ĐÁP ÁN THAM KHẢO VĂN KHỐI C

3 255 0
ĐÁP ÁN  THAM KHẢO VĂN KHỐI C

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lời giải tham khảo môn Văn khối C Lời giải tham khảo môn Văn thi ĐH khối C do thầy Đỗ Văn Thái, giáo viên môn Văn Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam thực hiện. Đáp án chính thức của Bộ GD-ĐT sẽ được công bố sau khi đợt thi thứ 2 kết thúc vào ngày mai. Câu 1: (2 điểm) a. Hoàn cảnh ra đời Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Bác soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào. b. Mục đích sáng tác Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta và mở ra kỷ nguyên độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Bác bỏ, đập tan luận điệu phản động của bọn đế quốc, thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta, khi thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là đất "bảo hộ" của người Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc quyền của người Pháp. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã bác bỏ dứt khoát những luận điệu đó. Câu 2: (5 điểm) Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách nhưng cần có những ý chính cơ bản như sau: a. Đặt vấn đề Thơ Huy Cận trước Cách mạng thường buồn với nỗi sầu nhân thế mang cảm hứng vũ trụ. Bài Tràng Giang của Huy Cận là một trong những bài thơ tiêu biểu cho nỗi sầu nhân thế đó. Bài thơ được gợi cảm hứng từ hình ảnh con sông Hồng mênh mông dài rộng vào những buổi chiều khi nhà thơ một mình trên bến Chèm cô đơn giữa trời rộng, sông dài. Bài thơ được in trong tập Lửa thiêng (1940). b. Giải quyết vấn đề * Khổ 1 Hai câu đầu, một câu tả sóng, một câu tả thuyền. Sóng nối tiếp nhau như một nỗi buồn không dứt, thuyền cô độc xuôi mái, mặc cho dòng nước cuốn đi. Cần phân tích cái hay của điệp từ "điệp điệp" và "song song" để thấy được nỗi buồn tràn ngập trong tâm hồn tác giả và dòng nước cuốn trôi con thuyền như định mệnh khó cưỡng. Có thể so sánh với hai câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Đăng cao: "Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận trường giang cổn cổn lai" để thấy được: + Huy Cận có tiếp thu Đường thi. + Câu thơ Huy Cận có sáng tạo: Không dùng chữ "trường giang" mà dùng chữ "tràng giang" tạo nên một âm vận mênh mang, gợi hình ảnh dòng sông rộng, dài và âm vang hơn. Hai câu thơ của Huy Cận thay đổi vị trí điệp từ tạo nên âm vang của nỗi buồn và sự lan tỏa của dòng nước. Câu thơ thứ tư là một hình ảnh lẻ loi cô đơn. Cái hay của câu thơ là nêu lên một sự vật nhỏ bé (củi một cành) nhưng lại nói được một vấn đề lớn lao: nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé phiêu bạt, vô định. * Khổ 2 - Nỗi buồn thấm sâu vào cảnh vật với những sắc điệu riêng Không gian vắng lặng. Cảnh vật đìu hiu. Lòng người sầu héo, cô đơn. => Lưu ý phân tích các từ láy: "lơ thơ", "đìu hiu" vừa có giá trị tạo hình, vừa biểu đạt tâm trạng. => Lưu ý phân tích hình ảnh "sâu chót vót" để thấy được nỗi lòng và cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách sáng tạo: chiều cao được diễn tả trong chiều sâu. Huy Cận không chỉ tả độ cao của bầu trời mà còn biểu hiện cảm giác chới với, rợn ngợp của con người khi đối diện với hun hút, thăm thẳm của vũ trụ. => Cảnh vật vắng lặng chỉ có sông dài, trời rộng, bến bờ lẻ loi, xa vắng. Nỗi buồn thấu cả vào không gian ba chiều: chiều cao sâu chót vót, chiều dài vô tận của dòng sông và chiều rộng mênh mang của bầu trời. Lối diễn tả này của tác giả đã tô đậm tính phân li của cuộc đời. * Khổ 3: Ấn tượng về sự chia lìa, tan tác được láy lại một lần nữa qua hình ảnh những cánh bèo trôi dạt, qua sự trống vắng của dòng sông. Những cánh bèo nối nhau làm cho dòng sông dài ra tưởng như vô định. Hai bờ sông hoang vắng không có dấu hiệu nào của sự sống. “Bờ xanh” và “bãi vàng” lặng lẽ tiếp nối làm cho hai bờ sông như hai thế giới xa lạ không thể gặp nhau. * Khổ 4: Khép lại bài thơ và bộc lộ cảm xúc của tác giả. Cảnh vật: Mây cao đùn núi bạc gợi nét đặc trưng của mùa thu, gợi nhớ câu thơ của Đỗ Phủ: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa” (“Thu hứng”) Cánh chim lẻ loi, cô đơn như đổ bóng chiều xuống bến sông. Chú ý dấu (:) “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” Cánh chim nhỏ chở bóng chiều gợi sự cô đơn đè nặng lên tâm hồn. Con người đứng trước vũ trụ thân quen mà nỗi cô đơn khiến cho lòng người trào dâng nỗi nhớ quê hương. Tác giả đã cách tân câu thơ của Thôi Hiệu để thể hiện một nỗi nhớ quê hương day dứt, cháy bỏng. . một c ch sáng tạo: chiều cao đư c diễn tả trong chiều sâu. Huy C n không chỉ tả độ cao c a bầu trời mà c n biểu hiện c m gi c chới với, rợn ngợp c a con. hứng”) C nh chim lẻ loi, c đơn như đổ bóng chiều xuống bến sông. Chú ý dấu (:) “Chim nghiêng c nh nhỏ: bóng chiều sa” C nh chim nhỏ chở bóng chiều gợi sự c

Ngày đăng: 23/10/2013, 14:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan