4 Mẫu cá: 23

3.3.3.5 Hiệu quả kinh tế của mô hình 23

3.3.3.6.Tổng đầu tư chi phí (TC) 23

3.3.3.7 Tổng thu nhập (TR) của mô hình nuôi 23

3.3.3.8 Lợi nhuận mang lại từ mô hình 23

Phần 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1 Các yếu tố thủy hóa 25

4.1.1.pH 25

4.1.2.Oxy hòa tan (DO) 25

4.1.4.Độ trong 27

4.1.5.Nhiệt độ 27

4.1.6.Độ kiềm 28

4.1.7.Fe 2+ 28

4.2.Các yếu tố thủy lý 29

4.2.1.Thực vật thủy sinh 29

4.2.1.1.Định tính 29

4.2.1.2.Định lượng 30

4.2.2.Động vật thủy sinh 30

4.2.2.1.Định tính 30

4.2.2.2.Định lượng 31

Trang 7

4.2.3.Động vật đáy 31

4.3.Cá nuôi 32

4.3.1.Năng suất cá nuôi 32

4.3.1.1.Tăng trọng cá 32

4.3.1.2.Năng suất 33

4.4.Hiệu quả kinh tế 34

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36

5.1.Kết luận: 36

5.2 Đề xuất 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

PHỤ LỤC 39

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1: Theo dõi biến động pH

Bảng 4.2: Bảng theo dõi oxy hòa tan

Bảng 4.3: Bảng theo dõi hàm lựơng đạm trong ruộng nuôi Bảng 4.4 : Bảng theo dõi độ trong ở các ruộng nuôi

Bảng 4.5: Bảng theo dõi nhiệt độ trong suốt vụ nuôi

Bảng 4.6: Bảng theo dõi độ kiềm trong ruộng nuôi

Bảng 4.7: Bảng theo dõi Fe 2+ trong ruộng nuôi

Bảng 4.8: Bảng thành phần thực vật thủy sinh trong ruộng nuôi Bảng 4.9: Bảng thành phần động vật thủy sinh trong ruộng nuôi Bảng 4.10: Bảng theo dõi động vật đáy trong các ruộng nuôi Bảng 4.11: Bảng tổng hợp tăng trọng cá nuôi

Bảng 4.12 Năng suất cá nuôi trong ruộng lúa

Bảng 4.13 Sản lượng cá đồng thu hoạch trong mô hình lúa cá Bảng 4.14 Bảng hạch toán kinh tế

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu

Ngành Nuôi Thủy Sản nói chung và Thủy Sản ở ĐBSCL nói riêng là ngành nghề quan trọng cung cấp nguồn thực phNm cho quốc dân Và cũng là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản để tạo ra một số lượng lớn hàng xuất khNu, mang lại nhiều ngoại tệ cho quốc gia và thu nhập cho người dân Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, 9 tháng đầu năm 2009 sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 3.623,3 nghìn tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2008; trong đó, cá nuôi đạt 2.755,3 nghìn tấn, tăng 3,7%; tôm đạt 380,4 nghìn tấn, tăng 3,6%

Do dân số thế giới tăng nhanh nên nhu cầu lương thực thực phNm cũng tăng lên Nước ta cũng không tránh khỏi áp lực về nhu cầu thực phNm cung cấp cho bữa ăn hằng ngày của người dân Cho nên, thuỷ sản Việt Nam đã thực hiện nhiều mô hình thâm canh hoá nhằm gia tăng sản lượng thuỷ sản Bước đầu việc này mang lại hiệu quả khả quan; cung cấp khá đầy đủ nhu cầu thực phNm cho đời sống người dân và hàng hoá cho xuất khNu Tuy nhiên, vấn đề đặt ra của các mô hình trên là ô nhiễm môi trường từ các thức ăn dư thừa, dư lượng thuốc còn tồn lưu trong cá và nước thải làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người Môi trường ô nhiễm còn là nơi trú Nn

và lây lan mầm bệnh cho đối tượng nuôi ở các ao nuôi lân cận và chính ao nuôi đó cho mùa vụ sau Hậu quả của nó rất nặng nề cho nghề nuôi và sức khỏe con người

Mô hình lúa - cá là mô hình đáp ứng được yêu cầu thực tế thủy sản ngày nay như ít

ô nhiễm môi trường, chi phí đầu tư thấp nhưng bền vững, dễ áp dụng cho nhiều vùng ở ĐBSCL Chẳng hạn như: ở Vĩnh Ninh, Ninh Bình, Hậu Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng đã mang lại kết quả khá tốt; lợi nhuận thu hoạch từ con cá hơn

10 triệu đồng trên hecta và đảm bảo tính ổn định cho môi trường

Khánh An là một xã nghèo thuộc huyện U Minh tỉnh Cà Mau với dân số 15.600 người sống trên diện tích khá rộng trên 15.651 ha Trong đó, nông dân chiếm hơn 90% nhưng có trình độ học vấn còn thấp Cuộc sống chủ yếu chỉ nhờ vào canh tác một vụ lúa mùa trên năm với năng suất không cao do đất đai còn hoang sơ, nhiễm phèn; cùng với nguồn cá đồng đã bị khai thác gần như cạn kiệt Đây là trở ngại, khó khăn cho việc phát triển đời sống, nâng cao thu nhập của người dân

Từ các vấn đề trên, đề tài “Thực nghiệm xây dựng mô hình lúa – cá kết hợp trên vùng đất nhiễm phèn ở huyện U Minh tỉnh Cà Mau” được thực hiện nhằm đánh

giá mức độ thích hợp của mô hình lúa – cá trên đất nhiễm phèn Từ đó, đánh giá hiệu quả kinh tế , tính khả thi của mô hình lúa cá ở U Minh và đưa ra phương hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 11

1.2.Mục tiêu của đề tài:

Xác định các thông số kỹ thuật của mô hình làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển bền vững mô hình canh tác lúa – cá ở vùng đất phèn huyện U Minh - tỉnh Cà Mau

1.3.Nội dung của đề tài:

Khảo sát các yếu tố thuỷ lý hoá và thuỷ sinh vật của ruộng lúa – cá kết hợp

Khảo sát sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cá nuôi

Phân tích hiệu quả và lợi nhuận của mô hình lúa – cá kết hợp

1.4.Thời gian thực hiện đề tài:

Từ tháng 10/2009 đến tháng 4/2010

Trang 12

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1.1 Phân loại, phân bố và đặc điểm sinh học của cá Rô Phi (Oreochomis niloticus)

2.1.1.1.Phân loại

Bộ cá vược :Perciformes

Họ :Cichlidae

Giống :Oreochomis

Loài :Oreochomis niloticus Linnaeus

Cá rô phi dòng GIFT

Cá Rô Phi đã được đổi tên gọi nhiều lần Cho đến 1968 tất cả những loài Rô Phi có một chấm đen ở cuối vây lưng (chấm tilapia) đều được xếp chung vào 1 giống Tilapia và đến năm 1973, Trewavas đề nghị tách thành 2 giống mới : Thứ nhất là giống Tilapia bao gồm nhóm cá Rô Phi ăn thực vật bậc cao đẻ ở đáy, lược mang thưa và giống thứ 2 gồm những loài Rô Phi ăn phiêu sinh thực vật, ấp trứng và con trong miệng được gọi là Sarotherodon Đại diện cho giống này là Rô Phi vằn và Rô Phi đen Tuy nhiên dựa theo cơ sở di truyền và tập tính sinh sản thì hiện nay có 3 giống Rô Phi đó là giống Tilapia, giống Sarotherodon và giống Oreochromis (Dương Nhựt Long, 2003)

2.1.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng

Tất cả các loài Rô Phi đều có tính ăn tạp thiên về thực vật và bùn bã hữu cơ, tuy nhiên thức ăn ưa thích của Rô Phi là những sinh vật thủy sinh lơ lửng trong nước

Trang 13

Ngoài ra Rô Phi còn có khả năng sử dụng trực tiếp những loại thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm, các loại rong bèo

2.1.1.3 Sinh trưởng

Sau 1 tháng tuổi cá con có thể đạt trọng lượng 2 – 3 g/con và sau khoảng 2 tháng tuổi có thể đạt 10 – 12 g/con Cá cái sẽ lớn chậm hơn sau khi tham gia sinh sản trong khi đó cá đực vẫn lớn bình thường vì vậy trong đàn cá Rô Phi cá đực bao giờ cũng có kích thước lớn hơn cá cái Sau khoảng 5 – 6 tháng nuôi có Rô Phi vằn đực

có thể đạt 150 – 200 g/con (Dương Nhựt Long, 2003)

2.1.1.4 Sinh sản

Sau khoảng 4 – 5 tháng tuổi cá rô phi vằn đã tham gia đẻ trứng còn cá Rô Phi chỉ cần 3 tháng nuôi là đã tham gia sinh sản Những loài cá Rô Phi nuôi ở nước ta hiện nay đều có tập tính làm tổ đẻ ở đáy ao (do con đực làm tổ) Cá thường chọn những nơi có mực nước từ 0,3 – 0,6 m, đáy ao có ít bùn để làm tổ Đường kính tổ đẻ phụ thuộc vào kích cỡ của con đực Sau khi làm tổ xong cá tự ghép đôi và đẻ trứng Hầu hết các loài Rô Phi đều đẻ nhiều lần trong năm Khoảng cách giữa 2 lần đẻ khoảng 20 – 30 ngày Số trứng trong 1 lần đẻ phụ thuộc vào kích cở cá cái, cá càng lớn trứng đẻ ra trong 1 lần đẻ càng nhiều và ngược lại Trung bình 1 con cá cái có trọng lượng 200 – 250 g đẻ được 1.000 – 2.000 trứng

Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng và cá con mới nở trong miệng (cá con được giữ trong miệng đến khi hết noãn hoàng) Trong thời gian ngậm trứng và nuôi con cá cái không bắt mồi vì vậy cá không lớn, cá chỉ bắt mồi khi đã giải phóng hết cá con trong miệng (Dương Nhựt Long, 2003)

2.1.1.5 Nguồn gốc, phân bố của cá rô phi dòng GIFT (Genetically Improved farmed Tilapia)

Theo Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 1, tên khoa học của dòng cá rô phi

này là Oreochromis niloticus Oreochromis cá đực làm tổ và cá cái làm tổ

Cá rô phi dòng GIFT được Philippine lai tạo và chọn lọc từ 8 dòng cá khác nhau, trong đó có 4 dòng cá châu Phi (Egypt, Ghana, Kenya, và Senegal) và 4 dòng cá rô phi thuần từ các nước Israel, Singapore, Đài Loan và Thái lan

Năm 1993 cá rô phi vằn dòng GIFT được nhập vào Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 từ Philippine Là kết quả của dự án “Nâng cao phNm giống di truyền cá

rô phi nuôi” thông qua lai tạo và chọn lọc từ các dòng cá khác nhau

Đàn cá hiện nay có số lượng 3.000 con, đưa vào lưu giữ năm 2004 từ dự án NORAD, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1

Trang 14

Cá được đánh dấu bằng cách cắt vây bụng

2.1.1.6.Dinh dưỡng

Cá rô phi còn nhỏ chủ yếu ăn sinh vật phù du Cá trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ, tảo lắng ở đáy, ấu trùng côn trùng, thực vật phiêu sinh, thực vật thuỷ sinh thượng đẳng, thức ăn chế biến cùng các chất thải từ hệ thống nuôi kết hợp

2.1.1.7 Đặc diểm sinh học

Cá rô phi sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, nước lợ và có thể phát triển ở nước biển có độ mặn 32‰ Phát triển tối ưu ở độ mặn dưới 5‰ Cá sống ở tầng nước dưới và đáy, có thể chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng ôxy hoà tan thấp 1mg/l, ngưỡng gây chết cho cá khoảng 0,3-1mg/l Giới hạn pH 5-11 và có khả năng chịu được khí NH3 tới 2,4 mg/l Cá có nguồn gốc nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp

để phát triển là 25oC-35oC, song chịu đựng kém với nhiệt độ thấp Nhiệt độ gây chết cho cá là 11-12oC Cá ăn tạp, thức ăn gồm các tảo dạng sợi, các loài động thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng các loại côn trùng, động vật sống ở nước, cỏ, bèo, rau và cả phân hữu cơ Ngoài ra chúng có khả năng ăn thức ăn bổ sung như cám gạo, bột ngô, bánh khô đậu, các phế phụ phNm khác và thức ăn viên Ở giai đoạn cá hương chúng ăn sinh vật phù du, chủ yếu là động vật phù du, một ít thực vật phù du Giai đoạn cá giống đến cá trưởng thành chúng chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ và thực vật phù du.Đặc biệt chúng có khả năng hấp phụ 70-80% tảo lục, tảo lam mà một số loài cá khác khó có khả năng tiêu hoá

2.1.1.8 Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản

Cá rô phi lớn nhanh, tuy nhiên tốc độ lớn phụ thuộc nhiệt độ, thức ăn, mật độ nuôi và loài cá Cá sau 1 tháng tuổi đạt 2-3g/con Sau 2 tháng tuổi đạt 15-20g/con Nuôi thương phNm sau 5-6 tháng nuôi cá có thể đạt 400-500g/con

Trong điều kiện nhiệt độ nước trến 200C, cá rô phi thành thục lần đầu sau 4-5 tháng tuổi và cỡ cá tương đương 100-150g Cá rô phi vằn có thể đẻ nhiều lần trong năm, cá cái đẻ trứng và ấp trứng trong miệng Thời gian ấp trứng được tính từ khi

cá được thụ tinh đến khi cá bột tiêu hết noãn hoàng và có thể bơi lội tự do.Thời gian này kéo dài khoảng 10 ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường Theo Macintosh và Little (1995), ở nhiệt độ 200C thời gian ấp của cá rô phi kéo dài khoảng 10-15 ngày, ở nhiệt độ 280C là 4-6ngày và khi nhiệt độ tăng lên đến 340C thì thời gian ấp trứng chỉ còn từ 3-5 ngày Cá bố mẹ còn tiếp tục bảo vệ và chăm sóc con cái đến khi cá con

có thể tự kiếm ăn được, thường thời gian chăm sóc kéo dài khoảng 1-4 ngày Trong thời kỳ ấp trứng cá cái thường ngừng kiếm ăn Chúng kiếm ăn mạnh nhất khi thời

kỳ ấp trứng đã kết thúc hoàn toàn và chuyển sang giai đoạn tái phát dục lần tiếp theo Giai đoạn kiếm ăn tích cực kéo dài khoảng 2-4 tuần đến khi cá đã sẵn sàng tham gia sinh sản lần kế tiếp Chu kỳ sinh sản của cá rô phi kéo dài khoảng 30-45

Trang 15

ngày từ khi phát dục lần đầu đến khi phát dục lần kế tiếp Tuy nhiên khoảng cách giữa hai lần sinh sản còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, hàm lượng ôxy hoà tan và nhiệt độ Trong điều kiện khí hậu ở miền Nam nước ta thì cá có thể đẻ 10-

12 lần/năm, nuôi ở miền Bắc chỉ đẻ 5-7 lần/năm Tuỳ theo kích cỡ và tuổi cá bố mẹ, thông thường mỗi lần cá đẻ 1.000-2.000 trứng đối với cá có trọng lượng 200-250 g/con

2.1.2 Phân loại, phân bố và đặc điểm sinh học của cá Chép (Cyprinus carpio,

Cá chép Cyprinus carpio phân bố rất rộng, hầu như tồn tại khắp nơi trên thế giới

Cá chép sống chủ yếu ở vùng nước ngọt nhưng vẫn sống được ở vùng nước lợ có nồng độ mặn thấp Cá sống được ở độ cao 1500m so với mặt nước biển.(Dương Nhựt Long, 2000) Đây là loại hình được coi là đại diện của cá chép Việt Nam chúng sống tập thành những quần đàn lớn Loại hình cá này có những đặc điểm như vNy bao phủ toàn thân, vNy phía đường bên thường có màu xanh đen nhạt, vNy phần bụng thường có màu trắng bạc hoặc trắng ngà, mắt lớn, chiều dài thường gấp ba lần

Trang 16

chiều cao, vNy đường bên 32 – 34, số đốt sống dao động từ 32 – 35 cái ( Nguyễn Văn Kiểm, 2004)

Cá chép thích nghi khá tốt với môi trường nước ao nuôi

Theo Nguyễn Tấn Trịnh, 1996, nước ta đã nhập các dòng cá Chép từ Indonexia, Hunggari,… đề lai tạo với cá Chép Việt Nam nuôi trong ao, hồ, đồng ruộng

2.1.2.3.Sinh trưởng

Cá Chép là loài có kích thước thuộc cỡ trung bình, cỡ lớn nhất có thể đạt 15 – 20 kg Những nghiên cứu ở hạ lưu Sông Hồng cho thấy cấu trúc tuổi của đàn cá khá phức tạp, gồm cá từ dưới 1 đến 6 tuổi Cá 1 tuổi chiều dài trung bình 17,0 cm, cá 6 tuổi

có chiều dài trung bình khoảng 47,5 cm Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo tuổi Trong ao nuôi ở nước ta, trọng lượng trung bình của cá 1 năm đạt 0,2 – 0,3 kg, 2 năm trên dưới 0,5 kg (Mai Đình Yên, 1983)

Khi trưởng thành cá chép ăn chủ yếu là sinh vật đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng côn trùng, mùn bã hữu cơ, mầm non, củ thực vật và thức ăn nhân tạo

hệ thống men tiêu hóa trong cơ thể Khi còn nhỏ thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du

có kích thước nhỏ Khi trưởng thành, thức ăn thích hợp của cá Chép là sinh vật sống đáy, ấu trùng côn trùng thủy sinh, mần non thủy thực vật Ở cá trưởng thành thức ăn viên thích hợp hơn, trong khi đó thức ăn ở dạng hạt nhỏ và lơ lửng lại có tác dụng tốt đối với cá con

Chất lượng thức ăn và đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên của cá Chép là động vật phù du sẽ đảm bảo nâng cao tỷ lệ sống của cá Chép ở giai đoạn đầu Khi sử dụng thức ăn nhân tạo mà có bổ sung vào thức ăn muối NaHCO3 và muối Sulfat của Mn,

Mg, Zn với liều lượng thích hợp thì sự tăng trưởng của cá Chép giống có thể tăng tới 100 % (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)

Cá nuôi, ngoài nguồn thức ăn tự kiếm trong thủy vực, còn ăn các loại thức ăn gia công và thức ăn nhân tạo khác

2.1.2.5.Sinh sản

Tuổi thành thục của cá chép tưong đối sớm khoảng 1 năm tuổi, tuỳ theo điều kiện nuôi và kỷ thuật nuôi mà tuổi thành thục sẽ sớm hơn (8 – 9 tháng) Cá đẻ trứng bám

Trang 17

vào thực vật thủy sinh Ở sông, cá di cư lên trung thượng lưu vào các sông suối nhỏ giàu thực vật Trong ao nuôi, cá đẻ ở các bụi cây cỏ ven bờ hay trong các đám bèo sống nổi Cá hay đẻ vào nửa đêm về sáng trước khi mặt trời mọc, nhất là sau những cơn mưa rào, nước mát Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh sản 24 – 280C Sức sinh sản dao động 50.000 – 80.000 trứng/kg cá cái (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)

2.1.2.6 Giá trị kinh tế

Cá Chép là loài cá ngon có giá trị kinh tế cao, nhất là sau khi cá đã vỗ béo Trong điều kiện tự nhiên, cá khai thác thường từ 0,5 đến vài kg Cá lớn có sản lượng thấp

do khai thác quá mức

Cá Chép có thể đánh bắt bằng chài rê, câu rê, te, cup, lưới, vó bè,…

Cá Chép giống tốt nuôi trong ao với các loài cá khác đạt năng suất cao Chẳng hạn ở

Ấn Độ trong ao nuôi cá Chép, Mè, Rohu, Mrigal, Catla, Trắm Cỏ đạt 4 – 9 tấn/ha Còn ở Israel ao nuôi cá Chép, Mè, Rô Phi đạt trên 7 tấn/ha (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)

2.1.2.7 Các kết quả nghiên cứu trước đây

Về sinh sản

Ở điều kiện nuôi dưỡng tốt và ở vùng nước ấm quanh năm cá chép có thể đẻ nhiều lần trong năm nhưng sức sinh sản sẽ giảm dần Cá Chép ở ĐBSCL có thể đẻ 4 – 5 lần/năm (chu kỳ thành thục 45 – 50 ngày) nhưng sức sinh sản của những cá thể như vậy sẽ thấp hơn 50.000 trứng/kg thể trọng lần đẻ thứ 3 trở đi Vấn đề đẻ một hay nhiều lần phụ thuộc vào nhiều yếu tố kể cả yếu tố di truyền của loài

Sức sinh sản của cá Chép rất cao, cá càng lớn sức sinh sản càng cao và ngược lại trong điều kiện tự nhiên, sức sinh sản tương đối cảu cá Chép dao động 60.000 – 80.000 trứng/kg cá cái, đường kính của trứng sau khi trương nước 1,24 – 1,42 mm

và trọng lượng trứng 0,86 – 1,41 mg

Thực tế trong nững năm qua cho thấy khi các cơ sở sản xuất cá Chép bột ở Cần Thơ

và vùng ĐBSCL thu gom cá chép trong các mô hình nuôi thương phNm về cho đẻ ngay thì số lượng thu được trên một đơn vị khối lượng cá cái thấp (30.000 40.000 trứng/kg các cái), tỷ lệ cá đẻ róc chỉ chiếm 50 – 60 %, kèm theo đó là tỷ lệ thu tinh thấp (35 – 45 %) và tỷ lệ nở dao động 65 – 70 % Liên quan tới vấn đề này có chế

độ nuôi cá, vì các cơ sở này thường chỉ nuôi cá với thức ăn chính là cám và cho ăn không thường xuyên (Nguyễn Văn Kiểm, 2004)

Các hình thức nuôi

Trang 18

Từ xưa đến nay, cá Chép được nuôi khá phổ biến không chỉ ở ĐBSCL, mà còn được nuôi rộng rãi trong cả nước Chúng thường được nuôi ghép với các loài cá khác trong hệ thống canh tác Ưu điểm của phương thức nuôi này là nâng cao hiệu quả tổng hợp trong hệ thống canh tác nhờ cá tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên trong nước kể cả sử dụng một số vi sinh vật hại lúa làm thức ăn, từ đó làm năng cao năng suất lúa

Ở các tỉnh phía bắc cá Chép thường được nuôi ghép trong các mô hình với tỷ lệ khác nhau tùy theo vùng và mô hình nuôi Ở mô hình VAC, tỷ lệ (%) hộ nuôi cá Chép từ 60 – 100 % (tỷ lệ cá Chép từ 2,48 – 30,8 %) với sản lượng trung bình từ 5,07 – 28,6 % tương ứng với năng suất 255 kg/ha/năm) Mô hình nuôi cá ruộng thì

tỷ lệ số hộ nuôi khá cao (93,3 – 100 %) và thu nhập cá Chép chiếm 21,69 – 62,23 % tổng thu nhập từ việc nuôi cá

Riêng ở các tỉnh ĐBSCL việc thả nuôi cá Chép trong các mô hình cũng tương tự như các tỉnh phía bắc, tuy nhiên do đặc thù của các tỉnh Nam Bộ mà cá Chép ở đây còn được thả nuôi trong các mương vườn Đặc biệt một số tỉnh ở miền tây Nam Bộ (An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, ) có hình thức nuôi cá trong ruộng vào mùa nước nổi (từ tháng 8 – 11 âm lịch hằng năm) Tỷ lệ cá Chép nuôi trong các mô hình này dao động rất lớn từ 4,3 – 41,1 % Sản lượng cá Chép trong ruộng ở ĐBSCL dao động từ 85,5 – 250,3 kg/ha/năm và chiếm 3,6 - 34,74 % sản lượng cá nuôi trong ruộng

Sản lượng cá nuôi trong các mô hình ở ĐBSCL phụ thuộc vào nhiều vấn đề và dao động khá lớn Nhưng sản lượng nuôi cá trong các dạng mương vườn thấp nhất (30,5 – 100kg/ha mặt nước/năm) và sản lượng cá Chép trong các mô hình không đáng kể (0,5 – 2,2 %) đặc biệt là mương của các vườn trồng cây có múi như chanh, cam Một điều khá đặc biệt là cá Chép rất ít được nuôi trong các hồ chứa nước lớn vì tỷ

lệ hoàn lại cho đánh bắt thấp và giá cá giống lại cao hơn so với một số loài khác Như vậy, cá chép được thả nuôi trong khá rộng rãi trong các mô hình nuôi, tỷ lệ thả ghép thường thấp nhưng đã có tác dụng nhất định trong việc năng cao hiệu quả kinh

tế của mô, sản lượng cá Chép có thể chiếm hơn 60 % ở mô hình cá ruộng ở các tỉnh phía bắc và hơn 30% ở các tỉnh ĐBSCL (Nguyễn Văn Kiểm,2004)

Trang 19

2.1.3.Phân loại, phân bố và đặc điểm sinh học của cá sặc rằn (Trichogaster

Cá sặc rằn (Trichogasterpecternlis Regan) sống ở nước ngọt nhưng có khả năng

sống ở nước lợ, chúng sống ở ao đìa, đồng ruộng ngập nước, rừng tràm…

Trên thế giới, cá chép phân bố ở Thái Lan, Campuchia, Nam Việt Nam và đựợc di giống sang nuôi ở một số nước khác

2.1.3.2.Sự sinh trưởng – phát triển và tính ăn

Cá sinh trưởng khá chậm, cá đạt 2-3 cm sau 30- 35 ngày, và sau khi nuôi 1 năm cá chỉ đạt trọng lựơng là 50- 70 g/con, sau 18- 24 tháng cá đạt trọng lựơng trung bình 100-150 g/con là kích cỡ thương phNm tốt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay Thức ăn chủ yếu của cá con lúc đầu là động vật phiêu sinh cỡ nhỏ như luân trùng, vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước tảo phù du…Cá càng lớn sử dụng nhiều loại thức ăn hơn, khi trưởng thành cá ăn tạp thiêng về thực vật

Trang 20

2.1.3.3.Sinh sản

Mùa sinh sản của cá Sặc rằn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long vào mùa mưa (tháng 5- tháng 9) Trong sinh sản nhân tạo vào cuối tháng 2 và đầu tháng 9 Sức sinh sản cá này khá cao 200.000- 300.000 trứng/kg cá cái

2.2.Các tài liệu mới nhất liên quan đế chủ đề của nghiên cứu:

2.2.1 Năng suất của mô hình Lúa – Cá kết hợp trong và ngoài nước

2.2.1.1 Trong nước

Mô hình canh tác Lúa – Cá ở ĐBSCL mới được áp dụng gần đây (Rothuis, 1998a)

và có nguồn gốc sâu xa từ việc thu hoạch các loài cá nội đồng Sự giảm sút sản lượng cá nội đồng có nguyên nhân từ việc thâm canh lúa (UB Lâm Thời Hạ lưu Sông Mêkong,1992; Đương, 1994; Thược, 1995); sự phát triển các kỹ thuật sản xuất giống (Tuấn và Phương, 1994); sự hấp dẫn của các hình thức nuôi cá trong ruộng lúa (Nhân và Can, 1992; Nhân và ctv.1995; Hoa,1997) khiến nhà nông chuyển từ sản xuất nông nghiệp qua dịch vụ ương cá giống Các hệ thống canh tác Lúa – Cá chủ động nguồn nước tập trung hầu hết ở các vùng bán ngập nước thuộc trung tâm của miền Tây Nam Bộ Các loài cá nuôi phổ biến trong hệ thống này là

Mè Vinh, Chép, Rô Phi,…Theo báo cáo của Tuấn và Phương (1994) chỉ có 35.000

ha trong tổng số 400.000 ha diện tích lúa nước thích hợp cho việc áp dụng sản lượng các loài cá kể trên biến động từ 99 – 730 kg/ha Trong đa số các trường hợp, sản lượng các loài cá thấp hơn 300 kg/ha, trong thời gian nuôi từ 6 – 9 tháng (Nhân

và ctv.1997); các hộ canh tác Lúa – Cá ở 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây

ở Tiền Giang đạt sản lượng bình quân là 300 – 4.000 kg/ha/10 tháng (Nguyễn Văn Hảo, 2000); Với nguồn thức ăn tự nhiên phong phú trong ruộng lúa vào mùa lũ, cá phát triển rất tốt Sau 6 tháng nuôi, năng suất cá đạt được 619 kg/ha trong năm 1999

và 909 kg/ha trong năm 2000 (Trần Ngọc Nguyên, 2001)

2.2.1.2 Ngoài nước

Nuôi cá trong ruộng lúa đã xuất hiện ở Ấn Độ từ 1500 năm trước và hiện đang rất phổ biến ở Đông Nam Á Mô hình lúa cá có thể được rút ra từ mô hình nuôi cá trong ao Đây là phương pháp ít tốn kém trong sản xuất lúa do cá nuôi tạo môi trường thuận lợi cho lúa phát triển bằng cách hạn chế các sinh vật gây hại và cỏ dại, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho ruộng lúa

Ở một số nước như: Indonesia suất đạt 150 kg/ha, Nhật Bản năng suất đạt được 110 – 200 kg/ha, còn ở Thái Lan năng suất đạt khoảng 50 – 130 kg/ha (Nguyễn Minh Trị, 2001)

Trang 21

2.2.2 Hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình Lúa – Cá kết hợp

2.2.2.1 Trong nước

Nuôi cá trong ruộng lúa trong mùa lũ đã trở nên quen thuộc với người dân ĐBSCL

Mô hình canh tác này chứng tỏ năng suất lúa không thay đổi, đạt 7.273 kg/ha/2 vụ, nhưng nó lại làm tăng thu nhập lên gấp 1,5 – 2 lần so với trồng lúa đơn thuần ở ĐBSCL, đặc biệt là trong mùa lũ (Trần Ngọc Nguyên, 2001)

Thực tế cho thấy, các hộ canh tác Lúa – Cá ở 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây đã đạt được năng suất lúa cao hơn so với các hộ chỉ độc canh cây lúa Hơn nữa,

mô hình này cũng hạn chế được việc sử dụng phân bón vô cơ và thuốc trừ sâu Sản lượng cá bình quân là 300 – 4.000 kg/ha 10 tháng nuôi ở các vùng này, lãi ròng bình quân là 2.047.074 đồng/ha (Nguyễn Văn Hảo, 2001)

Kết quả phân tích năng suất và lợi nhuận của mô hình Lúa – Cá kết hợp ở Nông Trường Sông Hậu, huyện Ô Môn, Cần Thơ Cho thấy, sau 1 vụ nuôi kết hợp, năng suất cá đạt 1.131,11 kg/ha, lợi nhuận từ mô hình 10.172.788 đồng/ha( (Nguyễn Minh Trị, 1996)

2.2.2.2 Ngoài nước

Phân tích hiệu quả kinh tế trong 1 năm trên diện tích 1 ha của 1 điểm thực hiện mô hình Lúa – Cá tại huyện Rangpur thuộc Bangladesh cho thấy, năng suất lúa đạt 590 kg; trọng lượng cá lúc thu hoạch là: cá Chép 15,5 g, cá Trôi Ấn Độ 5,5 g, và cá Mè Trắng là 2,2g Tổng chi phí sản xuất Lúa – Cá là 17.720 TK (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) và tổng thu là 68.504 TK, do đó, lãi ròng thu được 50.504 TK (Jiban Kumar Roy, 2001)

Trong suốt giai đoạn 1995 – 1996, Trung tâm phát triển Vùng (ADC) đã thi hành 10

dự án Lúa – Cá nhỏ Trong khuôn khổ của các dự án, mô hình canh tác Lúa – Cá đã thực hiện trên diện tích 526.300 m2 với mật độ thả từ 20 – 25 con/100 m2 Chi phí sản xuất trên 100 m2 đất là 1.800 TK và nguồn thu từ cá là 47.225 TK, chưa tính đến sản xuất lúa Lợi nhuận thu được là 2.952TK/mẫu/vụ (Jiban Kumar Roy, 2001) Nghiên cứu của FAO (2000) cho rằng, trên thế giới nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi kết hợp lúa - cá ngày càng có nhiều nghiên cứu, phát triển, ở nhiều nước vùng châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia, Bănglađét, Ấn

Độ, Philippin, Triều Tiên và Campuchia (Cruz và ctv., 1992) Ở Việt Nam và đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trồng lúa kết hợp nuôi cá đã được nghiên cứu, ứng dụng từ lâu (Tuấn, Tâm, 1993; Chiếm, 1994; Chi, 1997; Xuân và Đương, 1998) và hiệu quả của hình thức nuôi kết hợp này đã góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân ở vùng nông thôn (Xuân, 1994; Sánh, 1994; Chiếm, 1994) Nedeco

Trang 22

(1993); Xuân và Shigeo Matsui (1998) cho rằng, nếu cách đây 10 năm chỉ có khoảng 20 - 30% nông hộ tham gia sản xuất lúa - cá kết hợp thì hiện nay, tỉ lệ này ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã là 70 - 80% Theo kết quả khảo sát của WES,

1997 trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của

mô hình nuôi, thì mật độ cá thả nuôi cao (dao động từ 1,8 - 4,8 con/m2) là yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất (dao động từ 99 - 730 kg/ha) (Chí, 1997; Đương và Rothuis, 1998 và Sinh và ctv, 1997 - 2000)

Trang 23

Phần 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Khu tái định cư thuộc ấp 1 xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau trên 5 mô hình Lúa-Cá kết hợp của 5 hộ nông dân

Trang 24

Ruộng số 1(Hộ Trần Quốc Phú)

Ruộng số 2(Hộ Trương Hữu Nghị)

Trang 25

Ruộng số 3 (Hộ Nguyễn Việt Tuyển)

Trang 26

Ruộng số 4(Hộ Lê Văn Tuyền)

Ruộng số 5(Hộ Dương Hoài Hận)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian thực hiện: từ tháng 10/2009 đến tháng 4/2010

Địa điểm: tại Khu tái định cư thuộc ấp 1 xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau trên 5 mô hình Lúa-Cá kết hợp của 5 hộ nông dân

3.2.2.Bố trí thí nghiệm

Ruông1 : Hộ Trương Quốc Phú có diện tích 3500m2 có mương bao quanh rộng 3m, sâu 1,2 m, bờ bao rộng 3m cao 1m

Ruộng 2: Hộ Trương Hữu Nghị có diện tích 4500m2 có mương bao quanh rộng

3.2m sâu 1,4m, bờ bao rộng 4m cao 0.8m

Trang 27

Ruộng 3: Hộ Nguyễn Việt Tuyển có diện tích 4700m2 có mương bao quanh rông 3,4 m sâu 1.5 m, bờ bao cao 0,8 m rộng 2,5m

Ruộng 4: Hộ Lê Văn Tuyền có diện tích 4900m2 có mương bao quanh rộng 2,5 m sâu 1.2m, bờ bao cao 0.9m rộng 2.4m

Ruộng 5: Hộ Dương Hoài Hận có diện tích 4000m2 có mương bao quanh rộng 4m, sâu 1.5m, bờ bao cao 1,2m rộng 2m

Đông - xuân hè – thu

3.2.3.Cải tạo ruộng nuôi

Ruộng chọn làm thí nghiệm rất nhiều cây năng cần phát hoang bằng phảng và để ủ trên mặt đầm cho gốc cây năng chết

Làm cỏ, vệ sinh xung quanh bờ bao và dọn xác năng trên mặt bãi trồng lúa, sau đó thu gom lên bờ bao và đốt hay làm phân cho hoa màu trồng kết hợp

Dùng dây thuốc cá diệt cá tạp với liều lượng 3-5 kg/1000m2

Sau đó, bón vôi nông nghiệp với liều lượng 10 - 20kg/100m2, bón vôi trên mặt đầm khoảng 60%, khối lượng còn lại bón xung quanh bờ bao và mương bao xung quanh

để nuôi cá Ngoài ra, còn dự trữ một lượng vôi để bón bổ sung khi pH thấp

Bón lân với liều lượng 60kg/ha nhằm kiềm độ phèn từ mặt đầm, tạo điều kiện cho cây lúa và hệ sinh vật dưới chân lúa phát triển Từ đó, cung cấp nguồn thức ăn cho

cá nuôi sau này và cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa

Trang 28

Bón vôi xung quanh mương bao, bờ bao sau trận mưa lớn với liều lượng 10kg/100 m2, đảm bảo độ pH và các yếu tố thủy lý ít biến động Cá nuôi phát triển bình thường tránh bị sốc, làm cá sinh trưởng chậm, thậm chí làm cá chết

5-Dùng hình nộm, căng lưới xua đuổi các loài chim bắt cá Dọn cỏ xung quanh bờ bao không còn chổ lẫn chốn của địch hại như rắn, cua gây bệnh hay ăn cá, giảm thất thoát trong quá trình nuôi Hằng ngày quan sát bờ bao tránh cá thoát ra ngoài và hoạt động của cá thả nuôi

Sau khi, thu hoạch lúa thì bón phân kích thích lúa chét phát triển và sau đó bơm nước ngập lúa để làm thức ăn cho cá nuôi

Đến mùa khô, cá được trữ vào đìa ở gần ao nuôi đối với cá tạo nguồn bố mẹ hay chưa đạt thương phNm cho vụ sau

3.2.4.Chuyển cá và thả cá nuôi:

Cá được thu hoạch từ các ao ương và đóng trong bao nhựa, bom oxy, vận chuyển đến nông hộ

Thành phần cá thả nuôi trên mỗi ruộng nuôi như sau:

Cá Rô phi (400 con/kg) 50%

Cá sặc rằn ( 200-300con/kg) 30%

Cá Chép ( 300 con/kg) 20%

Mật độ thả nuôi trong mỗi ruộng là 2 con/m2 Cá khỏe mạnh, không sây sát, kích cỡ đồng đều, không nhiễm bệnh Cá có màu sắc sáng, các vi vây nguyên vẹn

3.2.5.Theo dõi và quản lý ruộng nuôi

Hàng tháng, kiểm tra biến động các yếu tố thủy hoá như pH, Độ kiềm, Oxy hòa tan,

NH4/NH3, độ trong, sắt Từ đó, có thể điều chỉnh kịp thời các thay đổi không có lợi cho sinh trưởng của cá và lúa

Theo dõi tăng trọng của cá hàng tháng nhằm đánh giá sự tăng trưởng của cá thả nuôi

Thu mẫu thực vật thủy sinh, động vật thủy sinh, động vật đáy

3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu

3.3.1.Các yếu tố thuỷ hoá

3.3.1.1.pH

Rửa sạch lọ đo nhiều lần với nước cần kiểm tra

Phương pháp

Trang 29

Lấy chính xác 10 ml mẫu nước kiểm tra

Nhỏ vào lọ 2 giọt thuốc thử lắc đều

So sánh màu nước lọ đo và màu tương ứng với bảng màu trong vòng 5 phút

pH Test: pH từ 7 – 9 thích hợp cho cá, tôm trong ao

3.3.1.2.Oxy hòa tan

Lắc đều lọ trước khi sử dụng

Phương pháp

Tráng rửa lọ nhiều lần với nước cần thử, sau đó lấy nước tới mép lọ (phải làm khô nước bên ngoài lọ thử)

Nhỏ 6 giọt thuốc thử số 1 vào lọ

Nhỏ tiếp 6 giọt thuốc thử số 2, đậy nắp lọ thử ngay sau khi nhỏ (phải đảm bảo không có bọt khí nào trong lọ) Lắc đều, sau đó mở nắp lọ ra

Đặt lọ thử nơi nền trắng của bảng so màu, so sánh kết quả của lọ với các cột màu và xác định nồng độ O2

Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu

3.3.1.4.Độ kiềm

Rửa sạch lọ thủy tinh nhiều lần bằng nước mẫu cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5 ml mẫu nước vào lọ Lau khô bên ngoài lọ

Phương pháp

Cho thuốc thử vào dung dịch thử đến lúc xuất hiện màu xanh, đếm số giọt thuốc thử

để chuyển từ màu xanh sang màu vàng nhạt Kết quả độ kiềm là số giọt nhân với 17.9 Độ kiềm thích hợp là từ 80 – 120 ppm

3.3.1.5.Fe 2+

Phương pháp

Trang 30

Rửa sạch lọ thủy tinh nhiều lần bằng nước mẫu cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5 ml mẫu nước vào lọ Lau khô bên ngoài lọ

Cho hai thìa bột thử lắc đều, cho 2 giọt thuốc thử thứ hai sau đó so màu với bảng màu kèm theo

3.3.1.6.Độ trong

Dụng cụ đo là đĩa secchi

Thao tác: thả đĩa secchi từ từ vào trong nước cho đến khi không phân biệt hai màu trắng đen của đĩa Kéo nhẹ đĩa lên cho đến lúc nhìn thấy hai màu trắng đen Khi đó khoảng giữa mặt nước và đĩa là độ trong cần xác định

3.3.1.7.Theo dõi tăng trọng của cá

Hàng tháng, dùng chài lưới để bắt 20 con mỗi loại, xác định trong lượng, ghi nhận

số liệu, phục vụ xử lý sau này

3.3.1.8.Nhiệt độ

Dùng nhiệt kế thuỷ ngân: đặt nhiệt kế trong ruộng nuôi nghiêng khoảng 750 so với mặt nước trong thời gian 2 phút Nâng nhiệt kế lên và đọc nhanh chỉ số ghi trên nhiệt kế Đó là nhiệt độ của môi trường nước trong ruộng nuôi

3.3.2.Các yếu tố thuỷ sinh:

3.3.2.1.Thực vật thuỷ sinh:

Thu mẫu định tính: Dùng lưới phiêu sinh thực vật có mắt lưới 27 µm kéo theo hình

số 8, tại 8 điểm: 4 góc ao và ở giữa mỗi mương bao Sau khi thu xong cho vào chai nhựa 110 ml và cố định bằng formol 2 – 4 % (dùng formol thương mại 38 – 40 %) Thu mẫu định lượng: Dùng ca nhựa thu nhiều điểm trong thủy vực cho vào xô 20 lít, khuấy đều Sau đó, dùng chai nhựa 1 lít thu mẫu, cố định formol 2 – 4 %

3.3.2.2.Động vật phiêu sinh

Thu mẫu định tính: Dùng lưới phiêu sinh động vật kéo theo hình số 8 tại nhiều điểm

ở trong ao Sau khi thu xong cho vào chai nhựa 110 ml và cố định bằng formol 2 –

4 %

Thu mẫu định lượng: Dùng lưới phiêu sinh kích thước mắt lưới 67 µm, đặt lưới xuống nước (sao cho phần lưới nước chiếm khoảng 2/3 lưới, phần trên mặt nước chiếm 1/3 lưới và phần dưới lưới sẽ đi trước) ở các điểm kéo lưới theo hình số 8, trữ mẫu trong lọ 110 ml và cố định bằng formol 4 – 6 %

Thu mẫu định lượng: Dùng xô nhựa 20 lít thu nhiều điểm rồi cô đặc qua lưới lọc còn 110 ml và cũng cố định bằng formol 4 – 6 %

Trang 31

3.3.2.3.Động vật đáy

Thu mẫu định tính: Dùng gàu Petersen thu nhiều điểm Sau đó mẫu được sàng sơ bộ qua sàng đáy (mắt lưới 0,5mm) rồi cho vào túi nylon, cố định mẫu bằng formol với nồng độ 8 %

Thu mẫu định lượng: tương tự như thu định tính nhưng cần xác định rỏ diện tích miệng gàu cũng như số lần lấy mẫu

Lượng formol cần dùng được tính theo công thức: V1N1 = V2N2

3.3.3.Phân tích mẫu động vật phù du và thực vật phù du :

3.3.3.1.Thực vật phiêu sinh

Đối với mẫu định tính: Lắng mẫu 12 – 24 giờ Dùng pipet hút lấy tảo lắng dưới lọ, nhỏ 1 giọt lên lam đậy lame lại Đưa lên kính hiển vi điện tử quan sát, xác định tên giống, loài tảo quan sát được dựa vào tài liệu định danh

Phân tích định lượng: Mẫu thu cần để lắng trong can nhựa 1 lít hơn Sau đó cô đặc mẫu bằng cách dùng ống nhựa ở đầu có bịt lưới phiêu sinh rút bớt phần nước trong mẫu ra, cho vào chai nhựa nhỏ ghi nhận thể tích cô đặc Khuấy đều mẫu vừa cô đặc, dùng pipet 1 ml nước mẫu cho vào buồng đếm Sedgwick Rafter Sau đó đưa lên kính hiển vi và đếm số lượng tảo Đếm mẫu lập lại 3 lần, mỗi lần đếm 60 ô Phân loại theo ngành

Công thức tính định lượng:

Vml N A

Vcd T

*

(cá thể/lít) T: Số cá thể đếm được theo ngành

Trang 32

Con/m2 = Số con đếm được/Diện tích thu

3.3.3.4 Mẫu cá:

Tăng trưởng ngày (g/ngày) : Cp (g/ngày) =

1 2

1 2

t t

P P

− Cp:độ tăng trưởng ngày theo trọng lượng (g/ngày)

P1 là trọng lượng tại thời điểm t1 (g)

P2 là trọng lượng tại thời điểm t2 (g)

Tốc độ tăng trưởng tương đối ngày (%/ngày) :

Cp (%/ngày) =

1 2

100

* ) 1 2

(

t t

LnP LnP

P1 là giá trị trọng lượng tại thời điểm t1 (g)

P2 là gái trị trọng lượng tại thời điểm t2 (g)

Cp là tốc độ tăng trưởng tương đối ngày (%/ngày)

Tỷ lệ sống (%) = (Số lượng cá thu hoạch x 100)/ Số lượng cá thả nuôi

Năng suất nuôi (kg/ha) = Trọng lượng cá thu hoạch/ Diện tích nuôi

3.3.3.5 Hiệu quả kinh tế của mô hình

Dựa trên các thông số thu được của quá trình thực nghiệm, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi được tính toán và khẳng định thông số qua các giá trị

3.3.3.6.Tổng đầu tư chi phí (TC)

Chi phí cải tạo Con giống, lúa giống

Phân bón Vận chuyển

Khấu hao công trình

3.3.3.7 Tổng thu nhập (TR) của mô hình nuôi

Ngày đăng: 12/11/2020, 23:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w