Đề, đáp àn thi HSG Văn lớp 9 tỉnh TB

4 3.9K 41
Đề, đáp àn thi HSG Văn lớp 9 tỉnh TB

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO THÁI BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS TỈNH THÁI BÌNH Năm học 2009 - 2010 C©u 1. (8 ®iÓm) “Tình yêu thương là hạnh phúc của con người.” Suy nghĩ của em về quan niệm trên. C©u 2. (12 ®iÓm) Nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, trang 106-107) Lời bàn của em về điều nhà văn nói qua truyện ngắn Làng của Kim Lân. HÕt HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm 03 trang) Câu 1 (8 điểm) Yêu cầu chung: - Thể loại: Nghị luận xã hội về tình yêu thương - Vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương là hạnh phúc của con người - Thao tác nghị luận: tự do (loại đề mở) Yêu cầu cụ thể: Về nội dung: 1 Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách, nhiều suy nghĩ cụ thể khác nhau nhưng phải làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương là hạnh phúc của con người. Dùng thao tác giải thích, chứng minh, bình luận … để khẳng định đây là quan niệm đúng. Dù trình bày dưới hình thức nào các em cũng cần thể hiện được một số ý cơ bản sau: + Giải thích: - Tình yêu thương: là tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Theo nghĩa hẹp (là tình cảm gia đình, thầy cô, bè bạn…); theo nghĩa rộng (là tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước). - Hạnh phúc: Là niềm vui, sự sung sướng của con người… Ðược yêu thương là một hạnh phúc, yêu thương người khác còn hạnh phúc hơn. Vậy: Tình yêu thương mang lại hạnh phúc cho con người. + Những biểu hiện: tình yêu thương, niềm hạnh phúc: sự quan tâm, chở che, đùm bọc, sự dạy dỗ, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương, đất nước. (Ðó là sự chia sẻ vật chất: khi khó khăn, hoạn nạn…là giá trị tinh thần: cùng chia sẻ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau giúp con người vượt qua thử thách của cuộc sống,… lời thăm hỏi động viên, những cử chỉ thân thiện đúng lúc đúng chỗ…) + Chứng minh: Nêu một số dẫn chứng trong thực tế cuộc sống hoặc trong văn chương hoặc những trường hợp học sinh đã gặp, đã biết để minh họa. + Ý nghĩa to lớn của tình yêu thương, niềm hạnh phúc: con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn kết trong cộng đồng Nó làm nên giá trị cuộc sống, làm cuộc sống tốt đẹp hơn, là niềm hạnh phúc quý giá của con người… Chúng ta cần trân trọng tình cảm này. + Bàn bạc mở rộng vấn đề: Tình yêu thương đặt không đúng lúc đúng chỗ không mang lại niềm hạnh phúc mà sẽ là tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Chúng ta lên án thái độ sống của một số người: thiếu tình thương, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. + Nêu phương hướng, trách nhiệm của bản thân. Trong bài viết, học sinh có thể so sánh, liên hệ với thực tế (đặc biệt là liên hệ ý nghĩa của tình yêu thương với truyền thống nhân đạo của dân tộc) để bài viết thêm sâu sắc và thuyết phục. Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; luận điểm đúng; lập luận có sức thuyết phục; lời văn chính xác, sinh động. Cách cho điểm : 7 ÷ 8 điểm: Xác định đúng các yêu cầu; nghị luận có sức thuyết phục; không có sai sót lớn về diễn đạt. 5 ÷ 6 điểm: Xác định đúng yêu cầu chung; nghị luận tương đối có sức thuyết phục. 3 ÷ 4 điểm: Tỏ ra hiểu vấn đề; biết cách nghị luận về một vấn đề về xã hội. 1 ÷ 2 điểm: Chưa hiểu rõ vấn đề; còn lúng túng về phương pháp nghị luận xã hội. Câu 2 (12 điểm) Yêu cầu chung: - Thể loại: Nghị luận có định hướng về một truyện ngắn. - Đối tượng nghị luận: Về lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc qua truyện ngắn Làng của Kim Lân. (Chủ yếu là tình yêu làng quê gắn liền với tình yêu kháng chiến, đất nước) - Thao tác nghị luận: Giải thích sơ lược nhận định, phân tích, chứng minh để khái quát. Yêu cầu cụ thể 2 Về nội dung Học sinh có thể trình bày nhiều cách, hướng tới những vấn đề chính sau: + Giải thích: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng nhưng Ê-ren-bua cụ thể hóa: từ yêu nhà đến yêu làng xóm, miền quê, chính là yêu Tổ quốc. Lối trình bày: đi từ nhỏ đến lớn, từ cụ thể đến trừu tượng, từ gần gũi đến thiêng liêng. Câu văn khái quát tư tưởng của tác giả về lòng yêu nước, tình yêu Tổ quốc. + Phân tích, chứng minh: Lòng yêu nước như là một tình cảm sẵn có trong mỗi con người Việt Nam. Lòng yêu nước với những biểu hiện như cách nói của Ê-ren-bua được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm Làng của Kim Lân. - Lòng yêu làng đã được nâng lên thành lòng yêu nước trong ông Hai: yêu làng, gắn bó với yêu Tổ quốc là một tình cảm đẹp, một phẩm chất cao quí của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 1. Tình yêu làng quê là một nét nổi bật trong tâm hồn ông Hai: - Yêu chưa đủ, còn phải nói là say đắm, như được nâng lên ở mức cao nhất. Với ông Hai, cái gì ở làng Dầu của ông cũng đáng tự hào Điều tự hào ấy xuất phát từ tình yêu mãnh liệt của ông đối với quê hương. Quá yêu quê đã làm nên nét riêng đáng yêu của chính nhân vật. Khi kháng chiến bùng nổ rất yêu làng nhưng ông phải xa làng đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông sống trong tâm trạng đau khổ, nhớ nhung buồn bực vì phải xa làng và chỉ mong muốn được trở về làng. (Đoạn này ở phần đầu truyện, SGK năm 2009 đã lược bỏ, nhưng học sinh đã đọc toàn tác phẩm có thể phân tích). - Ở nơi tản cư, ông Hai tự hào về làng Dầu không chỉ vì nó đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. - Tình yêu làng của ông rơi vào một hoàn cảnh gay cấn, đầy thử thách: Tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn phẫn nộ và tủi nhục, không dám đi đâu, không dám gặp mặt ai. Ông rơi vào tâm trạng đầy mâu thuẫn, vừa yêu thương, vừa căm giận, vừa tin tưởng vừa ngờ vực 2. Cùng với tình yêu quê hương, yêu cái làng chợ Dầu của mình, cách mạng và kháng chiến còn cho ông Hai một tình yêu mới: Lòng yêu nước. (Đây mới là vẻ đẹp đáng quí của nhân vật, cũng là điều tâm huyết nhất mà nhà văn muốn nói với người đọc). - Ông tìm nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào”. Ông cảm phục một em bé dũng cảm ở Hà Nội, xúc động trước cái chết của một anh trung đội trưởng, hả hê trước những thất bại thương vong của quân giặc: “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” - Khi nghe tin làng mình theo giặc ở ông đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm ông Hai đã dứt khoát lựa chọn theo cách của mình: “Làng yêu thật nhưng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mạnh hơn tình yêu đất nước. (Chuyển biến mới về nhận thức của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp) - Câu chuyện tâm sự giữa ông Hai với đứa con út thật cảm động, chi tiết ấy đã nói rõ tình cảm trung thành với Cách mạng, kháng chiến, cụ Hồ, đó là lòng yêu nước sâu sắc của người lão nông trong một tình huống đầy thử thách. - Đến khi biết đích xác làng Dầu yêu quí của ông không phải là làng Việt gian, nỗi vui mừng của ông thật là vô bờ bến. Niềm sung sướng trào ra hồn nhiên như không thể kìm nén được của người dân quê khi được biết làng mình là làng yêu nước dẫu cho nhà mình bị giặc đốt. - Khái quát được truyện mang nội dung tư tưởng: Lòng yêu làng quê là một biểu hiện cụ thể và sâu sắc của lòng yêu nước trong tình cảm của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp. Nhân vật ông Hai thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam về tình yêu quê hương, đất nước. + Nghệ thuật: Cách dựng truyện và xây dựng nhân vật già dặn của Kim Lân: truyện giàu kịch tính, có thắt nút, mở nút; nhân vật khắc hoạ rất sinh động, ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên, đặc sắc và gợi cảm. Về hình thức 3 - Bố cục mạch lạc; lựa chọn các chi tiết tiêu biểu để phân tích truyện; lập luận có sức thuyết phục, lời văn chuẩn xác, gợi cảm. Chú ý: Giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của thí sinh theo tinh thần định tính chứ không nhất thiết phải định lượng. Khuyến khích những sáng tạo, phát hiện mới của thí sinh. Cách cho điểm: 10 ÷ 12 điểm: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu; không mắc sai sót lớn về kiến thức và diễn đạt. (Chú ý đến những sáng tạo của học sinh) 7 ÷ 9 điểm: Trình bày đủ ý ; diễn đạt trôi chảy. 4 ÷ 6 điểm: Tỏ ra hiểu vấn đề; biết cách nghị luận về kiểu bài phân tích có định hướng diễn đạt được. 1 ÷ 3 điểm: Còn lúng túng về phương pháp nghị luận; viết chung chung sơ sài. _______________________________________ 4 . BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS TỈNH THÁI BÌNH Năm học 20 09 - 2010 C©u 1. (8 ®iÓm) “Tình yêu thương là hạnh phúc của con người.” Suy nghĩ của em về quan niệm trên. C©u 2. (12 ®iÓm) Nhà văn. nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, trang 106-107) Lời bàn của em về điều nhà văn nói qua truyện ngắn Làng của Kim. của Ê-ren-bua được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm Làng của Kim Lân. - Lòng yêu làng đã được nâng lên thành lòng yêu nước trong ông Hai: yêu làng, gắn bó với yêu Tổ quốc là một tình cảm đẹp, một

Ngày đăng: 03/07/2014, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan