Nguyễn Thị Tuyết - Hà Nội, 2010; “Xác địnhkhả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam”,luận văn thạc sỹ luật học của Đỗ Thị Hồng năm 2008; “Cơ sở pháp lý choviệ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ VÂN
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TẬP THỂ THEO LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự
Mã số: 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN LÊ HỒNG
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Vân
Trang 3MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Những đóng góp mới của luận văn 5
7 Bố cục của luận văn 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ NHTT 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của NHTT 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Đặc điểm của NHTT 14
1.1.3 Chức năng của NHTT 18
1.2 Khái niệm, các nội dung cơ bản của bảo hộ NHTT 22
1.2.1 Khái niệm bảo hộ NHTT 22
1.2.2 Những nội dung cơ bản của bảo hộ NHTT 25
1.3 Pháp luật pháp luật quốc tế và pháp luật các nước về bảo hộ NHTT 33
1.3.1 Pháp luật quốc tế về bảo hộ NHTT 33
1.3.2 Pháp luật của các nước về NHTT 42
1.4 Ý nghĩa của việc bảo hộ NHTT 45
Trang 4Chương 2: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ THỰC TIỄN BẢO HỘ
NHTT Ở VIỆT NAM 48 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ
NHTT ở Việt Nam 48
2.2 Quy định của Luật SHTT về bảo hộ NHTT 49
2.2.1 Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT 50
2.2.2 Điều kiện bảo hộ NHTT 57
2.2.3 Cơ chế và việc đăng ký NHTT 60
2.3 Thực tiễn bảo hộ NHTT ở Việt Nam 70
2.3.1 Thực tiễn trong việc đăng ký bảo hộ NHTT 70
2.3.2 Thực tiễn trong việc quản lý và sử dụng 76
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHTT 82 3.1 Phương hướng 82
3.2 Một số kiến nghị cụ thể đối với việc hoàn thiện pháp luật 89
3.2.1 Hoàn thiện các quy định về sử dụng dấu hiệu làm NHTT 89
3.2.2 Hoàn thiện các quy định về điều kiện bảo hộ NHTT 92
3.2.3 Hoàn thiện các quy định về cơ chế và đăng ký NHTT 93
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTT Nhãn hiệu tập thể
SHCN Sở hữu công nghiệp
SHTT Sở hữu Trí tuệ
TRIPS Hiệp định liên quan đến các khía cạnh thương mại
của quyền Sở hữu Trí tuệ - Agreement on Trade –
Related Aspects of Intellectual Property Rights.WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, các nước giao lưuhợp tác cùng phát triển trong mọi lĩnh vực, tạo nên nhiều cơ hội và thách thứcđối với các doanh nghiệp Bên cạnh việc mở ra cơ hội giao lưu hợp tác cùngphát triển thì hệ quả của bối cảnh kinh tế sẽ kéo theo đó là sự cạnh tranh gaygắt trên thị trường Sự cạnh tranh này sẽ đào thải những doanh nghiệp khôngphù hợp và không đáp ứng được nhu cầu hay đòi hỏi của nền kinh tế Để tồntại được trong hoàn cảnh đó, không ít các doanh nghiệp lợi dụng uy tín, danhtiếng của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp khác để đưa ra thị trườngcác sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng và lừa dối người tiêu dùng Nhận thứcđược điều đó, các nước trên thế giới bên cạnh việc phát triển kinh tế họ đãquan tâm chú trọng đến vấn đề bảo hộ quyền SHCN để bảo vệ tài sản trí tuệcho chính doanh nghiệp mình
Nước ta cũng không nằm ngoài hệ quả của bối cảnh kinh tế quốc tế nêutrên Tuy nhiên, việc xác lập và bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong nước hiện naycòn khá mới mẻ với nhiều người dân, phần lớn họ chưa ý thức được việc bảo
hộ cho tài sản trí tuệ của mình Điều này xuất phát từ rất nhiều các nguyênnhân khác nhau, do thực trạng nền kinh tế của nước ta còn đang trong giaiđoạn phát triển, có thể là do ý thức của người dân và cũng có thể là do hệthống pháp luật chưa đầy đủ Bên cạnh đó là hệ thống cơ quan thực thi quyềnSHCN còn chồng chéo, chưa thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ củamình Vì thế mà chưa tạo lòng tin cho người dân Hơn nữa, việc xử lý cáchành vi xâm phạm quyền SHCN bằng các biện pháp hành chính là chính, biệnpháp dân sự và hình sự rất ít khi được sử dụng
Bối cảnh quốc tế và trong nước khiến các doanh nghiệp nói chung và
Trang 7đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng ở nước ta đang đứng trước
sự lựa chọn hợp tác cùng phát triển hay phát triển theo một cách riêng rẽ vàlàm sao để bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình một cách hiệu quả nhất.Trong hoạt động thương mại tồn tại lời khuyên “nếu không thể đánh bại thìhãy gia nhập” Lời khuyên này đúng đối với trường hợp của NHTT vì nó tạonên sức mạnh cạnh tranh của một tập thể các doanh nghiệp mà một doanhnghiệp đơn lẻ không thể có được
Xuất phát từ thực tế trên đây, việc lựa chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHTT theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam” là cần
thiết và phù hợp với thực tế hiện nay Nó có ý nghĩa:
Góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ NHTT;
Giúp cho người đọc có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về các quy địnhcủa pháp luật trong việc bảo hộ nhãn hiệu tập thế;
Góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo hộ tài sản trí tuệ;
Nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong việc bảo hộ, thực thi quyền SHCN đối với NHTT nói riêng và quyền SHTT nói chung
2 Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định pháp luật về việc bảo hộcủa nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng đã có nhiều đề tài nghiên cứu,các bài viết trên báo và các tạp chí chuyên ngành như: “Bảo hộ NHTT, nhãnhiệu chứng nhận tại Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Khoáluận tốt nghiệp Văn Thanh Phương; Người hướng dẫn: TS Vũ Thị Hải Yến -
Hà Nội, 2012; “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, nghiên cứu so sánh giữa pháp luậtliên minh Châu Âu và Việt Nam”, luận án tiến sỹ của Phan Ngọc Tâm năm2011; “Pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Namthực trạng và giải pháp hoàn thiện”, luận văn thạc sỹ luật học của Hồ NgọcHiển năm 2004; Trần Việt Hùng: Tầm quan trọng của bảo hộ nhăn hiệu hàng
Trang 8hóa trong kỷ nguyên hội nhập kinh tế nhằm tăng cường tính cạnh tranh toàncầu, Hội thảo "Bảo hộ quốc tế nhãn hiệu hàng hóa" tại Thành phố Hồ ChíMinh, năm 2001; “Bảo hộ NHTT ở Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp Bùi VănBằng; Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Tuyết - Hà Nội, 2010; “Xác địnhkhả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam”,luận văn thạc sỹ luật học của Đỗ Thị Hồng năm 2008; “Cơ sở pháp lý choviệc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam”, luận văn thạc sỹ luật học của
Đỗ Thị Hằng năm 2006; “Nhãn hiệu có khả năng phân biệt thông qua quátrình sử dụng dưới góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minhChâu Âu, Hoa Kỳ”, luận văn thạc sỹ luật học của Đàm Thị Diễm Hạnh năm2009; PGS.TS Đoàn Năng: Về thực trạng và phương hướng tiếp tục hoànthiện pháp luật về bảo hộ quyền SHCN ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, số 2/2000
Các công trình trên đây đã phần nào nghiên cứu những vấn đề pháp lýhoặc cơ sở lý luận cho việc bảo hộ nhãn hiệu, chẳng hạn như khóa luận tốtnghiệp của Bùi Văn Bằng phân tích các quy định của pháp luật liên quan đếnNHTT, chưa nêu ra được các điểm bất cập trong quy định của luật Hơn nữa,phần thực tiễn pháp luật về bảo hộ quyền thì khóa luận chỉ tập trung phân tíchthực trạng trong việc thực thi quyền Hoặc như khóa luận tốt nghiệp của VănThanh Phương chỉ có một phần phân tích về NHTT bên cạnh Nhãn hiệuchứng nhận và phần này chỉ phân tích theo các quy định của luật về NHTT
mà thôi Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách chuyên sâu vềbảo hộ NHTT
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
Làm sáng tỏ vấn đề về mặt lý luận và cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ NHTT ở Việt Nam;
Trang 9Nghiên cứu các quy định của pháp luật các nước trên thế giới về bảo
hộ NHTT;
Từ thực trạng bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT ở nước ta để đưa racác giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệuquả bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT
Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHTT cụthể là các dấu hiệu được sử dụng làm NHTT, điều kiện bảo hộ cũng như cơchế và việc đăng ký NHTT trong sự so sánh với quy định của pháp luật cácnước khác và quốc tế để thấy được những ưu điểm và hạn chế trong quy địnhcủa luật SHTT Việt Nam;
Nghiên cứu thực trạng bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT ở Việt Namtrong việc đăng ký, quản lý và sử dụng để tìm ra những điểm còn tồn tại Qua
đó đề ra những biện pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng caohiệu quả trong vấn đề bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộquyền SHCH đối với NHTT Bên cạnh quy định của pháp luật Việt Nam, luậnvăn cũng nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật của cácnước trên thế giới để so sánh đối chiếu với pháp luật Việt Nam Ngoài ra,
Trang 10luận văn cũng nghiên cứu vụ việc điển hình trong thực trạng bảo hộ quyềnSHCN đối với NHTT, tìm ra những điểm còn hạn chế trong quy định củaLuật cũng như trong thực tế thực hiện quyền đối với NHTT của chủ sở hữu.
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hộNHTT bao gồm các quy định của pháp luật trong việc đăng ký xác lập quyềnđối với NHTT của Việt Nam và so sánh với một nước trên thế giới, luận vănkhông nhằm vào việc nghiên cứu các quy định của pháp luật trong việc thựcthi quyền SHCN đối với NHTT
Luận văn đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phươngpháp đối chiếu, so sánh, khái quát hoá, phương pháp logic và phương pháplịch sử trong việc phân tích và luận giải những vấn đề đã đặt ra Đồng thờiluận văn cũng kế thừa và sử dụng một số kết quả nghiên cứu, chuyên đề khoahọc có liên quan đến bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT
6 Những đóng góp mới của luận văn
Rất nhiều các đề tài nghiên cứu về nhãn hiệu nói chung, nhưng luậnvăn là tài liệu đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về bảo hộ quyền SHCN đối vớiNHTT tại Việt Nam Luận văn đã có những đóng góp mới như sau:
Làm sáng tỏ về mặt lý luận về bảo hộ NHTT và đặc biệt là đưa ra các khái niệm khoa học liên quan đến NHTT như bảo hộ NHTT;
Làm rõ về hệ thống bảo hộ NHTT theo pháp luật Việt Nam;
Nghiên cứu pháp luật của một số nước về NHTT và phân tích sosánh đối chiếu với pháp luật Việt Nam;
Chỉ ra thực trạng đăng ký và sử dụng NHTT tại Việt Nam và xây
Trang 11dựng các kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về NHTT
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung Luận văn bao gồm có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo hộ NHTT
Chương 2: Luật SHTT và thực tiễn bảo hộ NHTT ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về bảo hộ NHTT
………
Trang 12Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ NHTT
1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của NHTT
1.1.1 Khái niệm
Mặc dù không phổ biến và được nhiều người biết đến như nhãn hiệuthông thường, NHTT cũng có vị trí và vai trò riêng của nó Để hiểu khái niệmthế nào là NHTT, trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm về nhãn hiệu
Trước khi Luật sở hữu trí tuệ ra đời, Nghị định 63/CP năm 1996 cũng
đã có giải thích nhưng chưa đưa ra khái niệm về nhãn hiệu hàng hóa (Nghịđịnh 63 sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa”) Tuy nhiên, những giải thíchnày còn sơ sài và chưa hiểu đúng bản chất thế nào là nhãn hiệu Nghị định cógiải thích “Nhãn hiệu hàng hoá” được hiểu là bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ.Thay vì giải thích thế nào là nhãn hiệu hàng hóa, nghị định chỉ đưa ra giảithích về mặt nội dung bao hàm của nhãn hiệu hàng hóa là bao gồm cả nhãnhiệu dịch vụ Khắc phục những thiếu sót của Nghị định 63, Luật sở hữu trí tuệ
2005 (SHTT) đã đưa ra khái niệm của nhãn hiệu trong phần giải thích từ ngữ
như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các
tổ chức, cá nhân khác nhau” Theo quy định của Luật SHTT, nhãn hiệu trướchết là một dấu hiệu Dấu hiệu để đăng ký được với danh nghĩa là nhãn hiệuphải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ,hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó được thểhiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định Theo quy định nêu trên, thìnhững dấu hiệu không nhìn thấy được hoặc không được thể hiện dưới dạngvật chất nhất định thì sẽ không được dùng làm nhãn hiệu Quy định này đãloại trừ các loại nhãn hiệu là nhãn hiệu mùi vị hay âm thanh Luật nhãn hiệu
Mỹ khi coi các dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu bao gồm cả dấu
Trang 13hiệu mùi vị, âm thanh Do vậy, chúng ta có thể thấy rằng quy định của Mỹ đã
mở rộng phạm vi hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam
Nhưng không phải bất kỳ dấu hiệu nào cũng có thể được sử dụng làmnhãn hiệu mà dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụcủa các tổ chức, cá nhân khác nhau Chức năng phân biệt là một yếu tố quantrọng khi xác định một dấu hiệu làm nhãn hiệu của một chủ thể
Mặc dù NHTT không phổ biến như nhãn hiệu thông thường nhưng nócũng có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của các sản phẩm, dịch
vụ mang NHTT Cũng giống như nhãn hiệu, trước khi Luật SHTT ra đời,Nghị định 63 cũng đã đưa ra một khái niệm về NHTT trong phần giải thích từngữ như sau: “NHTT là nhãn hiệu hàng hoá được tập thể các cá nhân, phápnhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng, trong đó mỗi thành viên sử dụngmột cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định” Theo quy định củaNghị định 63 nêu trên thì NHTT là nhãn hiệu hàng hóa và được tập thể các cánhân, pháp nhân cùng sử dụng theo một quy chế do tập thể quy định Quyđịnh này của Nghị định chỉ nêu bật được NHTT là gì và chủ thể của nhãnhiệu này là ai chứ không thể hiện được khả năng phân biệt của nhãn hiệu.Trong khi đó khả năng phân biệt của nhãn hiệu là yếu tố vô cùng quan trọngkhi xác định một dấu hiệu có phải là NHTT hay không Khắc phục được cácthiếu sót đó, Luật SHTT đã quy định tại điểm 17 của Điều 4 như sau: “NHTT
là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổchức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhânkhông phải là thành viên của tổ chức đó”
Để hiểu rõ hơn khái niệm NHTT, chúng ta cần hiểu trước tiên thế nào
là “Tập thể”:“Tập thể là một nhóm chính thức có tổ chức, thống nhất, thực
hiện mục đích chung, phù hợp với lợi ích xã hội” [24]
Tập thể là một “Nhóm” chính thức, nhưng không phải bất cứ nhóm
Trang 14nào cũng là một tập thể Nhóm là một tập hợp người được thống nhất lại vớinhau theo một mục đích và theo những mối quan hệ nhất định chẳng hạn nhưmối quan hệ công việc, học tập, vui chơi Nhóm là một khái niệm rộng hơntập thể.
Chúng ta sẽ xem xét “Tập thể” dựa trên trên những dấu hiệu sau đây:
Quan hệ tổ chức: Quan hệ tổ chức trong tập thể sẽ xác lập đượcnhững mối quan hệ rõ ràng, chặt chẽ giữa chủ thể quản lý và các thành viên Hoạtđộng vì mục tiêu và lợi ích chung của tập thể Quyền và nghĩa vụ của chủ thể quản
lý và thành viên được quy định chính thức và được tuân thủ chặt chẽ
Quan hệ quản lý: Trong tập thể có sự phân chia chức năng, quyềnhạn, trách nhiệm cụ thể Trong đó chủ thể quản lý sẽ chịu trách nhiệm điều hành,kiểm soát việc tuân thủ các quy định mà tập thể đã đặt ra, xử lý các hành vi viphạm do việc không tuân thủ hoặc làm trái các quy định của tập thể Hoạt độngcủa các thành viên sẽ tuân theo sự quản lý của chủ thể quản lý và theo một sự chỉđạo thống nhất có kế hoạch, có kỷ luật, quy chế hoạt động rõ ràng
Quan hệ tài chính: Quan hệ tài chính trong tập thể sẽ hình thành nêncác quỹ tiền tệ và hình thành nên mối quan hệ trong việc sử dụng và phân phối cácquỹ tiền tệ Lợi ích trong tập thể được phân chia công bằng cho các thành viên
Mục đích hoạt động: Thực hiện một mục đích chung mà tập thể đề ra, phù hợp với sự phát triển và lợi ích của xã hội
Những đặc điểm riêng của “Tập thể” nêu trên sẽ tạo nên những điểmkhác biệt trong vấn đề sở hữu, trong tổ chức quản lý và sử dụng của NHTT
mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở những phần sau
Tuy nhiên, từ khái niệm NHTT sẽ thấy những điểm khác nhau so
9
Trang 15với nhãn hiệu thông thường Sự khác nhau đó được thể hiện trên các khía cạnh như sau:
Về chủ sở hữu: Không giống như nhãn hiệu thông thường, chủ sởhữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức, NHTT quy định chủ sở hữu chỉ có thể là tổchức Quy định này đã loại trừ cá nhân hoặc thương nhân là cá nhân được thamgia làm chủ sở hữu NHTT Bởi lẽ, chức năng phân biệt ở của NHTT khác so vớichức năng phân biệt của nhãn hiệu thông thường NHTT dùng để phân biệt hànghóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu với tổ chức, cá nhân kháckhông phải là thành viên của tổ chức
Về chủ thể có quyền sử dụng: Không những là chủ sở hữu mà các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT đều có quyền sử dụng NHTT
Về chức năng phân biệt: NHTT dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụcủa các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụcủa tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó Nếu nhãn hiệu thôngthường có quy định phân biệt hàng hóa dịch vụ của các chủ thể khác nhau (chủ thể
ở đây có thể là giữa các cá nhân với các cá nhân, giữa các cá nhân với tổ chức hoặcgiữa các tổ chức với tổ chức) thì NHTT chỉ phân biệt hàng hóa dịch vụ của cácthành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức,
cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó Tức là chức năng phân biệt ở đâychỉ giới hạn cho các chủ thể là các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT vớicác tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức là chủ sở hữuNHTT đó Như vậy, có thể thấy mục đích phân biệt của NHTT khác so với nhãnhiệu thông thường
Tìm hiểu quy định của quốc tế và các nước chúng ta đều thấy nhữngquy định khác nhau về NHTT dựa trên các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hộicủa mỗi nước
Trang 16(i) NHTT theo quy định của Công ước Paris
Công ước Paris có các quy định về NHTT nêu tại Điều 7bis “Điều nàybuộc một nước thành viên chấp nhận việc nộp đơn và bảo hộ theo các điềukiện cụ thể do nước đó quy định, NHTT của “các hiệp hội” Đây là hiệp hộicác nhà sản xuất, chế tạo, phân phối, bán hàng hoặc các thương gia khác vềhàng hóa được chế tạo hoặc sản xuất tại một nước, khu vực địa phương cụthể hoặc hàng hóa có các đặc tính chung khác NHTT của các quốc gia hoặccác cơ quan nhà nước khác không chịu sự điều chỉnh của các quy định này
Để được áp dụng Điều 7bis, hoạt động của các hiệp hội sở hữu cácNHTT phải không trái với pháp luật của nước sở tại Hiệp hội không phảichứng minh rằng họ tuân thủ pháp luật của nước sở tại, nhưng việc đăng ký
và bảo hộ NHTT của họ có thể bị từ chối nếu sự tồn tại của hiệp hội đó bị cho
là trái với các quy định của pháp luật”
Về chủ sở hữu: Do là những quy định khung để các nước có những quyđịnh riêng phù hợp với điều kiện của nước mình nên chủ sở hữu NHTT được
đề cập cũng mang tính khái quát, ví dụ phạm vi của “các hiệp hội” là chủ sởhữu NHTT được quy định trong Công ước là hiệp hội các nhà sản xuất, chếtạo, phân phối, bán hàng hoặc các thương gia khác
Công ước cũng quy định “hiệp hội không phải chứng minh rằng họtuân thủ pháp luật của nước sở tại, nhưng việc đăng ký và bảo hộ NHTT của
họ có thể bị từ chối nếu sự tồn tại của hiệp hội đó bị cho là trái với các quyđịnh của pháp luật” Quy định này cũng thể hiện bản chất là những quy địnhkhung để mỗi nước nước thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện của mìnhbởi lẽ “hiệp hội không phải chứng minh rằng họ tuân thủ pháp luật của nước
sở tại” Tuy nhiên, bên cạnh việc quy định việc không phải chứng minh rằng
họ tuân thủ pháp luật của nước sở tại, Công ước cũng quy định việc đăng kýbảo hộ NHTT của họ có thể bị từ chối nếu sự tồn tại của hiệp hội đó bị cho là
Trang 17trái với các quy định của pháp luật Các quy định này vừa thể hiện sự mềm dẻo, vừa thể hiện tính chặt chẽ trong việc áp dụng luật của các nước.
(ii) Khái niệm về NHTT của Mỹ.
Tại Mỹ có đưa ra khái niệm về NHTT tại phần giải thích từ ngữ như sau:
“Cụm từ NHTT sẽ được hiểu bao gồm nhãn hiệu thông thường hoặcnhãn hiệu dịch vụ mà:
(1) được sử dụng bởi một tập thể hoặc một hiệp hội hoặc một tổ chức mà;
(2) tập thể, hiệp hội hay tổ chức có ý định sử dụng một cách trungthực trong thương mại và nộp đơn đăng ký dựa trên người được ủy quyềntheo quy định”
Về chủ sở hữu: Quy định của NHTT theo Luật Mỹ tập trung đề cập đếnvấn đề chủ sở hữu của NHTT Chủ sở hữu được quy định trong Luật của Mỹvới phạm vi rộng hơn, đó có thể là một tập thể, một hiệp hội hay một tổ chức
Về điều kiện sử dụng: Khác với quy định của các nước, Mỹ đòi hỏichủ thể đăng ký NHTT phải có ý định sử dụng nhãn hiệu trong thương mại.Tức là nếu một chủ thể đăng ký NHTT mà không có sử dụng hoặc có ý định
sử dụng trên thực tế thì có thể sẽ bị từ chối đăng ký
Không giống như Việt Nam, khái niệm theo Luật Mỹ tập trung vàokhía cạnh chủ sở hữu của NHTT, không nêu ra các yếu tố liên quan đến khảnăng phân biệt của NHTT Tuy nhiên, để một dấu hiệu được đăng ký làmNHTT theo Luật Mỹ thì dấu hiệu đó cũng phải đáp ứng điều kiện bắt buộc là
có khả năng phân biệt
(iii) Khái niệm NHTT của Anh
Nếu như Luật nhãn hiệu Mỹ chú trọng đến chủ sở hữu của NHTT và đềcập đến vấn đề sử dụng NHTT thì Luật nhãn hiệu của Anh đưa ra những quyđịnh về NHTT dựa trên quy định về chủ sở hữu và khả năng phân biệt củaNHTT Tại Điều 49 Luật nhãn hiệu của Anh có quy định về NHTT như sau:
Trang 18“NHTT là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của thành viêncủa hiệp hội là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó với những người thuộc các doanhnghiệp khác”.
Về chủ sở hữu: Không liệt kê tên của tổ chức làm chủ sở hữu NHTTnhư quy định của Mỹ, Luật nhãn hiệu của Anh chỉ quy định duy nhất “Hiệphội” là chủ sở hữu của NHTT;
Về chức năng phân biệt: Cũng giống như Việt Nam, NHTT của Anhcũng có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của Hiệp hội làchủ sở hữu nhãn hiệu đó với những người thuộc doanh nghiệp khác Điểmkhác biệt so với Việt Nam đó là sự phân biệt ở đây giới hạn bởi những ngườithuộc các doanh nghiệp khác chứ không với phạm vi như là các tổ chức, cánhân khác mà Việt Nam đã quy định
(iv) Khái niệm NHTT của Trung Quốc
Luật nhãn hiệu Trung Quốc có quy định về NHTT tại Điều 3 như sau:
“NHTT là nhãn hiệu được đăng ký dưới tên của một nhóm người, một hiệphội hoặc bất kỳ một tổ chức nào khác sử dụng trong công việc kinh doanh bởicác thành viên của tổ chức đó”
Không giống như những khái niệm của các nước nêu trên, luật nhãnhiệu Trung Quốc bên cạnh việc quy định chủ thể đăng ký có thể là một hiệphội hoặc một tổ chức còn quy định “một nhóm người” có thể đăng ký NHTT.Một nhóm người ở đây được hiểu là từ hai người trở lên cùng mục đích hoạtđộng và cùng vì lợi ích chung Nhưng vấn đề tổ chức và quản lý của mộtnhóm người sẽ không chặt chẽ như các hiệp hội và tổ chức khác Đây cũng làmột quy định mở rộng của luật nhãn hiệu Trung Quốc so với các nước khác
Luật nhãn hiệu của Trung Quốc cũng tập trung đề cập đến vấn đề chủ sởhữu của NHTT chứ không đưa ra yếu tố phân biệt vào trong phần khái niệm.Chủ sở hữu của NHTT được liệt kê đó là một nhóm người, một hiệp hội
Trang 19hoặc một tổ chức mà được các thành viên của tổ chức đó được sử dụng trongcông việc kinh doanh.
Mặc dù mỗi nước đều có quy định khác nhau về NHTT cho phù hợpvới điều kiện riêng của từng nước và phù hợp với quy định của quốc tế.Nhưng điểm chung trong quy định về NHTT của các nước là các nước đềuđưa ra quy định chủ sở hữu NHTT phải là một tổ chức hoặc một nhóm người(như trong pháp luật Trung Quốc) và chức năng phân biệt là yếu tố quantrọng khi xem xét một dấu hiệu được đăng ký làm NHTT
Đối với thực tế ở Việt Nam hiện nay, để có những hiểu biết đúng đắn
và phù hợp với thực tế đất nước (khi mà các dấu hiệu được sử dụng làmNHTT chỉ là dấu hiệu nhận biết bằng thị giác), khái niệm NHTT cần nêu lênmột cách cụ thể và chi tiết để tránh có những hiểu không thống nhất và cụ thểkhi áp dụng luật đặc biệt là trong việc sử dụng các dấu hiệu nhìn thấy được vàdấu hiệu không nhìn thấy được Vì vậy, khái niệm NHTT ở Việt Nam khôngnên quy định là một “nhãn hiệu dùng để phân biệt ” mà nên được quy định
là “dấu hiệu nhìn thấy được dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của thành
viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”.
1.1.2 Đặc điểm của NHTT
NHTT cũng mang những đặc điểm chung của nhãn hiệu thông thường
và có những đặc điểm riêng của nó Xem xét đặc điểm của NHTT chúng taxem xét trên cả những đặc điểm chung của nhãn hiệu thông thường và chỉ ranhững điểm khác biệt của NHTT
Thứ nhất: NHTT phải là một nhãn hiệu có tính phân biệt Nhưng tính
phân biệt của NHTT không phải là giữa cá nhân với cá nhân đơn thuần haygiữa cá nhân với tổ chức như nhãn hiệu thông thường, tính phân biệt củaNHTT được hiểu là giữa thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT với tổchức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức của tổ chức đó
Trang 20Điều này có nghĩa là NHTT trước tiên phải là một nhãn hiệu thôngthường có khả năng phân biệt với cách thức thể hiện và phạm vi phân biệtnhư sau:
Cách thức thể hiện: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu sẽ được thể hiệnqua các dấu hiện nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hìnhảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằngmột hoặc nhiều mầu sắc và có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ
sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác Điều này hoàn toànđúng bởi lẽ chức năng chính của nhãn hiệu là chức năng phân biệt Do đó, nếukhông đảm bảo được tính phân biệt thì nhãn hiệu đó không thể là một nhãnhiệu thông thường nói chung và NHTT nói riêng Đặc điểm này của NHTTkhông những được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam mà một
số nước trên thế giới cũng quy định về khả năng phân biệt của NHTT Ví dụ
như Luật nhãn hiệu của Anh “NHTT là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng
hóa hoặc dịch vụ ”;
Phạm vi phân biệt: Khả năng phân biệt được xem xét trong phạm vigiữa thành viên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT với tổ chức, cá nhân khôngphải là thành viên của tổ chức của tổ chức đó Đây là yếu tố quan trọng khixem xét sự khác biệt của NHTT so với nhãn hiệu thông thường
Thứ hai: Chủ sở hữu NHTT phải là một tổ chức.
Không giống như nhãn hiệu thông thường, chủ sở hữu có thể là cánhân hoặc tổ chức Đối với NHTT, chủ thể đăng ký chỉ có thể là tổ chức
Tại sao không quy định chủ sở hữu NHTT là một tập thể mà lại quyđịnh đó là một tổ chức Chúng ta đi tìm hiểu sự khác nhau giữa “Tập thể” và
“Tổ chức”
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tổ chức, tùy thuộc vào từng góc
độ khác nhau mà người ra có định nghĩa khác nhau về “Tổ chức”:
Trang 21Dưới góc độ xã hội học, tổ chức được hiểu là những thực thể xã hộiphối hợp với nhau có mục đích;
Dưới góc độ kinh tế, người ta hiểu tổ chức như là một công cụ của cácnhà quản lý doanh nghiệp để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ
Theo từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng thì “Tổ chức là tậphợp người được tổ chức lại, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm mụcđích chung” [28]
Chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về tổ chức như sau: “Tổchức bao gồm những cá nhân, tổ chức được tập hợp lại theo sự phân công laođộng, thống nhất về mục đích và có sự phối hợp hành động chặt chẽ”
Đó là tổ chức, còn “Tập thể là một nhóm chính thức có tổ chức, thốngnhất, thực hiện mục đích chung, phù hợp với lợi ích của xã hội” Theo kháiniệm này, tập thể có những đặc điểm sau:
Là một nhóm người cùng nhau tiến hành hoạt động chung;
Có tổ chức chặt chẽ, mục tiêu hoạt động mang ý nghĩa xã hội;
Có sự quan tâm lợi ích cá nhân và lợi ích chung
Theo khái niệm nêu trên thì tổ chức chỉ là một nhóm người làm việcchung với nhau nhằm mục đích điều hành hay quản lý một công việc nào đóchứ không phải một nhóm chính thức có tổ chức, thống nhất thực hiện mụcđích chung dựa trên cơ sở thỏa mãn và kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân vàlợi ích chung như đối với “Tập thể” “Tổ chức” trong quy định về NHTT sẽ làdanh từ chung để chỉ các chủ thể có thể là Hợp tác xã, Hiệp hội, Công ty
Như vậy về phương diện quản lý và tổ chức thì “Tổ chức” có nội hàmhẹp hơn hơn so với “Tập thể” Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với việc gắnnhãn hiệu là NHTT và phân biệt hàng hóa dịch vụ của thành viên của “Tổchức” chứ không phải là hàng hóa hay dịch vụ của “Tập thể”
Ngoài ra, việc quy định chủ sở hữu của NHTT là tổ chức phù hợp với
Trang 22chức năng của NHTT là dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viêncủa tổ chức là chủ sở hữu NHTT đó với hàng hóa dịch vụ của tổ chức, cánhân không phải là thành viên của tổ chức đó Theo điểm 14, Điều 7 của Luật
Sở hữu trí tuệ Việt Nam có đề cập đến hàng hóa, dịch vụ của thành viên của
tổ chức; tuy nhiên luật không nêu rõ thành viên của tổ chức sở hữu NHTT này
chỉ là cá nhân hay bao gồm cả tổ chức Trên thực tế, phần lớn các thành viên
của tổ chức là cá nhân, tuy nhiên có cả trường hợp thành viên của tổ chức làmột tổ chức Vì vậy, nên hiểu đúng hơn là thành viên của tổ chức là chủ sởhữu NHTT bao gồm cả cá nhân và tổ chức Hầu hết trong các quy định củacác nước về NHTT đều quy định về chủ sở hữu NHTT là tổ chức Ví dụ nhưTrung Quốc, Thái Lan, Anh, Mỹ Điều này phù hợp với thực tế và pháp luậtquốc tế
Thứ ba: Việc sử dụng NHTT của các thành viên của tổ chức phải tuân
theo một quy định chung được thể hiện trong quy chế sử dụng của NHTT.Các quy định này thường là các quy định về các tiêu chuẩn để trở thành thànhviên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT, điều kiện sử dụng NHTT, tiêu chuẩn
về chất lượng sản phẩm mang NHTT Các quy định này trong quy chế đòihỏi các thành viên phải tuân thủ theo các yếu tố nêu trên Sự tuân thủ nàyđược thể hiện qua việc chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà thành viên sửdụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng được quy định trong quychế Hay các thành viên phải đáp ứng đủ các điều kiện mới được sử dụngNHTT như phải sản xuất hay kinh doanh sản phẩm mang NHTT Nếu thànhviên nào cung cấp sản phẩm kém chất lượng, không đáp ứng được các điềukiện trong quy chế thì tổ chức đại diện có thể xem xét không cho thành viên
đó tiếp tục được sử dụng NHTT Điều này cũng bắt nguồn từ đặc điểm sảnphẩm hay dịch vụ của NHTT có nguồn gốc từ địa danh cụ thể, nên việc cungcấp sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng của một
Trang 23thành viên sẽ ảnh hưởng đến thành viên khác và ảnh hưởng đến uy tín về sản phẩm, dịch vụ của một vùng nhất định.
Thứ tư: Lợi ích của mỗi thành viên trong việc sử dụng NHTT gắn liền
với lợi ích của tập thể NHTT thường mang lại giá trị kinh tế cho một nhómngười là thành viên của tổ chức sở hữu NHTT đó Không như nhãn hiệuthông thường, giá trị kinh tế của nó có thể gắn với một cá nhân hoặc một tổchức nhất định, NHTT gắn liền với nhiều thành viên trong tổ chức sở hữuNHTT Vì đặc điểm này mà ngày nay NHTT là một công cụ hữu hiệu cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng và phát triển Đối với một doanh nghiệp
nhỏ và vừa, có được sự nhận biết và sự trung thành của người tiêu dùng làmột nhiệm vụ hết sức khó khăn Không tính đến chất lượng hàng hóa, việclàm cho người tiêu dùng biết đến hàng hóa đòi hỏi khoản đầu tư đáng kể cóthể vượt quá ngân sách của nhiều doanh nghiệp Với quy mô sản xuất nhỏ,nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp khó khăn khi phát triển một chiến lượcmarketing hiệu quả cho phép định vị sản phẩm và tạo danh tiếng cho cho hànghóa để hấp dẫn người tiêu dùng Vậy có lựa chọn nào cho doanh nghiệp.Cùng hợp tác là một chiến lược đúng đắn, sẽ khiến các doanh nghiệp này cóthể phát triển một chiến lược marketing chung cho các sản phẩm của mình sửdụng các NHTT Vì thực tế, thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏkhông phải là vì quy mô của họ mà vì sự phân lập của họ
Những quy định về NHTT không giống nhau ở mỗi quốc gia, tùy thuộcvào điều kiện cụ thể cũng như quan điểm lập pháp riêng mà họ có thể đưa racác quy định cụ thể liên quan đến việc công nhận một nhãn hiệu là NHTT
1.1.3 Chức năng của NHTT
Như chúng ta đã biết, người tiêu dùng khi lựa chọn một sản phẩm haydịch vụ họ thường quan tâm đến nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ Để ngườitiêu dùng có thể phân biệt một sản phẩm, dịch vụ nhãn hiệu phải chỉ đượcnguồn gốc của sản phẩm hay dịch vụ này Điều này không có nghĩa là nhãn
Trang 24hiệu phải thông tin cho người tiêu dùng về thông tin của sản phẩm như chủ
sở hữu, nơi sản xuất Chỉ cần cho người tiêu dùng có thể tin tưởng vàodoanh nghiệp nhất định - là người đã sản xuất ra sản phẩm hay cung ứng dịch
vụ mà không nhất thiết phải biết cụ thể về doanh nghiệp đó Một khi lấy đượcniềm tin của người tiêu dùng trên thị trường cũng đồng nghĩa với việc doanhnghiệp đã thành công trên con đường kinh doanh; đưa sản phẩm, dịch vụ đếnngười tiêu dùng Thực tế đây là một vấn đề không phải dễ dàng đối với cácdoanh nghiệp, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo được chấtlượng, mẫu mã rồi giá thành của sản phẩm lúc đó mới tạo được ấn tượng vàniềm tin đối với người tiêu dùng
Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc như trên đã cho thấy nhãn hiệu phân biệthàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của mộtdoanh nghiệp khác Chỉ khi nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng phân biệtđược sản phẩm bán dưới nhãn hiệu đó với sản phẩm của doanh nghiệp kháctrên thị trường thì lúc đó nhãn hiệu đã hoàn thành chức năng này Điều nàycho thấy các chức năng này tuy khác nhau nhưng thực tế nó phụ thuộc lẫnnhau và cần được xem xét cùng nhau
Vậy NHTT có những chức năng như trên không NHTT trước hết phải
là một nhãn hiệu do đó nó cũng có chức năng như nhãn hiệu thông thường.Chúng ta có thể khái quát lại các chức năng của NHTT như sau:
a) Chức năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của NHTT
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đó là sự đa dạng về sản phẩm, dịch
vụ Các doanh nghiệp đều đưa ra những hàng hóa, dịch vụ đặc trưng riêng củadoanh nghiệp mình để tạo nên một chỗ đứng riêng trên thị trường Người tiêudùng khi lựa chọn hàng hóa, dịch vụ chủ yếu dựa vào các dấu hiệu được sử dụnglàm NHTT mà thành viên sử dụng nhãn hiệu gắn trên sản phẩm hay bao bì khiđưa ra thị trường Như trên đã phân tích, không phải nhãn hiệu
Trang 25nào cũng thể hiện rõ chủ sở hữu, nơi sản xuất do đó khi người tiêu dùngnhận biết được NHTT đối với sản phẩm, dịch vụ của một chủ thể nhất địnhthì lúc đó NHTT đã đạt được chức năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ củamình Đó cũng là chức năng phân biệt của NHTT.
Không giống như nhãn hiệu thông thường chức năng phân biệt đượcthể hiện ở phạm vi là giữa các tổ chức, cá nhân khá nhau NHTT có chứcnăng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các thành viên thuộc tổ chức là chủ sởhữu nhãn hiệu với sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân không thuộc tổchức đó Như vậy, chức năng phân biệt của NHTT có một đặc điểm riêng đặctrưng của nó đó là phạm vi phân biệt ở đây được xem xét giữa các thành viêncủa một tổ chức là chủ sở hữu NHTT đối với các tổ chức, cá nhân không phải
là thành viên của tổ chức đó
Chỉ dẫn địa lý (cũng là một đối tượng được bảo hộ quyền SHCN) cóchức năng phân biệt sản phẩm có nguồn gốc từ địa danh được bảo hộ với sảnphẩm cùng loại có nguồn gốc từ địa danh khác Khác biệt với chỉ dẫn địa lý,đối với trường hợp NHTT không gắn với địa danh cụ thể thì trong cùng mộtđịa phương có thể có nhiều tổ chức đại diện cho tập thể, cá nhân khác nhau,bởi vậy cũng có thể có nhiều NHTT, nhưng chỉ có duy nhất một chỉ dẫn địa
lý cho một loại sản phẩm trong một địa phương Như vậy, khi sản phẩm củamột địa phương chưa đủ các yếu tố cần thiết để bảo hộ chỉ dẫn địa lý, thì bảo
hộ NHTT là một công cụ hữu hiệu để nâng cao khả năng cạnh tranh của tậpthể doanh nghiệp này so với tập thể doanh nghiệp khác
b) Chức năng thông tin về hàng hóa, dịch vụ
NHTT có chức năng thông tin gián tiếp về sản phẩm hay dịch vụ “Nhìnvào NHTT, người tiêu dùng có thể nghĩ đến nguồn gốc, chất lượng, giá cả củasản phẩm, dịch vụ Họ biết được sản phẩm được chế tạo bằng vật liệu gì haydịch vụ có tốt không và quan trọng hơn là nó phù hợp với nhu cầu của họ và họ
Trang 26cũng hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ mang NHTT đó Chính
vì thế mà nó có chức năng thông tin gián tiếp về sản phẩm hay dịch vụ” [30]
Cũng giống như chức năng nói trên, chức năng thông tin về sản phẩmdịch vụ được thể hiện bởi đặc điểm đặc trưng của NHTT đó là thông tin chocho các sản phẩm, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữuNHTT đó, nó không đơn thuần là thông tin cho tổ chức, cá nhân nhất định Vìthế, danh tiếng mà NHTT đem lại cho các chủ thể là thành viên của tổ chức sẽ
Một chức năng đặc biệt quan trọng của NHTT là sử dụng chúng để tiếpthị hay quảng cáo sản phẩm, dịch vụ vì nhãn hiệu là một cách thức cô đọng đểchỉ sản phẩm, dịch vụ Điều này dựa vào khả năng phân biệt hàng hóa, dịch
vụ của NHTT đối với người tiêu dùng Theo ông Trần Lê Hồng – Giám đốctrung tâm thông tin Cục sở hữu trí tuệ cho biết: “Việc đăng ký bảo hộ nhãnhiệu cho phép doanh nghiệp có thể tối đa hóa sự khác biệt của sản phẩm,quảng cáo và tiếp thị để từ đó nâng cao khả năng nhận biết sản phẩm hoặcdịch vụ của doanh nghiệp tại các thị trường quốc tế đồng thời thiết lập mốiliên hệ trực tiếp với khách hàng nước ngoài” [14] Chúng ta xem xét đối với
Trang 27trường hợp NHTT của “Vinataba” cho sản phẩm “Thuốc lá điếu” Trên cácphương tiện thông tin đại chúng bây giờ chỉ cần xuất hiện chữ “Vinataba” làchúng ta biết ngay được đó là của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam và chosản phẩm “Thuốc lá điếu” Và như vậy Vinataba đã hoàn thành được chứcnăng quảng cáo của mình Hiện nay, Vinataba không chỉ dừng lại ở NHTT mà
nó đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng được nhiều người biết đến Đây có thể làmột trong những ví dụ điển hình của sự thành công trong việc xây dựngthương hiệu và kinh doanh
Một ưu điểm của chức năng quảng cáo của NHTT so với nhãn hiệuthông thường đó là NHTT không chỉ có chức năng quảng cáo cho một tổchức hay cá nhân nhất định (như đối với nhãn hiệu thông thường) mà chứcnăng quảng cáo của NHTT ở đây là cho tất cả các thành viên của tổ chức (cóthể tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu NHTT đó Vì thế, danh tiếng mà NHTTđem lại cho các thành viên sử dụng NHTT sẽ có phạm vi rộng hơn
1.2 Khái niệm, các nội dung cơ bản của bảo hộ NHTT
1.2.1 Khái niệm bảo hộ NHTT
Trước tiên để hiểu thế nào là bảo hộ NHTT chúng ta cần hiểu kháiniệm “Bảo hộ” là gì Xung quanh khái niệm “bảo hộ” có rất nhiều các quanđiểm khác nhau Bảo hộ được hiểu theo nghĩa thông thường là sự “che chở,không để bị tổn thất”
Bên cạnh thuật ngữ bảo hộ, chúng ta cũng thường gặp cụm từ “Bảovệ” “Bảo vệ” là “chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để giữ cho đượcnguyên vẹn” [27] Như vậy, “Bảo hộ” có khác so với “Bảo vệ” hay không vànếu chúng khác nhau thì sẽ khác nhau ở những điểm nào Chúng ta xem xétchúng trên lĩnh vực SHTT qua các phương diện chủ thể thực hiện hành vi vàcách thức thực hiện hành vi
Trang 28Chủ thể thực hiện Nhà nước Chủ sở hữu, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.Cách thức thực hiện Nhà nước thực hiện rất Chủ sở hữu có quyền
nhiều hành vi khác nhau từ yêu cầu chủ thể có hànhthực hiện thủ tục xác lập vi vi phạm dừng ngayquyền, quản lý nhà nước hành vi vi phạm hoặcđến xác định hành vi vi yêu cầu cơ quan nhàphạm và quy định biện pháp nước có thẩm quyền xử
xử lý hành vi vi phạm lý hành vi vi phạmKết quả thực hiện Được xác nhận bằng văn Chủ thể vi phạm sẽ tự
bản chính thức của cơ quan nguyện dừng hành vi vi
chủ sở hữu hoặc cơ quannhà nước có thẩm quyền
xử lý
Trước khi Hiệp định TRIPs ra đời, khái niệm bảo hộ quyền SHTTthường được hiểu theo nghĩa hẹp tức là bảo hộ quyền SHTT chỉ bao gồmviệc xác lập quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng quyền SHTT mà nókhông bao gồm việc thực thi quyền Khi Hiệp định TRIPs có hiệu lực thihành, tại Điều 3, Điều 4, phụ lục của TRIPs quy định “thuật ngữ bảo hộ phảibao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm
vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi quyền SHTT cũng như các vấn đềảnh hưởng đến việc sử dụng quyền SHTT được quy định trong Hiệp định”.Với quy định của Hiệp định thì bảo hộ không chỉ dừng lại ở việc xác lậpquyền mà bao gồm trong đó cả việc thực thi quyền
Vì vậy, khái niệm bảo hộ quyền SHTT sẽ được hiểu theo hai nghĩa,
Trang 29theo nghĩa hẹp thì bảo hộ quyền SHTT là hoạt động, theo đó, Nhà nước banhành các quy phạm pháp luật nhằm xác lập quyền sở hữu của các chủ thể đốivới tài sản trí tuệ Hiểu theo nghĩa rộng thì khái niệm bảo hộ quyền SHTT làhoạt động, theo đó, Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật nhằm xác lập
và thực thi quyền sở hữu của các chủ thể đối với tài sản trí tuệ Như vậy, hoạtđộng bảo hộ quyền SHTT của Nhà nước sẽ thể hiện trên hai phương diện.Phương diện thứ nhất là xây dựng pháp luật nhằm xác lập quyền sở hữu của
sở hữu chủ đối với tài sản trí tuệ và phương diện thứ hai là thực thi pháp luật
về bảo hộ quyền SHTT
Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ phân tích khái niệm bảo hộ trên góc độ dân
sự và kinh tế
“Nếu phân tích từ góc độ pháp luật dân sự, bảo hộ quyền SHTT là củng
cố và xác lập quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ (gồm quyền chiếmhữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt) của các chủ sở hữu đối với tài sản trítuệ” [29]
Nếu phân tích từ góc độ kinh tế thì bảo hộ quyền SHTT là tất cả cácbiện pháp được áp dụng nhằm đảm bảo cho các chủ sở hữu được khai tháccác giá trị của tài sản trí tuệ, phục vụ cho nhu cầu của chủ sở hữu và các đốitượng khác có liên quan Nếu phân tích từ góc độ này thì giá trị mà các tài sảntrí tuệ đem lại sẽ là các lợi ích vật chất được tạo ra và thông thường đây làchính là lợi ích chính mà các chủ sở hữu muốn đạt được
Giáo trình Luật SHTT của trường Đại học Luật Hà Nội cũng có đưa rakhái niệm bảo hộ quyền SHTT như sau: “Bảo hộ quyền SHTT là việc nhànước ban hành các quy định của pháp luật về quyền SHTT nhằm bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền SHTT như tác giả, chủ sởhữu văn bằng bảo hộ và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng quyềnSHTT” [18]
Trang 30Trong luận văn thạc sỹ sẽ đề cập đến khái niệm “Bảo hộ” theo nghĩa
hẹp tức là “Bảo hộ NHTT là việc nhà nước thông qua các quy định của pháp
luật nhằm xác lập quyền của chủ sở hữu đối với NHTT”.
1.2.2 Những nội dung cơ bản của bảo hộ NHTT
1.2.2.1 Dấu hiệu được sử dụng làm
NHTT a) Khái niệm dấu hiệu
Như trên đã phân tích khái niệm NHTT thường được hiểu là dấu hiệudùng để phân biệt sản sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức là thànhviên của tổ chức là chủ sở hữu NHTT với cá nhân, tổ chức không phải làthành viên của tổ chức Nhưng không phải bất cứ dấu hiệu nào đều có thểđược sử dụng làm NHTT mà các dấu hiệu đó phải thể hiện tính độc đáo saocho có khả năng phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác “Độc đáo” ở đâythể hiện trên hai yếu tố đó là “khác biệt” và “không thông dụng” [35] Dấuhiệu này có thể là dấu hiệu nhìn thấy được như là dấu hiệu từ ngữ, hìnhảnh hoặc dấu hiệu không nhìn thấy được như dấu hiệu mùi vị, âmthanh Việc quy định khác nhau phụ thuộc và điều kiện thực tế của mỗi nước.Nhưng nhìn chung những quy định này đều tạo ra khung pháp lý cơ bản đểmỗi chủ thể thực hiện được quyền của mình trong việc đăng ký bảo hộ cácđối tượng quyền SHCN nói chung và NHTT nói riêng
Để hiểu rõ hơn dấu hiệu được sử dụng làm NHTT là như thế nào,chúng ta cần hiểu khái niệm “dấu hiệu” là gì?
Chúng ta đã có một định nghĩa được thừa hưởng từ thời Trung thế kỉcủa các nhà Kinh viện (các tu sĩ công giáo, vốn là tầng lớp duy nhất có họcthức ở thời đại ấy); đó là Aliquid stat pro aliquo Theo quan điểm của aliquid
stat pro aliquo thì “dấu hiệu là một cái đứng thay (hay đại diện) cho một cái
gì khác”[13] Từ thời Trung thế kỉ, các tu sĩ công giáo đã có quan niệm rằng
“dấu hiệu” là cái đại diện cho một cái gì khác, tức là sự tồn tại của dấu hiệu
không phải để chứng minh cho chính bản thân nó mà sự tồn tại của dấu hiệu
Trang 31để thay thế hay diễn tả cho một cái gì khác.
Quan điểm của tu sĩ công giáo thời bây giờ được ghi nhận và lưu
truyền rộng rãi Từ quan điểm về “dấu hiệu” nêu trên, chúng ta có thể thấy
được dấu hiệu được sử dụng làm NHTT là tổng hợp các yếu tố (bao gồm cả
từ ngữ, hình ảnh, màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng) đại diện cho NHTT
mà thông qua đó chúng ta có thể nhận biết được NHTT
b) Phân loại dấu hiệu
Có rất nhiều cách để phân loại dấu hiệu được sử dụng làm NHTT, ví
dụ như phân loại dựa trên đặc điểm, dựa trên cách thức thể hiện Tuy nhiên,
để phù hợp với các nước trên thế giới và Việt Nam nên việc phân loại dấuhiệu được sử dụng làm NHTT được đề cập đến trong luận văn sẽ dựa trên sựnhận biết dấu hiệu chẳng hạn dấu hiệu nhìn thấy được (dấu hiệu nhận biếtbằng thị giác) và dấu hiệu không nhìn thấy được (dấu hiệu nhận biết bằngthính giác, dấu hiệu nhận biết bằng khứu giác )
Dấu hiệu nhìn thấy được (nhận biết bằng thị giác) như dấu hiệu là từngữ, hình ảnh, màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng mà chúng ta có thể nhận biếtđược bằng mắt Trong việc đăng ký bảo hộ NHTT thì dấu hiệu này chiếm một sốlượng lớn và phổ biến “trên thế giới, dấu hiệu từ ngữ chiếm khoảng 80% toàn bộ
số nhãn hiệu được sử dụng” vì là dấu hiệu dễ dàng nhận biết và việc thẩm địnhcũng đơn giản hơn so với các dấu hiệu khác Chính vì lý do này mà đối với cácnước chưa đủ khả năng tiến hành thẩm định hoặc kỹ thuật lập pháp chưa cao(trong đó có Việt Nam) thường quy định dấu hiệu được sử dụng làm NHTT chỉ làdấu hiệu nhận biết bằng thị giác
Dấu hiệu không nhìn thấy được là dấu hiệu nhận biết bằng thính giácnhư dấu hiệu âm thanh ví dụ như tiếng chuông điện thoại NOKIA Trên thế giớitrong việc đăng ký bảo hộ NHTT thì dấu hiệu này được coi là dấu hiệu khôngthông dụng Không giống như dấu hiệu từ ngữ, hình ảnh dấu hiệu âm thanhthường khó để nhận biết Các nước khi sử dụng dấu hiệu này thường là
Trang 32các nước có kỹ thuật lập pháp cao ví dụ như Mỹ, Anh ; và
Dấu hiệu nhận biết bằng khứu giác như dấu hiệu mùi vị Cũng giốngnhư dấu hiệu âm thanh, dấu hiệu mùi vị cũng được coi là dấu hiệu không thôngdụng vì khả năng nhận biết của loại dấu hiệu này
Ngoài ba dấu hiệu được nhận biết nêu trên còn một số dấu hiệu đượcnhận biết bằng các giác quan khác chẳng hạn như bằng vị giác Tuy nhiên,hiện nay trên thế giới chỉ tồn tại ba loại dấu hiệu có thể được sử dụng làmNHTT nêu trên
Việc lựa chọn dấu hiệu nào được sử dụng làm NHTT là do quy địnhcủa mỗi nước, phù hợp với điều kiện của từng nước Ở Việt Nam, kỹ thuậtlập pháp chưa cao, trình độ của thẩm định viên còn hạn chế, nên Luật SHTT
và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ quy định dấu hiệu được sử dụng làmNHTT chỉ là dấu hiệu nhận biết bằng thị giác Trong khi đó Mỹ, Anh quyđịnh dấu hiệu được sử dụng làm NHTT ngoài dấu hiệu nhận biết bằng thịgiác thì còn có cả dấu hiệu nhận biết bằng thính giác và khứu giác
1.2.2.2 Điều kiện bảo hộ NHTT
a) Khái niệm điều kiện bảo hộ NHTT
Trong các đối tượng của quyền SHTT, chúng ta thường hay nhắc đếnđiều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, sáng chế hay kiếu dáng công nghiệp Tuynhiên, không phải ai cũng có thể hiểu đúng và đầy đủ điều kiện bảo hộ là gì?
Nếu phân tích chi tiết từng từ của cụm từ “Điều kiện bảo hộ” nêu trênchúng ta thấy theo từ điển tiếng Việt thì “Điều kiện” được hiểu là “cái cầnphải có để cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra” [28] “Bảo hộ” làviệc nhà nước thông qua các quy định của pháp luật nhằm xác lập quyền củachủ sở hữu đối với NHTT
Như vậy, từ những phân tích nêu trên chúng ta có thể thấy điều kiện
bảo hộ đối với NHTT là “những yêu cầu mà Nhà nước đặt ra đối với nội
dung và hình thức của NHTT, đòi hỏi NHTT đăng ký phải đáp ứng các điều
Trang 33kiện đó thì chủ thể đăng ký mới có thể được công nhận là chủ sở hữu các đối tượng đó, tức là chủ thể đó đã xác lập quyền sở hữu”.
Thứ nhất: Khả năng phân biệt
Khả năng phân biệt là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng khi xácđịnh một dấu hiệu có đáp ứng các điều kiện bảo hộ đối với NHTT hay không.Nhãn hiệu thông thường cũng có điều kiện về khả năng phân biệt, tuy nhiênđiểm khác biệt về khả năng phân biệt giữa nhãn hiệu thông thường và NHTT
đó là khả năng phân biệt của NHTT được xem xét giữa thành viên của tổchức là chủ sở hữu NHTT với tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của
tổ chức đó Còn nhãn hiệu thông thường thì khả năng phân biệt là giữa cánhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức khác nhau Như vậy khả năngphân biệt của NHTT luôn đặt trong phạm vi một tổ chức
Hầu hết các nước trên thế giới đều lấy tiêu chí này khi xem xét một đốitượng có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không Chẳng hạn như Luật nhãnhiệu của Anh quy định “NHTT là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa haydịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó với nhữngngười thuộc doanh nghiệp khác”
Thứ hai: Ngoài điều kiện về khả năng phân biệt đơn đăng ký NHTT
phải đáp ứng các điều kiện khác như như về chủ thể, tài liệu nộp theo đơn
Nếu như nhãn hiệu thông thường, đánh giá khả năng phân biệt là yếu tốcần và đủ để xem xét một dấu hiệu có khả năng đăng ký được hay không thì đốivới NHTT ngoài khả năng phân biệt thì còn có các điều kiện khác nữa như chủthể phải là tổ chức và kèm theo đơn đăng ký NHTT phải có quy chế quản lý và
sử dụng NHTT Theo “Tài liệu giới thiệu về nhãn hiệu cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ” của tổ chức SHTT thế giới có quy định về chủ thể của NHTT như sau:
“NHTT thường thuộc sở hữu của một hiệp hội hoặc hợp tác xã mà các thànhviên có thể sử dụng NHTT để tiếp thị các sản phẩm của mình
Trang 34Hiệp hội đó thường xây dựng tập hợp các tiêu chuẩn về sử dụng NHTT chẳnghạn như tiêu chuẩn về chất lượng ” [26] Sự khác nhau này xuất phát từ bảnchất của NHTT đó là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức
là chủ sở hữu với tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức
Nghiên cứu pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam, đều có mộtđiểm chung khi đưa ra điều kiện bảo hộ đó là khả năng phân biệt Nhưng tiêuchí để đánh giá khả năng phân biệt này không giống nhau, có nước đánh giákhả năng phân biệt dựa trên việc sử dụng hoặc có ý định sử dụng (ví dụ nhưMỹ), hoặc như Việt Nam xác định một dấu hiệu có khả năng phân biệt nếu nóđược tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc nhiềuyếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ
1.2.2.3 Cơ chế và việc đăng ký NHTT
Như trên chúng ta đã phân tích khả năng phân biệt là điều kiện bắt buộc
và giống nhau trong quy định điều kiện bảo hộ NHTT của các nước Mặc dùgiống nhau trong quy định về điều kiện bảo hộ này nhưng cơ chế và việc đăng
ký NHTT lại không giống nhau Theo TS Phùng Trung Tập thì “hiện nay trênthế giới có hai hệ thống pháp luật quy định chủ sở hữu nhãn hiệu: Hệ thống thứnhất là hệ thống sử dụng trước (quy định bất kỳ ai sử dụng nhãn hiệu ở mộtnước thì đều có quyền đăng ký nhãn hiệu ở nước đó), hệ thống thức hai là hệthống đăng ký trước (quy định bất kỳ ai có yêu cầu đầu tiên đăng ký nhãn hiệu ởmột nước thì đều được quyền đăng ký)” [23] Phần lớn các nước đều quy địnhviệc bảo hộ NHTT dựa trên cơ sở đăng ký (trong đó có Việt Nam), tuy nhiên một
số nước lại có quy định việc đăng ký bảo hộ trên cơ sở sử dụng hoặc có ý định
sử dụng, và một số nước lại thành lập một cơ chế đăng ký cho cộng đồng (đăng
ký nhãn hiệu hàng hoá theo thể thức CTM- THE COMMUNITYTRADEMARK), để khi đăng ký bảo hộ ở cơ quan đăng ký của cộng đồng nó sẽđược tự động bảo hộ ở tất cả các nước trong cộng đồng
Trang 35a) Bảo hộ trên cơ sở đăng ký
Cơ chế và việc đăng ký NHTT ở mỗi quốc gia là không giống nhau, cónước quy định việc bảo hộ NHTT phải dựa trên thủ tục đăng ký tại cơ quan nhànước có thẩm quyền và quyền của chủ sở hữu được tạo ra bằng việc cấp bằngcho đối tượng yêu cầu đăng ký nếu đối tượng đó đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.Thông qua thủ tục đăng ký cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra,xem xét đơn đăng ký có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay không từ đó đưa ra kếtluận bảo hộ Trên thế giới, hầu hết các nước đều quy định việc chấp nhận haykhông chấp nhận bảo hộ NHTT phải dựa trên cơ sở đăng ký
Hình thức thể hiện: Việc công nhận quyền của chủ sở hữu dựa trên cơ
sở đăng ký được các nước tiến hành (trong đó có Việt Nam) thường trải quacác giai đoạn khác nhau của quá trình thẩm định Ban đầu là đơn được thẩmđịnh hình thức để xem xét tính hợp lệ của đơn, sau đó đơn được công bố vàcuối cùng là giai đoạn thẩm định nội dung của đơn Giai đoạn thẩm định nộidung là giai đoạn quan trọng Tại giai đoạn này đối tượng đăng ký sẽ đượcxem xét là đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ để cấp bằng hay không
Lợi ích của việc đăng ký: Khi đăng ký NHTT ngoài việc thông báo chocông chúng biết mình là chủ sở hữu thì chủ sở hữu và thành viên có độcquyền sử dụng cho các sản phẩm, dịch vụ mà mình đăng ký Khi sử dụngNHTT đã được đăng ký sẽ tạo ra tâm lý thoải mái vì được chính thức côngnhận mình là chủ sở hữu NHTT này, không còn tâm trạng lo lắng, không antoàn rằng NHTT của mình trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác hoặc longại rằng chủ thể khác có thể sử dụng NHTT của mình Khi đăng ký NHTT
và được cấp bằng, chủ sở hữu có quyền tự mình hoặc khởi kiện tại Tòa nếuNHTT của mình bị vi phạm Căn cứ khởi kiện trong trường hợp này sẽ làgiấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã được cấp Đây sẽ là căn cứ quan trọngtại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu
Trang 36Hạn chế: Mất nhiều thời gian và chi phí cùng với đó là việc thẩm định
sẽ không phát huy hết hiệu quả nếu như hệ thống văn bản pháp luật của mộtnước không có những quy định chặt chẽ và không phát huy được tác dụngtrong việc đăng ký Hơn nữa, nhiều trường hợp chủ sở hữu của NHTT sẽkhông được bảo hộ quyền sở hữu của mình vì nguyên nhân nào đó mà chưađăng ký được NHTT trước các chủ thể khác, mặc dù mình là chủ sở hữutrước đối với NHTT Trong trường hợp này chủ sở hữu NHTT phải chứngminh quyền của mình thông qua việc chủ thể vi phạm đã có hành vi cạnhtranh không lành mạnh Tuy nhiên, việc này là khó khăn vô cùng và khả năngthành công không cao
b) Bảo hộ không qua thủ tục đăng ký
Lợi ích của việc đăng ký như đã nói ở trên sẽ là động lực để chủ sở hữuđăng ký NHTT Tuy nhiên, có những nước lại quy định việc đăng ký NHTTkhông phải là bắt buộc Điều này có nghĩa là chủ sở hữu có thể đăng ký hoặckhông đăng ký NHTT Mỹ là nước áp dụng quy định này Theo Luật nhãnhiệu của Mỹ thì quyền SHCN đối với NHTT có thể được xác lập trên cơ sở
sử dụng NHTT hợp pháp trong thương mại ở Mỹ hoặc được đăng ký với Cơquan sáng chế và nhãn hiệu ở Mỹ Vậy việc không đăng ký thì quyền của chủ
sở hữu được ghi nhận như thế nào Thông thường, việc không đăng ký thìquyền của chủ sở hữu sẽ được xác lập trên cơ sở sử dụng trước Tức là quyềncủa chủ sở hữu sẽ được xác lập thông qua quá trình sử dụng hợp pháp tại mộtnước Có nghĩa việc bảo hộ NHTT sẽ được bảo hộ tự động nếu NHTT đóđược sử dụng trong thương mại tại một nước Nếu có tranh chấp quyền xảy
ra giữa các nhãn hiệu không đăng ký hoặc giữa các nhãn hiệu không đăng kývới nhãn hiệu đăng ký thì chủ sở hữu chỉ cần chứng minh việc sử dụng trướchợp pháp của mình
Lợi ích của cơ chế không đăng ký đó là không tốn chi phí, không mất
Trang 37nhiều thời gian Hơn nữa, nó đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể, bởi lẽkhông phải mọi chủ thể khi đăng ký NHTT đều là chủ sở hữu và là người sửdụng trước đối với NHTT, có rất nhiều trường hợp chủ thể sử dụng trước vì
lý do nào đó mà chưa tiến hành việc đăng ký NHTT của mình Như vậy,quyền sở hữu hợp pháp của mình sẽ vì thế mà không được công nhận
Hạn chế của cơ chế không đăng ký: Đối lập lại với cơ chế đăng ký nêutrên, việc bảo hộ NHTT không dựa trên cơ sở đăng ký sẽ không tạo ra đượccăn cứ pháp lý chắc chắn đối với chủ sở hữu Khi có hành vi xâm phạm xảy
ra, thay bằng việc sử dụng bằng đã được cấp, chủ sở hữu phải chứng minhviệc sử dụng trước của mình Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng vàđảm bảo được quyền lợi của chủ sở hữu
c) Bảo hộ trên cơ sở đăng ký nhưng không trải qua giai đoạn thẩm định nội dung.
Bên cạnh các cơ chế đăng ký NHTT giai đoạn như thẩm định hình thức
và thẩm định nội dung được hầu hết các nước áp dụng Chúng ta còn thấy có
cơ chế đăng ký không qua giai đoạn thẩm định nội dung
Đối với cơ chế đăng ký này, phần lớn các nước quy định đơn đăng ký
sẽ được thẩm định hình thức và sau đó được công bố để bất kỳ bên thứ banào nếu thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm đều có thể phản đối đơn
Mỹ là nước áp dụng hình thức này trong việc đăng ký NHTT
Lợi ích: Tích kiệm được thời gian và chi phí
Hạn chế: Việc không thẩm định nội dung sẽ khó khăn để đảm bảo việcthực hiện quyền một cách ổn định và an toàn NHTT được đăng ký theo hệthống không thẩm định nội dung sẽ không tạo ra căn cứ pháp lý vững chắc và
vì thế mà các Công ty thường cảm thấy không an toàn trong việc sử dụngchúng Ví dụ người nộp đơn đầu tiên tuyên bố việc sử dụng nhãn hiệu củamình, hiệu lực của việc đăng ký nhãn hiệu thuộc về chủ thể nào sẽ là nội dung
Trang 38tranh luận tại tòa Bảo hộ theo hình thức đăng ký cộng đồng
Là hình thức mà theo đó một số nước (như các nước trong cộng đồngchung Châu Âu) thành lập hệ thống đăng ký chung cho cộng đồngOrganization for Harmonisation of International Mark (OHIM) để khi đăng
ký tại cơ quan đăng ký chung của cộng đồng này sẽ có hiệu lực trên toàn bộcác nước trong Cộng đồng Hệ thống OHIM còn áp dụng cho các nước Châu
Âu ngoài khối EU khác muốn tham gia Ngoài ra trên thế giới còn có các vănphòng SHCN khu vực như sau: Văn phòng SHCN Châu Phi (ARIPO), tổchức SHTT Châu Phi (OAPI), văn phòng SHCN Benelux (BTO) của ba nước
Bỉ, Hà Lan, Luxenbarg [22]
Lợi ích: Tích kiệm thời gian và chi phí cho việc đăng ký cho chủ sởhữu và hơn nữa quyền của chủ sở hữu sẽ được ghi nhận không chỉ ở mộtnước mà ở tất cả các nước trong Cộng đồng
Hạn chế: Nếu một nước từ chối việc đăng ký bảo hộ thì buộc chủ đơnphải chuyển đổi thành đơn quốc gia khác mà tại đó đơn không bị từ chối
Hiện nay chỉ duy nhất có Cộng đồng chung Châu Âu áp dụng hình thứcđăng ký NHTT theo cơ chế này Từ kinh nghiệm và thực tế hoạt động củaCộng đồng cho thấy rằng đây là hình thức mang lại nhiều lợi ích và tích kiệmthời gian, chi phí cho chủ sở hữu
Các cơ chế đăng ký như đã nêu ở trên đều có những ưu điểm và nhượcđiểm, việc lựa chọn hình thức nào là tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗinước Thông thường, đối với các nước kinh tế chưa hoặc đang phát triển, thìchọn cơ chế đăng ký bảo hộ (ví dụ như Việt Nam), đối với các nước có sựphát triển đồng đều theo một khối chung như Cộng đồng chung Châu Âu sẽchọn hình thức đăng ký theo thể thức Cộng đồng
1.3 Pháp luật pháp luật quốc tế và pháp luật các nước về bảo hộ NHTT.
1.3.1 Pháp luật quốc tế về bảo hộ NHTT
Trang 391.3.1.1 Quy định của tổ chức SHTT thế giới
WIPO a) Khái niệm
NHTT thường được định nghĩa là các dấu hiệu phân biệt nguồn gốcđịa lý, nguyên vật liệu, mô hình sản xuất hoặc các đặc tính chung khác củahàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau cùng sử dụng NHTT.Chủ sở hữu có thể là hiệp hội mà các doanh nghiệp là thành viên hoặc chủ thểkhác là một tổ chức công hoặc một hợp tác xã
b) Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT
Dấu hiệu được sử dụng làm NHTT là dấu hiệu phân biệt nguồn gốc địa
lý, nguyên vật liệu, mô hình sản xuất của hàng hóa, dịch vụ Không giốngnhư một số nước quy định dấu hiệu được sử dụng làm NHTT chỉ đơn thuần
là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau,WIPO chỉ rõ đó là các dấu hiệu phân biệt nguồn gốc địa lý, nguyên vật liệu,
mô hình sản xuất hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ
c) Điều kiện bảo hộ và cơ chế đăng ký.
Ngoài việc quy định đơn đăng ký NHTT nộp kèm theo bản sao quy chếđiều chỉnh việc sử dụng NHTT, WIPO không đưa ra các quy định cụ thể đốivới điều kiện bảo hộ và cơ chế đăng ký Các quy định này do từng nướcquyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước
WIPO cũng nêu ra việc sử dụng một NHTT (của một hợp tác xã hoặcmột hiệp hội các doanh nghiệp) cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thànhviên hưởng lợi từ uy tín đạt được trên cơ sở xuất xứ chung hoặc các đặc điểmchung khác của hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp bởi các doanh nghiệp khácnhau Điều này đặc biệt quan trọng khi xuất xứ hoặc các đặc điểm chung khác
là yếu tố chính để xác định chất lượng hoặc thị hiếu tốt đối với một sản phẩmhoặc dịch vụ Việc sử dụng một NHTT có thể phát triển một liên minh hoặc
hỗ trợ sự hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác nhằm tận dụng tối đa
Trang 40lợi thế của các nguồn chung.
Quy định được nêu ra của WIPO phù hợp với quy định của nhiều nước
và là cơ sở để các nước xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về NHTT
WIPO cũng đưa ra trường hợp thực tế của Peru để thấy được vai tròcủa NHTT cho phép các thành viên hưởng lợi từ uy tín đạt được trên cơ sởxuất xứ chung hoặc các đặc điểm chung khác của hàng hóa hoặc dịch vụ
“Giá trị của một cái tên”
Matildo Pérez, một nông dân từ một cộng đồng làng xã trên đỉnh caocủa ngọn núi Lima, đã quyết định nộp đơn đăng ký nhãn hiệu "ChirimoyaCumbe” (Chirimoya là một loại trái cây mọc ở vùng Andes của Peru vàEcuador; Cumbe là tên của một thung lũng ở Peru, nơi chirimoya phát triển)đến Viện quốc gia và SHTT Peru (INDECOPI) Ông đã nộp đơn cho riêngmình, mặc dù đây là không phải là trường hợp thông thường Đơn của ông đã
bị từ chối với lý do là thực tế là đây là tên chung và không thể cấp cho mộtngười duy nhất và không thể có độc quyền trong tên chung
Sau khi bị từ chối đơn, một thời gian sau Matildo đã quay trở lạiINDECOPI, lần này với một phái đoàn đứng đầu là Phó Thị trưởng của Cumbe,đến gặp trưởng phòng của Văn phòng dấu hiệu phân biệt của INDECOPI
Đọc giấy ủy quyền nhân viên của INDECOPI mỉm cười với sự hàilòng: người của Cumbe, tụ tập với nhau trên quảng trường chính, đã traoquyền Don Matildo Pérez để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá Nó có vẻ hoàn toànđáng kinh ngạc: cộng đồng đã hiểu đầy đủ cho đăng ký nhãn hiệu và trao cho
họ độc quyền trong việc sử dụng của tên Cumbe Tuy nhiên, như các quanchức nói với họ, "Chirimoya Cumbe" là trong thực tế tên gọi xuất xứ, khôngphải là một nhãn hiệu, thứ hai nó là một tên gọi có nguồn gốc từ Peru, bởi vìcác thung lũng của Cumbe là một khu vực địa lý cung cấp cho một số đặc tínhđặc biệt cho các Chirimoya Và họ trở lại ngôi làng của họ
Tuần sau, họ lại một lần nữa tại văn phòng, tuy nhiên lần này quan